Đề thi môn Sinh lớp 12 - Đề 12

Đề thi môn Sinh lớp 12 - Đề 12

Câu 1: Giữa các quần thể trong quần xã có mối quan hệ như thế nào?

a.Quan hệ hổ trợ,quan hệ đối kháng

b.Quan hệ ức chế-cảm nhiễm

c.Quan hệ cạnh tranh

d.Quan hệ ký sinh-vật chủ

Câu 2: Trong chuổi thức ăn sau: Cỏ -> Dê -> Hổ -> Vi sinh vật, hổ được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc mấy?

a. Bậc 1 b.Bậc 2 c.Bậc 3 d.Bậc 4

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Sinh lớp 12 - Đề 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI KHẢO SÁT MÔN SINH
LỚP 12
Câu 1: Giữa các quần thể trong quần xã có mối quan hệ như thế nào?
a.Quan hệ hổ trợ,quan hệ đối kháng
b.Quan hệ ức chế-cảm nhiễm
c.Quan hệ cạnh tranh
d.Quan hệ ký sinh-vật chủ
Câu 2: Trong chuổi thức ăn sau: Cỏ -> Dê -> Hổ -> Vi sinh vật, hổ được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc mấy?
a. Bậc 1	b.Bậc 2	c.Bậc 3	d.Bậc 4
Câu 3: Loại sinh vật nào có vai trò quan trọng nhất trong chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái?
a. Thực vật	b.Động vật ăn thực vật
c. Động vật ăn động vật	d.Vi khuẩn hoại sinh
Câu 4: Tần số Alen A của quần thể 1 là 0,6. Tần số Alen a là 0,3. Lúc đạt trạng thái cân bằng quần thể nào có tần số kiểu gen dị hợp cao hơn và cao bao nhiêu?
a. Quần thể 1 và hơn 6%	b. Quần thể 1 và hơn 8%
c. Quần thể 2 và hơn 6%	d. Quần thể 2 và hơn 8%
Câu 5: Ở đậu Hà Lan hạt vàng thuần chủng có kiểu gen BB lai với đậu Hà Lan hạt xanh có kiểu gen bb thu đựơc thế hệ F1 và F2. Cho cây hạt xanh tự thụ phấn qua 3 thế hệ thì kết quả là
a. 50% hạt vàng : 50% hạt xanh	b. 75% hạt vàng: 25% hạt xanh
c. Toàn hạt xanh	d. 75% hạt xanh: 25% hạt vàng
Câu 6: Xu hướng thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng qua các thế hệ được thấy ở:
a. Quần thể tự phối	b.Loài sinh sản sinh dưỡng
c. Loài sinh sản hữu tính	d. Quần thể giao phối
Câu 7: Yếu tố nào qui định kiểu hình của 1 cá thể?
a. Tổ hợp gen trong hợp tử	b. Ảnh hưởng của môi trường
c. Tương tác giữa kiểu gen và môi trường	d. Tất cả đều sai
Câu 8: Gọi n là số cặp gen dị hợp qui định n tính trạng trội, lặn hoàn toàn, mỗi gen qui định một tính trạng nằm trên NST thường. Men Đen đã rút ra những điều khái quát. Số kiểu gen và tỉ lệ phân ly kiểu gen là:
a. 3n và (3:1)n	b. 4n và (1:2:1)n
c. 3n và (1:2:1)n	d. 2n và (3:1)n
Câu 9: Các loại ARN chủ yếu là:
a. ARN thông tin (mARN)	b. ARN ribôxôm(rARN)
c. ARN vận chuyển (tARN)	d. Cả a,b,c 
Câu 10: Mức phản ứng của một cơ thể do yếu tố nào qui định ?
a. Điều kiện cụ thể của môi trường	b. Kiểu gen
c. Kiểu hình	d. Cả a và b
Câu 11: Khẳng định nào sau đây là đúng về quá trình tiến hoá lớn?
Quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ, bộ ,lớp, ngành
Quá trình hình thành các đơn vị nhỏ hơn loài ( dưới loài)
Quá trình tích luỹ các biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại
Quá trình tiến hoá ở cấp độ phân tử
Câu 12: Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất cuả sinh giới là: 
a. Ngày càng đa dạng phong phú	b. Tổ chức cơ thể ngày càng cao
c. Thích nghi ngày càng hợp lý	d. Tất cả đều đúng
Câu 13 : Cặp nhân tố di truyền qui định tính trạng có đặc điểm:
a. Phân li đồng đều về mỗi giao tử	b.Cùng phân li về mỗi giao tử
c. Hoà lẫn vào nhau khi phân li	d.Át chế nhau khi phân li 
