Đề thi học sinh giỏi THPT toàn tỉnh môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2008-2009 - Sở Giáo dục-Đào tạo Nam Định

Đề thi học sinh giỏi THPT toàn tỉnh môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2008-2009 - Sở Giáo dục-Đào tạo Nam Định

Câu 4: Khi chiếu xạ với cường độ thích hợp lên túi phấn, bầu noãn hay nụ hoa, người ta mong muốn tạo ra loại đột biến nào sau đây?

A. Đột biến đa bội.

B. Đột biến xôma.

C. Đột biến tiền phôi.

D. Đột biến giao tử.

 

doc 2 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi THPT toàn tỉnh môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2008-2009 - Sở Giáo dục-Đào tạo Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục - Đào tạo
Nam Định
Kỳ thi Học sinh giỏi THPT toàn tỉnh
Năm học: 2008-2009
Môn: Sinh Học-lớp 12
Đề chính thức
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(đề thi gồm 02 trang)
I/ Phần trắc nghiệm: (02 điểm). Hãy chọn một phương án đúng nhất và ghi vào bài làm.
Câu 1: Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của 2 giao tử (n+1) có thể phát triển thành
A. thể 3 nhiễm kép.
B. thể 4 nhiễm. 
C. thể 3 nhiễm hoặc thể 4 nhiễm.
D. thể 3 nhiễm kép hoặc thể 4 nhiễm.
Câu 2: Một cá thể ruồi giấm dị hợp về 2 cặp gen, mỗi cặp gen quy định một tính trạng, gen trội át chế hoàn toàn gen lặn. Cặp bố mẹ nào sau đây cho đời con có sự đa dạng nhiều nhất về kiểu gen và kiểu hình?
A. AaXBXb AaXbY.
B. AaXBXb aaXBY.
C. Aa/Bb AB/ab.
D. AaBb AaBb.
Câu 3: Trong một quần thể ngẫu phối, với 2 gen phân li độc lập, gen thứ nhất có 3 alen, gen thứ 2 có 4 alen. Sự giao phối tự do sẽ tạo ra tối đa là 
A. 16 loại kiểu gen.
B. 60 loại kiểu gen.
C. 10 loại kiểu gen.
D. 30 loại kiểu gen.
Câu 4: Khi chiếu xạ với cường độ thích hợp lên túi phấn, bầu noãn hay nụ hoa, người ta mong muốn tạo ra loại đột biến nào sau đây?
A. Đột biến đa bội.
B. Đột biến xôma.
C. Đột biến tiền phôi.
D. Đột biến giao tử.
Câu 5: Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường, NST Y không mang alen tương ứng. Trong một gia đình bố mẹ bình thường sinh con trai đầu lòng bị bệnh, xác xuất bị bệnh của đứa con trai thứ 2 là 
A. 50%
B. 25%
C. 12,5%
D. 6,25%
Câu 6: Gen quy định nhóm máu ở người có 3 alen IA, IB và IO. Trong quần thể người, sự tổ hợp của chúng taoj nên 4 nhóm máu: nhóm máu A có 2 kiểu gen IâI, IAIO; mhóm máu B có 2 kiểu gen IBIB, IBIO; nhóm máu AB có một kiểu gen IAIB; mhóm máu O có 1 kiểu gen IOIO. ở một quần thể người đạt trạng thái cân bằng di truyền, tần số các alen IA = 0,2; IB = 0,4; tần số kiểu hình của nhóm máu O là: 
A. 0,2
B. 0,16
C. 0,48
D. 0,26
Câu 7: Người ta tiến hành lai giữa hai cá thể có kiểu gen AABB Aabb. Biết rằng các cặp các cặp alen nằm trên các cặp NST khác nhau. Khi con lai được tự đa bội hoá sẽ có kiểu gen là
A. AAAABBbb và AAaaBBbb
B. AAAABBBB và AaaaBBbb
C. AAAAbbbb và AAaaBBbb
D. AAaaBBbb và AaaaBBbb
Câu 8: ở gà, kiểu gen AA có mỏ rất ngắn nên không mổ được vỏ trứng để chui ra trong quá trình phát triển phôi nên đều bị chết, Aa có mỏ ngắn, aa có mỏ dài. P đều mỏ ngắn thu được F1, cho F1 ngẫu phối, tỉ lệ kiểu hình ở F2 khi trưởng thành là 
A. 1 : 1
B. 3 : 2.
C. 5 : 7.
D. 3 : 1
II/ Phần tự luận.
Câu 1: 
-Mã di truyền là gì? Những đặc điểm nào của mã di truyền thể hiện tính thống nhất của sinh giới.
-Nêu ưu nhược điểm của mã di truyền, mã gối và mã thái hoá.
Câu 2: So sánh cơ chế nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và nhân thực.
Câu 3: Trong kĩ thuật chuyển gen:
-Thể truyền là gì? Vì sao plasmit được xem là một trong các loại thể truyền lí tưởng?
-Thế nào là ADN tái tổ hợp? Nêu các bước tạo ADN tái tổ hợp.
-Hãy giải thích tại sao trong liệu pháp gen ở người các nhà khoa học lại nghiên cứu các nhà khoa học lại sử dụng virut làm thể truyền mà không dùng thể truyền là plasmit? 
Câu 4: Nêu quan niệm của Lamac, Đacuyn và thuyết tiến hoá tổng hợp về sự hình thành đặc điểm thích nghi. Đánh giá các quan niệm trên. 
Câu 5: Tại sao có thể nói ánh sáng là nhân tố chủ yếu của môi trường toàn cầu? Liên quan tới ánh sáng thực vật được chia thành mấy nhóm? Hãy nêu đặc điểm nơi phân bố hình thái màu sắc và cách mọc của lá trên cây của mỗi nhóm cây trên.
Câu 6: ở một loài thực vật, cho cây lá quăn hạt trắng lai với cây lá thẳng hạt đỏ. F1 thu được toàn cây lá quăn hạt đỏ. F1 giao phấn với nhau được F2 thu được 20000 cây với 4 loại kiểu hình trong đó có 4800 cây lá thẳng hạt đỏ.
a. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Tính số lượng cây của các loại kiểu hình còn lại của F2.
b. Nếu cũng cho F1 giao phấn với nhau F2 thu được 20000 cây trong đó có 3750 cây lá thẳng hạt đỏ. Kết quả này được giải thích như thế nào? biết rằng không xảy ra đột biến và mỗi gen quy định 1 tính trạng.
Câu 7: Khi tiến hành lai giữa các giống gà người ta thu được các kết quả sau: 
a. Cho gà lông trắng lai với gà lông trắng thu được 18,75% gà lông nâu còn lại là gà lông trắng.
b. Cho gà lông trắng lai với gà lông nâu thu được: 50% gà lông trắng : 50% gà lông nâu.
Cho biết gen quy định tính trạng màu sắc lông nằm trên NST thường.
Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai cho các phép lai trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_thpt_toan_tinh_mon_sinh_hoc_lop_12_nam.doc