Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ khoa học

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ khoa học

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :

I. Chuẩn:

1.Kiến thức:

- Nắm được khái niệm ngôn ngữ khoa học, các loại văn bản khoa học thường gặp, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ khoa học và đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ khoa học;

2.Kỹ năng:

- Kĩ năng lĩnh hội và phân tích những văn bản khoa học phù hợp với khả năng của HS THPT.

- Kĩ năng xây dựng văn bản khoa học: xây dựng luận điểm, lập đề cương, sử dụng thuật ngữ, đặt câu, dựng đoạn, lập luận, kết cấu văn bản, .

- Kĩ năng phát hiện và sửa chữa lỗi trong văn bản khoa học.

3.Thái độ Có ý thức sử dụng đúng phong cách ngôn ngữ góp phần làm đẹp ngôn ngữ dân tộc.

II.Nâng cao: Kỹ năng lĩnh hội và phân tích các văn bản khoa học trong SGK 12Cb.

B. PHƯƠNG PHÁP & KTDH :

- Phát vấn,thuyết giảng,thao luận nhóm, hướng dẫn luyện tập ,thực hành.

C.CHUẨN BỊ :

-Gv: Tài liệu tham khảo ,bảng trực quan,một số Vb minh họa.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1355Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 13,14 Ngày soạn: 03.10.2010 Ngày thực hiện:04.10.200
 Tiếng Việt: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :
I. Chuẩn:
1.Kiến thức:
- Nắm được khái niệm ngôn ngữ khoa học, các loại văn bản khoa học thường gặp, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ khoa học và đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ khoa học;
2.Kỹ năng: 
- Kĩ năng lĩnh hội và phân tích những văn bản khoa học phù hợp với khả năng của HS THPT.
- Kĩ năng xây dựng văn bản khoa học: xây dựng luận điểm, lập đề cương, sử dụng thuật ngữ, đặt câu, dựng đoạn, lập luận, kết cấu văn bản, ...
- Kĩ năng phát hiện và sửa chữa lỗi trong văn bản khoa học.
3.Thái độ Có ý thức sử dụng đúng phong cách ngôn ngữ góp phần làm đẹp ngôn ngữ dân tộc.
II.Nâng cao: Kỹ năng lĩnh hội và phân tích các văn bản khoa học trong SGK 12Cb.
B. PHƯƠNG PHÁP & KTDH : 
- Phát vấn,thuyết giảng,thao luận nhóm, hướng dẫn luyện tập ,thực hành.
C.CHUẨN BỊ : 
-Gv: Tài liệu tham khảo ,bảng trực quan,một số Vb minh họa.
-Hs: Bài soạn,giấy A4 ,sưu tầm các văn bản khoa học.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1.Ổn định lớp: A1.............................................B2.................................................B3.......................................
2. Kiểm tra bài cũ : 
Câu hỏi: -Trình bày cách làm một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống 
 - Kiểm tra kết quả thực hiện bài tập về nhà tiết học trước.
3. Bài mới:
*Giới thiệu:Gv giới thiệu vai trò ,vị trí của phong cách ngôn ngữ khoa học đối với cuộc sống và công việc.
*Triễn khai:
Hoạt động của Thầy –Trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các khái niệm 
- Đọc văn bản a, b, c và thử Phân loại các văn bản đó ? Qua phân loại, hãy phân biệt nét khác nhau giữa các văn bản ? Từ đó rút ra định nghĩa? 
-Căn cứ vào SGK, trình bày khái niệm Ngôn ngữ khoa học ? ( Bảng phụ) 
Hoạt động 2 - Tổ chức luyện tập 
Bài tập 1: GV phát vấn HS tìm ý và có thể thuyết giảng bổ sung.
 Bài tập 2 : GV cho học sinh tìm ví dụ, sắp xếp theo từng loại văn bản khoa học sau đó giáo viên sửa chữa, bổ sung, nhận xét (có thể kẻ bảng).
 Tiết 2
Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc trưng của NNKH
- Đưa ngữ liệu : Một bài học trong SGK, một đề toán, một bài báo... Một vài ví dụ về các văn bản do HS tạo lập còn mắc nhiều lỗi về tính khoa học...( có thể dùng bảng phụ)
- Yêu cầu HS phân tích rút ra các đặc trưng cơ bản của phong cách NNKH? Theo dõi, nhận xét và khắc sâu kiến thức cho HS
* Cho HS chép phần ghi nhớ ở SGK và yêu cầu học thuộc
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài tập 1,2 thực hiện theo yêu cầu SGK ( theo nhóm)
- Theo dõi, nhận xét , chỉnh sử hoàn thiện nội dung 
 *GV hướng dẫn HS làm bài tập 3 (Ở nhà)
 -Đoạn văn đã dùng các thuật ngữ khoa học nào ?
- Lập luận của đoạn văn như thế nào ? Diễn dịch hay quy nạp ?
