Đề tài Đổi mới phương pháp dạy học trong việc tiếp nhận văn bản văn học

Đề tài Đổi mới phương pháp dạy học trong việc tiếp nhận văn bản văn học

 Đổi mới PPDH là một vấn đề đã được đặt ra từ rất lâu và được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà giáo dục, nhất là của các thầy giáo, cô giáo. Nhưng việc vận dụng đổi mới PPDH trong dạy học không phải là việc dễ dàng thực hiện và đạt được hiệu quả ngay từ đầu. Trước đây, chúng ta dạy học vẫn theo phương pháp truyền thống với quan niệm : học là quá trình tiếp thụ và lĩnh hội qua đó hình thành kiến thứ, kỹ năng, tư tưởng tình cảm. Giáo viên luôn là người truyền thụ toàn bộ những kiến thức, những hiểu biết của mình về một vấn đề nào đó; còn học sinh là người ghi nhớ, tiếp thu mọi lời giảng của giáo viên. Chính vì vậy mà phương pháp đó dẫn đến chỗ học sinh là người thụ động và qúa trình nhận thức mang tính chất áp đặt, một chiều. Học sinh học để đối phó với thi cử và sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến. Hiện nay, PP DH truyền thống không còn thích hợp với mục tiêu giáo dục - đào tạo, hơn thế việc đổi mới chương trình SGK càng cần phải đặt trọng tâm vào việc đổi mới PPDH. Bởi chỉ có đổi mới cơ bản PP DH chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.

 

doc 23 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1543Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Đổi mới phương pháp dạy học trong việc tiếp nhận văn bản văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội
 Trường THPT ứng hòa B
 Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài:
Đổi mới phương pháp dạy học trong việc 
tiếp nhận văn bản văn học
 Người viết : Nguyễn Mạnh Hòa
 Tổ : Ngữ Văn
 Trường THPT ứng hòa B
 Hà Nội- thỏng 5 năm 2009 
 A. Mở đầu
 I.Lý do chọn đề tài.
	Đổi mới PPDH là một vấn đề đã được đặt ra từ rất lâu và được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà giáo dục, nhất là của các thầy giáo, cô giáo. Nhưng việc vận dụng đổi mới PPDH trong dạy học không phải là việc dễ dàng thực hiện và đạt được hiệu quả ngay từ đầu. Trước đây, chúng ta dạy học vẫn theo phương pháp truyền thống với quan niệm : học là quá trình tiếp thụ và lĩnh hội qua đó hình thành kiến thứ, kỹ năng, tư tưởng tình cảm. Giáo viên luôn là người truyền thụ toàn bộ những kiến thức, những hiểu biết của mình về một vấn đề nào đó; còn học sinh là người ghi nhớ, tiếp thu mọi lời giảng của giáo viên. Chính vì vậy mà phương pháp đó dẫn đến chỗ học sinh là người thụ động và qúa trình nhận thức mang tính chất áp đặt, một chiều. Học sinh học để đối phó với thi cử và sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến. Hiện nay, PP DH truyền thống không còn thích hợp với mục tiêu giáo dục - đào tạo, hơn thế việc đổi mới chương trình SGK càng cần phải đặt trọng tâm vào việc đổi mới PPDH. Bởi chỉ có đổi mới cơ bản PP DH chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.
 Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII(1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII(1996),được thể chế hóa trong luật giáo dục (2005). Điều 28.2 trong Luật giáo dục đã ghi : “ Phưng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh;phù hợp vói đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rền luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đêm lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh “ . Có thể nói cốt lõi của việc đối mói dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động; chống lại thói quen học tập thụ động. 
 Tuy nhiên, đối với mỗi môn học trong nhà trường tùy theo đặc trưng bộ môn mà vận dụng việc đổi mới phương pháp sao cho thích hợp, linh hoạt để đạt mục tiêu cần đạt . Đối với môn Ngữ văn, việc vận dụng PP dạy học mới vẫn còn hạn chế . GV chỉ say mê khám phá văn bản và khổ công tìm tòi cách thức lên lớp sao cho hấp dẫn mà không chú ý học sinh học bái đó như thế nào ?. Mục đích của giờ dạy học văn theo quan điểm, phương pháp mới không phải người giáo viên là người truyền thụ lời giảng của mình một cách chủ quan mà mục đích cao nhất là làm sao để chủ thể học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ động khám phá, tiếp nhận tác phẩm và đồng thời bộc lộ được tình cảm bản thân. 
 Trong quá trình giảng dạy văn học, có nhiều phương pháp dạy học tích cực được áp dụng và mỗi phương pháp đều được thử thách qua thời gian. Chẳng hạn PP thuyết trình; PP dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ; PP dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ; dạy học theo dự án ... Kết quả của mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Một trong những phương pháp dạy học tích cực đưa lại kết quả cao trong học tập, phát huy được tính chủ thể của học sinh là phương pháp vấn đáp. 
 Trong phạm vi bài tập nghiên cứu khoa học này, tôi đi sâu tìm hiểu phương pháp dạy học vấn đáp trong dạy học môn Ngữ văn ở khối trung học phổ thông. Tôi đã quyết định chọn đề tài này để trước hết là bản thân có điều kiện khái quát nâng cao chuyên môn sau thời gian nghiên cứu áp dụng và qua đây mong được chia xẻ với đồng nghiệp cùng quan tâm để góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn và đổi mới PPDH môn ngữ văn trong phạm vi nhà trường THPT
	II Mục đích nghiên cứu.
	- Dựa trên một số lí luận cơ bản về triết học, về tâm lí học, về việc đổi mới PPDH văn ... để đề ra một số biện pháp trong PP dạy học vấn đáp . 
 - Nhằm mục đích nâng cao chất lượng của giờ học, phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, rèn cho HS bản lĩnh tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề, gây hứng thú học tập cho học sinh
 IV. Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 - Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 09 năm 2008 đến tháng 05 năm 2009
	- Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp vấn đáp trong việc dạy học môn Ngữ Văn.
	- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối : 11,12 
 V. Nhiệm vụ nghiên cứu.
 Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi đề xuất một số nhiệm vụ của đề tài:
 + Xác định cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của dạy học vấn đáp (đàm thoại) .
 + Đề xuất một số biện pháp dạy học vấn đáp trong môn Ngữ Văn.
 + Thực hiện một số công việc trong phương pháp vấn đáp.
 + Thiết kế một bài dạy vận dụng PP vấn đáp
 VI. Phương pháp nghiên cứu.
Làm đề tài này, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp. Dưới đây là những phương pháp chủ yếu:
 1. Phương pháp thống kê, nêu ví dụ.
 2.Phương pháp thực nghiệm qua giảng dạy, dự giờ,bài kiểm tra, bài thi học kỳ, số điểm.
 3.Phương pháp so sánh.
 4.Phương pháp phân loại, phân tích.
 5. Phương pháp tổng hợp. 
 B. Nội dung
Chương I
Những cơ sở khoa học của phương pháp vấn đáp trong giờ học Ngữ văn.
 1. Cơ sở tâm lí học.
	Nhận thức thế giới xung quanh, tìm hiểu những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh mình là một nhu cầu không thể thiếu của con người. Đây là một trong ba mặt cơ bản của đời sống, của tâm lí con người (Nhận thức - Tình cảm - Hành động). Nhờ có nhận thức mà chúng ta không chỉ phản ánh hiện thực xung quanh mình mà cả hiện thực của bản thân nữa, không chỉ phản ánh cái bên ngoài, cái hiện tại mà cả cái bên trong, cái sẽ tới và các quy luật phát triển của hiện thực.
	Mục tiêu của nhà trường phổ thông nói chung và mục tiêu của trường THPT nói riêng là hình thành nhân cách của học sinh, phát triển toàn diện và trưởng thành về mặt xã hội của học sinh. Trong nhà trường phổ thông, học sinh được giáo dục bằng nhiều phương pháp, nhiều ngành học... trong đó bộ môn Ngữ văn được coi là một môn học chủ công trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
	Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lí cá nhân quy định giá trị xã hội và hành vi của họ. Học sinh là một nhân cách trong chừng mực nào đó mà các phẩm chất xã hội ở đó được phát triển để nó trở thành chủ thể có ý thức đối với mọi hoạt động công ích của mình. Như vậy có nghĩa là một trong những con đường để hình thành và phát triển nhân cách là con đường hoạt động của chính học sinh. Con đường tác động có mục đích tự giác của xã hội bằng giáo dục đến học sinh sẽ trở nên vô hiệu hoá nếu như học sinh không tiếp nhận, không hưởng ứng những tác động đó, không trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển tâm lí, hình thành nhân cách. Chính vì vậy qua giờ học vấn vận dụng PP vấn đáp, học sinh có dịp bù đắp những tri thức mà mình chưa được biết, chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ, để tự mình tiếp nhận và hoàn thiện mình về tư tưởng, đạo đức và hành vi trong học tập và trong cuộc sống.
 2. Cơ sở nhận thức.
	Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người nhưng sự phản ánh này không phải giản đơn, thụ động mà là quá trình biện chứng dựa trên hoạt động tích cực của chủ thể trong quan hệ đối với khách thể. Nhưng không phải con người nào cũng đều là chủ thể của nhận thức. Con người trở thành chủ thể khi nó tham gia vào hoạt động xã hội nhằm biến đổi và nhận thức khách thể. Trong nhà trường học sinh chính là chủ thể của hoạt động nhận thức; còn khách thể chính là những tri thức kinh nghiệm của nền văn minh nhân loại. Theo cơ sở triết học: con người tự làm ra mình bằng chính hoạt động của mình nhưng cái quan trọng là làm ra cái đó như thế nào và bằng cách nào?
	Đối với môn Ngữ Văn học sinh đến trường để học tập thực chất là để tiếp nhận, chiếm lĩnh những giá trị của tác phẩm văn chương. Vì mục đích ấy, học sinh tự đọc lấy tác phẩm, tự chiếm lĩnh lấy tác phẩm, nắm bắt được cái hồn của tác phẩm chứ không phải học lấy những điều giáo viên giảng giải, giáo viên cắt nghĩa như xưa nay người ta vẫn thường làm. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo cho học sinh những hướng tiếp cận tác phẩm sao cho có hiệu quả nhất, học sinh từ đó mà tự chiếm lĩnh tác phẩm. Đồng thời cùng với sự chiếm lĩnh tác phẩm ấy, học sinh dưới những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt của giáo viên mà trình bày những suy nghĩ, cách hiểu của mình về vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
	Chính vì những vấn đề đó mà rất cần có một giờ học vấn đáp để qua giờ học ấy học sinh có thể khẳng định họ thật sự là những chủ thể sáng tạo trong quá trình nhận thức bằng chính hoạt động của mình.
 3. Cơ sở văn học.
	Nếu hình tượng hội hoạ được xây dựng bằng đường nét, màu sắc; âm nhạc được xây dựng bằng nhịp điệu, giai điệu, âm thanh...thì hình tượng văn học được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ. Do lấy ngôn từ làm chất liệu cho nên hình tượng văn học chỉ tác động vào trí tuệ, tâm hồn, tình cảm gợi nên sự liên tưởng và tưởng tượng trong tâm trí người đọc. Nhờ liên tưởng và tưởng tượng trên những nét tương đồng giữa thế giới âm thanh và hình ảnh, giữa thế giới hữu hình và thế giới vô hình trở thành hiện hình qua phương tiện ngôn ngữ.
	Thực chất của vấn đề phát huy chủ thể học sinh trong giờ Ngữ văn là khêu gợi, kích thích và nuôi dưỡng, phát triển ở học sinh nhu cầu đồng cảm và khát vọng nhận thức cái mới qua hình tượng, tính cách nhân vật. Và cũng qua đó việc học tác phẩm văn học thực sự trở thành một hoạt động cá thể hoá sâu sắc đi từ nhận thức khách quan hình tượng đến chỗ tự nhận thức; do đó có khát vọng sống và hành động theo nhân vật lí tưởng.
	Chính vì vậy trong giờ học văn rất cần có sự trao đổi giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và giào viên để qua giờ học ấy thu được kết quả cao hơn và cũng qua giờ học ấy học sinh có dịp bộc lộ mình, tự khẳng định mình, đồng thời giáo viên cũng có cơ hội để nắm được trình độ tiếp nhận của học sinh.
Chương II 
Thực trạng của đề tài
 Qua quá trình dạy học, kinh nghiệm của bản thân, quá trình dự giờ của đồng nghiệp , tôi nhân thấy :
 - Một số giáo viên chủ yếu vẫn dạy theo phương pháp dạy học truyền thống : giáo viên sử dụng các PP diễn giảng truyền thụ toàn bộ những kiến thức một chiều ; còn học sinh là người ghi nhớ, tiếp thu mọi lời giảng của giáo viên. Giờ học trở nên khô khan, trầm, thậm chí căng thẳng, học sinh tham gia học bài một cách chiếu lệ. Rõ ràng điều đó dẫn đến chất lượng, hiệu quả giờ học không cao 
- Còn một số giáo viên có vận dụng một số PPDH tích cực trong giờ học song chưa hiệu quả còn hình thức . Chẳng hạn vận dụng PP vấn đáp : giáo viên đặt ra những câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời song chưa tạo ra được không khí tranh luận sôi nổi giữa học sinh với nhau hay giữa học sinh với giáo viên. 
 Một trong những nguyên nhân đẫn tới tình trạng trên là một số giáo viên nhận thưcs chưa rõ bản chất của việc dạy học văn. Dạy học văn trong nhà trường không đơn thuần là giảng văn, phân tích văn học mà là dạy đọc văn bản, đó là quá trình đối thoại giữa học sinh, thấy giáo và tác giả ... huyện của ngời đàn bà làng chài, tác giả giúp người đọc hiểu rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của đời sống. Tóm lại phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều. 
- GV : Qua câu chuyện của nghệ sĩ Phùng và câu chuyện người đàn bà ở tòa án, em có cảm nhận và sũy nghĩ gì về chị em thằng Phác?
- HS thảo luận và trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung 
3.3.Về các nhân vật trong truyện
- Chị em thằng Phác: Bị đẩy vào tình thế khó xửa khi ở trong hoàn cảnh ấy. Chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để tước con dao trên tay thằng em trai, ngăn em làm việc trái luân thường đạo lí. Cô bé là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương, cô đã hành động đúng khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lại biết chăm sóc, lo toan khi mẹ phải đến toà án huyện. - - - Thằng Phác thương mẹ theo kiểu một cậu bé con còn nhỏ, theo cái cách một đứa con trai vùng biển. Nó “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chặng chịt”, “nó tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dới biển này thì mẹ nó không bị đánh”. Hình ảnh thằng Phác khiến người đọc cảm động bởi tình thương mẹ dạt dào.
- GV : còn về người nghệ sĩ nhiếp ảnh em có suy nghĩ về con người, về quan niệm sống và quan điểm sáng tác nghệ thuật của anh?
 - HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời.
- GV định hướng. 
- Người nghệ sĩ nhiếp ảnh: Vốn là ngời lính thường vào sinh ra tử, Phùng căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng. 
+ Anh xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển lúc bình minh. Một ngời nhạy cảm nh anh tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra sự bạo hành của cái xấu, cái ác huyền ảo trên biển. 
+ Hơn bao giờ hết, Phùng hiểu rõ: trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy làm một người biết yêu ghét vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người. Đối với anh, nghệ thuật chân chính không bao giờ xa cuộc đời. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải luôn luôn vì cuộc đời.
- Gv hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa : Theo em hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa mang ý nghĩa biểu tượng cho điều gì?
- HS thảo luận và trả lời 
- Gv định hướng
-GV tổ chức cho HS tìm hiểu những nét đặc sắc về nghệ thuật:
 Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm này có gì độc đáo?
HS tiến hành:
* Tóm tắt lại tình huống.
Trong tác phẩm, đó là sự kiện Phùng chứng kiến lão đàn ông đánh vợ một cách tàn bạo. Trước đó, anh nhìn đời bằng con mắt của ngời nghệ sĩ rung động, say mê trớc vẻ đẹp huyền ảo- thơ mộng của thuyền biển. Trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn, Phùng phát hiện ra hiện thực nghiệt ngã của đôi vợ chồng bớc ra từ con thuyền “thơ mộng” đó.
Tình huống đó được lặp lại lần nữa: bên cạnh hình ảnh ngời đàn bà nhẫn nhục chịu đựng “đòn chồng”, Phùng còn đợc chứng kiến phản ứng của chị em thằng Phác trớc sự hung bạo của cha đối với mẹ. Từ đó, trong ngời nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài, hiểu sâu thêm tính chất ngời đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm ngời đồng đội (Đầu) và hiểu thêm chính mình.
* Bình luận về ý nghĩa của tình huống
3.4 ý nghĩa của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa
- là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên về biển và cũng là biểu tượng về cuộc sống sinh hoạt của người dân làng chài.
- Là một hình ảnh gợi cảm , có sự ám ảnh vế sự bấp bênh, dập dềnh của những thân phận, những cuộc đời trôi nổi trên sông nước .
- Biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống . Cái hồn của bức trang nghệ thuật ấy chính là vẻ đẹp rất đỗi bình dị của những con người lam lũ, vất vả trong cuộc sống thường nhật.
3.5 Vài nét về nghệ thuật
- Cách xây dựng cốt truyện độc đáo vói những tình huống nghịch lí 
- ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện nhận thức đời sống
 - Gv : em hãy nhận xét về ngôn ngữ ngữ nghệ thuật cảu tác phẩm ?
- Ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm : Ngôn ngữ người kể chuyện: Thể hiện qua nhân vật Phùng, sự hóa thân của tác giả. Chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục.
+ Ngôn ngữ nhân vật: Phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người.
-> Ngôn ngữ giản dị đằm thắm đầy dư vị 
Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết
- GV tổ chức cho HS tự đánh giá một cách tổng quát giá trị của tác phẩm.
- GV yêu cầu HS đọc lại phần Ghi nhớ (SGK)
*Dặn dò: - Đọc lại tác phẩm,nắm vững cốt truyện, các chi tiết chính
 - Tìm đọc tài liệu tham khảo
 - Soạn bài mới : “ Thực hành về hàm ý”
III. Tổng kết
- Vẻ đẹp của ngòi bút Nguyễn Minh Châu là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu tha thiết đối với con ngời. Tình yêu ấy bao hàm cả khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp con người còn tiềm ẩn, những khắc khoải, lo âu trước cái xấu, cái ác. Đó cũng là vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đôn hậu, điềm đạm chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lí nhân sinh sâu sắc. 
Chiếc thuyền ngoài xa là một trong số rất nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa với , mọi người mọi thời. 
 Chương III
Kết quả nghiên cứu.
 I . Kết quả từ quan sát thực tế.
 Kết quả chất lượng hs trong lớp tôi dạy, chất lượng đã tiến bộ rõ rệt
\ - Trong giờ học Văn không khí học tập sôi nổi, đã có sự cộng hưởng cảm xúc giữa nhà văn - học sinh - giáo viên. Học sinh tích cục trao đổi thảo luận , hăng hái xung phong phát biểu xây dựng bài. Học sinh thực sự hứng thú khi được học môn Văn và tiếp xúc với các tác phẩm văn học. Chất lượng, hiệu quả giờ học được nâng cao rõ rệt. 
 - Học sinh được rèn luyện nhiều về tư duy mới trong thảo luận phát vấn, được rèn luyện cách diễn đạt trình bày phát biểu; các em tỏ ra chủ động, tự tin,linh hoạt khi diễn đạt trước tập thể. Qua đó, đã hình thành được một số kĩ năng tự tiếp nhận, chiếm lĩnh tác phẩm văn học cho học sinh. 
II . Kết quả chất lượng giảng dạy cá nhân: môn Ngữ văn
Thời gian
(năm học :2008-2009)
 Đối tượng : 11a2( 50 hs), 12A 2(50 hs)
Xếp loại
Lớp 11 A2
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Học kì I 
01
2
18
36
29
58
2
4
Học kì II 
03
6
25
50
20
44
0
0
Cả năm 
04
8
27
54
19
38
0
0
Lớp 12 A 2
Học kì I 
05
9
25
45,6
24
43,6
1
1,8
Học kì II 
06
11
30
54,5
19
34,5
0
0
Cả năm 
06
11
35
64
14
25
0
0
 C. Kết luận
 áp dụng phương pháp vấn đáp (đàm thoại) trong dạy học môn Văn ở trường phổ thông là một việc làm cần thiết để nhằm nâng cao chất lượng học sinh. Phương pháp dạy học nào thì cũng có mặt tích cực và hạn chế của nó. Nhưng nói chung theo phương pháp dạy học mới hiện nay lấy học sinh làm trung tâm thì việc dạy học theo phương pháp vấn đáp mang lại thành công nhiều hơn.
	Việc áp dụng phương pháp vấn đáp vào trong dạy học bộ môn Ngữ Văn có tác dụng rất lớn trong việc phát triển trí tuệ, tâm hồn của học sinh, rèn luyện kỹ năng, phát huy sáng tạo của học sinh, phát huy hướng tìm tòi, phát hiện trong quá trình học của học sinh. Nhưng với phương pháp này đôi khi cũng có hạn chế đối với các lớp học sinh yếu, dễ gây mất thời gian.
	Mỗi phương pháp đều có thế mạnh riêng. Người giáo viên là người tổ chức hoạt động dạy và học, vì vậy phải biết tận dụng sức mạnh của mỗi phương pháp để từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập và giảng dạy. 
D. ý kiến đề nghị vận dụng kinh nghiệm.
 Thực hiện quá trình đổi mớiPP Dh là công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức tâm huyết của mỗi giáo viên chúng ta.Trong quá trình thực hiện, đổi mới đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa nhiều cấp độ. Chính vì vậy, tôi xin nêu một vài kiến nghị đề nghị tới các cấp như sau:
 - Sở giáo dục, phòng phổ thông nên tiếp tục tổ chức các đợt học tập chuyên đề và tập trung nhiều hơn đến vấn đề đổi mới PP DH và tạo điều kiện để các cụm tổ chức trao đổi kinh nghiệm về PPDH môn Ngữ văn nói riêng và các bộ môn khác trong nhà trường nói chung
 - Ban chuyên môn nhà trường tiếp tục tăng cường kiểm tra dự giờ thường xuyên để động viên, thúc đẩy giáo viên đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục. 
- Tổ nhóm chuyên môn và mỗi người thầy chúng ta cần quan tâm đúng mức tới công việc vận dụng việc đổi mới PPDH , không chủ quan ỷ vào kinh nghiệm, khả năng dạy vốn có; nếu không chính chúng ta là người lạc hậu trì trệ.
- Đối với mỗi giáo viên : phải thường xuyên học tập, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, tích cục chủ động đổi mới PPDH , tích lũy kinh nghiệm dạy học.
 Trên đây là một vài kinh nghiệm và ý kiến nhỏ của tôi, tất nhiên không tránh khỏi thiếu sót, rất mong đồng nghiệp chia sẻ và bổ sung, . 
Xin chân thành cảm ơn!.
 ứng hòa , ngày ...tháng 5 năm 2009
 Người viết 
 Nguyễn Mạnh Hòa
 Tài liệu tham khảo.
Hà Minh Đức; Lí luận văn học; Nxb GD; H; 1993.
Phan Trọng Luận (chủ biên) – Trương Dĩnh; Phương pháp dạy học Văn, tập 1; Nxb GD; H; 2001.
Phan Trọng Luận (chủ biên); Thiết kế bài học Ngữ văn ; Nxb GD; H; 2006.
Nguyễn Kim Phong (chủ biên); Kĩ năng đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10; ; Nxb GD; H; 2006.
Nguyễn Khánh Toàn; Một số vấn đề giáo dục của Việt Nam; Nxb GD; H.
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình Sgk 10 môn Ngữ văn; ; Nxb GD; H; 2006.
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình Sgk 11 môn Ngữ văn; ; Nxb GD; H; 2007.
 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình Sgk 12 môn Ngữ văn; ; Nxb GD; H; 2008.
 Phương pháp dạy học Văn - Nhà xuất bản giáo dục- 1995.
 10. Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông - Nhà xuất bản giáo dục- 1998.
Mục lục
 1. A .Mở đầu ....................................................................................................... 03
 2. B . nội dung.................................................................................................... 05
 3. Thực trạng đề tài ................................................................................... 06
 4. Nội dung dạy học vấn đáp .................................................................. 07
 Quan niệm dạy học vấn đáp ................................................................ 07
 5. Một số giải pháp vận dụng pp vấn đáp......................................... 09
 6.Thiết ké thử nghiệm .............................................................................. 13
 7. Kết quả nghiên cứu..................................................................................21
 8. kết luận ........................................................................................................ 21
 9. ý kiến đề nghị.............................................................................................. 22
 10. Tài liệu tham khảo ............................................................................. 23

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Doi moi PP DH.doc