Ôn văn lớp 10 - THPT

Ôn văn lớp 10 - THPT

Nhìn chung nền văn học VN qua các thời kỳ lịch sử.

Các thành phần cấu tạo của nền văn học Việt Nam

________________________________________

 1. Nền Văn học dân gian ra đời từ thời viễn cổ và tiếp tục phát triển về sau này. Tính nhân dân, tính dân tộc của nó từ nội dung tới hình thức có tác dụng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của nền văn học viết.

 2. Văn học viết ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 10 (?) gồm có 3 bộ phận: Văn học viết bằng chữ Hán, Văn học viết bằng chữ Nôm và Văn học viết bằng chữ quốc ngữ. Ba bộ phận văn học ấy nối tiếp, kế thừa và phát triển cho thấy tinh thần sáng tạo, ý trí tự lập tự cường và sức mạnh Việt Nam vô cùng to lớn.

 3. Văn học dân gian là cội nguồn của nền văn học dân tộc. Hai thành phần Văn học viết và Văn học dân gian luôn luôn tác động qua lại, hội tụ và kết tinh ở những thiên tài văn chương như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, v.v.

 

doc 78 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1275Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn văn lớp 10 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn văn lớp 10- THPT:
Nhìn chung nền văn học VN qua các thời kỳ lịch sử.
Các thành phần cấu tạo của nền văn học Việt Nam
    1. Nền Văn học dân gian ra đời từ thời viễn cổ và tiếp tục phát triển về sau này. Tính nhân dân, tính dân tộc của nó từ nội dung tới hình thức có tác dụng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của nền văn học viết.
    2. Văn học viết ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 10 (?) gồm có 3 bộ phận: Văn học viết bằng chữ Hán, Văn học viết bằng chữ Nôm và Văn học viết bằng chữ quốc ngữ. Ba bộ phận văn học ấy nối tiếp, kế thừa và phát triển cho thấy tinh thần sáng tạo, ý trí tự lập tự cường và sức mạnh Việt Nam vô cùng to lớn.
    3. Văn học dân gian là cội nguồn của nền văn học dân tộc. Hai thành phần Văn học viết và Văn học dân gian luôn luôn tác động qua lại, hội tụ và kết tinh ở những thiên tài văn chương như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, v.v...
Các thời kỳ phát triển 
     Có thể chia làm 3 thời kỳ lớn:
    1. Thời kỳ từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX: Thơ văn Hán - Nôm.
    2. Thời kỳ từ thế kỷ thứ XX đến năm 1945: Thơ văn Hán Nôm - thơ văn quốc ngữ.
    3. Thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay: thơ văn quốc ngữ mang nội dung cách mạng, kháng chiến, yêu nước và tiến bộ.
Mấy nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam 
    1. Truyền thống yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc
    2. Tình nhân ái.  
    3. Thơ ca có một truyền thống lâu đời phát triển mạnh. Có nhiều kiệt tác.Văn xuôi phát triển chậm: từ 1930 trở đi mới phát triển nhanh vọt, tiến lên hiện đại hoá.
I- Phần I- văn học dân gian:
1, Đại cương về văn học dân gian:
Khái niệm văn học dân gian.
    - Văn học dân gian là một thành tố của văn hoá dân gian, tức là phôncơlo (trí tuệ nhân dân). 
    - Văn học dân gian còn gọi là văn học truyền miệng hoặc văn học bình dân.
    - Văn học dân gian là những sáng tác tập thể truyền miệng của nhân dân, ra đời từ thời viễn cổ, phát triển qua các thời kì lịch sử, đến cả hiện nay và mai sau. Văn học dân gian có những đặc trưng riêng so với văn học viết; nó cùng với văn học viết hợp thành nền văn học dân tộc.
Các thể loại văn học dân gian
    1. Thơ ca dân gian: tục ngữ, câu đố, ca dao, hò, vè, truyện thơ.
    2. Truyện dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
    3. Sân khấu dân gian: chèo, tuồng đồ.
Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
    1. Tính tập thể (trong sáng tạo, trong lưu truyền, trong sử dụng và cảm thụ...)
    2. Tính truyền miệng.
    3. Gắn với sinh hoạt xã hội (đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động...)
Giá trị và vai trò của văn học dân gian trong nền văn học dân tộc
    1. Văn học dân gian là kho báu về trí tuệ, tâm hồn và thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân.
    2. Văn học dân gian là ngọn nguồn, là cơ sở kết tinh của văn học dân tộc.
2, Sử thi:
Định nghĩa
    Sử thi là những áng văn tự sự (bằng văn vần hoặc văn xuôi) có quy mô hoành tráng, miêu tả và ca ngợi những thành tựu có tính toàn dân và có ý nghĩ trọng đại (sống còn, vinh nhục) đối với cộng đồng, ca ngợi những anh hùng bộ tộc mang sức mạnh thần kỳ, tiêu biểu cho phẩm chất và khát vọng của bộ tộc.
    Sử thi cổ đại là sản phẩm tinh thần - lễ nghi, nghệ thuật của xã hội thị tộc-bộ lạc, một thể loại một đi không trở lại, phản ánh những kì tích của cộng đồng trong công cuộc xây dựng sự phát triển, chinh phục tự nhiên và chiến đấu chiến thắng mọi kẻ thù của bộ tộc.
Những bộ sử thi của Việt Nam và thế giới
    1. Việt Nam.
    "Đẻ đất đẻ nước" của người Mường, bằng thơ. Bản sưu tầm ở Hoà Bình dài 3887 câu thơ; bản sưu tầm ở Thanh Hóa dài 8503 câu (?)
    - "Bài ca Đan Sẵn" của người Ê đê.
    - "Xinh Nhã" của nhiều bộ tộc ở Tây Nguyên, chủ yếu của người Ê đê.
    - “Y Ban” của nhiều bộ tộc ở Tây Nguyên.
    - "Đăm Di" của người Ê đê và Giarai.
    - "Xinh Chơ Niếp" của người Ê đê.
    - v.v...
    2. Thế giới:
    - "Ramayana" của Ấn Độ gồm có 24.000 câu thơ đôi.
    - "Mahabharata" của Ấn Độ dài 110.000 câu thơ đôi.
    - "Ôđixê" của Hi Lạp dài 12.110 câu thơ, tác giả Hômerơ.
    - "Iliat" của Hi Lạp, dài 15.683 câu thơ, tác giả Hômerơ.
    - v.v...
Những ý kiến về sử thi
    1. ..."Thời đại thịnh vượng nhất của giai đoạn cao trong thời đại dã man được diễn tả trong những bài thơ của Hômerơ, nhất là tập Iliat.
    ... Bản anh hùng ca của Hômerơ và toàn bộ thần thoại - đó là những di sản chủ yếu mà người Hi Lạp đã đem được từ thời đại dã man sang thời đại văn minh...” (Ăng ghen)
    2. ..."Chỉ thông qua sức mạnh phi thường của cộng đồng, người ta mới có thể giải thích được vẻ đẹp tuyệt vời và sâu sắc của thần thoạivà anh hùng ca, một vẻ đẹp xây dựng trên sự hoà hợp triệt để giữa nội dung và hình thức..." (Gorki)
    3. "Sử thi anh hùng bao hàm một bức tranh hoàn chỉnh của cuộc sống nhân dân dưới hình thức kể truyện anh hùng về quá khứ. Thế giới sử thi lý tưởng và nhân vật dũng sĩ trong sự thống nhất hài hoà của chúng - đó là những nhân tố chủ yếu của một nội dung sử thi anh hùng". (Mêlêtinxki)
3, Đẻ đất, đẻ nước:
Một vài nét về tác phẩm
    1. Quy mô
    Sử thi "Đẻ đất đẻ nước" có quy mô hoành tráng. Bản sưu tầm ở Thanh Hoá dài tới 8503 câu thơ.  Người Mường ở Nghĩ Lộ, Hoà Bình và miền tây Thanh Hoá còn truyền tụng "Đẻ đất đẻ nước". Các thầy mo (thầy cúng) vẫn đọc "Đẻ đất đẻ nước" trong các tang lễ.
    2. Tóm tắt
    Thuở ấy, khi đất trời còn hỗn mang, bỗng "mưa dầm mưa dãi" nước ngập mênh mông, 50 ngày sau mới rút hết. Tự nhiên mọc lên một cây xanh có 90 cành, có một cành cao trọc trời, biến thành ông Thu Tha, Bà Thu Thiên. Hai Thần truyền lệnh làm ra Đất, Trời và Vạn vật. Sau đó, nắng dữ dội suốt 12 năm liền, mặt đất xơ xác. Thần Pồng Pêu ao ước một trận mưa lớn. Tức thì mưa to gió lớn suốt chín,  mười ngày đêm; hạt mưa to bằng quả bưởi, nước lại ngập bao la. Bẩy tháng sau nước rút cạn, có một cây si khổng lồ mọc lên tua tủa 1919 cành. Trời sai con Sâu Gang khoét ruỗng ruột cây si. Cây đổ, mỗi cành hoá ra một bản mường:
..."Một cành đổ về đất Sạp
Nên mường Sạp.
Một cành đổ về đất Giạp 
Nên mường Giạp.
Một cành ngã về đất Bi, đất Lỗ.
Nên Mường Bi, Mường Lỗ..."
    Có một cành si lại hoá ra Mụ Dạ Dần; mụ đẻ ra hai cái trứng kì dị, nở ra cun Bướm Bạc và cun Bướm Bờ. Vừa mới nở, cun Bướm Bạc đã ăn hết 9 chõ cơm; cun Bướm Bờ ăn hết 5 chõ xôi:
"Cun Bướm Bạc và cun Bướm Bờ 
Lớn cao hơn đụn chính, đụn mười. 
Tiếng cười như tiếng trống cái 
Tiếng nói như tiếng sấm vang
Xương vai dài tám mươi lóng 
Xương sống dài bẩy mươi gang..."
    Vua trời cho mười nàng tiên xuống trần gian du ngoạn. Hai cun cưõi ngựa bạc, vác ná đi sãn lợn rừng, gặp các nàng tiên "lưng ong, tóc mượt". Hai nàng tiên quên đường về trời. Họ nên vợ nên chồng . Sau 12 năm 9 tháng, hai nàng tiên sinh được một bầy con mà "Trống chim Tùng, mái chim tót là con út con yêu". Đôi chim trống mái sau "9 ngày, 9 đêm, 9 tháng" để ra 1919 chiếc trứng nở ra Thần Chớp, Thần Mây, nở ra chuột, lợn, voi, thú dữ... Đôi chim đẻ ra lứa thứ hai "được một trứng đen đen bốn khúc - Trứng bầu dục 4 khuôn - Mặt vuông mặt tròn chín cạnh -Rành rành mười hai quai"... Mụ Dạ Dần sai chim chiền chiện ấp, trứng nở ra một bầy con, mỗi đứa nói một thứ tiếng: tiếng Lào, tiếng Thái, tiếng Kinh, tiếng Mọn, tiếng Mường, tiếng Mán, tiếng Mèo Trứng cũng nở ra anh em nhà lang: ông Dịt Dáng, ông Lang Tà Cái, ông Lang Cun Cần, bố Bướm Khang, ông Sang Si, nàng Vạ Hai Chiếng.... Loài người có từ đấy. Bộ tộc Mường có từ đấy.
    Thần Cuộng Minh Vàng Rậm, nàng ả Sấm Trời "đúc 9 mặt trời, đúc được 12 mặt trăng" làm chói chang trời đất. Họ nhà Ngao "thần nỏ" dùng cung tên bắn rụng hết, chỉ để lại một mặt trăng, một mặt trời. Rồi ông Thu Tha, bà Thu Thiên làm ra năm, tháng, ngày, đêm, bốn mùa cho người theo đó làm ăn sinh sống.
    Người Mường chưa có thủ lĩnh.Mường nước mời ông Dịt Dáng, rồi mời Lang Tá Cái ra "cầm binh cầm mường”. Cả hai đều bất tài bị "ma đón đường, thuồng luồng xanh","rồng vàng ngăn ngõ". Mường nước phải đi mời Lang Cun Cần ra tiễu trừ ma quỷ, thú dữ.
"Ma chạy từng bầy trốn vào trong núi 
Ma rồng sơ Lang Cun Cần trời
Thuồng luồng sợ Lang Cun Cần chặt 
Ma Trời, ma Đất cùng chạy nhanh nhanh"...
    Lang Cun Cần trở thành thủ lĩnh từ đó. Rùa Thần giúp lang dựng nhà cửa to đẹp. Tà Cắm Cọt (thần lửa) cho Cun Cần lửa. Nàng tiên Mái Lúa (thần Trồng Trọt) giúp lang nhiều hạt giống để sản xuất. Lang Khấm Dậm bày cho cách ủ men chế rượu cần. Mụ La, mụ Húng, (thần chăn nuôi) dạy cho mường nước nuôi gia súc, gia cầm. Mường nước có trâu bò cày ruộng làm nương.
    Hai chương 17, 18 gồm 1263 câu thơ kể chuyện Lang Cun Cần lấy vợ. Lang lấy em gái nàng Vạ Hai Chiếng, bị làng bản coi khinh, bị vua Trời sai cun Sấm nàng Sét (thiên lôi) xuống trừng phạt, may mà thoát chết. Lang Cun Cần sai bỏ nàng Vạ Hai Chiếng vào rừng sâu. Lang sai người đem lễ vật đi khắp nơi tìm "gái đẹp con dòng". Cun Cần lấy được nhiều vợ: có vợ là con gái vua Trời, có vợ là thần tiên, có vợ là con gái mường nước. Lang Cun Cần có một bầy con:
"Nàng Vậm Đầu Đất
Đẻ được cun Tồi, cái Sang 
Nàng Vậm Đầu Nước
Đẻ ra cun Tàng, cái Lớn,
Nàng Ả Sao, Ả Sáng,                  
Ả Rạng nhà ông vua Trời
Đẻ được Lang Cun Khượng
Ả Gái nuôi trong mường 
Đẻ ra chàng Toóng Ín..."
    Con cái trưởng thành. Lang Cun Cần chia đất cho các con. Anh em bất hoà. Toóng Ín vu cho Lang Cun Khương làm giặc để âm mưu cướp đất của anh. Lang Cun Khương chạy lên vua Trời, nhờ ông ngoại che chở. Trời giáng hoạ, gây ra lũ lụt, ép anh em nhà Lang phải giết Toóng Ín. Từ đó, Lang Cun Khương trở nên một thủ lĩnh giàu có, đầy quyền uy.
    Tậm Tạch là tôi tớ của lang đã tìm được cây  Chu Đồng (cây thần) lấy được "bông thau, quả thiếc" mà trở nên giàu có. Anh em Lang Cun Khương lập mưu chuốc rượu cho Tậm Tạch say, lừa lấy được "bông thau, quả thiếc". Lang đưa cả mường nước đi chặt cây Chu Đồng kéo về làm nhà chu.Tậm Tạch phản loại bị lang giết chết. Rùa Thần lại giúp lang làm nhà chu "sáng cả mường, kinh kì kẻ chợ", "rạng trời rạng đất". Lang giết 10 voi ngà, 30 trâu mộng, 9 bò, 100 gà sao, nấu 1000 vò rượu, để ăn mừng. Lang Cun Cần ban thưởng cho các con nhiều vàng bạc quý giá.
    Con của Tậm Tạch lại đốt nhà chu để báo thù cho cha. Hắn lại bị lang giết chết, máu hắn hoá thành con Moong khổng lồ, tàn phá bản mường. Lang Cun Cần đưa tất cả mường nước đi săn Moong, vô cùng nguy hiểm mới giết được. Moong được ăn thịt; người Lào, người Thái, người Tày, người Mường nhanh chân lấy được da Moong vằn vện mà học được cách thêu thùa, dệt vải rất đẹp. Người Kinh đến sau lấy được thịt và mỡ Moong, từ đấy biết nấu nhiều món ăn ngon.Người "Mường ngoài" (Hoà Bình) đến sau cùng, chẳng được thứ gì , chỉ nhìn thấy đống tro thui Moong, chẳng may, gió thổi tro bay dính vào môi, nên môi người "Mường ngoài" bị đen là vì thế!
    Tai hoạ còn nhiều. Chó ăn phải phổi Moong mà thành chó điên. Chó điên bị giết, xác bị quẳng xuống sông, cá ăn phải biến thành Cá điên. Cá điên bị lang bắt giết, bầy quạ ăn phải hoá ra Quạ điên. Mường nước săn nùng mãi, cuối cùng Lang Cun Khương bắn trúng Qụa, cả bày hoảng sợ bay trồn vào rừng sâu. Nhưng rồi hồn Toóng Ín lại biến thành Ma Ruộng đưa bầy Rắn  "mỏ vàng, mỏ đỏ" đánh nhau với anh em  ... nguyện và đừng tìm gì khác nữa
            Nếu chàng thấy mệnh vận đã chiều chàng,
            Thì hãy quay về phía giai nhân,
            Và đòi tình yêu của nàng bằng một cái hôn đính ước tình vợ chồng - nụ hôn “ban cho” và “tiếp nhận”.
    Ngôn ngữ kịch trau truốt, đầy chất thơ, mượt mà. Ca ngợi tình yêu và hạnh phúc lứa đôi là một biểu hiện sâu sắc, đẹp đẽ của chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng và Văn hóa Phục hưng. Và đó là chất thơ trong hài kịch Sêcxpia.
    - Sau nụ hôn là niềm tự hào của công nương Porxia. Nàng trân trọng nói: “Thưa quý công tử Baxaniô”. Nàng chỉ muốn từ nay trở đi, tài đức của nàng “hai chục lần làm tăng gấp ba”, sắc đẹp của nàng đẹp “gấp lên nghìn lần, giàu lên vạn lần”. Nàng sung sướng tuyên bố: “ngay từ bây giờ ngôi nhà này, những kẻ hầu hạ kia và bản thân em, chúng em là của chàng, hỡi chúa của em”. Và nàng đã trao nhẫn
    Cũng là tiếng nói hạnh phúc và ca ngợi tình yêu.
    Tóm lại, chất hài và chất thơ kết hợp hài hòa. Suy nghĩa của Baxaniô về hòm vàng, hòm bạc, hòm chì còn mang một ý vị triết lý về sự hào nhoáng giả dối và cái đẹp chân chính, cái đẹp thực chất trong cuộc đời. Con người phải thông tuệ, có đức tài để nhận diện và khám phá. Đoạn kịch đã ca ngợi tình yêu, hạnh phúc và đức tài của tuổi trẻ. Đó là tính nhân văn mà ta cần biết để trân trọng vẻ đẹp.
*** Văn học là gì
Văn học là một môn nghệ thuật
    1. Văn học nhận thức, phản ánh đời sống con người
    Cũng như hội họa, ca nhạc, điêu khắc văn học là một môn nghệ thuật. Đối tượng của văn học là con người – con người trong học tập, lao động, chiến đấu, con người trong tình yêu và những mối quan hệ xã hội khác, con người trong không gian thời gian với thiên nhiên, vũ trụ. Nói văn học là nhân học, đúng thế. Văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người và đời sống con người, nói lên những ước mơ, khát vọng, những tâm tư, tình cảm của con người trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú.
    Chỉ đến lúc nào đó văn học mới là văn học đích thực khi văn học thể hiện được sự khám phá và sáng tạo, có những kiến giải hay và đẹp về con người và đời sống con người.
    “Ramayana” có 24.000 câu thơ đôi, “Tam quốc diễn nghĩa” với hàng triệu chữ, bài thơ “Cây chuối” của Nguyễn Trãi, bài thơ tình của Xuân Diệu đó là văn học.
    2. Văn học là sự thể hiện tinh tế tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng, quan điểm và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn đối với con người và cuộc sống. Mỗi trang văn, mỗi bài thơ (đích thực) dù nói về gì, đề tài gì rộng lớn hay bé nhỏ đều thể hiện lòng yêu, sự ghét của tác giả, thể hiện một quan điểm nhân sinh hoặc lên án cái ác, hoặc ca ngợi tình yêu, đưa tới sự hướng thiện, cái cao cả, cái đẹp của thiên nhiên và con người. Văn học mang tính khuynh hướng rõ rệt.
            “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
            Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
            Lẽ nào trời đất dung tha
            Ai bảo thần dân chịu được
                                                (Nguyễn Trãi)
            “Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
            Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.
            Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm,
            Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
                                                (Nguyệt Cầm – Xuân Diệu)
            “Yêu biết mấy, những con người đi tới
            Hai cánh tay như hai cánh bay lên
            Ngực dám đón những phong ba dữ dội
            Chân đạp bùn không sợ các loài sên”
                                                (“Mùa thu tới” – Tố Hữu)
    3. Văn học nhận thức và thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật
    Văn thơ hàm chứa tư tưởng tình cảm. Nhưng văn chương không nói ý một cách khô khan. Vì sao mà có thơ nồi đồng, con cóc? Văn chương đích thực là hoa quí nên mới có hương sắc. Văn chương thấm vào lòng người, bất tử với thời gian, không có biên giới bởi lẽ văn học nhận thức và thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật.
    Hình tượng nghệ thuật do nhiều yếu tố, chi tiết nghệ thuật hợp thành. Đọc tác phẩm văn học phải phát hiện ra và cảm nhận các chi tiết nghệ thuật, có thế mới khám phá được cái hay, cái đẹp của hình tượng nghệ thuật.
    Vậy hình tượng nghệ thuật là gì?
    - Trong thơ văn, hình tượng nghệ thuật có thể là một bông hoa, một vầng trăng, một nàng Kiều, một Trương Phi – cũng có thể là một nét của tâm trạng, tình cảm như “Tương tư” của Nguyễn Bính, v.v
    - Vậy, hình tượng là bức vẽ về con người, về cuộc đời, về thiên nhiên cụ thể được nhà văn sáng tạo nên qua liên tưởng, tưởng tượng để thể hiện tư tưởng, tình cảm và khái quát hiện thực một cách thẩm mĩ
    - Có cảm nhận được hình tượng mới thấy được cái hay, cái ý vị của văn chương.
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ
    1. Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng của văn học
    Hội họa dùng màu sắc, đường nét âm nhạc diễn tả bằng âm thanh, tiết tấu điêu khắc dùng chất liệu (kim loại, đá, gỗ...) tạo nên hình khối, đường nét v.v Còn văn học phải diễn tả bằng ngôn từ. Mỗi tác phẩm văn học phải được gắn liền với một thứ ngôn ngữ và văn tự (gốc) nhất định. Ngôn ngữ, văn tự là công cụ của nhà văn. Nhà văn Nguyễn Tuân được ca ngợi là bậc thầy về ngôn ngữ. Văn của ông là tờ hoa, là trang văn. Hồ Chí Minh viết văn làm thơ bằng tiếng mẹ đẻ, bằng tiếng Pháp, bằng chữ Hán. Thật là kì tài.
    2. Những đặc điểm của ngôn từ văn học
    Nhà văn nhà thơ phải sử dụng ngôn từ và trau chuốt nó, tạo thành một thứ ngôn ngữ văn chương giàu có, sang trọng, đẹp đẽ. Ngôn ngữ văn học có những đặc điểm sau:
    - Tính hệ thống
    - Tính chính xác
    - Tính truyền cảm
    - Tính hình tượng
    - Tính hàm súc, đa nghĩa
    - Tính cá thể hoá
    Trong đó, tính chính xác, tính truyền cảm, tính hình tượng là cực kỳ quan trọng. Nói rằng “Văn hoa dã chất chi đối”, “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” là như vậy. Kim Trọng khen Kiều khi nàng làm một bài thơ viết lên bức tranh Kim Trọng mới vẽ:
            “Khen tài nhả ngọc phun châu,
            Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này!”
    Nhà văn sử dụng ngôn từ để xây dựng hình tượng văn học. Vì thế đọc sách hoặc phân tích thơ văn không được thoát li văn bản và ngôn từ
    3. Tính chất “phi vật thể” của chất liệu ngôn từ và khả năng diễn tả đặc biệt phong phú của nghệ thuật ngôn từ
    - Xem tranh xem ti vi đã thấy được cụ thể cảnh vật, sự việc biểu hiện. Đọc văn, ta phải tưởng tượng, liên tưởng, suy luận, cảm xúc với tất cả mọi giác quan và tâm hồn, mới hình dung được cảnh vật, sự việc. Điều đó nói lên rằng, ngôn từ mang tính chất “phi vật thể”. Con chứ đấy, câu thơ đấy nhưng không phải ai cũng hiểu và cảm như nhau.
    - Ngôn từ có sức mạnh vạn năng, có thể diễn tả sự việc theo dòng chảy lịch sử qua hàng trăm năm, hàng vạn năm trên một không gian hữu hạn hoặc rộng lớn vô hạn.
    - Ngôn từ còn có khả năng diễn tả những rung động biến thái của tâm hồn con người.
    Thật là kỳ diệu khi Nguyễn Trãi viết:
            “Ngư ca tam xướng yên hồ khoát,
            Mục đích nhất thanh thiên nguyệt cao!”
                                                            (Ức Trai thi tập)
    Nếu không hiểu được ngôn từ sao có thể cảm được cái hay của hai câu thơ trên?
* Nhà văn và quá trình sáng tạo
Vai trò của nhà văn với đời sống văn học
    Không có ong mật thì chẳng có mật ong. Và không có hoa thì ong cũng chẳng thể làm ra mật. Không có nhà văn thì không có tác phẩm, tất nhiên cũng không thể có đời sống văn học. Lại còn phải có hiện thực phong phú tạo nguồn sáng tạo cho nhà văn thì mới có thơ văn. Từ muốn mặn, phù sa, hương sắc cuộc đời nhà văn sống hết mình với hiện thực phong phú ấy may ra mới có tác phẩm văn học.
    Viết về mối quan hệ giữa nhà văn và đời sống hiện thực, Chế Lan Viên nói:
            “Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi,
            Còn một nửa cho mùa thu làm lấy.
            Cái xào xạc, hồn anh chính là xào xạc lá
            Nó không là anh, nhưng nó là mùa”
                                    (“Sổ tay thơ – Đối thoại mới)
    Nhà văn phải khám phá và sáng tạo, không theo đuổi người. Không tô hồng cũng không bôi đen hoặc sao chép hiện thực. Nhà văn cũng không được lặp lại mình. “Văn chương quý bất tùy nhân hậu” (Hoàng Đình Kiên đời Tống”.
Những nhân tố cần có đối với một nhà văn
     Một vạn học sinh đỗ tú tài, sau 5, 6 năm học tập ở đại học có thể đào tạo thành những kĩ sư, bác sĩ nhưng rất ít hoặc không thể đào tạo thành nhà văn. Có một hiện tượng kỳ lạ là trong xã hội ta ngày nay sao mà nhiều “nhà thơ” thế. Thật ra đó là những “thi sĩ – vè”, “thi sĩ – con cóc”, Lênin từng nói: “Trong lĩnh vực nghệ thuật, không có chỗ đứng cho kẻ trung bình”. Vậy nhà văn cần những nhân tố gì?
    – Phải có năng khiếu, có tài.
    – Phải có cái tâm đẹp. (chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” – Kiều)
    – Phải có vốn văn hóa rộng rãi (có học). Học vấn thấp hạn chế chẳng khác nào đất ít mầu mỡ, cây kém xanh tươi, hoa trái chẳng ra gì.
    – Phải có vốn sống như con ong giữa rừng hoa. Phải sống hết mình.
    – Phải có một lí tưởng thẩm mĩ cao đẹp: sống và viết vì chủ nghĩa nhân văn.
    – Phải có tay nghề cao. Xuân Diệu gọi đó là “bếp núc làm thơ”.
    – Ngoài ra còn có một điều kiện khách quan ấy là môi trường sáng tác. Nhà văn phải được sống trong tự do, dân chủ, phải có vật chất tạm đủ (cơm áo không đùa với khách thơ) 
    – Với nhà văn, kiêng kị nhất là thói kiêu ngạo, xu nịnh bợ đỡ Vì thế văn chương có ngôi thứ: kẻ làm thơ, nhà thơ, thi nhân, thi sĩ, thi hào, đại thi hào. Còn có loại “đẽo câu đục vần” được ngồi một chiếu riêng. Loại bồi bút thì bị độc giả khinh bỉ.
    Trong tập “Văn 10” tập 2 có viết:
    “Nhà văn phải có năng khiếu, có vốn văn hóa rộng rãi và có tư tưởng nghệ thuật độc đáo. Nói như thế là đúng nhưng chưa đủ.
Quá trình sáng tạo
    Lao động nghệ thuật của nhà văn là một thứ lạo động đặc biệt. Phải có hứng, nếu không có hoặc chưa có cảm hứng thì chưa thể sáng tác. Mỗi nhà văn có một cách sáng tác riêng. Xuân Diệu làm thơ được “thiết kế” công phu chặt chẽ. Tố Hữu thì “câu thơ trước gọi câu thơ sau”. Hoàng Cầm làm thơ, có thể như có ai đọc chính tả cho chép lại. Ông sáng tác bài: “Lá Diêu Bông” vào quá nửa đêm mùa rét 1959. Khi cả nhà đang ngủ say, ông tỉnh giấc “chợt bên tai vẳng lên một giọng nữ rất nhỏ nhẹ mà rành rọt, đọc chậm rãi, có tiết điệu, nghe như từ thời nào, xa xưa vẳng đến, có lẽ từ tiền kiếp vọng về:
            “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng”
                                                (“Về Kinh Bắc”, trang 160 – 161)
    Nhà thơ Chế Lan Viên qua đời còn để lại một núi “Phác thảo thơ – di bút”. Đọc hồi kí các nhà văn, nhà thơ danh tiếng, ta ngạc nhiên và vô cùng khâm phục về lao động sáng tạo của họ. Có câu thơ được viết hàng tháng.
    Có bài thơ hình thành nhiều năm. Có cuốn tiểu thuyết được sáng tác trong 1/10, 1/5 thế kỷ.
    Để có những “thiên cổ hùng văn”, “thiên cổ kì bút”, “Sách gối đầu giường cho thiên hạ” phải là những bậc thiên tài mới sáng tạo nên.
    Yêu văn học ta càng yêu kính và biết ơn nhà văn, nhà thơ. Tác phẩm của họ đã làm tâm hồn ta thêm giàu có. Văn chương là cái đẹp muôn đời. Văn chương, văn hiến, văn hóa là niềm tự hào của mỗi quốc gia.

Tài liệu đính kèm:

  • docÔn văn lớp 10.doc