Đề thi môn Sinh lớp 12 - Đề 4

Đề thi môn Sinh lớp 12 - Đề 4

1. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng

A. Khởi đầu, mã hoá, kết thúc. B.điều hoà, mã hoá, kết thúc.

C.điều hoà, vận hành, kết thúc. D.điều hoà, vận hành, mã hoá.

2.Bản chất của mã di truyền là

A. một bộ ba mã hoá cho một axitamin.

B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.

C. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

D. các axitamin đựơc mã hoá trong gen.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Sinh lớp 12 - Đề 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ THI THỬ 
 Môn thi : Sinh học
 Thời gian 60 phút
Hãy chọn câu đúng nhất
1. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng 
Khởi đầu, mã hoá, kết thúc. B.điều hoà, mã hoá, kết thúc.
C.điều hoà, vận hành, kết thúc. D.điều hoà, vận hành, mã hoá.
2.Bản chất của mã di truyền là
một bộ ba mã hoá cho một axitamin.
3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.
trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
các axitamin đựơc mã hoá trong gen. 
3.Ở cấp độ phân tử nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế
A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, ARN.
C. tổng hợp ADN, dịch mã. D. tự sao, tổng hợp ARN. 
4.Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế 
A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, ARN.
C. tổng hợp ADN, dịch mã. D. tự sao, tổng hợp ARN. 
5.Trong tế bào người 2n chứa lượng ADN bằng 6.109 đôi nuclêôtit. Tế bào ở G2 chứa số nuclêôtit là
 A. 6 ´109 đôi nuclêôtit B. (6 ´ 2) ´ 109 đôi nuclêôtit
 C. (6 ´ 2) ´ 109 nuclêôtit D. 6 ´ 109 nuclêôtit.
6.Dạng đột biến có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc chuỗi pôlipép tít do gen đó tổng hợp là
mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở 2 bộ ba 
7.Một gen có 2400 nuclêôtit đã xảy ra đột biến mất 3 cặp nuclêôtit 9, 11, 16 trong gen, chuỗi prôtêin tương ứng do gen tổng hợp
A. mất một axitamin.
B. thay thế một axitamin khác.
C. mất một axitamin và khả năng xuất hiện tối đa 3 axitamin mới.
D. thayđổi các axitamin tương ứng với vị trí đột biến trở đi.
8.Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm ảnh hưởng đến số lượng vật chất di truyền là
	A. chuyển đoạn, lặp đoạn. B. lặp đoạn, mất đoạn.
	C. mất đoạn, chuyển đoạn. D. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.
9.Tính trạng tương phản là cách biểu hiện 
 A. khác nhau của một tính trạng. B. khác nhau của nhiều tính trạng.
 C. giống nhau của một tính trạng D.giống nhau của nhiều tính trạng
10.Thể dị hợp là cơ thể mang
 A. 2 alen giống nhau của cùng một gen.
 B. 2 hoặc nhiều alen giống nhau của cùng một gen.
 C. nhiều alen giống nhau của cùng một gen.
 D. 2 hoặc nhiều alen khác nhau của cùng một gen.
11.Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng, khi lai 2 giống cà chua thuần chủng quả đỏ với quả vàng đời lai F2 thu được
 A. 3 quả đỏ: 1 quả vàng. B. đều quả đỏ.
 C. 1 quả đỏ: 1 quả vàng. D 9 quả đỏ: 7 quả vàng.
12.Với 4 cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu gen ở đời lai là
8. B.16. C.64. D.81.
13.Nội dung chủ yếu của định luật phân ly độc lập là
“Khi bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2 có sự phân tính theo tỉ lệ 9:3:3:1.”
“Các cặp nhân tố di truyền(cặp alen) phân ly độc lập với nhau trong phát sinh giao tử ”.
“Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tinh trạng hợp thành nó”.
“Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2 mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân ly theo kiểu hình 3:1”.
14.Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt vàng- nhăn đời lai thu được tỉ lệ 3 vàng -trơn:3 vàng- nhăn:1 xanh -trơn:1 xanh - nhăn. Thế hệ P có kiểu gen
 A. AaBb x Aabb. B. AaBb x aaBb.
 C. Aabb x AaBB D. AaBb x aaBB
15.Khi cho giao phấn 2 cây hoa trắng với nhau, F1 thu được 135 đỏ thẫm: 105 trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen kiểu
A.át chế hoặc cộng gộp. B.át chế hoặc bổ trợ.
 C.bổ trợ hoặc cộng gộp. D.cộng gộp. 
16.Cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt F1 100% thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau F2 có tỉ lệ 70,5% thân xám, cánh dài: 20,5% thân đen, cánh cụt: 4,5% thân xám, cánh cụt: 4,5% thân đen, cánh dài, hai tính trạng đó đã di truyền
độc lập. B.liên kết hoàn toàn.
 C.liên kết không hoàn toàn. D.tương tác gen.
17.Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên(Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
A. XMXM x XmY. B. XMXm x X MY.
C. XMXm x XmY. D. XMXM x X MY.
18.Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng
giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.
giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.
tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử.
giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội.
19.Một quần thể có tần số tương đối = có tỉ lệ phân bố kiểu gen trong quần thể là
A. 0, 42AA + 0,36 Aa + 0,16 aa. B. 0,36 AA + 0,42 Aa + 0,16 aa.
C. 0,16 AA + 0,42 Aa + 0,36aa. D. 0,36 AA + 0,16 Aa + 0,42aa.
20.Trong kĩ thuật cấy gen, ADN tái tổ hợp được tạo ra ở khâu
	A. nối ADN của tế bào cho với plasmit.
	B. cắt đoạn ADN của tế bào cho và mở vòng plasmit.
	C. tách ADN của tế bào cho và tách plasmit khỏi tế bào vi khuẩn.
	D. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
21.Ưu thế lai là hiện tượng con lai
