Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2008-2009 - Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An (Đề dự bị) (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2008-2009 - Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An (Đề dự bị) (Có đáp án)

Câu 1. (2,0 điểm)

 a. Hãy nêu những hoạt động cơ bản của bộ NST ở các kì: kì đầu, kì giữa của lần phân bào I trong giảm phân.

 b. Sự giảm nhiễm đã diễn ra trong lần phân bào I hay lần phân bào II của giảm phân? Vì sao?

 

doc 3 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2008-2009 - Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An (Đề dự bị) (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§Ò dù bÞ
Së GD&§T NghÖ An
K× thi chän häc viªn giái tØnh líp 12 
N¨m häc 2008 - 2009
M«n thi: Sinh häc 12 THPT
Thêi gian lµm bµi: 180 phót
Câu 1. (2,0 điểm)
	a. Hãy nêu những hoạt động cơ bản của bộ NST ở các kì: kì đầu, kì giữa của lần phân bào I trong giảm phân.
	b. Sự giảm nhiễm đã diễn ra trong lần phân bào I hay lần phân bào II của giảm phân? Vì sao?
Câu 2. (3,5 điểm) 
	a. Hãy vẽ sơ đồ và nêu chức năng của các thành phần trong operon Lac ở vi khuẩn E.coli. 
	b. Hãy nêu vai trò của gen điều hoà đối với hoạt động của operon?
Câu 3. (2,0 điểm) Dưới đây là trình tự một đoạn nucleotit trong mạch bổ sung của một gen lặn là: ATA XXX GTA XAT TTA XXG
	Hãy xác định:
	a. Trình tự nucleotit trong đoạn mạch gốc (mạch làm khuôn để tổng hợp mARN) và trong đoạn mARN tương ứng.
	b. Số bộ ba mã sao có trong đoạn mARN.
	c. Các cụm đối mã tương ứng với các bộ ba mã sao trên đoạn mARN.
Câu 4. (3,5 điểm) Cho phép lai Pt/c: AABB x aabb, tạo ra F1 , cho F1 lai với F1 tạo ra F2. Không lập bảng, hãy xác định tỉ lệ mỗi loại kiểu hình A-B-, aaB- và tỉ lệ mỗi loại kiểu gen: Aabb, AaBb ở F2. Biết các cặp gen phân li độc lập và mỗi gen quy định một tính trạng.
Câu 5. (3,0 điểm) Một gen dài 5100Å, có 3600 liên kết hidro. Gen này xảy ra đột biến điểm dạng thay thế một cặp nucleotit, làm cho số liên kết hidro thay đổi so với gen bình thường. Tìm số lượng nucleotit mỗi loại của gen bình thường và gen đột biến.
Câu 6. (3,0 điểm) Cho lai 2 thứ cà chua thuần chủng: quả bầu dục, vàng với quả tròn, đỏ, thu được F1 toàn cây quả bầu dục, đỏ. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thu được F2. Biết các gen nằm trên NST thường và liên kết hoàn toàn với nhau, mỗi gen qui định một tính trạng.
	Viết sơ đồ lai từ P đến F2. 
Câu 7. (3,0 điểm) Bộ NST lưỡng bội của một loài sinh vật là 2n=24. 
	a. Có bao nhiêu NST được dự đoán ở thể tứ bội, thể ba nhiễm và thể một nhiễm kép?
	b. Hãy trình bày cơ chế phát sinh thể ba nhiễm.
-------------Hết-------------
Họ và tên thí sinh:....................................................................Số báo danh:.....................
Së GD&§T NghÖ An
K× thi chän häc viªn giái tØnh líp 12
N¨m häc 2008-2009
H­íng dÉn chÊm vµ biÓu ®iÓm ®Ò dù bÞ
Môn: Sinh 12 THPT 
Câu, Ý
Nội dung
Điểm
Câu 1. (2 điểm)
a. 
- Kì đầu: 
 + NST kép bắt đầu co xoắn.
 + Tế bào mang bộ NST 2n kép.
 + Có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa các cromatit của cặp NST kép tương đồng.
- Kì giữa: 
 + NST kép đóng xoắn cực đại 
 + Từng cặp NST kép tương đồng xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo trên thoi vô sắc.
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5
b. 
Sự giảm nhiễm diễn ra ở lần phân bào I vì: kết thúc lần phân bào I, vì bộ NST 2n đã giảm xuống còn n (kép). 
0,5
Câu 2. (3,5 điểm)
a.
Vẽ sơ đồ cấu trúc của operon Lac ở vi khuẩn E.coli.
P O Z Y A
1
Chức năng của các thành phần:
- Nhóm gen cấu trúc liên quan về chức năng nằm kề nhau. Mã hóa các enzim phân hủy lactôzơ.
- Vùng vận hành (O): nằm trước gen cấu trúc là vị trí tương tác với chất ức chế (protein ức chế).
- Vùng khởi động (P): nằm trước vùng vận hành, đó là vị trí tương tác của ARN polimeraza để khởi đầu phiên mã.
0,5
0,5
0,5
b.
Gen điều hoà mã hóa protein ức chế (chất ức chế), chất này liên kết với vùng vận hành O để dừng quá trình phiên mã của nhóm gen cấu trúc.
1
Câu 3. (2 điểm)
a. 
Trình tự nucleotit trong mạch bổ sung của gen là:ATA XXX GTA XAT TTA XXG
® Trình tự nucleotit của mạch gốc là: TAT GGG XAT GTA AAT GGX
Trình tự nucleotit của mạch mARN: AUA XXX GUA XAU UUA XXG
0,5
0,5
b.
Số bộ ba mã sao có trong mARN: 6
0,5
c.
 Các cụm đối mã tương ứng với mỗi bộ ba mã sao trên mARN:
UAU; GGG; XAU; GUA; AAU; GGX.
0,5
Câu 4. (3,5 điểm)
Pt/c: AABB x aabb
 F1: AaBb
 F1xF1: AaBb x AaBb
1
Tỉ lệ mỗi loại kiểu hình F2: A-B-= 3/4 x 3/4 = 9/16.
 aaB-= 1/4 x 3/4 = 3/16
Tỉ lệ mỗi loại kiểu gen F2: Aabb= 2/4 x 1/4 = 2/16.
	 	 AaBb= 2/4x2/4=4/16.
(Nếu HS chỉ ghi kết quả mà không ghi dưới dạng tích các tỉ lệ thì chỉ cho một nửa số điểm)
1
0,5
0,5
0,5
Câu 5. (3 điểm)
- Số lượng nucleotit mỗi loại của gen bình thường:
N= (2x5100):3,4 = 3000 nu. 
Số liên kết hidro: 2A+3G=3600 (1)
Số nu của gen: 2A+2G=3000 (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra: A=T=900 nu, G=X= 600 nu
0,5
0,5
- Đột biến thay thế một cặp nu làm thay đổi số liên kết hidro có 2 trường hợp:
TH1: thay thế cặp A-T bằng cặp G-X® số lượng nu mỗi loại của gen đột biến: 
A=T=900-1=889 nu, G=X= 600+1=601 nu
1
TH2: thay thế cặp G-X bằng cặp A-T® số lượng nu mỗi loại của gen đột biến:
A=T=900+1=901 nu, G=X= 600-1=599 nu
1
Câu 6. (3 điểm)
Pt/c, F1 toàn bầu dục đỏ ® bầu dục trội hoàn toàn so với tròn, đỏ trội hoàn toàn so với vàng.
Qui ước gen: A: bầu dục, a: tròn; B: đỏ, b: vàng.
1
Do các gen liên kết hoàn toàn ® kiểu gen của Pt/c: bầu dục, vàng: ; tròn đỏ: 
0,5
Sơ đồ lai: Pt/c: bầu dục, vàng x tròn, đỏ:
 GP: Ab aB
 F1: bầu dục, đỏ
	 F1 x F1: bầu dục, đỏ x bầu dục, đỏ 
 GF1: Ab, aB
 F2: TLKG: 1: 2: 1
1
 TLKH: 1bầu dục, vàng: 2 bầu dục, đỏ: 1 vàng, đỏ
0,5
Câu 7. (3 điểm)
a.
Thể tứ bội 4n=48.
Thể ba nhiễm: 2n+1= 25
Thể một nhiễm kép: 2n-1-1=22.
0,5
0,5
0,5
b. 
Cơ chế phát sinh thể ba nhiễm:
- Trong giảm phân có một cặp NST không phân li tạo ra 2 loại giao tử: n+1 và n-1.
- Trong thụ tinh, giao tử n+1 kết hợp với giao tử bình thường n tạo ra hợp tử 2n+1 phát triển thành thể ba nhiễm.
0,75
0,75

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_2.doc