I.Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học :
 1/Văn bản khoa học: Gồm 3 loại:
- Các văn bản khoa học chuyên sâu : mang tính chuyên ngành khoa học cao và sâu, dùng để giao tiếp giữa những người làm công tác nghiên cứu trong các ngành khoa học.( chuyên khảo, luận án, luận văn, báo cáo khoa học...)
- Các văn bản khoa học giáo khoa : Đảm bảo yêu cầu khoa học và tính sư phạm: Trình bày vấn đề từ thấp đến cao, từ dễ đến khó...dùng trong nhà trường ( Giáo trình, SGK, thiết kế bài dạy...)
- Các văn bản khoa học phổ cập: Cách viết dễ hiểu nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học( Các bài báo, sách phổ biến kiến thức phổ thông)
 2/ Ngôn ngữ khoa học :
Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học.( KH tự nhiên, KH xã hội )
 + Dạng viết : sử dụng từ ngữ khoa học và các kí hiệu, công thức, sơ đồ
 + Dạng nói : yêu cầu cao về phát âm, diễn đạt trên cơ sở một đề cương
Yêu cầu cơ bản : Tính chuẩn xác
Bài tập :
Bài tập 1 : Văn bản Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến cuối thế kỷ XX :
- Những nội dung khoa học được trình bày trong văn bản gồm :
+ Những tiền đề phát triển của văn học.
+ Các giai đoạn phát triển và thành tựu qua mỗi giai đoạn
+ Những đặc điểm chung về nội dung và nghệ thuật
- Văn bản thuộc ngành khoa học nghiên cứu văn học thuộc loại khoa học giáo viên.
- Những nét riêng của văn bản giáo khoa văn bản được chia thành các phần cụ thể phù hợp với nhiệm vụ giáo dục.
- Đặc điểm dạng viết của ngôn ngữ trong văn bản dễ nhận thấy là ở hệ thống các đề mục hợp lý, dễ hiểu và các thuật ngữ khoa học được dùng ở mức độ vừa phải.
Bài tập 2 : 
VBKH
chuyên sâu
VBKH
giảng dạy
VBKH
phổ biến
chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa học,
giáo trình, giáo khoa, thiết kế bài dạy,
sách phổ biến khoa học kĩ thuật, các bài báo, phê bình, điểm sách,
II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học :
 1. Tính trừu tượng, khái quát
- Biểu hiện : việc dùng các thuật ngữ khoa học.
- Thuật ngữ khoa học luôn mang tính khái quát, trìu tượng vì nó là kết quả của quá trình khái quát hoá từ những biểu hiện cụ thể.
- Thuật ngữ khoa học được phân chia theo các ngành khoa học.
2. Tính lí trí, lôgíc
- Biểu hiện : 
+ Câu văn : chuẩn cú pháp, nhận định đánh giá chính xác, lôgíc chặt chẽ.
+ Đoạn văn, văn bản : có sự liên kết chặt chẽ và mạch lạc, đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch, văn bản có bố cục chặt chẽ từng phần rõ ràng.
- Câu văn của văn bản khoa học không phải do cảm nhận chủ quan, do cảm xúc mà là sản phẩm của tư duy khoa học.
3. Tính phi cá thể
- Biểu hiện : câu văn trong văn bản khoa học có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc.
- Khoa học có tính khách quan cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân.
GHI NHỚ :( SGK)
III. Luyện tập : 
 Bài tập 1 :
- Những kiến thức khoa học Lịch sử văn học
- Thuộc văn bản khoa học giáo khoa
- Chủ đề, hình ảnh, tác phẩm, phản ánh hiện thực, đại chúng hoá, chất suy tưởng, nguồn cảm hứng sáng tạo.
 Bài tập 2 : 
- Đoạn thẳng : đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên / đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.
 Bài tập 3 
+ Bài tập 3: Đoạn văn dùng nhiều thuật ngữ KH: Khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, công cụ đá...
 Bài tập 4 
+ Bài tập 4: Chú ý các đặc điểm của PCNNKH phổ cập khi viết đoạn văn
E.TỔNG KẾT-RÚT KINH NGHIỆM
* Củng cố :Hs nhắc lại nội dung bài học: K/ niệm văn bản KH ,ngôn ngữ KH và đặc trưng của p/c ngôn ngữ KH .
*Bài tập nâng cao.
- Phân tích, đánh giá các đặc điểm cơ bản, thành tựu và những hạn chế của VH giai đoạn 1945 – 1975.
- Sự chuyển biến cũng như thành tựu bước đầu của VH 1975 - hết TKXX.
* Hướng dẫn tự học :
- Qua các Vb KH trong SGK thuộc bộ môn đang học xá định hệ thống thuật ngữ ( khoảng 10 từ) của mỗi ngành KH
- So sánh tính khách quan ,phi các thể trong p/c ngôn ngữ KH với tính các thể hóa trong p/c ng ngữ nghệ thuật.
*Bài mới: Trả bài kiểm tra
 -Xem lại đề bài viết số 1.
* Đánh giá buổi học:
 Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docT1314 pcnnkh12cbtheo chuan.doc