I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân).
Câu II. (3,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn thể hiện quan niệm của anh (chị) về lòng nhân đạo.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu III.a hoặc III.b)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT LAI VUNG 1 KỲ THI DIỄN TẬP- TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2008 - 2009 Môn : Ngữ văn – lớp 12 Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi : 05/ 5/ 2009 Đề thi gồm : 01 trang I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân). Câu II. (3,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn thể hiện quan niệm của anh (chị) về lòng nhân đạo. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về nhân vật Việt trong “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi. HẾT. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT LAI VUNG 1 KỲ THI DIỄN TẬP- TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2008 - 2009 Hướng dẫn chấm môn : Ngữ văn – Lớp 12 Hướng dẫn chấm gồm : 03 trang I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) a) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau: Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”- được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. b) Cách cho điểm: - Học sinh trả lời đầy đủ theo đáp án, hoặc thiếu tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” vẫn cho 2,0 điểm. - Nếu chỉ trả lời : tác phẩm được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám (1,0 điểm). - Nếu học sinh chỉ nêu được: tác phẩm viết vào năm 1954 (1,0 điểm). Câu II. (3,0 điểm) a) Yêu cầu về kỹ năng: - Chỉ viết một đoạn văn - Viết đúng kiểu văn bản nghị luận - Nghị luận phải hướng về lòng nhân đạo b) Yêu cầu về kiến thức: Tuỳ thuộc vào quan niệm riêng, thí sinh có cách trình bày khác nhau. Sau đây là một vài ý tham khảo: - Đoạn văn phải thể hiện rõ thế nào là lòng nhân đạo. - Đưa ra một vài ví dụ về hoàn cảnh mà ta cần thể hiện lòng nhân đạo. - Xót thương và tìm cách giúp đỡ - Lòng nhân đạo cần được phát huy rộng rãi. c) Cách cho điểm: - Viết đúng một đoạn văn, đúng kiểu văn nghị luận bàn về lòng nhân đạo, kết hợp với diễn đạt tốt (3,0 điểm). - Viết đúng một đoạn văn, đúng kiểu văn nghị luận, nhưng nội dung chưa tập trung thể hiện rõ về lòng nhân đạo, mắc một vài lỗi nhỏ trong quá trình diễn đạt. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà giám khảo có thể cho điểm từ 1,0 đến 2,0 điểm. - Viết đúng một đoạn văn, nhưng nội dung không liên quan về lòng nhân đạo (0 điểm). II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận, kiểu bài phân tích nhân vật văn học. Kết cấu bài viết chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt b) Yêu cầu về kiến thức: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài, thí sinh cần làm rõ những ý cơ bản sau: - Sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng người đàn bà hàng chài lại có ngoại hình xấu. Cuộc sống lam lũ, vất vả, lo toan khiến những nét thô kệch càng trở nên đậm nét. - Tâm hồn cao đẹp của người đàn bà hàng chài: có sức chịu đựng, nhân hậu, bao dung, giàu đức hy sinh và lòng vị tha. + Khi bị chồng đánh, chị nhẫn nhục chịu đựng, không kêu rên, không chống trả, nhưng cũng không chạy trốn. Chị coi đó là lẽ đương nhiên vì trong cuộc mưu sinh ở biển cần có người đàn ông biết nghề, khoẻ mạnh. + Chị là người rất tự trọng, không muốn bất cứ ai chứng kiến, thương xót cho mình. + Khi ở toà án huyện, người đàn bà đã đem đến cho Đẩu và Phùng những xúc cảm mới: * Chị chấp nhận đau khổ, sống cho các con chứ không phải cho mình. * Cách ứng xử nhân bản: bị chồng đánh, chỉ xin chồng đánh ở trên bờ, đừng để các con nhìn thấy. Chị đã cảm nhận và san sẻ nỗi đau với chồng, cảm thông và tha thứ cho chồng. Trong khổ đau, người đàn bà vẫn chắc lọc được niềm hạnh phúc nhỏ nhoi. - Câu chuyện của người đàn bà giúp ta thấu hiểu: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng của cuộc sống. c) Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng tốt yêu cầu của đề. Dẫn chứng có chọn lọc, phong phú, chính xác. Văn viết có cảm xúc. Diễn đạt tốt. - Điểm 3-4: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chính xác và khá phong phú nhưng phân tích chưa thật sâu sắc. Văn viết mạch lạc, truyền cảm nhưng còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2,5: Bài viết đạt chuẩn trung bình so với mức 5,0 điểm. - Điểm 1 - 2: Phân tích sơ sài, kể lung tung. Diễn đạt kém, mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. Chữ viết cẩu thả. - Điểm 0: Không làm bài. Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết làm bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về nhân vật trong tác phẩm văn học; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b) Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi và nghệ thuật xây dựng nhân vật, thí sinh có thể triển khai bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần có những nội dung cơ bản sau: - Việt có nét riêng của một cậu con trai mới lớn: vô tư, tính tình còn rất trẻ con, ngây thơ, hiếu động (hay tranh giành phần hơn với chị, phó thác việc nhà cho chị, mải mê những trò chơi câu cá, bắn chim) - Việt chững chạc trong tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường (dùng thủ pháo diệt xe bọc thép Mĩ, khi bị thương một mình trong rừng vẫn luôn trong tư thế chiến đấu) - Nghệ thuật: Khắc hoạ tính cách nhân vật bằng ngôn ngữ tự nhiên, sinh động. c) Cách cho điểm: - Điểm 4 -5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2 -3: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt còn yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. HẾT.
Tài liệu đính kèm: