Đề thi học kỳ I lớp 10: Môn: Ngữ văn

Đề thi học kỳ I lớp 10: Môn: Ngữ văn

 Đề 1:

Câu1: Hãy nêu các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

 Cho ví dụ minh họa.(2 điểm)

Câu 2: Chép lại bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của Lí Bạch (phiên âm và dịch thơ) và cho biết chủ đề bài thơ.(2 điểm)

Câu 3: Kể lại truyện “Tấm Cám” qua lời kể của nhân vật Tấm.(6 điểm)

 

doc 5 trang Người đăng haha99 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I lớp 10: Môn: Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KỲ I LỚP 10:
MÔN: NGỮ VĂN
THỜI GIAN: 90 (phút)
@&?
 Đề 1:
Câu1: Hãy nêu các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
 Cho ví dụ minh họa.(2 điểm)
Câu 2: Chép lại bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của Lí Bạch (phiên âm và dịch thơ) và cho biết chủ đề bài thơ.(2 điểm)
Câu 3: Kể lại truyện “Tấm Cám” qua lời kể của nhân vật Tấm.(6 điểm)
 ...........Hết...........
ĐỀ THI HỌC KỲ I LỚP 10:
MÔN: NGỮ VĂN
THỜI GIAN: 90 (phút)
@&?
 Đề 2:
Câu 1: So sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.(2 điểm)
Câu 2: Chép lại bài thơ thơ “Cảm xúc mùa thu” của Đỗ Phủ và cho biết chủ đề của bài thơ (2 điểm)
Câu 3: Kể lại truyện “An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy” qua lời kể của nhân vật An Dương Vương. (6 điểm)
 (Hết) 
 ĐÁP ÁN ĐỀ VĂN LỚP 10
Đề I:
Câu 1: + Nêu đúng ba đặc trưng (tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể) được 1 điểm. Nêu được 1 đặc trưng được 0,3 điểm.
 + Ví dụ minh họa được 1 điểm: Học sinh đưa ra ví dụ và căn cứ vào các đặc trưng để xác định (về hoàn cảnh, con người, cách nói năng, thái độ tình cảm, giọng điệu, cách dùng từ, giọng nói khác nhau, thói quen dùng từ, trình độ, giới tính, quê quán).
Câu 2: + Chép được văn bản đúng với phiên âm và dịch thơ ở SGK Ngữ văn 10 Tập I được 1 điểm, sai mỗi lỗi trừ: 0,25 điểm.
 + Nêu đúng chủ đề được 1 điểm: với ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gợi cảm, bài thơ thể hiện tình bạn sâu sắc, chân thành của hai nhà thơ lớn thời thịnh Đường. Thời đại nào Tình bạn nào cũng đáng trân trọng.
 * Lưu ý: Nếu không chép được phần văn bản thì phần chủ đề chỉ cho 1/2 tổng số điểm. 
Câu 3: Bài viết thuộc thể loại văn tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm. Do đó học sinh phải trình bày đầy đủ các yêu cầu của thể loại văn tự sự.
a) Yêu cầu đề ra:
- Thể loại: là văn tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Nội dung kể lại truyện “Tấm Cám” qua lời kể nhân vật Tấm.
- Tư liệu: Truyện “Tấm Cám” (trang 65, sách Ngữ văn 10 tập I).
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất số ít (tôi).
b) Nội dung bài viết:
* Mở bài: (1điểm)
Có hai cách kể:
- Trực tiếp đi vào kể truyện.
- Gián tiếp tưởng tượng ra cảnh Tấm và Vua sum họp hồi tưởng về những việc đã xảy ra với Tấm.
* Thân bài: (3điểm)
- Học sinh phải biết chọn sự việc chi tiết tiêu biểu để kể.
- Có đưa dẫn chứng những câu văn vần.
- Học sinh phải biết chuyển đổi lời từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất để kể.
- Chặng I: Tấm ở với dì ghẻ: bắt tôm, tép - chăn trâu - xem hội - thành Hoàng hậu.
- Chặng II: Tấm trở thành Hoàng hậu: về giỗ bố - biến thành Vàng anh - cây Xoan – khung cửi - biến thành cây Thị và được đón về cung.
* Kết bài: Tấm trở về cung làm Hoàng hậu - Cám bị giết.
 Nêu ý kiến, đánh giá.
* Lưu ý: Khi chấm giáo viên tôn trọng ý kiến, cách kể của học sinh.
Đề II:
Câu 1:
* Nêu ra điểm giống nhau là được (0,5 điểm):
- Đều là hoạt động giao tiếp diễn ra hàng ngày nhằm trao đổi thông tin, tình cảm giữa con người với con người.
* Nêu các điểm khác nhau: phương tiện, yếu tố bổ trợ, từ ngữ và câu văn.(1,5 điểm)
Ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ viết
- Lời nói, chuỗi âm thanh, tiếp nhận bằng thính giác.
- Cao, thấp, mạnh, yếu liên tục, tùy thuộc vào người giao tiếp. Có sự phối hợp giữa âm thanh với điệu bộ, cử chỉ.
- Dùng từ địa phương, thành ngữ, phương ngữ
- Câu nói rườm rà, giàu hình ảnh, đôi khi trùng lặp.
- Chữ viết thể hiện trên văn bản viết, tiếp xúc bằng thị giác.
- Có sự hỗ trợ của dấu câu, ký hiệu văn tự, biểu đồ, bản đồ, hình ảnh minh họa.
- Tùy thựôc vào điều kiện diễn đạt mà dùng từ ngữ, câu văn phù hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản.
* Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng bảo đảm 3 điểm khác nhau ở trên vẫn cho điểm.
Câu 2: (2 điểm)
* Chép văn bản đúng với phiên âm và dịch thơ ở SGK Ngữ văn 10 Tập I được 1điểm, sai mỗi lỗi trừ: 0,25 điểm.
* Nêu đúng chủ đề được 1 điểm: Với nghệ thuật thơ Đường đạt đến trình độ mẫu mực, bài thơ là nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời. 
 * Lưu ý: Nếu không chép được phần văn bản thì phần chủ đề chỉ cho 1/2 tổng số điểm. 
Câu 3: Bài viết thuộc thể loại văn tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm. Do đó học sinh phải trình bày đầy đủ các yêu cầu của thể loại văn tự sự.
a) Yêu cầu đề ra:
- Thể loại: là văn tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Nội dung kể lại truyện “An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy” qua lời kể của nhân vật An Dương Vương.
- Tư liệu: Truyện “An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy” (trang 39, sách Ngữ văn 10 tập I).
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất số ít (tôi, ta).
b) Nội dung bài viết:
* Mở bài: (1điểm)
Có hai cách kể:
- Trực tiếp đi vào kể truyện.
- Gián tiếp tưởng tượng ra cảnh An Dương Vương ở thủy cung kể lại những sự việc cho Vua Thủy tề.
* Thân bài: (3điểm)
- Học sinh phải biết chọn sự việc chi tiết tiêu biểu để kể.
- Có đưa dẫn chứng những lời nói của các nhân vật.
- Học sinh phải biết chuyển đổi lời từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất để kể.
- An Dương Vương xây thành và chế tạo nỏ: thành đắp lỡ - lập bàn thờ - cầu thần - sứ Thanh giang giúp đỡ.
- An Dương Vương để mất nước: nhà vua mất cảnh giác - gả con gái cho Trọng Thủy và cho ở rể - chủ quan khinh địch – con gái thơ ngây tiết lộ bí mật.
* Kết bài: An Dương Vương theo rùa vàng xuống biển.
 Nêu ý kiến, đánh giá.
* Lưu ý: Khi chấm giáo viên tôn trọng ý kiến, cách kể của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe KT so 10.doc