Đề thi học sinh giỏi Đồng bằng Sông Cửu Long môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)

Đề thi học sinh giỏi Đồng bằng Sông Cửu Long môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)

1. Trình bày các cấu trúc và chức năng bào quan Peroxixom, bào quan Glioxixom?

2. Thế nào là apoenzim và coenzim?

 3. Bài tập tế bào:

 Loài A 2n=20

 

doc 9 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 346Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Đồng bằng Sông Cửu Long môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG T.H P.T LÊ QUÝ ĐÔN. KÌ THI HSG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
 LONG AN. HƯỚNG DẨN CHẤM : MÔN SINH HỌC.
 năm học 2008-2009
A. PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO: ( 4 điểm)
1. Trình bày các cấu trúc và chức năng bào quan Peroxixom, bào quan Glioxixom? 
2. Thế nào là apoenzim và coenzim?
 3. Bài tập tế bào:
 Loài A 2n=20
1/ Nhóm tế bào thứ nhất của loài A mang 200 NST ở dạng sợi mảnh. Hãy xác định:
 - Số tế bào của nhóm và các tế bào của nhóm này đang ở kì nào?
2/ Nhóm tế bào thứ 2 của tế bào a mang 400 NST kép:
 - Các tế bào của nhóm này đang ở kì nào?
 - Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu?
3/ Nhóm tế bào thứ 3 của loài a mang 640 NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào:
 - Nhóm tế bào thứ 3 đang ở kì nào?
 - Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu? 
 Biết mọi diễn biến của của các tế bào trong mỗi nhóm là như nhau.
 ĐÁP ÁN.
 A PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO.
1) -Peroxixom cấu trúc :
 Một loại bào quan gần với lizoxom là peroxixom.. Trong peroxixom có chứa các enzim oxi hóa đặc trưng: catalaza, D.amino – oxydaz, urat- oxydaza, trong đó catalaza là enzim có trong tất cả peroxixo(0,25) 
 - Chức năng:
 Peroxixom có vai trò quan trọng trong tế bào. Chúng tham gia quá trình chuyển hóa các axit nucleic ở khâu oxi hóa axit uric (là sản phẩm chuyển hóa của purin). (0,25)
 Peroxixom tham gia điều chình sự chuyển hóa glucozo và phân giải H2O2 là sản phẩm độc hại thành H2O nhờ enzim catalaza.(0,25 )
b) Glioxixom
 Ở tế bào thực vật có loại peroxixôm đặc trưng được gọi là glioxixôm. Trong glioxixôm có các enzim của chu trình glioxilat là quá trình chuyển hóa cá lipit thành gluxit – là quá trình quan trọng và chỉ đặc trung cho thực vật – và ở một số động vật bậc thấp. Ở động vật có xương sống bậc cao không có quá trình này.(0,25 )
 Chu trình glioxilat được thực hiện bởi một loại peroxixom đặc biệt được gọi là glioxixom nhờ hệ enzim của chu trình chứa trong đó.(0,25)
/ Apoenzim và coenzim.
 Nhiều enzim, ngoài thành phần protein còn có thêm thành phần khác không phải là protein. Thành protein của enzim dược gọi là apoenzim, còn thành phần không phải protein được gọi là cofactor.(0,25)
 Cofactor thường liên kết cố định hoặc tạm thời với trung tâm hoạt tính của enzim và cần thiết cho hoạt động xúc tác của enzim. Chất cofactor có thể là chất vô cơ và thường là các ion kim loại như sắt, đồng, kẽm, niken, magie, manganchất cofactor có thể là chất hữu cơ, thường là các vitamin.Trường hợp này chất cofactor được gọi là coenzim. Các cofactor rất cần thiết cho hoạt động của enzim, vì vậy trong thành phần dinh dưỡng của cây trồng, vật nuôi và con người, cần phải có đủ các nguyên tố vi lượng và vitamin. (0,5,0 )
 4/ Bài tập
 1 /a) Nhóm thứ nhất: theo đề bài nhóm này ở thời điểm từ cuối kì cuối đầu kì trung gian.
 b) Số tế bào 
 Tế bào lưỡng bộ i = 200/ 20 =10 tế bào.(0,25)
 Tế bào đơn bội = 200/10 = 20 tế bào (0,25)
 2/ Nhóm tế bào thứ 2
 a) Phân bào nguyên phân
 Tế bào đang ở kì trung gian kì dầu, kì giữa.
 - Số tế bào 400/20= 20 tế bào.( 0,25)
 b) Phân bào giảm phân 
 -Tế bào đang ở cuối kì trung gian, kì đầu 1, kì giứa, kì sau 1, nên số lượng tế bào lai 400/20 = 20 tế bào (0,25)
 - Tế bào đang ở kì đầu 2, kì giữa 2, kì cuối 1 nên số tế bào là: 400/10= 40 tế bào(.0,25)
 Ở những kì này NST là bộ NST đơn ở trạng thái kép.(0,25)
 3/ Nhóm tế bào thứ 3 
 a) Phân bào nguyên phân 
 - Tế bào ở kì sau nên : Số tế bào là: (640NST đơn): (40 NST đơn)=16 tế bào. .(0,25)
 b) Phân bào giảm phân
 - Tế bào ở vào kì sau 2 nên : - Số tế bào: (640 NST đơn): (20NST đơn)=32 tế bào. .(0,25)
B PHẦN VI SINH VẬT.
 Hãy trình bày các điểm chung của vi sinh vật.?
 ĐÁP ÁN:
1.Kích thước nhỏ bé:
 Vi sinh vật thường được đo kích thứoc bằng đơn vị µm (1 µm =1/103mm hay 1/106 m).Virut được đo kích thước bằng đơn vị nn(1nn=1/106mm hay 1/10 9 m)
 Kích thước vi sinh vật càng nhỏ thì tổng diện tích bề mặt của các vi sinh vật trong 1 đơn vị thể tích càng lớn.Chẳng hạn,đường kính của 1 cầu khuẩn (Coccus) chỉ có 1 mm ,nhưng nếu xếp đầy chúng thành một khối lập phương có thể tích là 1 cm3 thì chúng có diện tích bề mặt rộng tới 6 cm2.(0,25)
2.Hấp thụ nhiều,chuyển hóa nhanh
 Tuy vi sinh vật có kích thước rất nhỏ nhưng chúng lại có năng lực hấp thụ và chuyển hóa vượt xa các sinh vật khác.
 Chẳng hạn,1 vi khuẩn lactic (Lactobacillus ) trong 1 giờ có thể phân giải được latôzơ lớn hơn 100-10.000 lần so với khối lượng của chúng.Tốc độ tổng hợp prôtêin của nấm men cao gấp 1000 lần so với đậu tương và sấp 10.000 lần so với trâu,bò.(0,25)
3.Sinh trưởng nhanh,phát triển mạnh
 Chẳng hạn,1 trực khuẩn đại tràng ( Escherchia coli ) trong điều kiện thích hợp chỉ sau 12-20 phút lại phân cắt 1 lần. Nếu lấy thời gian thế hệ là 20 phút thì mỗi giờ phân cắt 3 lần,sau 24 giờ phân cắt72 lần và tạo ra 4.722.366×1017 tế bào, tương đương với 4722 tấn.Tất nhiên,trong tự nhiên không có được các điều kiện tối ưu như vậy ( vì thiếu thức ăn, thiếu ôxi, dư thừa các sản phẩm chuyển hóa vật chất có hại).Trong nồi lên men,với các điều kiện nuôi cấy thích hợp, sau 24 giờ,từ 1 tế bào có thể tạo ra khoảng 108-109 tế bào.(0,25)