	A. có những đặc điểm vượt trội so với bố mẹ. B. xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
	C. xuất hiện những tính trạng lạ không có ở bố mẹ.D. được tạo ra do chọn lọc cá thể.
22.Hạt phấn của loài A có n= 5 nhiễm sắc thể thụ phấn cho noãn của loài B có n= 7 nhiễm sắc thể. Cây lai dạng song nhị bội có số nhiễm săc thể là
	A. 24. B. 12. C. 14. D. 10.
23.Hai trẻ đồng sinh cùng trứng là 2 trẻ được sinh ra do
A. một trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo thành một hợp tử.
B. một trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo thành một hợp tử, khi nguyên phân đã tách thành 2 tế bào mỗi tế bào phát triển thành một cơ thể.
C. hai trứng thụ tinh với hai tinh trùng tạo thành một hợp tử.
D. hai trứng thụ tinh với hai tinh trùng cùng 1 lúc tạo thành hai hợp tử.
25.Di truyền học đã dự đoán được khi bố mẹ có kiểu gen Aa x aa, trong đó gen a gây bệnh ở người xác xuất đời con bị bệnh sẽ là
A. 100%. B. 75%. C. 50%. D. 25%.
25.Theo La Mác cơ chế tiến hoá tiến hoá là sự tích luỹ các
A. các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể.
C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
26.Theo quan điểm La mác, hươu cao cổ có cái cổ dài là do
ảnh hưởng của ngoại cảnh thường xuyên thay đổi.
ảnh hưởng của các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn của chúng.
kết quả của chọn lọc tự nhiên.
ảnh hưởng của tập quán hoạt động.
27.Theo Đác Uyn cơ chế tiến hoá tiến hoá là sự tích luỹ các
A. các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể.
C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
28.Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú là
điều kiện ngoại cảnh không ngừng biến đổi nên sự xuất hiện các biến dị ở sinh vật ngày càng nhiều.
các biến dị cá thể và các biến đổi đồng loạt trên cơ thể sinh vật đều di truyền được cho các thế hệ sau.
chọn lọc tự nhiên thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền.
sự tác động của chọn lọc tự nhiên lên cơ thể sinh vật ngày càng ít.
29.Tiến hoá nhỏ là quá trình 
 hình thành các nhóm phân loại trên loài.
biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
30.Đa số đột biến là có hại vì
A. thường làm mất đi khả năng sinh sản của cơ thể.
B. phá vỡ các mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen, giữa kiểu gen với môi trường.
C. làm mất đi nhiều gen.
D. biểu hiện ngẫu nhiên, không định hướng.
31.Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là
A. quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp.
	B. đa số đột biến là có hại, quá trình giao phối trung hoà tính có hại của đột biến.
C. quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các len, quá trình giao phối sẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó.
D. quá trình đột biến làm cho một gen phát sinh thnàh nhiều alen, quá trình giao phối làm thay đổi giá trị thích nghi của một đột biến gen nào đó.
32.Loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác, vì loài người
A. có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí.
	B. đã biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định.
	C. có hệ thần kinh rất phát triển.
	D. có hoạt động tư duy trừu tượng.
33.Ổ sinh thái là
 khu vực sinh sống của sinh vật.
 nơi thường gặp của loài.
 khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện quy định cho sự tồn tại, phát triển ổn định lâu dài của loài.
 nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật
34.Trong các nhóm động vật sau, nhóm thuộc động vật đẳng nhiệt là
 cá sấu, ếch đồng, giun đất. B. thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép.
C. cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu. D. cá rô phi, tôm đồng, cá thu.
35.Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ vật chủ- vật ký sinh là
 một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó.
 hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.
 một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi.
 một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi.
36.Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ cạnh tranh là
 một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó.
 hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.
 một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi.
 D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi.
37.Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do
số lượng cá thể nhiều.
sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
có khả năng tiêu diệt các loài khác.
số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
38.Các cây tràm ở rừng U minh là loài
 ưu thế. B.đặc trưng. C.đặc biệt. D.có số lượng nhiều.
39.Lưới thức ăn là
nhiều chuỗi thức ăn.
gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
gồm nhiều loài sinh vật trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
40. Hệ sinh thái bền vững nhất khi
A. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất.
B. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng tương đối lớn. 
C. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau ít nhất.
D. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau tương đối ít .
ĐÁP ÁN
1B ,2C ,3A , 4A ,5B , 6C , 7C , 8 D , 9A , 10D
11A , 12D , 13B , 14A , 15B , 16C , 17C , 18B , 19B , 20A
21A , 22A , 23B , 24C , 25D , 26D , 27A , 28C , 29B , 30B
31A , 32A , 33C, 34C , 35D , 36B , 37D , 38B , 39C , 40A

Tài liệu đính kèm:

  • doc4.doc