Câu 14: Ngành công nghệ tế bào có ứng dụng gì?
Nhân giống nhanh chống cây trồng hay nhân bản vô tính động vật
Bảo tồn một số nguồn gen thực vật quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
Tạo cây trồng sạch ( không bệnh)
Tất cả a,b,c đều đúng
Câu 15: Đột biến mất một cặp nucleotit ở vị trí ngay sau bộ 3 mở đầu trên mạch mã gốc của gen dẫn tới phân tử prôtêin được tổng hợp:
a. Thay đổi axit amin đầu tiên	b. Thay đổi axit amin cuối cùng
c. Thay đổi axit amin ở giữa	d. Thay đổi toàn bộ các axit amin.
Câu 16: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào là hoá thạch : 
Sâu bọ được phủ trong lớp nhựa hổ phách
Công cụ lao động của người tiền sử
Một số vi sinh vật cổ vẫn tồn tại đến ngày nay
Cả a và b 
Câu 17: Trong đại Cổ Sinh diễn ra sự kiện quan trọng là: 
Sự di chuyển lên đất liền của thực vật và động vật
Sự hình thành đầy đủ các ngành động vật không xương sống
Sự xuất hiện ếch nhái và bó sát.
Sự xuất hiện thực vật hạt kín
Câu 18: Đặc điểm nổi bật của đại Trung sinh là:
Xuất hiện thực vật hạt kín
Sự phát triển ưu thế của thực vật hạt trần và bó sát
Sự xuất hiện bò sát bay và chim
Sự xuất hiện ếch nhái và bò sát
Câu 19: Loại hệ sinh thái rừng nào có độ đa dạng cao?
Rừng mưa nhiệt đới
Rừng là rộng ôn đới
Thảo nguyên
Rừng thông phương bắc
Câu 20: Do đâu hệ động vật trong rừng ngập mặn đa dạng , phong phú?
Rừng ngập mặn cung cấp trực tiếp thức ăn: mùn bã, lá rụng, quả rụng
Rừng ngặp mặn cung cấp thức ăn gián tiếp qua các động vật ăn mùn bã
Rừng ngập mặn là nơi ở cho các loài động vật
Cả a,b,d
Câu 21: Ở một loài thực vật, Gen A qui định hoa đỏ, Gen a qui định hoa vàng, các cơ thể đem lai đều giảm phân bình thường. cho rằng là trội hoàn toàn. Xác định tỉ lệ kiểu hình tạo ra từ phép lai AAAA O aaaa: 
100% hoa đỏ
3 hoa đỏ: 1 hoa vàng
1 hoa đỏ: 1 hoa vàng
100% hoa vàng
Câu 22: Chọn câu đúng trong các câu sau:
Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với G và T liên kết với X
Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn: trong phân tử ADN con có một mạch cũ của mẹ và 1mạch mới
Quá trình tự nhân đôi của ADN tạo ra 2ADN con khác nhau
Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, chỉ có một mạch là khuôn mẫu
Câu 23: Muốn biết một cơ thể F1 là đồng hợp hay dị hợp người ta thường dùng phương pháp nào?
Cho F1 lai phân tích
Cho F1 tự thụ phấn
Cho F1 giao phối với nhau
Cho F1 lai với một cơ thể đồng hợp trội.
Câu 24: Phép lai nào trong các phép lai sau cho kết quả đồng tính?
a. AA O aa	b. Aa O Aa
c. Aa O aa	d. cả a.b, c đều sai
Câu 25: Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Lamac là:
Chưa hiểu đúng về cơ chế tác dụng của ngại cảnh, kế thừa quan niệm không chính xác về sự di truyền các tính thu được dưới ảnh hưởng ngoại cảnh và tập quán hoạt động 
Giải thích sự tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp bằng khuynh hướng tiệm tiến vốn có ở sinh vật
Quan niệm rằng sinh vật có khả năng biến đổi cơ thể cho phù hợp với ngoai cảnh , trong lịch sử không có loài nào bị đào thải
Chưa đi sâu vào cơ chế quá trình hình thành loài mới
Câu 26: Bộ NST của một loài 2n = 10, đột biến làm số NST là 11, đó là đột biến lệch bội dạng:
a.Thể 3 nhiễm kép 	b.Thể ba nhiễm 
c.Thể không nhiễm	d.Thể một nhiễm
Câu 27: Cho biết : có những loại môi trường chủ yếu nào sau đây?
a.Môi trường đất,môi trường nước, môi trường không khí
b.Môi trường sinh vật,môi trường không khí
c.Môi trường sinh vật,môi trường nước
d.Môi trường dất, mối trường không khí,môi trường nước, môi trường sinh vật
Câu 28: Cơ thể có kiểu genAaBbDdEe phát sinh:
a. 8 loại giao tử khác nhau	b. 16 loại giao tử khác nhau
c. 32 loại giao tử khác nhau	d. 64 loại giao tử khác nhau
Câu 29: Giả sử ở cây lúa gen A qui định thân cao, gen a qui định thân thấp, gen B qui định hạt tròn và b hạt dài, các gen phân li độc lập tổ hợp tự do. Phép lai nào cho kết quả đồng loạt thân thấp hạt dài ở F1
aaBB O aabb	b.aabb O aabb	
c.aaBb O aabb	d.aaBB O Aabb
Câu 30: Giả sử ở cây lúa gen A qui định thân cao, gen a qui định thân thấp, gen B qui định hạt tròn và b hạt dài, các gen phân li độc lập tổ hợp tự do. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu hình 1 : 1 : 1: 1 ?
a. AaBB O AaBB	b. AaBb O AaBb
c. AaBb O aabb	d. AaBB O AABb
Câu 31:Giả sử ở cây lúa gen A qui định thân cao, gen a qui định thân thấp, gen B qui định hạt tròn và b hạt dài, các gen phân li độc lập tổ hợp tự do. Phép lai nào cho tỉ lệ kiểu hình 9 : 3: 3 : 1?
a. AaBB O AaBB	b. AaBb O AaBb
c. AaBb O aabb	d. AaBB O AABb
Câu 32: Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây:
Nhóm nhân tố vô sinh
Nhóm nhân tố hữu sinh 
Nhóm nhân tố vô sinh và con người
Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh
Câu 33: Thế hệ xuất phát có kiểu gen Bb tự phối, sau n thế hệ ( n tiến tới vô hạn) tần số kiểu gen trong quần thể sẽ là:
a.Tất cà Bb	b.BB = Bb = bb = 1/3
c.BB = bb = 1/2.	d.BB = 1/4, bb = 3/4.
Câu 34: Ưu thế lai là hiện tượng :
Đời con biểu hiện tính trạng mạnh hơn đời bố mẹ
Đời con biểu hiện các đặc tính tốt của bố mẹ
Cơ thể con lai có sức sống hơn hẳn bố mẹ, sinh trưởng chống chịu tốt và có năng suất cao
 Con lai kết hợp được các hệ gen của cả bố và mẹ
Câu 35: Trong các dấu hiệu của hiện tượng sống, dấu hiệu nào không có ở thể vô cơ?
a.Trao đổi chất	b. Sinh sản 
c.Cảm ứng 	d.Cả b và c
Câu 36: Hiện tượng di truyền theo mẹ liên quan đến trường hợp nào dưới đây:
a.Gen trên X	b.Gen trên Y
c.Di truyền qua tế bào chất	d.Cả a và d
Câu 37: Quá trình hình thành sự sống là:
Quá trình hình thành đại phân tử Prôtêin
Quá trình hình thành đại phân tử axit nuclêic
Quá trình hình thành phức hợp Prôtêin - axit nuclêic
Quá trình hình thành phân tử axit amin
Câu 38: Một loài thực vật gen A qui định cây cao, gen a qui định cây thấp; gen B quả đỏ, b quả trắng. Cho cây có kiểu gengiao phấn với cây có kiểu gen tỉ lệ kiểu hình ở F1 
1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp quả trắng
3 cây cao , quả trắng: 1 cây thấp quả đỏ
1 cây cao, quả trắng: 3 cây thấp quả đỏ
9 cây cao quả trắng: 7 cây thấp quả đỏ
Câu 39: Nguồn gốc sâu xa của năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của con người là từ đâu:
a.Từ thực vật	b.Từ động vật
c.Từ ánh sáng mặt trời	d.Cả a và d
Câu 40: Lai xa là hình thức : 
a.Lai khác giống	b.Lai khác thứ
c.Lai kinh tế 	d.Lai khác loài
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT MÔN SINH VẬT LỚP 12
1.a
2.b
3.d
4.a
5.c
6.a
7.c
8.c
9.d
10.b
11.a
12.c
13.a
14.d
15.d
16.a
17.a
18.b
19.a
20.d
21.a
22.b
23.a
24.a
25.c
26.b
27.d
28.b
29.b
30.c
31.b
32.d
33.c
34.c
35.b
36.c
37.c
38.a
39.c
40.d

Tài liệu đính kèm:

  • doc12.doc