Câu 1(1,5đ):
Trình bày cơ chế hình thành các loại biến dị có thể xuất hiện ở kì đầu I của phân bào giảm nhiễm.
Câu 2 (2đ):
1.Nêu cơ chế phát sinh hội chứng Đao.
2.Khi lai hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa, người ta thu được một số cây lai tam bội có kiểu gen AAa. Hãy giải thích cơ chế hình thành và nêu đặc điểm của cây tam bội đó.
Câu 3(2đ):
Trình bày sự hình thành Prôtêin và axit nuclêic trong quá trình xuất hiện sự sống. Nêu mối quan hệ của hai hợp chất trên trong cấu trúc và cơ chế di truyền.
Sở GD- ĐT Bắc Giang Đề thi học sinh giỏi lớp 12 Trường THPT LucNgạn so 3 Môn thi: Sinh học Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1(1,5đ): Trình bày cơ chế hình thành các loại biến dị có thể xuất hiện ở kì đầu I của phân bào giảm nhiễm. Câu 2 (2đ): 1.Nêu cơ chế phát sinh hội chứng Đao. 2.Khi lai hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa, người ta thu được một số cây lai tam bội có kiểu gen AAa. Hãy giải thích cơ chế hình thành và nêu đặc điểm của cây tam bội đó. Câu 3(2đ): Trình bày sự hình thành Prôtêin và axit nuclêic trong quá trình xuất hiện sự sống. Nêu mối quan hệ của hai hợp chất trên trong cấu trúc và cơ chế di truyền. Câu 4(2,5đ): Thành phần kiểu gen của một quần thể sâu tơ là 0,3RR: 0,4Rr: 0,3rr. Sau hai năm sử dụng liên tục một loại thuốc trừ sâu để phòng trừ, khi khảo sát lại quần thể này thì thấy thành phần kiểu gen là 0,5RR: 0,4Rr: 0,1rr. Biết rằng R là gen kháng thuốc, r là gen mẫn cảm với thuốc ở sâu tơ. a. Dựa trên đặc trưng di truyền của quần thể, hãy cho biết quần thể sâu tơ trên thay đổi theo hướng nào? b. Nêu các nhân tố có thể gây ra những biến đổi đó. Nhân tố nào là chủ yếu? Vì sao? Câu 5 (2đ): Trình bày nguyên nhân, cơ chế phát sinh đột biến gen. Vai trò của đột biến gen trong tiến hoá, trong chọn giống và trong việc sinh bệnh tật ở người. ............... Hết................. ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Đáp án đề thi học sinh giỏi Môn: Sinh học 12 Câu 1: Cơ chế hình thành các loại biến dị có thể xuất hiện ở kì đầu I của phân bào giảm nhiễm. - Nêu được cơ chế xuất hiện biến dị tổ hợp ( 0.5đ) - Nêu được cơ chế xuất hiện đột biến gen (0.5đ) - Nêu được cơ chế xuất hiện đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ( 0.5đ) Câu 2: - Nêu được cơ chế phát sinh hội chứng Đao (1đ). - Giải thích được sự hình thành cây tam bội AAa (0.5đ). - Nêu được đặc điểm của cây tam bội (0.5đ) Câu 3: - Trình bày được sự hình thành Prôtêin và axit nuclêic trong quá trình phát sinh sự sống (1đ) - Nêu được mối quan hệ của 2 hợp chất trên trong cấu trúc và cơ chế di truyền (1đ) Câu 4: Bài tập: - Làm đúng ý a (1đ) + Tính được tần số alen của quần thể sâu tơ trước khi xử lí thuốc: f(R) = 0.5; f(r) = 0.5 + Tính được tần số alen của quần thể sâu tơ sau 2 năm xử lí thuốc: f(R) = 0.7; f(r) = 0.3 Hướng thay đổi của quần thể sâu tơ: . Tăng tần số alen kháng thuốc, giảm tần số alen mẫn cảm. . Tăng tần số đồng hợp tử kháng thuốc (từ 0.3 đến 0.5) giảm tần số đồng hợp tử mẫn cảm. - Làm đúng ý b (1đ): + Các nhân tố gây ra sự biến đổi trên là: đột biến; chọn lọc; cách li không hoàn toàn( hoặc di nhập gen). Nhân tố chủ yếu là chọn lọc. + Giải thích được vì sao Câu 5: - Trình bày được nguyên nhân, cơ chế phát sinh đột biến gen (1đ) - Nêu được vai trò của đột biến trong tiến hoá, trong chọn giống và trong việc sinh bệnh tật ở người (1đ).
Tài liệu đính kèm: