Đề thi môn Sinh lớp 12 - Đề 3

Đề thi môn Sinh lớp 12 - Đề 3

1/ Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Thể dị bội tạo ra từ đậu Hà Lan có số NST trong tế bào sinh dưỡng bằng:

A. 16 B. 21 C. 28 D.35

2/ Cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên được mô tả vào năm:

A. 1950 B. 1960 C. 1953 D. 1965

3/ Người có công mô tả chính xác mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên là:

A. Menđen B. Oatxơn và Cric C. Moocgan D. Menđen và Moocgan

4/ Chiều xoắn của phân tử ADN là:

A. Chiều từ trái sang phải

B. Chiều từ phải qua trái

C. Cùng với chiều di chuyển của kim đồng hồ

D. Xoắn theo mọi chiều khác nhau

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Sinh lớp 12 - Đề 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN V: DI TRUYỀN HỌC ( 24 CÂU)
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị ( 8 câu)
1/ Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Thể dị bội tạo ra từ đậu Hà Lan có số NST trong tế bào sinh dưỡng bằng:
A. 16 B. 21 C. 28 D.35
2/ Cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên được mô tả vào năm:
A. 1950 B. 1960 C. 1953 D. 1965 
3/ Người có công mô tả chính xác mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên là:
A. Menđen B. Oatxơn và Cric C. Moocgan D. Menđen và Moocgan 
4/ Chiều xoắn của phân tử ADN là:
A. Chiều từ trái sang phải 
B. Chiều từ phải qua trái 
C. Cùng với chiều di chuyển của kim đồng hồ 
D. Xoắn theo mọi chiều khác nhau 
5/ Đột biến là những biến đổi xảy ra ở:
A. Nhiễm sắc thể và ADN B. Nhân tế bào
C. Tế bào chất D. Phân tử ARN
6/ Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là:
 A. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ B. Luôn co ngắn lại
C. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng	 D. Luôn luôn duỗi ra
7/ Gen là gì ?
A. Là một một đọan của phân tử ARN mang thông tin mã hóa một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN
B. Là một một đọan của phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ADN 
C. Là một một đọan của phân tử ARN mang thông tin mã hóa một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ADN 
D. Là một một đọan của phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN
8/ Ở sinh vật nhân sơ bộ ba mã hóa mở đầu là:
A. Mêtiônin	B. foocmin mêtiônin	C. Axit amin Mêtiônin	D. Tirôzin
Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền ( 9 câu)
9/ Các qui luật di truyền của Menđen được phát hiện trên cơ sở các thí nghiệm mà ông đã tiến hành ở:
A. Cây đậu Hà lan B. Cây đậu Hà Lan và nhiều loài khác
C. Ruồi giấm D.Trên nhêù loài côn trùng
10/ Đặc điểm của đậu Hà Lan tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu của Menđen là:
A. Sinh sản và phát triển mạnh B. Tốc độ sinh trưởng nhanh
C. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn cao D. Có hoa đơn tính
11/ Đặc điểm của giống thuần chủng là:
A. Có khả năng sinh sản mạnh
B. Các đặc tính di truyền đồng nhất và cho các thế hệ sau giống với nó
C. Dễ gieo trồng
D. Nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm
12/ Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng,Menđen đã phát hiện ra:
A. Qui luật đồng tính	B. Qui luật phân li
C. Qui luật đồng tính và Qui luật phân li	D. Qui luật phân li độc lập
13/ Phép lai cho tỉ lệ kiểu hình ở con lai là 1:1 trong tr ường hợp tính trội hoàn toàn là:
A. SS x SS B. Ss x SS C. SS x ss D. Ss x ss
14/ Những đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là:
A. Tính trạng B. Kiểu hình C. Kiểu gen D. Kiểu hình và kiểu gen
15/ Cặp NST tương đồng là:
A.Hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước
B. Hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ
C. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động
D. Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau
16/ Điều dưới đây đúng khi nói về tế bào sinh dưỡng của Ruồi giấm là:
Có hai cặp NST đều có hình que 	B. Có bốn cặp NST đều hình que
C. Có ba cặp NST hình chữ V	D. Có hai cặp NST hình chữ V
17/ Tên gọi của phân tử ADN là:
A. Axit đêôxiribônuclêic B. Axit nuclêic
C. Axit ribônuclêic D. Nuclêôtit
Chương III: Di truyền học quần thể ( 2câu)
18/ Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ P là 0.50AA + 0.40Aa + 0.10 aa = 1. 
Tính theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ F1 là:
	A/ 0.60AA + 0.20Aa + 0.20 aa = 1 B/ 0.50AA + 0.40Aa + 0.10 aa = 1
C/ 0.49AA + 0.42Aa + 0.09 aa = 1	D/ 0.42AA + 0.49Aa + 0.09 aa = 1
19/ Trong quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra:
	A/ Vốn gen của quần thể	B/ Tần số của các alen và tỉ lệ các kiểu gen
	C/ Tính ổn định của quần thể	D/ Thành phần các gen alen đặc trưng của quần thể
Chương IV: Ứng dụng di truyền học ( 3 câu )
20/ Đơn vị cấu tạo nên ADN là:
A. Axit ribônuclêic B. Axit đêôxiribônuclêic 
C. Axit amin D. Nuclêôtit
21/ Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen không mong muốn trong hệ gen là ứng dụng trong:
	A/ Công nghệ gen	B/ Công nghệ tế bào
	C/ Công nghệ sinh học	D/ Kĩ thuật gen
22/ Sự khác nhau giữa môi trường cạn và môi trường nước là:
A/ Nước có nồng độ nhớt thấp hơn môi trường nước
B/ Nước có nhiều khoáng hơn đất
C/ Nồng độ ôxi ở môi trường trên cạn cao hơi môi trường nứơc
D/ Nồng độ ôxi ở môi trường trên cạn thấp hơi môi trường nứơc
Chương V: Di truyền học người ( 2câu)
23/ Người ta thường nói bệnh mù màu và bệnh máu khó đông ở nam giới vì:
	A/ Bệnh do đột biến gen lặn trên NST Y	B/ Bệnh do đột biến gen lặn trên NST X
	C/ Bệnh do đột biến gen trội trên NST Y	D/ Bệnh do đột biến gen trội trên NST Y
24/ Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gen gây bệnh câm điếc bẩm sinh thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là:
A. 25% B. 50% C. 75% D. 100%
PHẦNVI: TIẾN HOÁ ( 8 câu)
Chương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hoá ( 7câu)
25/Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất trải qua :
	A/ 2 giai đọan	 	B/ 3 giai đọan	
C/ 4 giai đọan	D/ 5 giai đọan
26/ Tiến hóa hóa học được bắt đầu bằng sự hình thành các hợp chất:
	A/ Hữu cơ đơn giản	B/ Vô cơ đơn giản	
C/ Hữu cơ phức tạp	D/ Vô cơ phức tạp
27/ Tiến hóa sinh học được bắt đầu khi những:
	A/ Quần thề xuất hiện	B/ Quần xã xuất hiện	 
	C/ Cá thể đầu tiên xuất hiện	D/ Tế bào đầu tiên xuất hiện
28/ Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi lâu dài dẫn đến sự hình thành các đơn vị:
	A/ Phân lọai lớn	B/ Phân loại nhỏ	
C/ Phân loại trên loài	D/ Phân loại dưới loài
29/ Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hóa của
	A/ Sinh học	B/ Sinh khối	C/Sinh cảnh 	D/ Sinh giới
30/ Khi nào thì ta có thể kết luận chính xác hai các thể sinh vật nào đó là thuộc hai loài khác nhau
	A/ Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh.
	B/ Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau
	C/ Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh hóa giống nhau.
	D/ Hai cá thể đó không giao phối với nhau
31/ Hai cá thể được gọi là khác loài khi giữa chúng có:
	A/ Sự giao phối	B/ Đời con đơn tính 
C/ Cách li sinh sản 	 D/ Đời con hữu tính
Chương II: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất ( 1 câu)
32/ Trong đại Tân sinh ở kỉ Đệ tứ đã xuất hiện sinh vật điển hình là
	A/ Bò sát	B/ Cây hạt trần	C/ Khủng long	D/Con Người	
PHẦN VII: SINH THÁI HỌC ( 8 câu)
ChươngI: Cá thể và quần thề sinh vật ( 4câu)
33/ Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt ở thú:
	A/ Sống ở trạng thái nghỉ	B/ Cơ thể có lớp mỡ dày bao bọc
	C/ Ra mồ hôi	C/ Cơ thể nhỏ và cao
34/ Sự phân bố của một loài sinh vật thay đổi
	A/ Theo mối quan hệ của các cá thể trong quần thể
	B/ Theo cấu trúac tuổi của quần thể
	C/ Theo nhu cầu về nguồn
 sống của các cá thể trong quần thể
	D/ Theo thời tiết
35/ Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể sinh vật là:
	A/ Sinh sản,tử vong, xuất cư, nhập cư	B/ Sinh sản,tử vong, xuất cư, ánh sáng
	C/ Thành phần thức ăn	C/ Nhân tố môi trường
36/ Tỉ lệ giới tính trong quần thể là
	A/ Tỉ lệ giữa cá thể đực và tổng số cá thể trong quần thể
	B/ Tỉ lệ giữa cá thể cái và tổng số cá thể trong quần thể
	C/ Tỉ lệ giữa cá thể đực và cái trong quần thể
	D/ Tỉ lệ giữa số cá thể sinh ra và số cá thể chết đi
Chương II: Quần xã sinh vật ( 2 câu) 
37/ Mối quan hệ giữ rể cây họ đậu và vi khuẩn trong nốt sần cây họ đậu thuộc mối quan hệ:
	A/ Cộng sinh	B/ Hội sinh	C/ Kí sinh	Ức chế- cảm nhiễm
38/ Quần xã sinh vật có các đặc trưng cơ bản về:
	A/ Khu vật phân bố của quần xã	
	B/ Số lượng các loài và số cá thể của mỗi loài
	C/ Mức độ phong phú về nguồn thức ăn trong quần xã
	D/ Mối quan hệ gắn bó giữa các cá thể trong quần thể
Chương III: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường ( 2 câu )
39/ Trong chuỗi thức ăn, động vật ăn thịt bậc 3 thì có bậc dinh dưỡng bậc
	A/ 2	B/ 3	C/ 4	D/ 5
40/ Chu trình sinh địa hóa là chu trình:
	A/ Vận chuyển các chất trong tự nhiên	B/ Vận chuyển các hợp chất trong tự nhiên
	C/ Trao đổi các chất trong tự nhiên	D/ Trao đổi các hợp chất trong tự nhiên
Hết
ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
A
C
B
A
A
D
D
B
A
C
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
B
C
D
A
A
D
A
C
B
D
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
A
C
A
A
B
A
D
C
D
D
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
C
D
B
C
A
C
A
B
C
C

Tài liệu đính kèm:

  • doc3.doc