Câu 3. (2,5 điểm)
a. Một quần thể lưỡng bội có 4 gen: mỗi gen có 3 alen. Mỗi alen thuộc 1 NST thường. Hãy tính số kiểu gen khác nhau trong quần thể.
b. Bộ NST lưỡng bội của một loài sinh vật là 2n=24. Có bao nhiêu NST được dự đoán ở thể tứ bội, thể ba nhiễm và thể một nhiễm kép?
§Ò chÝnh thøc Së GD&§T NghÖ An K× thi chän häc sinh giái tØnh khèi 12 N¨m häc 2008 - 2009 M«n thi: Sinh häc 12 THPT- b¶ng B Thêi gian lµm bµi: 180 phót Câu 1. (2,0 điểm) Vì sao quá trình giảm phân diễn ra bình thường (không có đột biến) lại có thể tạo ra nhiều loại giao tử có bộ NST khác nhau? Câu 2. (3,0 điểm) Mối quan hệ giữa 2 gen không alen (mỗi alen nằm trên 1NST thường) đối với sự hình thành tính trạng của cơ thể thể hiện như thế nào trong quy luật di truyền tương tác gen? Mỗi trường hợp cho một ví dụ minh hoạ (chỉ cần qui ước gen, không cần viết sơ đồ lai). Loại trừ trường hợp gen gây chết. Câu 3. (2,5 điểm) a. Một quần thể lưỡng bội có 4 gen: mỗi gen có 3 alen. Mỗi alen thuộc 1 NST thường. Hãy tính số kiểu gen khác nhau trong quần thể. b. Bộ NST lưỡng bội của một loài sinh vật là 2n=24. Có bao nhiêu NST được dự đoán ở thể tứ bội, thể ba nhiễm và thể một nhiễm kép? Câu 4. (2,5 điểm) Cho phép lai Pt/c: AABBDDee x aabbddee, tạo ra F1 , cho F1 lai với F1 tạo ra F2. Không lập bảng, hãy xác định tỉ lệ mỗi loại kiểu hình: A-B-ddee, aaB-ddee và tỉ lệ mỗi loại kiểu gen: AabbDDee, AaBbddee ở F2. Biết các cặp gen phân li độc lập và mỗi gen quy định một tính trạng. Câu 5. (4,0 điểm) Cho lai 2 thứ cà chua thuần chủng: quả bầu dục, vàng với quả tròn, đỏ, thu được F1 toàn cây quả bầu dục, đỏ. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thu được F2. Cho biết các gen nằm trên NST thường và liên kết hoàn toàn với nhau, mỗi gen qui định một tính trạng. Viết sơ đồ lai từ P đến F2. Câu 6. (3,0 điểm) Một quần thể giao phối ngẫu nhiên, ở thế hệ xuất phát (F0) có thành phần kiểu gen: 0,5AA+0,4Aa+0,1aa=1. a. Quần thể này đã ở trạng thái cân bằng di truyền hay chưa? Vì sao? b. Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1. Câu 7. (3,0 điểm) a. Hãy vẽ sơ đồ và nêu chức năng của các thành phần trong operon Lac ở vi khuẩn E.coli. b. Hãy nêu vai trò của gen điều hoà đối với hoạt động của operon? c. Hãy trình bày cơ chế hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli trong trường hợp có lactôzơ và trong trường hợp lactôzơ bị phân huỷ hết. -------------Hết------------- Họ và tên thí sinh:....................................................................Số báo danh:.....................
Tài liệu đính kèm: