Đề tài Hướng dẫn học sinh lớp 12C1 trường THPT Nguyễn Trung Trực tự học môn Ngữ Văn

Đề tài Hướng dẫn học sinh lớp 12C1 trường THPT Nguyễn Trung Trực tự học môn Ngữ Văn

I. Lý do chọn đề tài:

Đã từ lâu việc xây dựng nền nếp tự học cho học sinh, nhất là học sinh lớp 12 đã trở thành mối quan tâm của nhiều thầy, cô giáo tâm huyết với nghề. Ai cũng mong muốn cho học sinh của mình có được một nền nếp tự học, bởi nhận thức được rằng, không chỉ bằng con đường tự học, học sinh mới có thể tiếp thu, lĩnh hội tri thức khoa học một cách chắc chắn, trước mắt, nâng cao chất lượng học tập; lâu dài nhằm hình thành nhân cách cho học sinh. Chỉ có những học sinh biết tự học, tự nghiên cứu, sau này mới thực sự thành đạt.

 

doc 21 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1128Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Hướng dẫn học sinh lớp 12C1 trường THPT Nguyễn Trung Trực tự học môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12C1
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC
TỰ HỌC MÔN NGỮ VĂN 
A.MỞ ĐẦU:
I. Lý do chọn đề tài:
Đã từ lâu việc xây dựng nền nếp tự học cho học sinh, nhất là học sinh lớp 12 đã trở thành mối quan tâm của nhiều thầy, cô giáo tâm huyết với nghề. Ai cũng mong muốn cho học sinh của mình có được một nền nếp tự học, bởi nhận thức được rằng, không chỉ bằng con đường tự học, học sinh mới có thể tiếp thu, lĩnh hội tri thức khoa học một cách chắc chắn, trước mắt, nâng cao chất lượng học tập; lâu dài nhằm hình thành nhân cách cho học sinh. Chỉ có những học sinh biết tự học, tự nghiên cứu, sau này mới thực sự thành đạt.
Học sinh trường THPT Nguyễn Trung Trực thường không hứng thú với môn học Ngữ văn, trong tiết học thường thờ ơ với tác phẩm văn chương, có hiện tượng “ngăn cách” môn học này với môn học khác như cánh cửa khép đã trở thành một áp lực nặng với việc thâm nhập tác phẩm ở các em, hơn nữa học Ngữ văn không phải bằng những triết lý trừu tượng mà trái lại giáo viên cần xây dựng cho học sinh mình một phương pháp tự học cá nhân tốt. Từ đó, phát huy tính chủ động của học sinh trong tiếp thu môn Ngữ văn.
Với tư cách là một giáo viên đang giảng dạy môn Ngữ văn lớp 12C1 của trường THPT Nguyễn Trung Trực, ngay từ đầu năm học bản thân tôi cần có một kế hoạch củng cố kiến thức, làm thế nào để học sinh vận dụng kiến thức vào bài làm bằng phương pháp đơn giản nhất. Một trong những biện pháp ấy là “Xây dựng phương pháp tự học”, đồng thời tạo ra một bầu không khí vui tươi, hào hứng khắc sâu kiến thức vào trí nhớ các em. Từ đó, góp phần cải tiến phương pháp dạy của bản thân, nhân rộng phương pháp ở tổ chuyên môn trong nhà trường, nâng cao hiệu quả học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên. Đó là lý do tôi chọn đề tài.
II.Đối tượng nghiên cứu:
1.Khách thể nghiên cứu:
Học sinh khối 12 và giáo viên dạy môn Ngữ văn của trường THPT Nguyễn Trung Trực.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Các chỉ đạo của Bộ, Ngành, Ban Giám hiệu về đổi mới phương pháp dạy học, hướng dẫn học sinh 12C1 tự học môn Ngữ văn nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
III. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu áp dụng lớp 12C1 trường THPT Nguyễn Trung Trực tự học môn Ngữ văn: gồm 2 phần.
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – đến hết thế kỉ XX.
Văn học nước ngoài.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Đọc tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
So sánh, đối chiếu kết quả
Phối hợp các phương pháp tự học, phân tích, thảm luận nhóm (cặp đôi), thuyết trình, 
B.NỘI DUNG:
I. Cơ sở lý luận:
Chỉ thị 40-CT/TW 15/6/2004 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng nêu rõ: “Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải đẩy mạnh việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, tiếp tục điều chỉnh và giảm hợp lý nội dung, chương trình, phương pháp cho phù hợp tâm lí học sinh, đặc biệt đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục, nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lý thuyết, ít nghiên cứu tự giải quyết vấn đề phát triển năng lực thực hành, thói quen tự học, sáng tạo cho học sinh.” 
 Theo phương pháp trước đây là truyền thống, giáo viên phải làm việc nhiều, học sinh học ở tư thế thụ động, học theo sự hướng dẫn của giáo viên, chưa chủ động và tổng hợp kiến thức của bài học. Trong tiết học, các em chỉ phát biểu theo hướng dẫn của giáo viên, sự áp đặt ấy tạo dần thói quen học đối phó, chứ không khắc sâu kiến thức vào trí óc được, chính vì vậy tôi suy nghĩ ra hướng đổi mới phát huy tính năng động học tập khắc sâu tình trạng này, giúp học sinh học bằng cách “xây dựng phương pháp tự học”. 
Lớp 12C1 trong đầu năm học, các em hầu hết chưa có phương pháp tự học. Kể cả học sinh khá cũng chỉ đi theo con đường mòn trong cách học, đến lớp nghe giảng, ghi chép, học bài. Cách học như vậy chúng ta đã biết , không thể giúp gì cho học sinh có khả năng độc lập suy nghĩ, năng lực tư duy sáng tạo. Các em chưa có thói quen đọc sách, ghi chép, tích luỹ tư liệu văn học, để từng bước xây dựng hồ sơ tự học môn ngữ văn cho cả cấp lớp.
Do chưa hình thành phương pháp tự học, nên kiến thức của học sinh lớp 12C1 trong những tháng đầu học kì I lớp 12C1 kết quả rất thấp một cách đáng lo ngại. Đây là kết quả bài kiểm tra đầu học kỳ lớp 12C1
Bài viết văn số 1, chỉ có 4/30 em đạt trung bình 1/30 khá. Còn lại 25/30 là học sinh yếu.
Từ thực trạng này, tôi đã yêu cầu học sinh một số qui định về học tập môn Ngữ Văn nhằm từng bước xây dựng phương pháp tự học. Những qui định về phương pháp tự học có khá nhiều điểm cụ thể, ở đây, tôi chỉ đề cập những vấn đề chủ yếu, có tính nguyên tắc, được coi những giải pháp có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong quá trình học tập của học sinh.
II. Cơ sở thực tiễn:
Ngay từ khi được phân công dạy lớp ngữ văn 12C1 từ năm 2010-2011, tôi đã chọn lớp này để thực nghiệm đề tài nghiên cứu khoa học. Lớp có 30 học sinh, trong đó chỉ có 12 em học tập đạt học lực trung bình. Có 18 em ở loại yếu, kém. Như vậy, qua thực nghiệm, những gì rút ra được ở 2 nhóm học sinh này có thể vừa áp dụng cho tất cả học sinh khối 12 ở trường THPT Nguyễn Trung Trực.
Qua trắc nghiệm, cả 2 nhóm, mỗi nhóm tôi chọn 15 em, đều chưa hình thành phương pháp tự học ở một số tiêu chí sau:
Số TT
Nội dung khảo sát
Tỉ lệ đạt
Nhóm 1
Nhóm 2
1
Có ý thức đọc, tóm tắt văn bản, tích lũy tư liệu
10/15
8/15
2
Có ý thức soạn bài, xây dựng bài trên lớp, biết cách ghi chép khi nghe giảng.
11/15
10/15
3
Có ý thức học bài, vận dụng kiến thức vào các bài
12/15
11/15
Khi đã nắm được đặc điểm của đối tượng, tôi đã tiến hành thực nghiệm một số kinh nghiệm về bước chuẩn bị và thực hiện trong việc xây dựng nền nếp cho học sinh ở lớp mình nói riêng và toàn khối 12 nói chung. 
Để nắm được thực trạng tình hình học tập của học sinh, tôi thường vận dụng phương pháp điều tra cơ bản, kết hợp phân loại, thống kê, so sánh.
Khi thực thi các giải pháp nhằm xây dựng nếp tự học, tôi thường dùng phương pháp tiếp cận hệ thống và trắc nghiệm.
III.Một số giải pháp nhằm xây dựng phương pháp tự học của học sinh lớp 12:
1. Đọc văn bản và tích lũy tư liệu văn học:
Tôi qui định học sinh cách đọc, cách tóm tắt cách phân loại và ghi chép, tích lũy các mãng tư liệu sau:
a) Kế hoạch đọc: Ở khâu đọc văn bản, điều tôi quan tâm đối với các em là đọc cái gì và đọc thế nào?
Về đọc cái gì, tôi qui định về số lượng các tác phẩm tối thiểu cần đọc trong từng phần như văn học Việt Nam 1945- đến hết thế kỉ XX, phần văn học nước ngoài, chú ý những tác phẩm có trong chương trình học lớp 12 ở sách giáo khoa.
“Đọc cái gì” thuộc phạm vi nội dung thì đọc như thế nào. Tôi nhắc các em thao tác cần thiết khi đọc sách. Đọc kĩ lưỡng, có đánh dấu, gạch chân những chi tiết chính văn bản.
b) Kế hoạch tích lũy tư liệu:
Về phần tư liệu, tôi hướng các em có 2 cách phân loại thường hay dùng.
+ Phân loại theo phân môn, theo tiến trình lịch sử văn học.
+ Phân loại theo chủ đề, đề tài làm tốt khâu này, có tác dụng hình thành cho học sinh thói quen làm việc khoa học trước mắt tiện lợi trong huy động kiến thức.
Về ghi chép, lưu trữ tư liệu:
+ Thơ: Tôi qui định các em ghi chép chính xác không chỉ câu chữ, dấu câu, viết hoa.
+ Văn xuôi: tóm tắt cốt truyện, kèm theo những chi tiết nghệ thuật.
Sau khi đã ghi chép, cần lưu trữ tài liệu thành từng tập lớn nhỏ theo tiến trình văn học với tên gọi” sổ tay văn học” Đến nay gần 6 tháng thực nghiệm, các em lớp tôi đều có ít nhất từ 2 tập trở lên, có em đã tích lũy được 3 tập “Hồ sơ tư liệu”
c) Kế hoạch kiểm tra tư liệu:
Cuối học kì I, tôi thu “sổ tay văn học” để kiểm tra xem các em có thực hiện đúng, ghi chép tích lũy theo qui định hay không? Và để kiểm tra xem các em nắm được kiến thức đã sưu tầm, tích luỹ, tôi tổ chức các em rút thăm các bài thơ và văn xuôi đã tích lũy trong hồ sơ, để các em đọc thuộc, hoặc tóm tắt tác phẩm (thơ, đọc thuộc; còn văn vuôi yêu cầu tóm tắt). Làm tốt khâu kiểm tra tư liệu, có tác dụng khuyến khích các em đi săn tìm tư liệu văn học có ích, còn đang bề bộn trong sách báo tràn ngập thị trường. Như những con ong kiên trì, ngày mỗi ngày các em dày thêm vốn tri thức văn học của mình bằng các tập tư liệu văn học các em đã ghi chép, sưu tầm được tới 40 tác phẩm. 
2) Soạn bài, tham gia xây dựng bài và ghi chép bài trên lớp:
a) Khâu soạn bài: Ở khâu này học sinh thường làm chiếu lệ, có tính chất đối phó, ít có những em bám văn bản và câu hỏi để khai thác tác phẩm. Một phần cũng do thầy cô khi hướng dẫn học sinh trên lớp không chú ý đúng mức đến hệ thống câu hỏi sách giáo khoa, chỉ đặt ra những câu hỏi ngẫu hứng, dần dần học sinh cảm thấy soạn bài chẳng để làm gì, nên soạn cho qua chuyện. Vì lẽ đó, ngay từ đầu, khi học tiết ngữ văn, tôi đã quan tâm đến vở soạn của các em. Tôi yêu cầu các em soạn đủ số câu hỏi trong phần hướng dẫn học sinh học bài với một số quan trọng, tôi bổ sung thêm vài câu hỏi. Tôi coi đây cơ hội tốt nhất để học sinh rèn năng lực tư duy, khả năng phân tích, năng lực cảm thụ, bình giảng tác phẩm. Muốn rèn cho học sinh “phương pháp tư học” cần đặc biệt quan tâm việc soạn bài, đây là khâu không thể thiếu được của học sinh ở bất cứ môn học nào nói chung, môn Ngữ văn nói riêng, cần coi mỗi câu nói trong phần “Hướng dẫn học bài” như một đề văn. Mỗi bài thường có tới 5 câu hỏi, mỗi câu là 1 luận đề. “Giải mã” được 5 đề văn trong 1 bài vừa có tác dụng giúp các em rèn năng lực độc lập suy nghĩ, tiếp cận, chiếm lĩnh tác phẩm. Khả năng tự học của học sinh được hình thành từ đó. Nhận thức được tầm quan trọng của việc soạn bài, nên bao giờ đầu tiết học, tôi cũng dành 5 phút, mời 1,2 em cầm vở soạn trình bày các câu hỏi được soạn dưới dạng như 1 dàn ý để làm văn. Em nào soạn tốt, tôi cho điểm, thay cho điểm kiểm tra miệng, đầu tiết học theo thông lệ. Cho đến nay, các em đã quen với cách làm việc này nên soạn bài rất tốt.
Ví dụ minh họa: Soạn 1 tiết
Đọc văn với tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
Tiết: 69 Theo phân phối chương trình.
Câu hỏi soạn bài:
1/. Nêu những nét chính về tác giả tác phẩm của Nguyễn Minh Châu?
Chú ý (Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, tác phẩm tiêu biểu)
2/. Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
3/. Tóm tắt văn bản 
4/. Chia bố cục, đặt tiêu đề mỗi phần của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
5/. Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng. Anh có cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương (SGK T78)
6/. Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy nghịch lí anh đã chứng kiến và có thái độ như thế nào trước những gì diễn ra ở gia đình hàng chài.
Trả lời bài soạn:
1/. Về tác giả 
+ Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Ông “thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay”.
+ Nếu trước 1975, Nguyễn Minh Châu là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn thì từ đầu thập kỉ 80 đến khi mất, ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.
+ Tác phẩm tiêu biểu: 	Dấu chân người lính (1972)
	Chiếc thuyền ngoài xa (1987)
	Cỏ Lau (1989)
2/. Nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
Chiếc thuyền ngoài xa (1983) là một trong những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1975. Cuối thế kỷ  ... ôi sục trong tâm tư đã dẫn Mị tới hành động.
+ Mị quên hẳn sự có mặt của A Sử.
+ Tô Hoài đã đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch.
Tâm trạng và hành động của Mị trong cảnh cắt trói cứu A Phủ.
* Nhân vật A Phủ
Số phận éo le, là nạn nhân của hủ tục lạc hậu.
Phẩm chất tốt đẹp; có sức khoẻ phi thường, dũng cảm, yêu tự do, yêu lao động, có sức sống tiềm tàng mãnh liệt
4. Kiểm tra:
a. Kiểm tra khâu soạn bài:
Kiểm tra bằng hai hình thức:
+ Kiểm tra qua hệ thống cán sự bộ môn của lớp vào đầu tiết học, chủ yếu xem các em có soạn bài hay không?
+ Kiểm tra qua việc giáo viên gọi trò lên đọc bài mang theo vở soạn, được cầm vở soạn trình bày một vấn đề bản thân em đó đã chuẩn bị trước ở nhà.
Kết hợp 2 hình thức kiểm tra này, thực chất là vừa kiểm tra “diện” , vừa kiểm tra “điểm” cách kiểm tra này, tỏ ra có hiệu quả, góp phần giúp học sinh hình thành thói quen soạn bài trước khi tham gia xây dựng bài giảng. Điều đó có nghĩa là xây dựng bài giảng một cách có ý thức.
b. Kiểm tra việc xây dựng bài trên lớp kết hợp với động viên kịp thời:
Hình thức động viên bằng lời khen đúng chỗ, bằng thưởng điểm. Ai cũng vậy thôi, thích được khen nếu đáng khen. Nếu ta dùng điểm cao hoặc một lời khen đúng chỗ có kích thích sự ham học của các em. Có khi chỉ một phát hiện nhỏ đúng, cần khen ngay thậm chí có thể cho điểm cao. Điểm số đó là một ghi nhận để học sinh thấy mình. Không đến nỗi nào và như thế ta đã gieo được niềm tin cho em đó. Nhiều học sinh tôi đã làm như vậy. Trường hợp em “Đỗ Quốc Khánh” một học sinh chưa chăm học của lớp 12C1 chẳng hạn. Trong một lần kiểm tra việc soạn tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” cả lớp các em tìm được nhiều chi tiết diễn tả khát vọng sống của nhân vật Mi: Mị thấy phơi phới, thấy trẻ lại, Mị uống rượu, Mị thắp đèn sáng, Mị lấy váy áo định đi chơi nhưng theo tôi, còn một chi tiết rất quan trọng thì chưa ai phát hiện ra. Cuối cùng em “Khánh” phát hiện ra một chi tiết Mị ước “Giá có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết ngay”. Tôi reo lên cùng một lời khen “giỏi” và điểm 10 thuộc về em “Khánh”. Các em nhìn bạn Khánh với cặp mắt thán phục. Từ đó Khánh học chăm chỉ hẳn lên. Ấn tượng về điểm 10 không bao giờ mất đi ở Khánh và các bạn của em. Những năm qua tôi kiên trì xây dựng cho các em phương pháp tự học và kết quả thi tốt nghiệp môn ngữ văn theo tôi không đến nỗi nào. Bài thi trung bình trở lên đạt tỉ lệ là một con số không thấp so với tỉ lệ chung.
c. Kiểm tra năng lực đọc và tóm tắt văn bản:
Ở tiết đọc văn về tác giả, tác phẩm bao giờ tôi cũng yêu cầu các em kết hợp đọc và tóm tắt văn bản, nắm được hệ thống luận điểm, luận cứ và luận chứng. 
Ví dụ: Đọc Thơ “Việt Bắc” (Trích) của Tố Hữu.
* Nội dung:
Kết cấu của bài thơ theo lối hát giao duyên (đối- đáp) của hai nhân vật trữ tình xưng mình – ta). Nội dung câu hát là tình nghĩa cách mạng giữa chiến khu Việt Bắc và người cán bộ về xuôi.
+ Lời người ở lại (Việt Bắc): mình có nhớ Việt Bắc không ; có thủy chung với Việt Bắc không ?
+ Tâm trạng người ra đi (người cán bộ cách mạng) “bồn chồn”. Với nhà thơ, Việt Bắc là quê hương cách mạng, cội nguồn cách mạng.
Việt Bắc được tái hiện qua nỗi nhớ của nhà thơ, người về xuôi ở ba phương diện:
+ Phong Cảnh và con người việt Bắc, sinh hoạt của cán bộ và nhân dân Việt Bắc.
+ Việt Bắc đánh giặc và có nhiều chiến công.
+ Việt Bắc là căn cứ địa vững chắc và là đầu não cuộc kháng chiến.
* Nghệ thuật:
Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.
+ Thể thơ lục bát.
+ Lối đối đáp.
+ Cách xưng hô mình- ta.
+ Ngôn ngữ mộc mạc, giàu sức gợi.
Ví dụ : Truyện “Vợ Nhặt” Trích của Kim Lân.
* Học sinh nắm được:
Tóm tắt truyện:
Năm 1945 nạn đói khủng khiếp đã xảy ra, người chết như ngã rạ,người sống dật dờ như những bóng ma. Tràng sống ở xóm ngụ cư nghèo nàn,làm nghề kéo xe chở thóc. Một hôm, anh hò một câu cho đỡ mệt,không ngờ câu hò ấy anh quen với một cô gái. Ít lâu sau, anh lại không nhận ra cô bởi vẻ tiều tụy, đói rách. Cô xin anh cho ăn. Và cô ăn một mạch bốn bát bánh đúc. Sau một câu nói đùa, cô theo anh về làm vợ. người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, mẹ anh không tin là anh có vợ. nhưng sau đó bà hiểu ra mọi điều và chấp nhận con dâu. Cái đói đang rình rập, nhưng cả ba cùng nghĩ đến tương lai tốt đẹp, đến hình ảnh lá cờ đỏ tung bay phất phới.
Ý nghĩa nhan đề:
+ Trước hết, nhan đề này gây cho người đọc một sự chú ý đặc biệt. Người ta thường nói nhặt được vật này hay vật khác, chứ không ai nói nhặt được vợ hay chồng.
+ Vả lại, lấy vợ là một trong những việc lớn trong cuộc đời của người đàn ông. Bởi vậy, việc lấy vơ phần nhiều được tiến hành một cách thận trọng. Thế mà ở đây, quả thật anh Tràng lại “nhặt” được vợ một cách dễ dàng. Nhan đề “Vợ nhặt” còn nói lên thân phận con người có thể bị rẻ rúng như thế nào trong xã hội cũ, nhất là vào năm đói 1945. Vợ có thể nhặt được như người ta nhặt một cái rơm cái rác bên đường Đây là nhan đề độc đáo, thể hiện được tình huống truyện và làm nổi bật nội dung tác phẩm.
Nội dung :
+ Nhân vật Tràng: là người lao động nghèo, tốt bụng và cởi mở (giữa lúc đói, anh sẵn lòng đãi người đàn bà xa lạ), luôn khát khao hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc. Câu “nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” đã ẩn chứa niềm khát khao tổ ấm gia đình và Tràng đã “liều” đưa người đàn bà xa lạ về nhà. Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, Tràng cảm thấy yêu thương và gắn bó, có trách nhiệm với gia đình, nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Anh cũng nghĩ tới sự đổi thay cho dù chưa ý thức thật đầy đủ (hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng trên đê Sộp).
+ Người “vợ nhặt”: là nạn nhân của nạn đói. Những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh đã khiến “thị” chao chát, thô tục và chấp nhận làm “vợ nhặt”. Tuy nhiên, sâu thẳm trong con người này vẫn khát khao một mái ấm. “Thị” là một con người khác khi trở thành người vợ trong gia đình.
+ Bà cụ Tứ: một người mẹ nghèo khổ, hết mực thương con; một người phụ nữ Việt Nam bao dung, nhận hậu và giàu lòng vị tha; một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng.
Ba nhân vật có niềm khát khao sống và hạnh phúc, niềm tin và hi vọng vào tương lai tươi sáng ở cả những thời khắc khó khăn nhất, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Qua các nhân vật nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: “dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai”.
Nghệ thuật:
+ Xây dựng được tình huống truyện độc đáo: Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại “nhặt” được vợ, có vợ theo. Tình huống éo le là đầu mối sự phát triển của truyện.
+ Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
+ Nhận vật được khắc họa sinh động.
+ Ngôn ngữ mộc mạc, giàu sức gợi. 
Tóm lại: Để hình thành phương pháp tự học cho học sinh cần tiến hành đồng bộ việc kiểm tra khác soạn bài. Xây dựng bài trên lớp, việc năng lực sáng tạo tóm tắt văn bản.
5. Kết quả:
Khi thực hiện biện pháp giúp học sinh về việc tự học môn Ngữ văn ở lớp 12C1, bước đầu đem lại hiệu quả nhất định, so sánh kết quả bộ môn thời điểm thi HKI, giữa HKII năm học 2010-2011, kết quả đạt:
Thời điểm
THHS
Trên trung bình
Dưới trung bình
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
HKI
30
15
50%
15
15%
Giữa HKII
30
22
73.3%
8
26.7%
6. Đánh giá kết quả:
a. Những mặt làm được:
Giáo viên giúp học sinh có ý thức và thái độ tích cực trong việc học bộ môn.
Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình xây dựng khâu soạn bài, xây dựng bài trên lớp.
Rèn cho học sinh khả năng diễn đạt một vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội trước tập thể lớp bằng ngôn ngữ nói khi tóm tắt văn bản. 
Tạo mối quan hệ gần gũi thầy và trò để thấu hiểu kỹ về năng lực học sinh từ đó đưa ra biện pháp để thích hợp hơn.
Một điều đáp ứng ý thức chuẩn bị bài học sinh chu đáo để đạt kết quả cao và so sánh kết quả đạt cụ thể của bộ môn thời điểm thi HKI và giữa HKII năm 2001-2011 đạt được. 
Xóa dần tư tưởng chán học môn Ngữ văn cụ thể lớp 12C1 đạt kết quả sau:
Học kì
TS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
KSCL HKI 
30
1
3.4
10
33.3
19
63.3
KSCL giữa HKII 
30
2
6.7
5
16.6
21
70.
2
6.7
So sánh 
Tăng 2 
Tăng 4 
Tăng 11 
Giảm 17 
b. Hạn chế:
Trong quá trình giúp học sinh yếu kém xây dựng phương pháp tự học ở nhà, giáo viên bộ môn phải mất nhiều thời gian và công sức, đôi khi tận dụng cả thời gian sinh hoạt đầu buổi, sinh hoạt cuối tuần thậm chí cả giờ ra chơi, điều đó ít nhiều tạo áp lực cho các em. Cần có những nghiên cứu dài hơi hơn để giải quyết triệt để vấn đề.
C. KẾT LUẬN:
1. Bài học kinh nghiệm:
Qua thực tế đã áp dụng phương pháp tự học cho học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, tôi nhận thấy để đạt kết quả cần lưu ý một số mặt sau đây.
Mục đích xây dựng phương pháp tự học này nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản những điều mà mình được học. Vậy hệ thống câu hỏi phải xoáy nội dung trọng tâm. 
Câu hỏi được phổ biến trước 1 tuần để học sinh có sự chuẩn bị chu đáo.
Giáo viên cần quan tâm, theo dõi giúp đỡ các em tận tình cách chuẩn bị, tránh trường hợp đưa ra câu hỏi xuống lớp rồi bỏ mặc cho học sinh, làm các em cảm thấy lo lắng với việc xây dựng phương pháp tự học bằng cách này sẽ không đạt hiệu quả.
Trong khi áp dụng phương pháp tự học giáo viên cần phát hiện được những học sinh không hề chuẩn bị gì, giáo viên phải có biện pháp xử lí, động viên tổ rút kinh nghiệm lần chuẩn bị sau.
Để việc làm này đạt hiệu quả cao. Đầu tiên yêu cầu giáo viên dạy Ngữ văn phải yêu thích văn học, đọc kỹ văn bản, có kế hoạch phù hợp. Làm được điều này trước hết đòi hỏi giáo viên phải có trách nhiệm, nhiệt tình trong soạn giảng, sau đó có biện pháp nhằm đạt chất lượng cao.
Khi áp dụng phương pháp này để giúp học sinh trường Nguyễn Trung Trực – lớp 12C1 mạnh dạn cải tiến phương pháp dạy và học, trước kết cần xây dựng cho được nền nếp và phương pháp tự học. Thực chất là đã giúp các em “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Cần tiến hành đồng bộ từ khâu rèn cho các em thói quen tích lũy tư liệu văn học; thói quen đọc; Đó là con đường ngắn nhất để đi tới chất lượng môn Ngữ văn hiện nay.
2. Hướng áp dụng đề tài:
- Lớp 12 trường THPT Nguyễn Trung Trực.
- Các trường bạn trong Tỉnh.
Hòa Thành, ngày 09 tháng 4 năm 2011
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thùy Phương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chỉ thị 40-CT/TW (Khóa IX) để tăng cường chất lượng giáo dục quản lý giáo dục 
Đổi mới việc dạy học môn Ngữ văn “lấy học sinh làm trung tâm”. Hội Giáo dục ĐHQG Hà Nội trường ĐHSP.
hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn – lớp 12 – Nhà xuất bản Giáo dục.
Sách giáo khoa Ngữ văn tập 1, 2 – Trần Đăng Suyền – Nhà xuất bản Giáo dục.
Sách giáo viên Ngữ văn tập 1, 2 – Trần Đăng Suyền – Nhà xuất bản Giáo dục.
Đề cương đề tài hướng dẫn của Sở GD-ĐT Tây Ninh.
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1. Cấp trường:
	Xếp loại : 	
2. Cấp sở: 	
	Xếp loại: 	
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 	1
I. Lý do chọn đề tài 	1
II. Đối tượng nghiên cứu 	2
III. Phạm vi nghiên cứu 	2
IV. Phương pháp nghiên cứu 	2
B. NỘI DUNG 	3
I. Cơ sở lý luận 	3
II. Cơ sở thực tiễn 	4
III. Một số giải pháp	4
C. KẾT LUẬN 	18

Tài liệu đính kèm:

  • docHuong dan HS tu hoc mon van.doc