Đề tài Đổi mới kiểm tra đánh giá để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường THPT

Đề tài Đổi mới kiểm tra đánh giá để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường THPT

Từ khi lí thuyết mặt trời của Deway ra đời ở Mĩ, vào những năm 1940 nguyên lí dạy học lấy học sinh làm trung tâm đã cho thất tính đúng đắn của nó. Mặc dù vậy việc thực hiện triệt để quan điểm này trong giáo dục nước ta nói chung, trong giảng dạy môn Ngữ Văn nói riêng còn nhiều khó khăn vướng mắc. Cách đây hơn một thập kỉ chúng ta đã tiến hành việc đổi mới dạy học môn Ngữ Văn. Đổi mới cũng đã đạt được những thành tựu nhất định, xong có thể nói kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra chưa ngang tầm với vị trí của môn học, chưa thúc đẩy tính tích cực hoạt động ở học sinh - học sinh còn thụ động khi đứng trước một vấn đề xã hội, một tác phẩm văn học (lười đọc tác phẩm, lười suy nghĩ).

 

doc 25 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3226Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Đổi mới kiểm tra đánh giá để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GIáo dục - Đào tạo ninh Bình
Trường THPT Nho quan C 
–&—
Sáng kiến kinh nghiệm
Đổi mới Kiểm tra đánh giá để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn trong nhà trường THPT
 Giáo viên thực hiện: Lê Thành Dương
 Tổ : Văn – Sử
Nho Quan, Tháng 2, năm 2009
Cấu trúc đề tài
A. Đặt vấn đề............................................................................................
B. Nội dung đề tài...................................................................................
I. Thực trạng kiểm tra đánh giá trong nhà trường THPT nói chung và trường THPT Nho Quan C.......................................................................
 1. Thực trạng kiểm tra đánh giá trong nhà trường THPT.................
 2. Thực trạng kiểm tra đánh giá trong nhà trường THPT Nho Quan C
II. Nguyên nhân của những tồn tại trong kiểm tra đánh giá....................
III. Những đổi mới cần thiết trong KTĐG để thúc đẩy đổi mới phương pháp ..........................................................................................................
 1- Đổi mới trong kiểm tra thường xuyên (KTTX)...............................
 2-Đổi mới kiểm tra định kì (KTĐK)...................................................
 3. Khâu chấm bài trong bài văn tự luận.............................................
C. Kết luận .............................................................................................
D. Tài liệu tham khảo...........................................................................
2
4
4
4
5
7
9
9
12
19
20
23
A. Đặt vấn đề
Từ khi lí thuyết mặt trời của Deway ra đời ở Mĩ, vào những năm 1940 nguyên lí dạy học lấy học sinh làm trung tâm đã cho thất tính đúng đắn của nó. Mặc dù vậy việc thực hiện triệt để quan điểm này trong giáo dục nước ta nói chung, trong giảng dạy môn Ngữ Văn nói riêng còn nhiều khó khăn vướng mắc. Cách đây hơn một thập kỉ chúng ta đã tiến hành việc đổi mới dạy học môn Ngữ Văn. Đổi mới cũng đã đạt được những thành tựu nhất định, xong có thể nói kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra chưa ngang tầm với vị trí của môn học, chưa thúc đẩy tính tích cực hoạt động ở học sinh - học sinh còn thụ động khi đứng trước một vấn đề xã hội, một tác phẩm văn học (lười đọc tác phẩm, lười suy nghĩ).
	Trong hàng loạt công đoạn của quá trình đổi mới chúng ta đã chú trọng đổi mới KTĐG (kiểm tra đánh giá), từ việc ý thức tầm quan trọng của đổi mới KTĐG, đến coi kiểm tra đánh giá có vai trò chi phối và có ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá trước hết là để tìm hiểu và đánh giá trình độ năng lực của học sinh ở vào những thời điểm nhất định của quá trình dạy học theo chương trình và mục tiêu đã quy định, sau đó góp phần điều chỉnh phương pháp dạy học của giáo viên và phương pháp học của học sinh. Có nhà sư phạm đã nói: “Đề thi là một biện pháp để uốn nắn cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh một cách hữu hiệu nhất”. Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng quá trình dạy học, đồng thời là cơ sở để mở ra một quá trình dạy học mới. Chính vì vậy khâu kiểm tra đánh giá có một vị trí và tầm quan trọng đặc biệt đối với toàn bộ quá trình dạy học. Trong kiểm tra đánh giá, việc ra đề lại là công đoạn quan trọng nhất. Trong bài “Đề thi - Cái kích cho một cỗ máy nặng”, Giáo Sư Phan Trọng Luận viết: “Đề thi là một khâu đột phá có thể giải quyết được nhiều vấn đề trọng đại của nền giáo dục". Bộ trưởng bộ Giáo dục Đào tạo từng khẳng định: “Đề thi là thước đo trình độ văn minh của một nền giáo dục- đề thi là lực nắn cách dạy, cách học.... Ra đề thi sáng tạo thì tự nhiên đã diệt trừ tận gốc mọi trò phao thi, mọi lò luyện thi. Trong nhà trường sẽ học sáng tạo, dạy thông minh. Thực học sẽ được phục hưng, hư học sẽ bị đẩy lùi”. 
	Như vậy đổi mới kiểm tra đánh giá đúng hướng sẽ là một cái “kích”, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong học tập, giúp các nhà quản lý hoạch định giáo dục đánh giá đúng những mục tiêu đã đặt ra.
B. Nội dung
 I. Thực trạng kiểm tra đánh giá trong nhà trường THPT nói chung và trường THPT Nho Quan C.
	1) Thực trạng kiểm tra đánh giá trong nhà trường THPT:
	Có thể nói rằng trong tiến trình đổi mới dạy học môn Ngữ Văn chúng ta đã đạt nhiều kế quả trong KTĐG từ nội dung hình thức ra câu hỏi đến ra đề kiểm tra, thi ... Nhưng nhìn chung chúng ta chưa có sự thay đổi một cách đồng bộ, toàn diện (trên cơ sở tìm tòi tiếp thu yếu tố mới, chắt lọc yếu tố tích cực của KTĐG trong quá khứ). Trong thời gian từ khi đưa môn Ngữ Văn vào dạy học trong nhà trường THPT nội dung của đề thi, đề kiểm tra, hình thức câu hỏi chưa có những thay đổi lớn. Cơ bản vẫn là những dạng câu hỏi tự luận có sẵn nội dung; Kiểu như: Phân tích, bình luận, giải thích... một cách cứng nhắc, máy móc, mặc dù chúng ta đều hiểu phân tích, bình luận, giải thích... chỉ là một thao tác lập luận trong bài văn nghị luận. Hơn nữa trước sự bùng nổ của tài liệu tham khảo thì cách ra đề như vậy không phát huy được việc độc lập suy nghĩ, sự sáng tạo của riêng từng học sinh. Hơn nửa thế kỉ ra đời Giáo dục THPT có sự phát triển song hình thức kiểm tra thường xuyên (KTTX) vẫn không có gì thay đổi vẫn là đầu giờ giáo viên gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi, học bài cũ một cách máy móc, đơn điệu. Trong khi đó phương pháp dạy học theo kiểu vấn đáp, thảo luận nhóm ... một vài năm trở lại đây được thực hiện phổ biến như một sự bắt buộc, là nhân tố trung tâm quyết định của sự đổi mới dạy học môn Ngữ Văn - lấy học sinh làm trung tâm. Chính sự đơn điệu trong KTTX lại là cản trở lớn trong đổi mới phương pháp dạy học.
	Thời gian gần đây chúng ta đã áp dụng hình thức ra đề kiểm tra trắc nghiệm. Phương phỏp này cú ưu điểm là kiểm tra kiến thức toàn diện, đỏnh giỏ khỏch quan, dễ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong đỏnh giỏ, chống được hiện tượng học tủ, học lệch. Tuy nhiờn, hạn chế rất lớn của phương phỏp này là khụng phỏt huy được tinh thần độc lập suy nghĩ, khả năng diễn đạt, sỏng tạo của người học, kiến thức thiếu chiều sõu, khõu ra đề hay bị “lỗi”, ngõn hàng đề thi khú đỏp ứng đủ nhu cầu.
 	Không nói đâu xa lạ, đề thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây cũng chưa có sự thay đổi. Vẫn chỉ kiểm tra ở phần nghị luận văn học, nội dung kiểm tra chỉ xoay quanh vài chục đề trong sách giáo khoa (SGK) Làm văn, bó gọn trong vài chục tác phẩm của chương trình đã được các thầy cô giáo và những người viết tài liệu tham khảo “xào đi nấu lại” kĩ càng. Khối lượng, tỉ lệ kiến thức qua các đề thi hoàn toàn có thể đoán trước: 
- Tỉ lệ 2/8 (mười năm trở về trước) trong đó 20% điểm thuộc về một câu hỏi tái hiện kiến thức, 80% điểm thuộc về một câu hỏi tổng hợp - phát hiện, khái quát, rút ra ý nghĩa.
- Tỉ lệ 2/3/5 (mười năn trở lại đây) trong đó 20% điểm thuộc về một câu hỏi tái hiện kiến thức, 30% điểm thuộc về một câu hỏi phát hiện, khái quát; 50% điểm thuộc về một câu hỏi tổng hợp 
	Nói tóm lại thực trạng của việc ra đề môn Văn lâu nay đã bộc lộ nhiều hạn chế: nhà trường phổ thông hiện nay, kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Văn của học sinh chủ yếu bằng đề tự luận, không phát huy được tính sáng tạo của học sinh trong tình hình mới. Hình thức ra đề trắc nghiệm không áp dụng được ở mọi câu hỏi trong đề kiểm tra vì như vậy sẽ không kiểm tra được kĩ năng trình bày diễn đạt của học sinh. Trong KTTX còn có những mâu thuẫn giữa yêu cầu thực hiện với tính khả thi ... Những hạn chế trên càng cho thấy sự cần thiết phải đổi mới việc ra đề văn ở THPT. 
2) Thực trạng kiểm tra đánh giá trong nhà trường THPT Nho Quan C:
	Cũng giống như các trường THPT khác, trường THPT Nho Quan C cũng gặp phải những bất cập trong KTĐG như đã nêu ở trên. Hơn nữa nhà trường lại mới được thành lập chưa đầy 2 năm tuổi, đội ngũ giáo viên dạy Văn đa số còn trẻ về tuổi đời và tuổi nghề (sáu giáo viên trẻ trên tổng số tám giáo viên dạy văn). Đa phần các giáo viên mới được tập hợp về từ nhiều trường khác nhau. Vì vậy kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều; kĩ năng, kinh nghiệm ra đề kiểm tra đánh giá còn nhiều hạn chế, đôi khi chưa tìm được tiếng nói chung thống nhất. 
	Khắc phục những khó khăn như vậy. Nhóm Ngữ Văn của nhà trường đã cố gắng xây dựng hệ thống câu hỏi, đổi mới hình thức trong KTTX, xây dựng ngân hàng đề KTĐG với những thay đổi về nội dung và hình thức, căn cứ trên năng lực của học sinh (học văn kém hơn so với các trường trong tỉnh), căn cứ khung nội dung chương trình, và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học (thúc đẩysự tự giác sáng tạo của học sinh trong quá trình học). Phần này chúng tôi sẽ trình bày cụ thể trong phần "Những đổi mới cần thiết trong KTĐG để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn trong nhà trường THPT". 
II. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong kiểm tra đánh giá.
	KTĐG là khâu cuối cùng trong chu trình dạy học, vì vậy KTĐG phụ thuộc nhiều vào các khâu trước đó. Có thể khẳng định về cơ bản chúng ta đã giải quyết được rất nhiều khâu tạo tiền đề cho đổi mới KTĐG đi đúng mục tiêu, trong đó đặc biệt đổi mới chương trình nội dung SGK. Mặc dù vậy theo chúng tôi vẫn tồn tại ở một số vấn đề khiến đổi mới kiểm tra đánh giá gặp khó khăn:
	- Sự đổi mới còn chưa đồng bộ ở tất cả các khâu, trong đó có KTĐG.
	- Chưa có sự đầu tư nghiên cứu (trao đổi, thảo luận, hội thảo chuyên đề) thoả đáng về nội dung này từ phía giáo viên cũng như phía nhà quản lí, nhà khoa học.
	- Qui mô lớp học quá lớn, so với yêu cầu của đổ mới phương pháp dạy học.
	 - Sức ì của giáo viên THPT là quá lớn – Phải chăng ảnh hưởng từ thuộc tính bền vững của tri thức sư phạm. 
	- Trình độ của giáo viên chưa ngang tầm với yêu cầu của đổi mới KTĐG.
	- Chưa có sự chỉ đạo quyết liệt từ phía nhà quản lí giáo dục.
	- Trước sự phát triển của các ngành giải trí, của văn hoá nghe nhìn, các bộ môn nghệ thuật khác, HS chưa chú trọng học môn Ngữ Văn, dẫn đến kết quả KTĐG chưa đạt yêu cầu đề ra.
	- Học sinh theo học các trường đai học thuộc khối KHXHNV ra trường cơ hội kiếm việc làm khó, cũng ảnh hưởng tới tâm lí học môn Ngữ Văn. 
	Với tất cả những tồn tại khách quan và chủ quan nói trên, KTĐG chưa thực sự là động lực điều chỉnh nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đặc biệt phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.
	Trong những nguyên nhân trên, chúng tôi cho rằng những có khó khăn khách quan như: qui mô lớp học, chưa có sự chỉ đạo quyết liệt từ phía nhà quản lí giáo dục, sự lấn sân của văn hoá nghe nhìn ... thuộc tầm vĩ mô chờ sự vào cuộc của nhiều người, nhiều ngành. Chủ quan về phía giáo viên làm công tác giảng dạy bộ môn ngữ văn trong nhà trường THPT chúng tôi cho rằng mỗi giáo viên cần xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình, không ngừng trau đồi trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ ngang tầm với yêu cầu đặt ra. Chú trọng đổi mới nội dung và hình thức, quy trình KTĐG tạo sự thuận lợi trong đổi mới phương pháp thúc đẩy tích cực, sáng tạo trong học tập. Sao cho học sinh thấy yêu môn Ngữ Văn hơn, môn Ngữ Văn thực sự có tác dụng trong việc giáo dục tâm hồn, hoàn thiện nhân cách cho các em.
III. Những đổi mới cần thiết trong KTĐG để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn trong nhà trường THPT.
Căn cứ vào thực trạng tình hình dạy và học môn Ngữ văn trong khuôn khổ những hiểu biết, suy nghĩ, và kinh nghiệm thực tế chúng tô ...  tiêu đề ”một chấm nhỏ về Bắc Kinh”.
- Đề thi của tỉnh Triết Giang: ”Cuộc sống cần nghỉ ngơi, cuộc sống không nghỉ ngơi”. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này? Hãy viết bài không dưới 800 chữ về vấn đề này, có thể viết một mặt cũng có thể viết cả hai mặt.
 - Đề thi của thành phố Thượng Hải: Hãy viết một bài với chủ đề ”Tôi muốn nắm chặt tay bạn”.
	Trích dẫn một số đề thi như vậy chúng tôi muốn so sánh giữa đề thi của chúng ta với đề thi của các nước khác để thấy rằng cái mà họ đang thực hiện chúng ta đã làm trong quá khứ, chỉ có điều do hạn chế nhất định về lịch sử chúng ta đã lãng quên kiểu câu hỏi như trong các bài KTĐG đã trích trên. . Chúng tôi cho rằng đã đến lúc cần thiết đưa cách ra đề theo kiểu câu hỏi mở vào trong KTĐG học sinh. Về cơ bản kiểu ra đề này chúng ta đã tìm được sự đồng thuận từ phía các nhà nghiên cứu, những người thợ dạy, học sinh và dư luận xã hội thì việc ra đề mở, tại sao không? Vấn đề là cần suy nghĩ là cách làm. Nếu chúng ta áp dụng triệt để ngay, sẽ tạo ra những cú sốc, đặc biệt trong kì thi tốt nghiệp. Nên chăng chúng ta thay đổi dần dần. Theo chúng tôi, trong cấu trúc đề nên có câu hỏi mở song song với đề có câu hỏi dạng truyền thống. Trong năm học 2008-2009 nếu cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT hay tuyển sinh vào lớp 10 là 2/3/5 thì với câu hỏi 3 điểm nên dành cho câu hỏi mở. Nếu chúng ta chưa làm thì mọi việc mới chỉ dừng lại ở hô hào. Cỗ máy cái chưa chuyển động, chưa thể kéo theo những chi tiết của nó làm việc. 
Đổi mới ra đề văn nên chăng nội dung đề cần có câu hỏi về lí luận 
văn học ( LLVH).
Lâu nay ra đề môn Ngữ Văn chúng ta mới chỉ chú trọng ra đề thuộc phần tác phẩm, coi LLVH chỉ là công cụ. Trong một chừng mực có thể ra đề với câu hỏi thuộc phần lí luận văn học. Câu hỏi thuộc phần lí luận văn học nên để ở câu hỏi chiếm 20% tổng số điểm. Dạng câu hỏi tuỳ theo khả năng của học sinh xong câu hỏi nên thiên về tái hiện kiến thức, kiểu như: 
1) Kể tên các trào lưu văn học lớn trong lịch sử văn học thế giới.
2) Đặc trưng cơ bản của trào lưu văn học chủ nghĩa lãng mạn.
3) Đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút.
Cách ra đề như vậy sẽ khuyến khích học sinh học tập các kiến thức công cụ, từ đó giúp các em khi nhìn nhận đánh giá, phẩm bình về tác phẩm có cơ sở khoa học, tránh được việc nhìn nhận văn học một cách chung chung, hời hợt, phiến diện theo kiểu: văn chương ba hoa chích choè, không học viết vẫn có điểm ở một bộ phận học sinh. Điều này đang là rào cản lớn trong thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn. Mặt khác ra đề có câu hỏi nội dung thuộc phần LLVH cũng là những điều bình thường vì có học có thi.
Nếu như tiến hành ra đề có nội dung lí luận VH, quan điểm chúng tôi cho rằng nên tăng khối lượng kiến thức LLVH. Việc tăng không nhất thiết ở mhững bài riêng biệt mà có thể lồng ghép vào trong phần giới thiệu tác phẩm. Chú trọng tới cả những kiến thức lí luận thuộc về kinh điển và cả những tri thức mới về lí luận văn học của nhân loại. Chúng ta đừng sợ kiến thức LLVH vừa khô khan vừa khó học sinh không làm được, nếu so sánh với môn Giáo dục công dân, nội dung còn có những phần về triết học còn khó hơn nhiều. Vấn đề ở chỗ chúng ta khi làm sách phải trình bày một cách giản dị những đơn vị kiến thức phức tạp. Nếu có thực sự khó ở một số nội dung, điều này cũng có tính hai mặt chúng ta đặt ra ngưỡng nhận thức cao, kích thích hứng thú làm việc của học sinh. 
Ra đề có câu hỏi kết hợp nghi luận văn học với nghị luận xã hội(NLXH): 
Ra đề KTĐG có câu hỏi thuộc phần NLXH, điều này chúng tôi hoàn toàn nhất trí với nhận định của PGS - TS Đỗ Ngọc Thống trong bài viết "Đổi mới KTĐG và những ngộ nhận cực đoan" đăng trên báo điện tử ViệtNamnet số ra ngày 7/04/2007. 
Thực tế trong nội dung học có tới 40% - 50% nội dung kiến thức đề cập tới các vấn đề xã hội. Điều này cho thấy sách giáo khoa Ngữ Văn (GKNV) đã được viết theo hướng tiếp cận gần hơn với đời sống xã hội nhưng trong KTĐG, đặc biệt trong các đề thi mới chỉ chú ý tới nghị luận văn học (NLVH) mà chưa ra đề NLXH. Điều này tạo ra nghịch lí có học không có thi, dẫn đến không tạo động lực kích thích quá trình học tập của học sinh. Tất nhiên nếu ra đề đơn thuần theo dạng này chúng tôi cho rằng làm mất đi đặc thù nghệ thuật của môn Ngữ Văn. Trong đề thi nên có sự kết hợp lượng câu hỏi một cách hợp lí, nên chăng để ở mức 30% tổng số điểm của câu hỏi trong đề. Kiểu câu hỏi nên là:
1) Ma tuý hiểm hoạ của nhân loại. Viết một bài khoảng 200 chữ trình bày quan điểm của anh (chị) về vấn đề này.
2) Quan liêu, tham nhũng rào cản trong phát triển xã hội. Trình bày ý kiến của anh (chị) qua bài viết khoảng 200 chữ. 
3) Định hướng phát triển của đất nước ta trong tương lai. Anh chị trình bày ý kiến của mình qua bài viết khoảng 200 từ.
Với cách ra đề có câu hỏi NLXH, chúng tôi cho rằng sẽ kích thích tư duy sáng tạo cho học sinh, rèn luyện kĩ năng lập luận, óc quan sát, lối suy nghĩ có vấn đề trước các hiện tượng trong đời sống (thúc đẩy lối sống tích cực, tránh sự vô cảm) của một bộ phận học sinh, thúc đẩy sự tích cực, tự giác trong học tập (phần NLXH), chống được việc sao chép văn mẫu.
Đổi mới đề văn trong KTĐG không nhất thiết rạch ròi câu hỏi NLVH với câu hỏi NLXH. Ra đề có thể kết hợp nội dung NLVH với nội dung NLXH ngay trong một câu hỏi. Kiểu như: 
1) "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"(Một nhành xuân - Tố Hữu). Anh chị hãy phát biểu quan điểm của mình.
2) "Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn"(Một nhành xuân - Tố Hữu) Hãy trình bày quan niệm của anh chị về sống đẹp.
	Nhìn chung cách ra đề cần linh hoạt theo hướng dĩ bất biến ứng vạn biến mục tiêu thúc đẩy tính tích cực tự giác học tập của học sinh, điểm của bài làm không chỉ là thước đo kết quả của quá trình học tập mà còn là động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học.
3. Khâu chấm bài trong bài văn tự luận:
	Chấm bài cũng giống như khâu cuối cùng của quá trình sản xuất hàng hoá. Nó định giá xem sản phẩm có đảm bảo chất lượng hay không để công bố đưa vào tiêu thụ. Nó cũng giúp người sản xất có định hướng tiếp tục cho ra sản phẩm mới. Là giáo viên ai cũng ý thức được điều này, mặc dù vậy khâu chấm bài vẫn còn xem nhẹ, chưa đúng vai trò của nó. Có nhiều lí do dẫn đến việc này. Về khách quan: khối lương bài quá nhiều; chế độ chấm bài, tăng giờ một thời gian dài, ở một số nơi chưa chú ý, chưa khuyến khích, thúc đẩy tích cực với giáo viên; quỹ thời gian của giáo viên eo hẹp; biểu điểm mang nặng tính định lượng, khó xác định điểm. Chủ quan: Kĩ năng chấm bài của gáo viên chưa đảm bảo ngang tầm với yêu cầu công việc; tính cẩu thả (vô trách nhiệm) vẫn còn tồn tại ở một bộ phận giáo viên; trình độ năng lực của giáo viên không đồng đều ...
	Đổi mới, chúng tôi cho rằng trước là phải chấm chính xác. Xây dựng đáp án biểu điểm khoa học, tăng tính định tính, giảm tính định lượng trong các đáp án. Không làm được điều này chưa kích thích đổi mới dạy học. Vì:
	- Chấm điểm quá cao dẫn đến sự ảo tưởng, chủ quan ở học sinh. Học sinh sẽ lười học.
- Cho điểm theo kiểu cào bằng, bình quân chủ nghĩa không kích thích học tập, không tạo sự phấn đấu trong tập thể. ở một bộ phận học sinh, đặc biệt học sinh khá sẽ nẩy sinh tư tưởng chủ quan chán nản trong học tập.
	- Cho điểm thấp, dẫn đến sự chán nản, thậm chí dẫn đến sai lầm tai hại HS là mất niềm tin tri thức với người thầy.
	Khâu chấm bài đòi hỏi nhiều kĩ năng ở giáo viên. Chúng tôi cho rằng nhất thiết giáo viên phải đọc và chữa lỗi toàn bộ bài làm của HS một cách chu đáo.
 Trong trường hợp bất đắc dĩ không chấm chi tiết cả bài thì phải chấm một phần bài viết của HS. Chấm có sửa lỗi cụ thể, nếu không làm như vậy không nâng cao kĩ năng trình bày diễn đạt vì học sinh không ý thức thiếu sót trong bài làm của mình (văn mình, vợ người). 
.
C. Kết luận
Với những lập luận như trên, thay cho lời kết chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị thực hiện:
 * Đổi mới nội dung và hình thức ra đề trong kì thi tuyển sinh THPT , kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi tuyển sinh vào đại học là việc làm cần thiết. Chỉ có làm như vậy việc đổi mới KTĐG mới được tiến hành trên phạm vi cả nước, tạo động lực tiến hành đổi mới PPDH một cách thiết thực có hiêu quả. Một khi đầu tàu chuyển động tự nó sẽ kéo theo sự chuyển động của tất cả các toa tàu. 
 * Đổi mới KTĐG để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn trong nhà trường THPT, công tác tổ chức ra đề trong các kì thi tuyển sinh vào lớp 10, thi 8 tuần, thi hết học kì sở GD - ĐT nên ra đề thi chung. Làm như vậy thì khâu đổi mới KTĐG sẽ được vận hành ngay từ tất cả các khối lớp. Khâu ra đề, soạn đáp án nên để các trường làm, sau đó chuyên viên sở tiến hành lựa chọn tổng hợp chuyển về trường để thực hiện. Làm như vậy sẽ giảm áp lực công việc về sở, mà việc đánh giá học sinh ở các trường cũng sát hơn. 
 * Việc đổi mới nên tiến hành dần dần từng bước về nội dung và hình thức câu hỏi của đề thi. Trước mắt phải tạo tín hiệu để thầy cô giáo và học sinh thấy sự cần thiết thay đổi trong dạy và học là thiết thực cho bản thân mỗi người từ đó thích ứng dần dần.
	* Cần tập huấn định kì nâng cao độ của giáo viên ngang tầm với yêu cầu của đổi mới KTĐG vào các dịp hè. Nên cho giáo viên thi với các đề dạng đổi mới trước để họ có thể ý thức tận gốc vấn đề KTĐG . Việc này ở đất nước láng riềng Trung Quốc đã và đang làm có hiệu quả.
	* Phải có sự chỉ đạo quyết liệt từ phía các cấp quản lí giáo dục về KTĐG.
	* Nhà nước cần có sự đầu tư nghiên cứu (trao đổi, thảo luận, hội thảo chuyên đề) thoả đáng về nội dung này từ phía giáo viên cũng như phía nhà quản lí, nhà khoa học.
	* Trong tương lai khi quy mô lớp học ở mức cho phép, phương tiện dạy học, cơ sở vật chất cải thiện có thể ktđk bằng hình thức vấn đáp trực tiếp.
Chúng tôi cho rằng vấn đề đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn đã, đang và sẽ mãi được tất cả những người quan tâm đến môn học Ngữ Văn đặt ra. Nhận thức của con người luôn thay đổi một cách biện chứng. Loài người luôn khao khát tìm ra con đường ngắn nhất để tiếp cận kho tri thức của nhân loại. Hơn thế mỗi người, cho đến mỗi nhóm nguời, mỗi dân tộc, quốc gia căn cứ tình hình cụ thể để tìm ra những cách ra những cách riêng để lĩnh hội tri thức biến tri thức của nhân loại thành vốn riêng của bản thân. Môn học Ngữ Văn cũng không nằm ngoài quy luật đó. Viết sáng kiến kinh nghiệm này chúng tôi không phải là người đầu tiên, và cũng không phải là người cuối cùng đặt ra vấn đề này	. Trong vô vàn ngững con đường đi đến chân lí, với những hiểu biết còn hạn hẹp của bản thân chúng tôi mong góp những ý kiến nhỏ về một vấn đề lớn. 
D. Tài liệu tham khảo
1.
"Đổi mới KTĐG và những ngộ nhận cực đoan”-PGS - TS Đỗ Ngọc Thống - ViệtNamnet số ra ngày 7/04/2007
2.
Tạp chí THPT – Ban Khoa học Xã hội. – Số 19, tháng 1 – 1998. 
3.
Văn học và tuổi trẻ – số tháng (137) 4-2007.
4.
Văn học và tuổi trẻ – số tháng (85) 7-2003.
5.
Phát triển giáo dục – số tháng (75) 5-2005.
6.
Văn học và tuổi trẻ – số tháng (84) 6-2003.
7.
Phương pháp dạy học Văn – NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 1999.
8.
Đổi mới phương phỏp giỏo dục cần trỏnh xu hướng “theo phong trào” - Dõn trớ – 21/12/2008.
9.
Chuyên đề đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá - THPT Nho Quan C - 2/2008.

Tài liệu đính kèm:

  • docDoi moi phuong phap KTDG thuc day doi moi PPDH mon Ngu Van.doc