 Thời gian thế hệ của nấm men dài hơn,ví dụ với men rượu (Saccharomyces cereviside) là 120 phút .Nhiều vi sinh vật khác có thế hệ dài hơn nữa,ví dụ với tảo tiểu cầu (Chloralla)là 7 giờ, với vi khuẩn lam Nostoc là 23 giờ.Có thể nói,vi sinh vật có tốc độ sinh sôi nảy nở nhanh nhất trong các loài sinh vật.(0,25)
4.Có năng lực thích ứng mạnh à dễ dàng phát sinh biến dị
	 Trong quá trình tiến hóa lâu dài, vi sinh vật đã tạo cho mình những cơ chế điều hòa vật chất để thích ứng đựoc với những điều kiện hết sức bất lợi mà các sinh vật khác thường không thể tồn tại được. Có vi sinh vật sống được ở môi trường nóng đến 130oC, lạnh đến 0 - 5oC , mặn đến nồng độ 32% muối ăn,ngọt đến nồng độ mật ong,pH thấp đến 0,5 hoặc cao đến 10,7,áp suất cao đến trên 1103 at hay có độ phóng xạ cao đến 750.000rad .nhiều vi sinh vật có thể phát triển tốt trong điều kiện tuyệt đối kị khí, có loài nấm sợi có thể phát triển dày đặc trong bể ngâm tử thi với nồng độ formôn rất cao (0,25)
 Vì vi sinh vật đa số là đơn bào,đơn bội,sinh sản nhanh, số lượng nhiều,tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống nên rất dễ phát sinh biến dị.Tần số biến dị thường ở mức 10-5-10-10.Chỉ sau một thời gian ngắn đã có thể tạo ra một số lượng rất lớn các cá thể biến dị. Những biến dị có ích sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong sản xuất.khi mới phát hiện ra pênixilin, hoạt tính chỉ đạt 20 đơn vị/ml dịch lên sản xuất. Khi mới phát hiện ra pênixilin, hoạt tính chỉ đạt 20 đơn vị/ml dịch lên men (năm 1943 ) đến nay đã có thể đạt trên 100.000 đơn vị/ ml. Khi mới phát hiện ra axit glutamic,hoạt tính hỉ đạt 1-2g/l thì nay đã đạt dến 150g/ml dịch lên men(0,25)
5.Phân bố rộng,chủng loại nhiều:
 Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất:trong không khí,trong đất,trên núi cao,dứoi biển sâu,trên cơ thể ( người,động vật,thực vật ), trong thực phẩm,trên mọi đồ vật
 Vi sinh vật tham gia tích cực vào việc thực hiện cácvòng tuần hoàn sinh-địa-hóa học như vòng tuần hoàn C,vòng tuần hoàn N, vòng tuần hoàn P, vòng tuần hoàn S, vòng tuần hoàn Fe
 Trong nước, vi sinh vật có nhiều ở vùng duyên hải, vùng nước nông và ngay cả ở vùng nước sâu,vùng đáy ao hồ.
 Trong không khí,càng lên cao số lượng vi sinh vật càng ít. số lượng vi sinh vật trong không khí ở các khu dân cư đông đúc cao hơn rất nhiều so với không khí trên mặt biển và nhất là trong không khí ở Bắc Cực, Nam Cực
 Hầu như không có hợp chất cacbon nào( trừ kim cương,đá graphit) mà không là thức ăn của những nhóm vi sinh vật nào đó (kể cả dầu mỏ , khí thiên nhiên , formôn , điôxin ).Vi sinh vật có nhiều kiểu dinh dưỡng khác nhau:quang tự dưỡng,quang dị dưỡng,hóa tự dưỡng,hóa dị dưỡng,hóa tự dưỡng,tự dưỡng chất sinh trưởng, dị dưỡng chất sinh trưởng(0,25)
6.Xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất
 Trái Đất hình thành cách đây 4,6 tỉ năm nhưng cho đến nay mới chỉ tìm thấy dấu vết của sự sống từ cách đây 3,5 tỉ năm.Vi sinh vật hóa thạch cổ xưa nhất đã được phát hiện là những dạng rất giống với vi khuẩn lam ngày nay.Chúng được J.William Schopf tìm thấy tại các tầng đá cổ ở miền Tây Ôtrâylia. Chúng có dạng đa bào đơn giản, nối thành sợi dài đến vài chục mm với đường kính khoảng 1-2mm và có thành tế bào khá dày. Trước đó,các nhà khoa học cũng đã tìm thấy vết tích của chi gloaodiniopsis có niên đại cách đây 1,5 tỉ năm và vết tích của chi Palaoeolybya có niên đại cách đây 950 triệu năm. (025)
C Phần3: sinh học cơ thể động vật
 Điện thế cục bộ địa phương là gì ? Có những đặc điểm gì so với điện thế hoạt động ?
	 Đáp án
 Điện thế cục bộ địa phương là gì ? Có những đặc điểm gì so với điện thế hoạt động ?
 Nơtron thường đáp ứng lại kích thích bắt đầu từ các sợi nhánh, lan truyền qua thân rồi xuống sợi trục và tận cùng là chùy xináp ( 0,25 )
 Các kích thích đó có thể là các kích thích hóa học, ánh sáng, nhiệt hoặc kích thích cơ học, làm thay đổi cấu trúc màng sinh chất. Chẳng hạn các kích thích đau đớn từ các mô bị tổn thương hay các phân tử chất thơm có trong khí thở đã tác động lên các thụ thể trên sợi nhánh hay thân của nơtron cảm giác. Các thụ thể này khi tiếp nhận các phân tử chất kích thích sé mỡ các kênh Na+ và Na+ tràn vào trong dịch bào, trước hết trung hòa một số anion (điện tích âm) gây hiện tượng khử cực và đảo cực. Các Na+ vào tong dung dịch bào sẽ khuếch tán dọc phía trong màng sinh chất và tạo nên một dòng điện chuyển từ điểm bị kích thích đến vùng khởi động (trigger zone0) của axon. Sự thay đổi điện thế trong một phạm vi hẹp mang tính chất cục bộ địa phương như vậy được gọi là điện thế cục bộ (địa phương).(0,50)
 Điện thế cục bộ có những đặc điểm phân biệt với điện thế hoạt động. Đó là:
 -- Điện thế cục bộ thay đổi theo cường độ kích thích. Cường độ kích thích càng mạnh hoặc kích thích càng kéo dài thì số lượng các kênh mở càng nhiều so với các kích thích yếu hơn hoặc kích thích ngăn hơn, do đó Na+ tràn vào dịch nội bào càng nhiều và sự thay đổi mạnh càng lớn so với các kích thích yếu, ngắn.(0,25)
 _ Điện thế cục bộ lan truyền càng xa điểm kích thích càng bị suy giảm.
 _ Điện thế cục bộ sẽ nhanh chóng trở lại điện thế nghỉ khi kích thích ngừng(.0,25)
 _ Điện thế cục bộ có thể có tác dụng hoặc gây hưng phấn hoặc kìm hãm việc tạo điện thế hoạt động của nơtron.(0,25)
 Trong khi đó:
 _ Điện thế hoạt động được hình thành do các kênh của vùng khởi động và sợi trục hoạt động và luôn bắt đầu bằng sự khử cực và đảo cực.
 _ Điện thế hoạt động xảy ra tuân theo quy luật: “tất cả không có gì” nghĩa là hoặc không xảy ra gì cả hoặc xảy ra như nhau không phụ thuộc vào cường độ kích thích khi đã đạt ngưỡng và không hề suy giảm so với vùng khởi động dù dường lan truyền xung dài hay ngắn.(0,25)
 _ Điện thế hoạt động một khi đã hình thành (khi đã đạt ngưỡng) thì lan truyền tới cùng, nghĩa là không dừng một khi bắt đầu.
 _ Điện thế hoạt động không hề bị suy giảm khi lan truyền trên sợi trục.(0,25)
 D:SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT
 Hãy trình bày sự cân bằng hooc mon trong cây?
 ĐÁP ÁN:
 Khác với động vật và người ,ở thực vật, bất cứ hoạt động sinh trưởng và phát triển nào,đặc biệt là các quá trình hình thành cơ quan (rễ, thân, lá,hoa, quả) cũng như sự chuyển qua ...  tỏ cây đậu hạt vàng P chỉ cho ra một loại giao tử (kí hiệu là A), con lai F1 có kiểu gen Aa. Suy ra kiểu gen của cây đậu Hà Lan hạt vàng P là AA.(0,25)
 + Nếu con lại F1 có kiểu hình 50% hạt màu vàng : 50% hạt màu xanh, chứng tỏ cây đậu hạt vàng P đã cho ra hai loại giao tử khác nhau là A và a với tỉ lệ ngang nhau, con lai F1 có kiểu gen 1AA : 1Aa. Suy ra kiểu gen của cây đậu Hà Lan hạt vàng P là Aa. (0,25)
– Ý nghĩa:
 + Xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử. Vì cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho 1 loại giao tử nên tỉ lệ phân tính về kiểu hình ở thế hệ lai phản ánh tỉ lệ các loại giao tử của cơ thể có kiểu hình trội đem lai, tức là phản ánh cơ cấu di truyền của cơ thể này.(0,25)
 + Xác định được tính trạng do một cặp gen alen quy định hay do nhiều cặp gen tương tác với nhau quy định.(0,25)
 Ví dụ, phân tích hiện tượng di truyền tính trạng hình dạng mào của gà, người ta lai gà có mào hình hạt dẻ với gà có mào dạng hình lá (được xác định là đồng hợp tử lặn). Nếu con lai F1 chỉ có 1 hoặc 2 dạng mào giống bố, mẹ thì gen xác định tính trạng mào của gà là do một gen quy định và có tính trội lặn. Nếu con lai F1 cho 3 kiểu hình dạng mào thì tính trạng mào gà vẫn do một cặp gen alen quy định và có hiện tượng trội không hoàn toàn.(0,25)
 Thực tế tính trạng hình dạng mào ở F1 của phép lai trên lại có tới 4 kiểu hình với tỉ lệ 1 gà có mào hình hạt dẻ : 1 gà có mào hình lá : 1 gà có mào hình hoa hồng : 1 gà có mào hình hạt đậu. Gà P đồng hợp tử lặn chỉ cho một loại giao tử, cá thể kia phải cho 4 loại giao tử bằng nhau, quy định 4 hình dạng mào, điều đó chứng tỏ rằng gen quy định tính trạng máo của gà không phải do một gen quy định. Để có 4 loại giao tử bằng nhau quyết định 4 dạng mào ở con lai thì gà mào hạt dẻ phải dị hợp hai cặp gen không alen phân li độc lập quy định. Quy ước kiểu gen này là AaBb (kiểu hình là mào hình hạt dẻ). Gà mào hình lá có kiểu gen là aabb. Các dạng mào còn lại lần lượt là mào hình hoa hồng có kiểu gen A-bb, mào hình hạt đậu aaB-.(0,25)
 + Xác định các gen là phân li độc lập, liên kết hoàn toàn hay hoán vị gen; kiểm tra tần số hoán vị gen.(0,25)
 Ví dụ:
 * Khi lai phân tích cặp cá thể có hai tính trạng cần theo dõi phân li độc lập thì sơ đồ lai phải như sau: AaBb aabb 1 AaBb : 1 Aabb: 1 aaBb : 1 aabb
Kết quả này cho phép khẳng định 2 locut A (a) và B (b) nằm trên 2 NST tương đồng khác nhau.(0,25)
 * Khi lai phân tích cặp cá thể có 2 tính trạng cần theo dõi liên kết hoàn toàn thì sơ đồ lai phải như sau:
 Kết quả này cho phép khẳng định 2 gen A và B (a, b) di truyền liên kết hoàn toàn; hay 2 lôcut A và B ở trên cùng 1 NST và rất gần nhau. (0,25)
 * Khi lai phân tích cặp cá thể có 2 tính trạng cần theo dõi liên kết không hoàn toàn thì sơ đồ lai phải như sau:
 Kết quả này cho phép khẳng định 2 gen A và B (a, b) di truyền liên kết không hoàn toàn; hay 2 lôcut A và B ở trên cùng 1 NST và xa nhau, tuỳ theo tần số hoán vị gen.(0,25)
 Câu 2:
 a. Xét quần thể 1: Có 3 trường hợp sau:
	 + Trường hợp 1: Tất cả các cây hoa đỏ đều có kiểu gen AA. Khi đó, tần số alen A = 1, tần số alen a = 0. Nếu quần thể cân bằng sẽ có thành phần kiểu gen là: . Quần thể trên thoả mãn biểu thức của trạng thái cân bằng và quần thể cân bằng. (0,25)
 + Trường hợp 2: Tất cả các cây hoa đỏ đều có kiểu gen Aa. Khi đó, tần số alen A = tần số alen a = 0,5. Quần thể cân bằng phải có thành phần kiểu gen là:
Vậy quần thể này không cân bằng.(025)
 + Trường hợp 3: Các cây hoa đỏ gồm các kiểu gen AA và Aa. Trong quần thể có kiểu gen Aa nên tần số alen a phải tồn tại trong quần thể với một tần số nhất định (q). Nếu quần thể cân bằng, trong quần thể luôn phải có 1 tỉ lệ hoa trắng tương ứng (=). Quần thể không có cây hoa trắng nào nên quần thề ở trường hợp 3 không thoả mãn điều kiện đầu bài.(0,25)
 b. Xét quần thể 2:
 Tất cả các cây hoa của quần thể này đều có kiểu gen aa. Tần số alen a = 1, tần số alen A = 0. Quần thể cân bằng có thành phần kiểu gen là: , nghĩa là quần thể cân bằng sẽ chỉ gồm toàn cây hoa trắng. Vậy quần thể này cân bằng.(0,50)
 c. Xét quần thể 3:
 Nếu quần thể cân bằng thì tần số alen a = , tần số alen A = và có thành phần kiểu gen là: Đầu bài không cho tỉ lệ các kiểu gen cây hoa đỏ nên không thể xác định được quần thể có cân bằng không.(0,50)
 F. PHẦN TIẾN HOÁ:
 1/Phân tích nhận định : bằng chứng tế bào học chứng tỏ nguồn gốc thống nhất cuả các loài.
 2/Hãy phân tích nhận định: Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li của sinh giới.
ĐÁP ÁN
 1/ Phân tích nhận định bằng chứng tế bào học chứng tỏ nguồn gốc thống nhất của các loài.
:
 Học thuyết tế bào cho rằng tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. Sự giống nhau về cấu tạo mọi tế bào thể hiện ở :
 _Màng tế bào: Mọi tế bào đều có một màng nguyên sinh chất bao bọc ở mặt ngoài. Đây là một màng sống do hoạt động của nguyên sinh chất tạo nên. Màng tế bào có chức năng bảo vệ khối chất nguyên sinh trong tế bào, điều chỉnh thành phần các chất chứa trong tế bào; chức năng trao đổi chất: moị quá trình trao đổi chất vơí môi trường của tế bào đều diễn ra qua màng tế bào (0,25).
 _Tế bào chất: là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào và liên hệ tất cả thành phần cuả tế bào làm cho tế bào trở thành một khối thống nhất.(0,25)
 _Các bào quan như: Ti thể có vai trò quan trọng trong sự hô hấp cuả tế bào. Nơi tạo ra năng lượng sinh học quan trọng là hợp chất cao năng ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống cuả tế bào; Trung thể có vai trò quan trọng trong sự phân bào quy định sự di chuyển và tập kết của các NST; Bộ máy Gôngi giữ vai trò trong sự thải bỏ chất thải cuả hoạt hoạt động trao đổi chất trong tế bào; Lưới nội chất dẫn các chất dinh dưỡng lưu thông trong tế bào, làm tăng bề mặt hoạt động của tế bào; Ribôxôm là nơi diễn ra quá trình tổng hợp prôtêin của tế bào(0,25)
 _Vật chất chứa đựng, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền là các đại phân tử axit nuclêic ( AND và ARN).(0,25)
 Tất cả các tế bào đều bắt nguồn từ những tế bào sống trước nó và không có sự hình thành ngẫu nhiên từ chất vô sinh.(0,25)
 Các hình thức sinh sản và sự lớn lên cuả cơ thể đa bào đều liên quan với sự phân bào- phương thức sinh sản cuả tế bào:
+ Vi khuẩn con được sinh ra từ vi khuẩn mẹ thông qua trực phân.
 + Các cơ thể đa bào được hình thành qua sinh sản vô tính có liên quan mật thiết vơí quá trình nguyên phân từ bào tử hay các tế bào sinh dưỡng ban đầu.
 + Ở những loài sinh sản hữu tính, cơ thể mới được tạo thành do sự kết hợp của 2 giao tử đực và cái qua thụ tinh.
 Bên cạnh những điểm giống nhau, các loại tế bào ở các sinh vật khác nhau cũng phân biệt nhau về một số đặc điểm cấu tạo do hướng tiến hoá thích nghi.(0,25)
 Bằng chứng tế bào học chứng tỏ nguồn gốc thống nhất cuả các loài.
 2/Hãy phân tích nhận định: Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li của sinh giới.
:
 Trong quá trình tiến hoá lâu dài của mỗi loài sinh vật đã thích nghi vơí điều kiện sống của mình để tồn tại. Tuy nhiên, kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng(0,25)
 Cơ quan tương đồng ( cơ quan cùng nguồn ) là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau.(0,25)
 Ví dụ + như chi trước của các loài động vật có xương sống hiện nay rất đa dạng, phong phú, thích nghi cao độ vơí lối sống của chúng. Từ một kiểu xương chi trước điển hình gồm: xương cánh, xương cẳng ( gồm xương trụ và xương quay ), các xương cổ, xương bàn và xương ngón, đã phân hoá theo chiều hướng khác nhau như: tay ở người thích nghi với việc cầm nắm, chân trước của ngựa thích nghi với việc chạy, chi trước của chuột chũi thích nghi với việc đào bới đất làm hang, cánh chim có lông vũ hay cánh màng da của dơi thích nghi với việc bay.
 + Hay tuyến nọc độc của rắn tương đồng với tuyến nước bọt của các động vật khác. 
+ Vòi hút của bướm tương đồng với đôi hàm dưới của các sâu bọ khác. + Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan là biến dạng của lá.(0,25)
 Sự đa dạng phong phú của các nhóm sinh vật ngày nay rõ ràng đã phân li từ những tổ tiên chung, nguồn gốc chung, vì thế dựa trên cơ quan tương đồng có thể thấy sự tiến hoá phân li của sinh giới.(0,25)
 Phần sinh thái .
 Câu 1 / Hãy cho biết :
 ─ Tại sao có thể nói ánh sáng là nhân tố chủ yếu của môi trường toàn cầu?
─ Trong mùa đông hay mùa hạ, nhiệt độ môi trường vượt quá giới hạn sinh thái của bò sát, ếch nhái.Vậy chúng có bị chết không ? Giải thích tại sao ?
 ─ Có mấy dạng phân bố của các cá thể trong không gian của quần thể ? Hãy mô tả đặc trưng của mỗi dạng.
 Câu 2 : bài tập.
 Nghiên cứu thực nghiệm của 1 loài sống ở 2 tỉnh A và B. Tổng nhiệt hữu hiệu của chu kì sống từ trứng đến trửong thành là 250 oC / ngày. Ngưởng nhiệt phát triển của loài đó là 13,5 o C. Thời gian phát triển của loài sâu trên là : ở tỉnh A là 20 ngày, còn tỉnh B là 41 ngày.
 a/ Xác định nhiệt độ trung bình của môi trường 2 tỉnh A và B . 
 b / Rút ra mối quan hệ nhiệt độ và môi trường và thời gian phát triển của loài sâu bọ đó.?
 Đáp án.
Câu 1 a/ Có thể nói ánh sáng là nhân tố chủ yếu của môi trường toàn cầu 
 Vì : ánh sáng chính là năng lượng. Khi ánh sáng chiếu xuống mặt đất tạo ra nhiệt, nhiệt tạo nên sự chênh lệch áp suất giữa các vùng gây ra gió, nhiệt còn làm bốc hơi nước. Khi nhiệt lên cao gặp lạnh hơi nước ngưng tụ thành mưa, tuyết gây mưa và tuyết rơi, nhiệt ẩm điều hòa khí hậu toàn hành tinh.( 0,25 )
 b / Trong mùa đông hay mùa hạ, nhiệt độ môi trường vượt quá giới hạn sinh thái của bò sát, ếch nhái chúng có không bị chết :
 Vì : Chúng có tập tính tìm đến nơi có điều kiện nhiệt độ thích hợp để trú ngụ.(0,25)
 c / Có 3 dạng phân bố của các cá thể trong không gian của quần thể 
 Có 3 dạng : Phân bố đều 
 Phân bố theo nhóm ( điểm )
 Phân bố ngẫu nhiên.
Trong đó :
 - Phân bố đều : ít gặp trong thiên nhiên, chỉ xuất hiện trong môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao,.
 Thí dụ : Sự phân bố của chim cánh cụt hay những con dã tràng cùng nhóm tuổi trên bải triều.(0,25)
 - Phân bố theo nhóm (theo điểm :rất phổ biến, gặp trong môi trường đồng nhất, các cá thể thích sống tụ họp với nhau.
 Thí dụ : Các cây cỏ lào, cây chôm chôm mọc tập trung ven rừng, nơim có cường độ ánh sáng cao, giun đất sống nơi đất có độ ẩm cao.(0,25)
 - Phân bố ngẫu nhiên : ít gặp, xuất hiện trong môi trường đồng nhất, nhưng các cá thể không có tính lảnh thổ và cũng không sống tụ họp 
 Thí dụ ; Sự phân bố của các cây gổ trong rừng nhiệt đới.(0,25)
BÀI TẬP .
 1 / Ta có công thức T= ( x - k). n
 Loài sâu sống ở tỉnh A có nhiệt độ môi trường là :
 250 = (x – 13,5 ) x 20.
 x = 26 o C.(0,25)
Loài sâu sống ở tỉnh B có nhiệt độ môi trường là :
 250 = ( x – 13,5 ) x 41.
 x = 19,6 o C.(0,25)
 2 / Mối liên hệ giữa nhiệt độ mội trường và thời gian phát triển của loài sâu bọ:
 - Nhiệt độ môi trường 25 o C thì thời gian phát triển của loài là 20 ngày.
Nhiệt độ môi trường 19,6 oC thì thời gian phát triển của loài là 41ngày.
Vậy,nhiệt độ môi trường và thời gian phát triển tỉ lệ nghịch.(0,25)
 . HẾT.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_dong_bang_song_cuu_long_mon_sinh_hoc_na.doc