Câu 1: Ở sinh vật nhân sơ, sự điều hòa hoạt động của gen chủ yếu diễn ra ở giai
đoạn
A. trước phiên mã B. phiên mã
C. dịch mã D. tái bản ADN
Câu 2: Ở sinh vật, các bộ ba quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là
A. UAA, UAG và UGA B. UAU, UUG và UGX
C. UAU, UUX và UGG D. AAA, UUG và GGA
ĐỀ THI MẪU MƠN SINH HỌC THI TỐT NGHIỆP BỔ TÚC THPT 2009 (Thời gian làm bài: 60 phút) Câu 1: Ở sinh vật nhân sơ, sự điều hòa hoạt động của gen chủ yếu diễn ra ở giai đoạn A. trước phiên mã B. phiên mã C. dịch mã D. tái bản ADN Câu 2: Ở sinh vật, các bộ ba quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là A. UAA, UAG và UGA B. UAU, UUG và UGX C. UAU, UUX và UGG D. AAA, UUG và GGA Câu 3: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể sinh vật nhân thực,dạng sợi có chiều ngang 11nm được gọi là A. sợi nhiễm sắc thể B. sợi cơ bản C. vùng xếp cuộn D. crômatit Câu 4: Giả sử một phân tử mARN gồm hai loại nuclêôtit A và U thì số loại côđon trong mARN tối đa có thể là A. 6 loại B. 4 loại C. 8 loại D. 3 loại. Câu 5: Một gen bị đột biến nhưng thành phần và số lượng nuclêôtit của gen không bị thay đổi. Dạng đột biến có thể đã xảy ra đối với gen là A. thay thế một cặp A-T bằng một cặp T-A B. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X C. mất một cặp T-A D. thêm một cặp T-A Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đột biến nhiễm sắc thể? A. Đa bội là dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trong đó tế bào đột biến chứa nhiều hơn 2 lần số bộ nhiễm sắc thể đơn bội (3n, 4n...) B. Lệch bội là những biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở một hay một số cặp nào đó (2n + 1, 2n – 1, ...). C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc của từng nhiễm sắc thể. D. Đột biến đa bội chủ yếu gặp ở những loài động vật bậc cao. Câu 7: Dùng cônsixin tác động vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n, có thể tạo ra A. thể lệch bội B. thể bốn C. thể dị đa bội D. thể tự đa bội Câu 8: Bộ ba đối mã (anticôđon) có ở phần tử A. ADN B. mARN C. rARN D. tARN Câu 9: Cho biết một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AABb x aabb cho đời con có A. 2 kiểu gen, 2 kiểu hình B. 2 kiểu gen, 1 kiểu hình C. 2 kiểu gen, 3 kiểu hình D. 3 kiểu gen, 3 kiểu hình Câu 10: Biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDd cho tỉ lệ kiểu hình trội về cả ba cặp tính trạng ở F1 là A. 27/64 B. 1/16 C. 9/64 D. 1/3 Câu 11: Lai cây quả đỏ thuần chủng với cây quả vàng thuần chủng thu được F1 100% cây quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 271 cây quả đỏ, 209 cây quả vàng. Cho biết không có đột biến mới xảy ra. Tính trạng trên di truyền theo quy luật A. phân li B. tương tác bổ sung C. liên kết gen D. tương tác cộng gộp Câu 12: Đối với sinh vật, liên kết gen hoàn toàn làm A. tăng biến dị tổ hợp, tạo nguồn nguyên liệu phong phú cho tiến hóa B. tăng số kiểu gen khác nhau ở đời sau, làm cho sinh vật đa dạng, phong phú. C. tăng số kiểu hình ở đời sau, tăng khả năng thích nghi ở sinh vật. D. hạn chế biến dị tổ hợp, các gen trong cùng một nhóm liên kết luôn di truyền cùng nhau. Câu 13: Các gen thuộc các lôcut khác nhau cùng tham gia quy định một tính trạng ở sinh vật gọi là A. liên kết gen B. tính đa hiệu của gen C. tương tác giữa các gen không alen D. di truyền ngoài nhân. Câu 14: Ở ngô, ba cặp gen không alen (Aa; Bb và Dd) nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể thường tương tác cộng gộp cùng quy định tính trạng chiều cao cây. Sự có mặt của mỗi gen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 5cm. Cho biết cây thấp nhất có chiều cao 130cm. Kiểu gen của cây cao 140cm là A. AABBDD B. AaBBDD C. AabbDd D. aaBbdd Câu 15: Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AB ab đã xảy ra hoán vị gen với tần số là 32%. Cho biết không xảy ra đột biến. Tỉ lệ giao tử Ab là A. 24% B. 32% C. 8% D. 16% Câu 16: Lai phân tích cá thể dị hợp hai cặp gen liên kết hoàn toàn trên một cặp nhiễm sắc thể thường, tỉ lệ kiểu gen thu được ở đời con là A. 1:1 B. 1:2:1 C. 3:1 D. 1:1:1:1 Câu 17: Loại giao tử abd có tỉ lệ 25% được tạo ra từ kiểu gen A. AaBbdd B. AaBbDd C. AABBDd D. aaBBDd Câu 18: Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền, số cá thể có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 1%. Cho biết gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Tần số của alen a trong quần thể này là A. 0,01 B. 0,1 C. 0,5 D. 0,001 Câu 19: Gen A quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa màu trắng. Quần thể ngẫu phối nào sau đây chắc chắn ở trạng thái cân bằng di truyền? A. Quần thể 1: 100% cây hoa màu đỏ. B. Quần thể 3: 50% cây hoa màu đỏ; 50% cây hoa màu trắng C. Quần thể 2: 100% cây hoa màu trắng. D. Quần thể 4: 75% cây hoa màu đỏ; 25% cây hoa màu trắng Câu 20: Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để tạo ra sinh vật biến đổi gen? A. Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. B. Làm biến đổi một gen có sẵn trong hệ gen. C. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen trong hệ gen. D. Nuôi cấy hạt phấn. Câu 21: Phương pháp chủ yếu để tạo ra biến dị tổ hợp trong chọn giống vật nuôi, cây trồng là A. sử dụng các tác nhân vật lí. B. sử dụng các tác nhân hóa học. C. lai hữu tính (lai giống). D. thay đổi môi trường sống. Câu 22: Từ một hoặc một nhóm tế bào sinh dưỡng ở thực vật, người ta có thể sử dụng các loại hoocmôn thích hợp và nuôi cấy trong những môi trường đặc biệt để tạo ra những cây trồng hoàn chỉnh. Đây là phương pháp A. tạo giống mới bằng gây biến dị. B. tạo giống mới bằng công nghệ gen. C. tạo giống bằng công nghệ tế bào. D. cấy truyền phôi. Câu 23: Ở người, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y quy định. Một cặp vợ chồng mắt nhìn màu bình thường sinh một con trai bị bệnh mù màu. Cho biết không có đột biến mới xảy ra. Người con trai này nhận gen gây bệnh mù màu từ A. ông nội B. bà nội C. bố D. mẹ. Câu 24: Ở người, bệnh di truyền nào sau đây liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể? A. Bệnh mù màu B. Bệnh máu khó đông C. Bệnh bạch tạng D. Bệnh Đao Câu 25: Ví dụ nào sau đây minh họa cho các cơ quan tương đồng ở sinh vật? A. Cánh dơi và cánh bướm B. Tay người và vây cá C. Tay người và cánh dơi D. Cánh dơi và cánh ong mật. Câu 26: Theo quan niệm của Đacuyn, nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là A. biến dị cá thể B. đột biến gen C. đột biến nhiễm sắc thể D. biến dị tổ hợp. Câu 27: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở là A. quần thể B. loài C. cá thể D. nòi Câu 28: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm thích nghi? A. Tất cả các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối. B. Các đặc điểm thích nghi không thay đổi khi môi