Câu I (4,0 điểm):
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau :
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước măt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
(Đàn ghi ta của Lor- ca, Thanh Thảo - Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, trang 133).
Câu II (6,0 điểm ):
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến cho rằng: " Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực
mà là nơi thiếu tình thương " ?
Sở giáo dục và đào tạo phú thọ Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 12 thpt năm học 2009- 2010 Môn ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi có 01 trang Câu I (4,0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau : không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước măt vầng trăng long lanh trong đáy giếng (Đàn ghi ta của Lor- ca, Thanh Thảo - Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, trang 133). Câu II (6,0 điểm ): Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến cho rằng: " Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu tình thương " ? Câu III (10,0 điểm): Phong cách nghệ Nguyễn Tuân từ Chữ người tử tù đến Người lái đò sông Đà. ------------------------------------Hết---------------------------------------- Họ và tên thí sinh------------------------------------SBD------------------------------ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Đề chính thức Sở giáo dục và đào tạo phú thọ Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 12 thpt năm học 2009- 2010 Môn ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Hướng dẫn chấm Yêu cầu chung: - Hiểu trúng yêu cầu cơ bản của đề, xử lí vấn đề chắc chắn sâu sắc. - Lập luận chặt chẽ, văn viết trôi chảy, gọn ghẽ có cảm xúc; có câu văn hay, đoạn văn hay; ít mắc lỗi. Yêu cầu cụ thể: Câu Yêu Cầu cần đạt Điểm 1 (4,0) Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo nội dung cơ bản sau: 1. Giới thiệu tác giả Thanh Thảo và bài thơ của Lor-ca. Giới thiệu vị tri và giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ. 2 Cảm nhận về đoạn thơ a/ Nội dung - Niềm tin vào sự bất tử của tiếng đàn, của nghệ thuật Lor-ca và cái đẹp. - Nỗi xót xa, tiếc nuối trước sự dang dở của khát vọng tự do, cách tân của người nghệ sĩ Lor-ca. b/ Nghệ thuật - Câu thơ được viết theo lối tượng trưng - Lạ hóa trong xây dựng hình ảnh bằng so sánh - Xóa bỏ liên từ, làm cho câu thơ đa nghĩa. 3. Đánh giá: - Thể hiện sự tri âm giữa con người với con người, giữa nghệ sĩ với nghệ sĩ - Đoạn thơ thể hiện những cách tân nghệ thuật của thơ Thanh Thảo 0,5 2,5 1,0 2 (6,0) Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích: - Bắc Cực: Vùng cực bắc, quanh năm lạnh giá. Nó là hoàn cảnh khắc nghiệt của tự nhiên, ngoại cảnh. - Tình thương: Nói về sự đồng cảm, sẻ chia, quan tâm của người với người trong cuộc đời, của con người với vạn vật, 1,5 Đề chính thức môi trường. => Câu nói đề cao vai trò của tình thương trong cuộc sống. 2. Nêu suy nghĩ a/ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực. Cái lạnh ở nơi Bắc Cực không đáng sợ vì con người có thể bằng nhiều cách, nhiều phương tiện để chống đỡ và chế ngự. b/ Nơi lạnh nhất chính là nơi không có tình thương - Không được sống trong tình yêu thương, con người rất cô đơn, đau khổ, bất hạnh. Sống không có tình yêu thương, con người dễ ích kỉ thậm chí trở thành độc ác. (lấy dẫn chứng trong thực tế) - Với cả nhân quần vạn vật, nếu thiếu tình thương thì cuộc sống sẽ đầy bất trắc hiểm nguy. 3. Mở rộng, liên hệ, rút ra bài học thực tiễn - Sống trong tình yêu thương là niềm hạnh phúc lớn. Tình thương là ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn, truyền sức mạnh nghị lực để con người vượt lên mọi trở ngại của cuộc sống, tình thương tạo sức mạnh cảm hóa - Người trao gửi tình thương cũng rất hạnh phúc ( Lấy dẫn chứng thực tế để chứng minh: trong gia đình, trong quan hệ xã hội ) - Vậy mỗi người phải luôn biết yêu thương, đồng cảm, chia sẻ, trân trọng giá trị người, để cuộc sống trở nên ấm áp đáng yêu. 2,5 2,0 3 (10,0) Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo nội dung cơ bản sau: 1. Nêu khái quát:Phong cách nghệ thuật và phong cách nghệ thuật độc đáo và đặc sắc của Nguyễn Tuân. 2. Phân tích phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua hai tác phẩm a/ Các tác phẩm Chữ người tử tù và Người lái đò sông Đà tiêu biểu cho mỗi thời kỳ sáng tác của Nguyên Tuân, do đó cũng tiêu biểu cho đậc điểm phong cách độc đáo và sâu săc cưa ông. b/ Từ Chữ người tử tù đến Người lái đò sông Đà - những nét ổn định trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân - Quan sát và miêu tả con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. - Vận dụng linh hoạt vốn tri thức uyên bác của nhiều ngành khoa học, nghệ thuật để quan sát và miêu tả đối tượng. - Ngôn ngữ phong phú, linh hoạt, chính xác/. b/ Người lái sông Đà - Những nét chuyển biến trong phong cách Nguyễn Tuân. 1,0 7,0 1,0 3,5 2,5 - Thể loại: Chữ người tử tù là truyện ngắn; Người lái đò sông Đà là tùy bút. - Nhân vật trung tâm: Huấn Cao đại diện tầng lớp trí thức Hán học trong chế độ cũ; Ông lái đò là con người lao động trong cuộc sống đời thường, hiện tại, chủ nhân của đất nước. - Cảm hứng: Chữ người tử tù: ngợi ca, nuối tiếc những nhân cách cao cả trong xã hội đen tối, khẳng định sự kì diệu bất tử của cái đẹp. Người lái đò sông Đà: ngợi ca cuộc sống mới, con người mới, thể hiện niềm tin vào cuộc sống hiện tại. 3. Bàn bạc mở rộng vấn đề. - Có sự nhất quán đẹp đẽ trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác văn học của ông. - Sự chuyển biến về phong cách qua hai chặng đường sáng tác chứng tỏ sự chuyển biến tích cực trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Tuân và khẳng định sự sáng tạo đặc biệt của người nghệ sĩ. 2,0
Tài liệu đính kèm: