Đề thi môn Sinh lớp 12 - Đề 13

Đề thi môn Sinh lớp 12 - Đề 13

Câu 1: Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra các giống cây tam bội. Cây nào dưới đây là thích hợp nhất cho việc tạo giống theo phương pháp đó?

A. Cây củ cải đường.

B. Cây ngô.

C. Cây đậu Hà Lan.

D. Cây lúa.

Câu 2: Trường hợp nào di truyền được:

A. Thường biến.

B. Biến đổi màu sắc của cá trong mơi trường nước.

C. Thấy chanh người tiết nước bọt.

D. Mức phản ứng.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Sinh lớp 12 - Đề 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ TN-BT.THPT MÔN SINH HỌC - 08.09
--------oOo--------
Di truyền học
Cơ chế di truyền và biến dị (8)
Câu 1: Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra các giống cây tam bội. Cây nào dưới đây là thích hợp nhất cho việc tạo giống theo phương pháp đó?
A. Cây củ cải đường.	
B. Cây ngô.	
C. Cây đậu Hà Lan.	
D. Cây lúa.
Câu 2: Trường hợp nào di truyền được:
A.    Thường biến.
B.    Biến đổi màu sắc của cá trong mơi trường nước.
C.   Thấy chanh người tiết nước bọt.
D.    Mức phản ứng.
Câu 3: Loại đột biến nào làm thay đổi các gen trong nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác?
A. Lặp đoạn NST.	
B. Chuyển đoạn NST.	
C. Đảo đoạn NST.	
D. Mất đoạn NST.
Câu 4: Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo ra các biến dị tổ hợp là
A. lai hữu tính.	
B. gây đột biến bằng cônsixin
C. chiếu xạ bằng tia X.	
D. gây đột biến bằng sốc nhiệt.
Câu 5: Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng:
A. Trội lặn hoàn toàn.	
B. Trội lặn không hoàn toàn.
C. Chất lượng.	
D. Số lượng.
Câu 6: Đột biến là những biến đổi:
A. Chỉ xảy ra trên phân tử ADN	
B. Chỉ xảy ra trên các cặp nuclêơtit của gen
C. Chỉ xảy ra trên NST	
D. Xảy ra trên cấu trúc, vật chất di truyền
Câu 7: Mất đoạn NST thường gây nên hậu quả :
A. Tăng cường sức đề kháng
B. Gây chết hoặc làm giảm sức sống.
C. Cơ thể chết khi còn hợp tử
D. Không ảnh hưởng gì tới đời sống của sinh vật.
Câu 8: Một gen có 3000 nu và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nu, gen tự nhân đơi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4193A và 6300 guanin. Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là:
A. A=T= 600; G=X=900	
B. A=T= 900; G=X = 600
C. A=T= 599; G=X = 900	
D. A=T=1050; G=X=450
Tính quy luật của hiện tượng di truyền (9)
Câu 1: Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen không alen tác động theo kiểu cộng gộp (A1,a1,A2,a2,A3,a3), chúng phân ly độc lập và cứ mỗi gen trội khi có mặt trong kiểu gen sẽ làm cho cây thấp đi 20 cm, cây cao nhất có chiều cao 210cm. Chiều cao của cây thấp nhất là:
A. 120cm.	
B. 60cm.	
C. 90 cm.	
D. 80 cm.
Câu 2: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về:
A. Sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.
B. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh
C. Sự phân li kiểu hình theo tỷ lệ 9 : 3 : 3 : 1.
D. Sự phân li độc lập của các tính trạng.
Câu 3: Kết quả của phép lai thuận nghịch khác nhau theo kiểu đời con luôn có kiểu hình 
giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó là:
A. Nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
B. Nằm ở ngoài nhân.
C. Nằm trên nhiễm sắc thể thường.
D. Có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính.
Câu 4: Thế nào là gen đa hiệu ?
A. Gen tạo ra nhiều loại mARN.
B. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác.
C. Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
D. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao.
Câu 5: Hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa:
A. Tạo điều kiện cho các gen quý trên 2 NST đồng dạng có điều kiện tái tổ hợp và di truyền cùng nhau.
B. Đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm gen quý và hạn chế biến dị tổ hợp.
C. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
D. Tạo biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới.
Câu 6: Sự di truyền liên kết với giới tính là:
A. Sự di truyền tính trạng chỉ biểu hiện ở 1 giới.
B. Sự di truyền tính trạng thường do gen nằm trên NST thường qui định.
C. Sự di truyền tính đực cái.
D. Sự di truyền tính trạng thường do gen nằm trên NST giới tính qui định.
Câu 7: Điểm có ở ADN ngoài nhân mà không có ở ADN trong nhân là
A. hoạt động độc lập với nhiễm sắc thể.	
B. không bị đột biến.
C. được chứa trong nhiễm sắc thể.	
D. có số lượng lớn trong tế bào.
Câu 8: Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường. 
Tỉ lệ kiểu gen tạo ra từ AAaa x Aa: 
A. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa
B. 1AAAA : 2AAaa : 1aaaa
C. 11AAaa : 1Aa
D. 1AAA : 5AAa : 5Aaa : 1aaa
Câu 9: Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì tỷ lệ kiểu gen ở F2:
A. (1:2:1)n 	B. (1:2:1)2 	C. (3:1)n 	D. 9:3:3:1
Di truyền học quần thể (2)
Câu 1: Một gen gồm 2 alen A và a, giả sử trong một quần thể ngẫu phối tần số tướng đối của các kiểu gen: 0.4AA + 0.5Aa + 0.1aa = 1. Tần số tương đối của các alen A, a trong quần thể là:
A. A: 0.35; a: 0.65.	
B. A: 0.65; a: 0.35.	
C. A: 0.6; a: 0.4.	
D. A: 0.4; a: 0.6.
Câu 2: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng:
A. Tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử.
B. Giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội.
C. Giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.
D. Giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.
Ứng dụng di truyền học (3)
Câu 1: Phương pháp lai nào sau đây tạo ưu thế lai tốt nhất?
A. Lai khác thứ.	B. lai khác nòi.	C. Lai khác dòng.	D. Lai khác loài.
Câu 2: Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần?
A. Tạo ưu thế lai.	B. Hiện tượng thoái hoá giống.
C. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, tỉ lệ thể dị hợp giảm. D. Tạo ra dòng thuần.
Câu 3: Ưu thế lai thể hiện cao nhất ở thế hệ:	
A. F1.	B. F2.	C. F3.	D. F4.
Di truyền học người (2)
Câu 1: Để xác định vai trò của yếu tố di truyền và ngoại cảnh đối với sự biểu hiện tính trạng người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu
A. Phả hệ.	
B. Di truyền quần thể.
C. Trẻ đồng sinh.	
D. Di truyền học phân tử.
Câu 2: Di truyền học đã dự đoán được khi bố mẹ có kiểu gen Aa x Aa, trong đó gen a gây bệnh ở người xác xuất đời con bị bệnh sẽ là
A. 100%.
B. 75%.
C. 50%.
D. 25%.
Tiến hóa
Bằng chứng tiến hóa (1)
Câu 1: Hiện tượng người có sự phát triển của phôi thai giống phôi nhiều động vật có xương sống được gọi là:
A. Hiện tượng lại tổ.	
B. Cơ quan thoái hoá
C. Bằng chứng phôi sinh học	
D. Thể thức cấu tạo chung
Cơ chế tiến hóa (6)
Câu 1: Theo học thuyết tiến hoá hiện đại, khẳng định nào sau đây là đúng.
A. Quần thể là đơn vị tiến hoá.
B. Sự phân li và tổ hợp tự do giải thích tiến hoá cá thể chứ không phải loài.
C. Chỉ có một số loài động vật là sinh sản hữu tính.
D. Tiến hoá độc lập với di truyền.
Câu 2: Theo Đacuyn cơ chế của tiến hoá là:
A. Sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính không liên quan đến CLTN.
B. Sự tích luỹ các biến dị xuất hiện trong sinh sản .
C. Sự tích luỹ những biến dị có lợi , đào thải những biến dị có hại dưới tác động của CLTN.
D. Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật.
Câu 3: Đột biến được coi là một nhân tố tiến hóa cơ bản vì
A. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể
B. đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể
C. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên
D. đột biến có tính phổ biến ở tất cả các loài sinh vật
Câu 4: Tiến hoá nhỏ là:
A. quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và kết quả hình thành các đặc điểm thích nghi
B. quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và kết quả hình thành loài mới.
C. quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và hình thành các nhóm phân loại trên loài.
D. sự đa hình di truyền của quần thể chủ yếu là do đột biến và chúng được duy trì bằng các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 5: Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra tương đối nhanh trong trường hợp:
A. Hình thành loài bằng con đường địa lý
B. Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo chiều hướng khác nhau
C. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá
D. Hình thành loài bằng con đường sinh thái
Câu 6: Theo quan niệm của Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là
	A. chọn lọc nhân tạo.
	B. chọn lọc tự nhiên.
	C. biến dị cá thể.
	D. biến dị xác định.
Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất (1)
Câu 1: Khi nghiên cứu về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất, thí nghiệm của Milơ đã chứng minh
A. chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành từ các chất vô cơ theo con đường hóa học	
B. sự sống trên Trái Đất có nguồn gốc từ vũ trụ
C. axit nuclêic hình thành từ nuclêôtit	
D. chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất đã dược hình thành từ các nguyên tố có sẵn trên bề mặt Trái Đất theo con đường sinh học
Sinh thái học
Sinh thái học cá thể & quần thể (4)
Câu 1: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,6oC và 42oC được gọi là
A. giới hạn sinh thái.	
B. khoảng thuận lợi.
C. khoảng chống chịu.	
D. khoảng gây chết.
Câu 2: Tập hợp (nhóm) sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
A. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc gia Tam Đảo.
C. Tập họp cỏ dại trên một cánh đồng.
D. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
Câu 3: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì
A. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
C. sự xuất cư của các cá thểtrong quần thể giảm tới mức tố thiểu.
D. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.
Câu 4: Giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của :
 Cá chép có nhiệt tương ứng là : + 20C; + 280C; + 440C . Cá rô phi có nhiệt độ tương ứng : 
+ 5.60C; + 300C; + 420C . Nhận định nào sau đây là đúng nhất ?
A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
B. Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn vì có điểm cực thuận thấp hơn.
C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn trên thấp hơn
D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.
Quần xã sinh vật (2)
Câu 1: Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã :
A. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.
B. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
C. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau
D. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.
Câu 2: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ
A. giữa thực vật với động vật.
B. dinh dưỡng.
C. động vật ăn thịt và con mồi.
D. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (2)
Câu 1: Trong hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây giữa các loài sinh vật?
A. Quan hệ giữa thực vật và động vật ăn thực vật
B. Quan hệ cạnh tranh và đối địch giữa các sinh vật
C. Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi
D. Quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật
Câu 2: Hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo ở
A. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng.
B. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng
C. chu trình dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng.
D. thành phần cấu trúc, chuyển hoá năng lượng.
-HẾT-

Tài liệu đính kèm:

  • doc13.doc