trường sống thay đổi. C. Yếu tố có vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi là thường biến. D. Đặc điểm thích nghi chỉ có ở động vật và thực vật, không có ở vi sinh vật. Câu 29: Đột biến là nhân tố tiến hóa vì đột biến A. làm cho sinh vật thích nghi với môi trường sống. B. không gây hại cho cơ thể C. làm biến đổi tần số tương đối các alen trong quần thể. D. làm cho sinh vật biến đổi theo hướng xác định. Câu 30: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định là A. đột biến B. chọn lọc tự nhiên C. các yếu tố ngẫu nhiên D. giao phối không ngẫu nhiên Câu 31: Phát biểu nào sau đây là đúng với quan niệm của Đacuyn về nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên? A. Chỉ có biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. B. Những biến dị cá thể xuất hiện một cách lẻ tẻ trong quá trình sinh sản là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. C. Chỉ có đột biến gen mới là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. D. Những biến dị xuất hiện đồng loạt theo cùng một hướng xác định, có lợi cho sinh vật mới là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. Câu 32: Những bằng chứng khoa học hiện nay cho thấy đại phân tử có khả năng tự nhân đôi (tái bản) xuất hiện đầu tiên trên Trái đất có thể là A. ADN B. ARN C. prôtêin D. lipit Câu 33: Giới hạn sinh thái là A. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với mỗi nhân tố sinh thái. B. giới hạn khả năng sinh sản của sinh vật. C. giới hạn phạm vi lãnh thổ của một loài. D. giới hạn phạm vi giao phối của sinh vật. Câu 34: Đặc trưng nào sau đây là của quần thể sinh vật? A. Loài ưu thế B. Mật độ C. Loài đặc trưng D. Độ đa dạng Câu 35: Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt của cơ thể voi sống ở vùng ôn đới so với sống ở vùng nhiệt đới là A. có đôi tai dài và lớn. B. cơ thể có lớp mỡ dày bao bọc C. kích thước cơ thể nhỏ D. ra mồ hôi Câu 36: Các cá thể trong quần thể hỗ trợ nhau để chống lại điều kiện bất lợi của môi trường được thể hiện rõ trong kiểu phân bố A. theo nhóm B. đồng đều C. ngẫu nhiên D. đồng đều và ngẫu nhiên. Câu 37: Cơ sở để xây dựng chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là mối quan hệ A. về nơi sống giữa các quần thể trong quần xã B. về sinh sản giữa các cá thể trong quần thể C. về sự hỗ trợ giữa các loài D. dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã Câu 38: Cho một chuỗi thức ăn: Cỏ Châu chấu Ếch Rắn Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn trên, ếch thuộc bậc dinh dưỡng A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 39: Loại tháp sinh thái nào dưới đây luôn có đáy lớn đỉnh nhỏ? A. Tháp số lượng B. Tháp sinh khối C. Tháp năng lượng D. Tháp số lượng và tháp sinh khối Câu 40: Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm A. chuyển hóa năng lượng giữa các cá thể trong một bậc dinh dưỡng. B. chuyển hóa năng lượng qua các bậc dinh dưỡng. C. các chất vô cơ chuyển hóa qua các bậc dinh dưỡng. D. sinh khối được sử dụng qua các bậc dinh dưỡng. ĐÁP ÁN Câu ĐA Câu ĐA Câu ĐA Câu ĐA 1 B 13 C 25 C 37 D 2 A 14 C 26 A 38 A 3 B 15 D 27 A 39 C 4 C 16 A 28 A 40 B 5 A 17 A 29 C 6 D 18 B 30 B 7 D 19 C 31 B 8 D 20 D 32 B 9 A 21 C 33 A 10 A 22 C 34 B 11 B 23 D 35 B 12 D 24 D 36 A Nguồn: Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT). Hướng dẫn: Trung tâm Luyện thi Vĩnh Viễn.
Tài liệu đính kèm: