Đề tham khảo thi tuyển sinh đại học, cao đẳng môn Sinh

Đề tham khảo thi tuyển sinh đại học, cao đẳng môn Sinh

C©u 1

Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến, điều này được giải thích là do:

 A. Nó làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin

 B. Làm sai lệch thông tin di truyền dẫn đến làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin

 C. Làm cho ADN không tái bản được dẫn đến không kế tục vật chất giữa các thế hệ được

 D. Cơ chế sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen

C©u 2

Khả năng khắc phục tính bất thụ lai xa của đột biến đa bội là do:

 A. Gia tăng khả năng sinh trưởng của cây,

 B. Tế bào có kích thước lớn hơn dạng lưỡng bội,

 C. Giúp các NST trượt dễ hơn trên thoi vô sắc,

 D. Giúp khôi phục lại cặp NST đồng dạng, tạo điều kiện cho chúng tiếp hợp, trao đổi chéo bình thường.

 

doc 8 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo thi tuyển sinh đại học, cao đẳng môn Sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thi tuyÓn sinh §¹i häc, Cao ®¼ng
 Thêi gian lµm bµi: 90 phót
C©u 1
Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến, điều này được giải thích là do:
 A. Nó làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin
 B. Làm sai lệch thông tin di truyền dẫn đến làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin
 C. Làm cho ADN không tái bản được dẫn đến không kế tục vật chất giữa các thế hệ được
 D. Cơ chế sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen
C©u 2
Khả năng khắc phục tính bất thụ lai xa của đột biến đa bội là do:
 A. Gia tăng khả năng sinh trưởng của cây,
 B. Tế bào có kích thước lớn hơn dạng lưỡng bội,
 C. Giúp các NST trượt dễ hơn trên thoi vô sắc,
 D. Giúp khôi phục lại cặp NST đồng dạng, tạo điều kiện cho chúng tiếp hợp, trao đổi chéo bình thường.
C©u 3
Cơ thể 3n hình thành do kết quả của đột biến rối loạn phân li của toàn bộ NST xảy ra ở:
 A. Tế bào xôma,
 B. Giai đoạn tiền phôi,
 C. Quá trình giảm phân của tế bào sinh dục,
 D. Trong quá trình giảm phân của 1 trong 2 loại tế bào sinh dục đực hoặc cái.
C©u 4
Đơn phân cấu tạo nên đại phân tử ADN là:
A. Ribônuclêôtit 	B. Nuclêôtit 	C. Nuclêôxôm 	D. Ôctame
C©u 5
Xét cặp NST giới tính XX, ở một tế bào sinh trứng sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào 2 sẽ cho các giao tử mang NST giới tính:
A. XX hoặc O, 	B. XX, 	C. O, 	D. X hoặc O.
C©u 6
Phân tử mARN được tổng hợp từ một gen bị đột biến có 301 guanin 150 uraxin, 450 ađênin và 600 xitôzin. Biết trước khi đột biến, gen dài 0,51 micrômet và có .
Tổng số ribônuclêôtit môi trường cung cấp nếu gen sau đột biến sao mã 5 lần là:
A. 7494 	B. 7497 	C. 7500 	D. 7505
C©u 7
Một gen bị đột biến dưới hình thức mất một số cặp nuclêôtit. Do đột biến số liên kết hiđrô của gen bị giảm 21 liên kết.
Số lượng từng loại nuclêôtit của gen đã bị giảm do đột biến là:
A. A = T = 3; G = X = 5 	B. A = T = 5; G = X = 3
C. A = T = 6; G = X = 2 	D. A = T = 2; G = X = 6
C©u 8
Cơ chế phát sinh đột biến là gì?
 A. Bộ NST tăng lên gấp đôi
 B. Tất cả NST không phân li
 C. Rối loạn trong sự hình thành thoi vô sắc
 D. Tác nhân đột biến cắt đứt dây tơ vô sắc
C©u 9
Hội chứng Đao xảy ra do:
A. Rối loạn phân li của cặp NST 21,
B. Mẹ sinh con khi tuổi trên 35,
C. Sự kết hợp giữa giao tử bình thường với giao tử có 2 NST 21,
D. A và C đúng.
C©u 10
Nguyên nhân của hiện tượng lặp đoạn NST là:
 A. NST tái sinh không bình thường có một số đoạn
 B. Do trao đổi chéo không đều giữa các crômatit ở kì đầu I của giảm phân
 C. Do đứt gãy trong quá trình phân li của các NST đi về các cực tế bào con
 D. Do tác nhân gây đột biến làm đứt rời NST thành từng đoạn và nối lại ngẫu nhiên
C©u 11
Với di truyền học sự kiện đáng quan tâm nhất trong quá trình phân bào là:
 A. Sự hình thành trung tử và thoi vô sắc
 B. Sự tan rã của màng nhân và hoà lẫn nhân vào bào chất
 C. Sự nhân đôi, sự phân li và tổ hợp của NST
 D. Sự nhân đôi các cơ quan tử và sự phân chia nhân
C©u 12
Hiện tượng lặp đoạn nhiễm sắc thể sẽ dẫn đến:
 A. Gây chết
 B. Không ảnh hưởng đến kiểu hình do không mất chất liệu di truyền
 C. Có thể làm tăng hay giảm độ biểu hiện của tính trạng
 D. Gia tăng kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn hơn bình thường
C©u 13
Menđen đã giải thích định luật phân tính bằng:
 A. Sự phân li ngẫu nhiên của các cặp nhiễm sắc thể đồng dạng trong giảm phân,
 B. Giả thuyết giao tử thuần khiết,
 C. Hiện tượng phân li các cặp NST trong gián phân,
 D. Hiện tượng trội hoàn toàn.
C©u 14
Cặp ruồi giấm thuần chủng được Moocgan dùng làm thế hệ xuất phát trong nghiên cứu và phát hiện sự di truyền liên kết giới tính là:
 A. Cái mắt đỏ, đực mắt trắng
 B. Cái mắt trắng, đực mắt đỏ
 C. Ruồi cái và ruồi đực đều có mắt đỏ
 D. Ruồi cái và ruồi đực đều có mắt trắng
C©u 15
Tính trạng trội là tính trạng được biểu hiện ở:
 A. Cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội
 B. Cơ thể mang kiểu gen dị hợp
 C. Cơ thể mang kiểu gen đồng hợp lặn
 D. Cơ thể mang kiểu gen đồng hợp và dị hợp
C©u 16
Một gen át chế sự biểu hiện của gen khác không alen với nó và cả hai gen đều quy định một tính trạng. Đó là kiểu tác động gen nào sau đây?
 A. Gen trội át hoàn toàn gen lặn
 B. Gen trội át không hoàn toàn gen lặn
 C. Tác động gen tích luỹ
 D. Tác động gen kiểu át chế
C©u 17
Cơ sở di truyền học của luật hôn nhân gia đình: cấm kết hôn trong họ hàng gần là:
 A. Ở thế hệ sau xuất hiện hiện tượng ưu thế lai
 B. Gen trội có hại có điều kiện át chế sự biểu hiện của gen lặn bình thường ở trạng thái dị hợp
 C. Thế hệ sau xuất hiện các biểu hiện bất thường về trí tuệ
 D. Gen lặn có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp gây ra những bất thường về kiểu hình
C©u 18
Những thành tựu trong chọn giống lúa ở Việt Nam là:
A. Kết hợp được nguồn gen của giống địa phương với nguồn gen của giống cao sản nước ngoài
B. Kết hợp lai hữu tính với sử dụng đột biến thực nghiệm để cải tiến các giống lúa hiện có
C. Lai giữa lúa nhà và loài hoang dại, có phối hợp đột biến thực nghiệm tạo giống mới có tính chống chịu cao
D. A và B đúng.
C©u 19
Di truyền học là cơ sở lí luận của khoa học chọn giống vì:
 A. Giải thích được các hiện tượng biến dị tổ hợp
 B. Giải thích được hiện tượng ưu thế lai
 C. Dựa trên các thành tựu lí luận mới của di truyền học để xây dựng các nguyên lí cơ bản, các phương pháp khoa học hiện đại, chính xác cho khoa học chọn giống 
 D. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống
C©u 20
Để kích thích tế bào lai tạo ra từ phương pháp lai tế bào phát triển thành cây lai, người ta cho vào môi trường yếu tố nào sau đây?
A. Các vitamin thích hợp. 	B. Kháng thể.
C. Nguồn xung điện cao áp. 	D. Các hoocmôn phù hợp.
C©u 21
Ưu thế chính của lai tế bào so với lai hữu tính là:
 A. Tạo được hiện tượng ưu thế lai tốt hơn
 B. Hạn chế được hiện tượng thoái hoá
 C. Tái tổ hợp được thông tin di truyền giữa các loài đứng rất xa nhau trong bậc thang phân loại
 D. Khắc phục được hiện tượng bất thụ
C©u 22
Để khắc phục hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa ở động vật người ta sử dụng phương pháp:
A. Gây đột biến gen 	B. Gây đột biến đa bội
C. Tự giao 	D. Không có phương pháp khắc phục
C©u 23
Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai F1 trong trường hợp lai khác dòng là do:
 A. F1 có tỉ lệ thể dị hợp cao nhất.
 B. F1 đều là những dòng thuần về các gen trội có lợi.
 C. F1 không bị di truyền gen xấu từ bố mẹ
 D. Tất cả đều đúng
C©u 24
Trong kĩ thuật cấy gen, enzym nào được sử dụng để nối các đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit?
A. Polymeraza 	B. Tirozinaza 	C. Restrictaza 	D. Ligaza
C©u 25
Trong lai kinh tế, sau khi thu được con lai F1:
 A. Cho F1 giao phối với nhau.
 B. Đưa ngay F1 vào sản xuất.
 C. Cho F1 giao phối trở lại với bố hoặc mẹ nó.
 D. Cho F1 giáo phối với một cá thể bất kì nào đó.
C©u 26
Trong việc lập phả hệ kí hiệu dưới đây minh hoạ:
 A. Hôn nhân đồng huyết
 B. Hôn nhân với 1 vợ và 2 đời chồng
 C. Hai hôn nhân của 1 người nam
 D. Hôn nhân không sinh con
C©u 27
Về mặt di truyền học, quần thể được phân chia thành:
 A. Quần thể cùng loài và quần thể khác loài.
 B. Quần thể một năm và quần thể nhiều năm.
 C. Quần thể địa lí và quần thể sinh thái
 D. Quẩn thể tự phối và quần thể giao phối
C©u 28
Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp di truyền tế bào được thực hiện với đối tượng khảo sát chủ yếu là:
 A. Tế bào bạch cầu nuôi cấy
 B. Tế bào da người nuôi cấy
 C. Tế bào niêm mạc nuôi cấy
 D. Tế bào chân tóc nuôi cấy
C©u 29
Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định
bố và mẹ có kiểu hình bình thường sinh ra đứa con bị bạch tạng.
Đặc điểm về kiểu gen của bố mẹ là trường hợp nào sau đây?
 A. Đều là thể dị hợp.
 B. Đều là thể đồng hợp.
 C. Một người đồng hợp lặn, một người dị hợp.
 D. Một người dị hợp, một người đồng hợp trội.
C©u 30
Ở người, Thừa một nhiễm sắc thể ở một trong các đôi 16-18 gây bệnh, tật nào sau đây?
 A. Thân ốm, tay chân dài quá khổ.
 B. Bạch cầu ác tính
 C. Si đần, teo cơ, Vô sinh.
 D. Ngón trỏ dài hơn ngón tay giữa, tai thấp, hàm bé.
C©u 31
Ở cơ thể sống prôtêin đóng vai trò quan trọng trong:
 A. Sự sinh sản
 B. Sự di truyền
 C. Hoạt động điều hoà và xúc tác
 D. Cấu tạo của enzim và hoocmôn
C©u 32
Sự kiện nổi bật cuối cùng trong quá trình tiến hóa của các cooaxecva trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học là:
 A. Xuất hiện cơ chế tự sao chép
 B. Hình thành màng bảo vệ
 C. Sự xuất hiện các enzim
 D. Sự tăng cường các hoạt động trao đổi chất
C©u 33
Côaxecva là:
 A. Các hợp chất có 3 nguyên tố C, H, O như sacarit lipit
 B. Các hợp chất có 2 nguyên tố C và H (cacbua hiđrô)
 C. Các hợp chất hữu cơ phân tử hoà tan trong nước dưới dạng những dung dịch keo
 D. Hỗn hợp 2 dung dịch keo khác nhau đông tụ lại thành những giọt rất nhỏ
C©u 34
Lí do để cây hạt kín phát triển nhanh ngay sau khi xuất hiện là:
A. Có hình thức sinh sản hoàn thiện.
B. Có hạt kín giúp tự bảo vệ tốt.
C. Có hoa làm tăng khả năng phát tán.
D. Cả ba A, B, C đều đúng
C©u 35
Đặc điểm nào dưới đây không phải của kỉ Pecmơ?
 A. Bò sát răng thú xuất hiện, có bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm;
 B. Cây hạt trần đầu tiên xuất hiện, thụ tinh không lệ thuộc nước nên thích nghi với khí hậu khô;
 C. Các rừng quyết khổng lồ phát triển, phủ kín cả đầm lầy;
 D. Bò sát phát triển nhanh, một số ăn thịt, một số ăn cỏ.
C©u 36
Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái là phương thức thường gặp ở những nhóm sinh vật:
 A. Động vật giao phối
 B. Thực vật
 C. Động vật ít di động xa
 D. Thực vật và động vật kí sinh
C©u 37
Động lực của chọn lọc tự nhiên là:
 A. Nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người.
 B. Các tác nhân của môi trường tự nhiên.
 C. Đấu tranh sinh tồn ở mỗi cơ thể sống.
 D. Sự đào thải các biến dị không có lợi.
C©u 38
............ là nguồn nhiên liệu thứ cấp của chọn lọc tự nhiên vì thông qua quá trình giao phối, các đột biến phát sinh trước đó là các điều kiện sắp xếp lại hình thành nhiều ....... làm tăng sự sai khác ở sinh vật.
 A. Biến dị tổ hợp.
 B. Đột biến gen.
 C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
 D. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
C©u 39
Định luật phát sinh sinh vật phản ánh:
 A. Nguồn gốc chung của sinh vật
 B. Sự tương phản giữa cơ quan tương đồng và tương tự
 C. Sự tiến hoá phân li
 D. Quan hệ giữa phát triển cá thể và phát triển chủng loại
C©u 40
Đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá do:
 A. Phổ biến hơn đột biến NST
 B. Ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể
 C. Mặc dù đa số là cso hại trong những điều kiện mới hoặc gặp tổ hợp gen thích hợp nó có thể có lợi
 D. Tất cả đều đúng
C©u 41
Nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật để hình thành loài bằng con đường địa lí là:
A. Những điều kiện cách li địa lí;
B. Nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi;
C. Di nhập gen từ những quần thể khác;
D. A, B, C.
C©u 42
Hiện tượng các loài khác nhau sống trong cùng điều kiện giống nhau mang những đặc điểm giống nhau được gọi là:
 A. Sự phân li tính trạng.
 B. Sự phân hóa tính trạng.
 C. Sự đồng quy tính trạng.
 D. Sự tương đồng tính trạng.
C©u 43
Nguyên nhân chính dẫn đến việc xuất hiện các động vật đồng cỏ (ngựa, hươu cao cổ) ở kỉ Thứ 3 của đại Tân sinh là:
 A. Khí hậu khô, nóng, hình thành các đồng cỏ lớn;
 B. Khí hậu lạnh, hình thành các đồng cỏ lớn;
 C. Kẻ thù của động vật đồng cỏ đã bị tuyệt diệt;
 D. Các động vật ăn cỏ cỡ nhỏ ngày càng ít đi.
C©u 44
Quá trình hình thành loài là một quá trình lịch sử cải biến thành phần .......... (H: kiểu hình, G: kiểu gen) của quần thể ban đầu theo hướng ....... (F: phức tạp và đa dạng, N: thích nghi) tạo ra ...... (Hm: kiểu hình mới, Gm: kiểu gen mới), cách li ....... (L: địa lí, S: sinh sản) với quần thể gốc:
A. H, F, Hm, L 	B. G, N, Gm, L 	C. G, N, Gm, S 	D. G, F, Hm, S
C©u 45
Trong các cấp độ tác dụng của chọn lọc tự nhiên, cấp độ tác dụng quan trọng nhất của chọn lọc tự nhiên là:
 A. Cấp cá thể và cấp dưới cá thể.
 B. Cấp cá thể và cấp quần thể.
 C. Cấp dưới cá thể và cấp quần xã.
 D. Cấp quần thể và cấp quần xã.
C©u 46
Theo quan điểm của duy vật về bản chất sự sống, yếu tố được đổi mới liên tục về thành phần hoá học là:
A. CH4 	B. ADN 	C. Prôtêin 	D. Gluxit
C©u 47
Cơ sở phân tử của quá trình tiến hoá là:
 A. Sự tích luỹ thông tin di truyền ở cấp độ tế bào;
 B. Sự sao chép nguyên bản ADN;
 C. Sự tích luỹ thông tin di truyền có biến đổi ở cấp độ phân tử;
 D. Sự tích luỹ thông tin di truyền có biến đổi ở cấp độ quần thể.
C©u 48
Đặc điểm nào sau đây đã có ở vượn người?
 A. Đôi tay đã tự do khi di chuyển
 B. Có tư duy trừu tượng phức tạp
 C. Đã biết biểu lộ tình cảm vui buồn, giận dữ
 D. Đứng thẳng
C©u 49
Dạng vượn người nào trong các dạng sau đây khác với các dạng còn lại về mặt kích thích trước cơ thể?
A. Đười ươi, 	B. Khỉ đột, 	C. Tinh tinh, 	D. Vượn.
C©u 50
Trong phân bào, thoi vô sắc là nơi:
 A. Xảy ra quá trình nhân đôi của trung thể
 B. Xảy ra quá trình nhân đôi của ADN
 C. Tâm động của NST bám và trượt về các cực của tế bào
 D. Hình thành nên màng nhân với các tế bào con

Tài liệu đính kèm:

  • docDE SINH 12CB.doc