Đề thi olympic truyền thống 30/4 lần thứ XIII tại thành phố Huế - Môn Văn lớp 11

Đề thi olympic truyền thống 30/4 lần thứ XIII tại thành phố Huế - Môn Văn lớp 11

Câu 1: ( 10 điểm )

 Khóc Dương Khuê là nỗi đau mất bạn hay nỗi cô đơn thống thiết của nhà thơ Nguyễn Khuyến giữa cuộc đời ?

 Câu 2: ( 10 điểm )

 Từ hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, em hãy trình bày suy nghĩ về tấm lòng nhà văn gửi gắm qua trang viết.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1477Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic truyền thống 30/4 lần thứ XIII tại thành phố Huế - Môn Văn lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4
LẦN THỨ XIII TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
ĐỀ THI MÔN VĂN LỚP 11
(Thời gian làm bài 180’)
Chú ý: Mỗi câu hỏi thí sinh làm trên 01 tờ giấy riêng biệt.
 Câu 1: ( 10 điểm )
	Khóc Dương Khuê là nỗi đau mất bạn hay nỗi cô đơn thống thiết của nhà thơ Nguyễn Khuyến giữa cuộc đời ?
	Câu 2: ( 10 điểm )
	Từ hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, em hãy trình bày suy nghĩ về tấm lòng nhà văn gửi gắm qua trang viết. 
*************************
ĐÁP ÁN MÔN VĂN LỚP 11
Câu 1 :
Kỹ năng:
Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.
Hiểu đúng yêu cầu đề bài : Luận đề là một câu hỏi hướng đến việc xác định và phân tích tâm trạng chủ đạo của nhà thơ thể hiện trong tác phẩm.
Biết lựa chọn những ý thơ tiêu biểu để phân tích và chứng minh; cảm nhận tinh tế, sâu sắc.
Hình thức diễn đạt: bố cục chặt chẽ, văn lưu loát, có hình ảnh, cảm xúc.
Nội dung :
Trình bày ý kiến về luận đề: Khẳng định được bài thơ bày tỏ nỗi đau mất bạn nhưng chiều sâu tâm trạng của nhà thơ là nỗi cô đơn giữa cuộc đời.
Phân tích bài thơ để làm rõ ý kiến đã nêu:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật hai ý sau:
Nỗi đau mất bạn ( ý phụ ):
Qua sự phân tích âm điệu, biện pháp tu từ, từ ngữ hình ảnh trong bài thơ, học sinh làm nổi bật nỗi bàng hoàng, đau đớn, xót xa, nghẹn ngào
Nỗi cô đơn thống thiết ( ý chính ):
Tập trung phân tích những đoạn thơ sau:
“ Rượu ngon..mà đưa”
Cần làm nổi bật sự trống trải, cô đơn thống thiết, thiếu vắng tri âm (chú ý phân tích nhịp thơ, kết cấu trùng điệp)
“ Giường kia .. tiếng đàn”
Cần làm nổi bật sự hụt hẫng chơi vơi trong nỗi cô đơn (chú ý phân tích bút pháp ước lệ, sử dụng sáng tạo điển tích, từ láy biểu cảm).
Nguyên nhân tâm trạng : Nỗi cô đơn của nhà thơ giữa cuộc đời vì mất người bạn tri âm khi đang nhiều tâm sự u uất, ít người thấu hiểu, sẻ chia.
Biểu điểm:
* Điểm 9 – 10 : Đáp ứng tốt những yêu cầu của đề, bài viết giàu cảm xúc, mạch lạc, sáng tạo, lỗi diễn đạt không đáng kể.
* Điểm 7 – 8 : Đáp ứng phần lớn các yêu cầu của đề; cảm nhận khá sâu sắc, tinh tế; mắc một số lỗi diễn đạt.
* Điểm 5 – 6 : Tỏ ra hiểu đề nhưng phân tích chưa sâu, diễn đạt hơi vụng nhưng câu văn rõ ý.
* Điểm 3 – 4 : Hiểu chưa đúng trọng tâm yêu cầu đề, phân tích sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
* Điểm 1 – 2 : Bài viết lạc đề.
Câu 2 :
I. ĐÁP ÁN. 
1. Yêu cầu chung: 
Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học, hiểu và phân tích đúng trọng tâm yêu cầu của đề về tấm lòng nhân đạo cua nhà văn Nam Cao qua hình tương nhân vật Chí Phèo; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, chính xác.
2. Yêu cầu cụ thể:
 Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau, tập trung vào tấm lòng nhân đạo của nhà văn Nam Cao thể hiện qua các khía cạnh sau:
Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã thể hiện sự xót thương đồng cảm chân thành với số phận người nông dân bị lưu manh hoá, bị huỷ hoại cả nhân tính lẫn nhân hình, bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện và chết ngay trên ngưỡng cửa trở về với cuộc đời.
Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp trong tâm hồn người nông dân trong hoàn cảnh bị lưu manh hoá với khát khao sống lương thiện và được yêu thương, khẳng định bản chất lương thiện, khẳng định sức mạnh cảm hoá của tình thương, tình người.
Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao còn lên án những thế lực đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng, đồng tình và đấu tranh cho khát vọng sống lương thiện của con người.
* Trong bài viết học sinh cần nêu được nét mới mẻ trong tư tưởng của Nam Cao: Trên nền tảng của tư tưởng nhân đạo truyền thống, nhà văn đã có những phát hiện riêng về người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
II. BIỂU ĐIỂM.
* Điểm 9 – 10 : Đáp ứng tốt những yêu cầu của đề, bài viết giàu cảm xúc, mạch lạc, sáng tạo, lỗi diễn đạt không đáng kể.
* Điểm 7 – 8 : Đáp ứng phần lớn các yêu cầu của đề; cảm nhận khá sâu sắc, tinh tế; mắc một số lỗi diễn đạt.
* Điểm 5 – 6 : Tỏ ra hiểu đề nhưng phân tích chưa sâu, diễn đạt hơi vụng nhưng câu văn rõ ý.
* Điểm 3 – 4 : Hiểu chưa đúng trọng tâm yêu cầu đề, phân tích sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
* Điểm 1 – 2 : Bài viết lạc đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_Olympic_Ngu_van_11.doc