Đề ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Đề số 3 (Có đáp án)

Đề ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Đề số 3 (Có đáp án)

Câu 2: Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào?

A. nguyên tắc giữ lại một mạch

B. nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu

C. Hai phân tử ADN con giống nhau và giống phân tử ADN mẹ

D. nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

 

doc 5 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 217Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Đề số 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Ôn Tập Số 3 HKI
I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (24 câu, từ câu 1 đến câu 24) 6 điểm.
Câu 1: Bản chất của mã di truyền là gì?
A. Thông tin quy định cấu trúc của các loại prôtêin
B. trình tự các nuclêôtit trong ADN quy định trình tự các axít amin trong prôtêin
C. 3 nuclêôtit trong mARN quy định một axít amin trong prôtêin
D. 3 nuclêôtit trong ADN quy định một axít amin
Câu 2: Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào?
A. nguyên tắc giữ lại một mạch
B. nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu
C. Hai phân tử ADN con giống nhau và giống phân tử ADN mẹ
D. nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
Câu 3: để tạo ưu thế lai, người ta dùng phương pháp chủ yếu là:
A. lai khác loài	B. lai kinh tế	C. lai khác thứ	D. lai khác dòng
Câu 4: Điều kiện cơ bản để có sự di truyền riêng rẽ của các cặp tính trạng là gì?
A. phải có nhiều cá thể lai F2
B. các cặp gen quy định các cặp tính trạng đang xét phải nằm trên những cặp NST khác nhau.
C. bố mẹ phải thuần chủng
D. các gen trội phải trội hoàn toàn
Câu 5: Tính trạng trội là tính trạng:
A. được biểu hiện ở cơ thể mang kiểu gen dị hợp
B. được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp trội và dị hợp
C. được biểu hiện ở cơ thể mang kiểu gen đồng hợp lặn
D. được biểu hiện ở cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội
Câu 6: Gen cấu trúc là gì?
A. điều hoà quá trình tổng hợp prôtêin
B. một đoạn của phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc của một loại phân tử ARN.
C. một đoạn của phân tử ARN mang thông tin quy định cấu trúc của một loại phân tử prôtêin.
D. một đoạn của phân tử ADN mang thông tin quy định của cấu trúc của một phân tử ARN hay một chuỗi pôlipéptit
Câu 7: Thể AAaa giảm phân bình thường có thể tạo ra những loại giao tử nào:
A. các loại giao tử Aa, Aaa, aaa	B. các loại giao tử AA, Aa, aa
C. các loại giao tử Aaaa,aaaa	D. các loại giao tử Aaa, Aa, aa
Câu 8: Trong quần thể cân bằng Hacđi – Vanbec, có hai alen A và a, trong đó có 16% kiểu gen aa, Tần số
tương đối của alen A và a trong quần thể đó là:
A. A = 0,64; a = 0,4	B. A = 0,84; a = 0,16	C. A =0,8; a = 0,2	D. A = 0,92; a =0,08
Câu 9: Giả thuyết siêu trội giải thích về hiện tượng ưu thế lai có kiểu gen.
A. AABbcc	B. AABBCC	C. AaBbCc	D. AABBcc
Câu 10: Bộ NST ở người bị hội chứng Claiphentơ có:
A. 3 NST (XXY)	B. 3 NST (XXX)	C. 3 NST thứ 22	D. 3 NST thứ 19
Câu 11: Cặp NST giới tính ở người bị bệnh tơcnơ là ;
A. XXX	B. XXY	C. OX	D. OY
Câu 12: Mã di truyền được chứa trong:
A. prôtêin	B. Nuclêôtit	C. Ribônuclêôtit	D. ADN
Câu 13: Lai xa là hình thức:
A. lai kinh tế	B. lai khác loài	C. lai khác giống	D. lai khác thứ
Câu 14: ở một loài sinh vật, bộ NST 2n= 24 thì:
A. thể đa bội có thể có 48 NST	B. thể đa bội có thể có 24 NST
C. thể đa bội có thể có 12 NST	D. thể đa bội có thể có 25 NST
Câu 15: Đột biến cấu trúc NST làm:
A. thay đổi thành phần prôtêin trong NST	B. thay đổi cấu trúc NST ở mức độ khác nhau
C. phá vỡ mối liên kết giữa prôtêin và ADN	D. thay đổi thành phần ADN trong NST
Câu 16: Sơ đồ: ADN→ ARN → Prôtêin phản ánh
A. Cơ chế di truyền thuộc cấp độ tế bào	B. Cơ chế di truyền thuộc cấp độ quần thể
C. Cơ chế di truyền thuộc cấp độ phân tử và tế bào	D. Cơ chế di truyền thuộc cấp độ phân tử
Câu 17: Mã bộ ba làm nhiệm vụ kết thúc quá trình tổng hợp prôtêin là:
A. AAU, GAU, UGA.	B. UAA, AUG, UGA	C. AUA, AUG, UGA.	D. UAA, UAG, UGA
Câu 18: Định luật Hacdi – Vanbéc:
A. chỉ đúng trong điều kiện quần thể không có đột biến và ngẫu phối
B. chỉ đúng trong điều kiện quần thể không có sự chọn lọc và ngẫu phối
C. chỉ đúng khi quần thể có những điều kiện nhất định và ngẫu phối
D. chỉ đúng trong điều kiện quần thể ở trạng thái động và ngẫu phối.
Câu 19: ở mèo, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài, P: lông ngắn không thuần chủng x lông ngắn thuần chủng. Kết quả kiểu hình ở F1 là:
A. 100% lông ngắn	B. 3 lông ngắn ; 1 lông dài
C. 100% lông dài	D. 1 lông ngắn ; 1 lông dài
Câu 20: Dùng Enzim restrictaza trong kĩ thuật di truyền để:
A. nhận ra và cắt đứt ADN ở những nuclêôtit xác định
B. cắt và mở vòng plasmit
C. cắt ADN của tế bào cho và cắt ADN của plasmit
D. nhận ra và cắt đứt ADN ở những nuclêôtit xác định; cắt và mở vòng plasmit.
Câu 21: Đột biến gen là gì?
A. Sự biến đổi ở một cặp hay một số cặp nuclêôtit trong gen
B. Sự biến đổi kiểu hình do môi trường thay đổi.
C. Sự phát sinh alen mới
D. Sự biến đổi một nuclêôtit trong gen
Câu 22: Gen là:
A. một đoạn của đại phân tử axít nuclêic mang thông tin cấu trúc hoặc điều hoá di truyền.
B. Một đoạn của phân tử ARN thông tin
C. một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá một phân tử ADN
D. một đoạn của đại phân tử axít nuclêic mang thông tin cấu trúc về một hoặc một số chuỗi prôtêin
Câu 23: Thế nào là dòng thuần về một tính trạng:
A. con cháu mang tính trạng ổn định, giống Bố, Mẹ
B. các cá thể trong dòng là thể đồng hợp về gen quy định tính trạng đó
C. các cá thể trong dòng là thể dị hợp vể gen quy định tính trạng đó.
D. các cá thể trong dòng là thể đồng hợp lặn về gen quy định tính trạng đó.
Câu 24: Hiện tượng di truyền chéo (tính trạng được truyền từ Bố cho con gái rồi biểu hiện ở cháu trai) liên quan với trường hợp:
A. gen trên NST thường	B. gen trên NST X	C. gen trên NST Y	D. gen trên NST giới tính
II/ PHẦN RIÊNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (4 điểm).
A. Thí sinh học chương trình chuẩn: (Từ câu 25 đến câu 40)
Câu 25: người ta không dùng con lai F1 làm giống vì:
A. đời sau có sự phân tính,tỉ lệ thể đồng hợp tăng, tỉ lệ thể dị hợp giảm
B. đời sau có sự phân tính,tỉ lệ thể đồng hợp tăng,tỉ lệ thể dị hợp tăng
C. đời sau có sự phân tính, tỉ lệ thể đồng hợp giảm,tỉ lệ thể dị hợp tăng
D. đời sau có sự phân tính, tỉ lệ thể đồng hợp giảm, tỉ lệ thể dị hợp giảm.
Câu 26: Bố hoặc Mẹ truyền nguyên vẹn cho con:
A. kiểu hình	B. kiểu gen	C. tính trạng	D. alen
Câu 27: Phương pháp phân tích cơ thể lai
A. Phân tích đồng thời các tính trạng của sinh vật
B. là phương pháp lai phân tích
C. lai các cặp bố mẹ thuần chủng và phân tích sự di truyền các tính trạng ở đời con
D. lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một vài cặp tính trạng tương phản rồi phân tích kết quả thu được bằng toán thống kê xác suất để tìm quy luật di truyền của các tính trạng của bố mẹ ở đời con
Câu 28: Vốn gen của quần thể là
A. toàn bộ gen trong nhân tế bào của các cá thể trong quần thể
B. toàn bộ các gen của cá thể sống trong một quần thể
C. toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể
D. vốn gen bao gồm những kiểu hình nhất định
Câu 29: Chất cônsixin có thể tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao ở
A. cây ngô	B. cây đâu tương	C. cây củ cải đường	D. cây lúa
Câu 30: Bệnh bạch tạng ở người là:
A. đột biến gen	B. đột biến số lượng NST	C. thường biến	D. đột biến cấu trúc NST
Câu 31: Tính trạng nào sau đây là tính trạng số lượng:
A. tỉ lệ đạm trong sữa	B. cấu tạo và màu sắc của lông
C. sản lượng sữa	D. tỉ lệ bơ trong sữa
Câu 32: dùng Plasmit để chuyển một đoạn gen từ tế bào cho sang tế bào nhận thuộc:
A. lai cải tiến	B. kĩ thuật di truyền
C. lai kinh tế và tạo giống mới	D. gây đột biến nhân tạo
Câu 33: Sự di truyền liên kết diễn ra khi
A. trội không hoàn toàn
B. Bố mẹ không thuần chủng
C. các cặp gen quy định các cặp tính trạng đang xét nằm trên cùng một cặp NST
D. các cặp gen quy định các cặp tính trạng đang xét nằm trên các cặp NST
Câu 34: ở Bò, tính trạng có mức phản ứng rộng nhất là
A. sản lượng sữa	B. tỉ lệ bơ trong sữa	C. độ dày lông	D. kích thước cơ thể
Câu 35: Bộ NST ở người bị bệnh Đao có:
A. 3 NST số 19	B. 3 NST số 22	C. 3 NST số 21	D. 3 NST số 20
Câu 36: Hiện tượng hoán vị gen có ý nghĩa gì:
A. tạo ra các đột biến
B. hạn chế xuất hiện các biến dị tổ hợp
C. tạo ra các đột biến ; hạn chế xuất hiện các biến dị tổ hợp.
D. làm tăng khả năng phát sinh các biến dị tổ hợp
Câu 37: Bố bình thường,Mẹ bình thường nhưng ông ngoại bị bệnh máu khó đông thì xác suất con trai của họ bị bệnh là:
A. 25%	B. 100%	C. 50%	D. 75%
Câu 38: Bố bình thường, Mẹ bị bệnh máu khó đông thì:
A. con trai bị bệnh	B. con gái bị bệnh
C. tất cả các con đều bị bệnh	D. tất cả các con bình thường
Câu 39: Mức phản ứng là gì:
A. là khả năng phản ứng của các kiểu hình khác nhau tuỳ theo điều kiện môi trường
B. là khả năng biến đổi kiểu hình thường biến tuỳ theo điều kiện môi trường
C. là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau
D. là khả năng phản ứng của một kiểu gen thành những kiểu hình khác nhau trong giới hạn của thường biến
Câu 40: Bộ NST của một loài 2n = 10, đột biến làm số NST là 11, đó là đột biến dị bội dạng
A. thể ba nhiễm kép	B. thể ba nhiễm	C. thể đa nhiễm	D. thể đơn nhiễm
B. Thí sinh học chương trình nâng cao: (Từ câu 41 đến câu 56)
Câu 41: Nội dung chủ yếu của quy luật phân li độc lập là gì?
A. ở thế hệ thứ hai có sự phân tính
B. nếu P khác nhau về n cặp tính trạng thì tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F2 ứng với công thức (3+1)n
C. ở F2 mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân tính theo tỉ lệ 3: 1
D. Sự phân li của cặp gen này không phụ thuộc vào cặp gen khác,dẫn tới sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng
Câu 42: ở cơ thể 2n,sự rối loạn phân li của một cặp NST tương đồng ở các tế bào sinh dục,có thể làm xuất
hiện cà loại giao tử
A. 2n, n	B. n+1 ; n-1	C. n ; 2n + 1	D. 2n +1 ; 2n – 1
Câu 43: ở một loài sinh vật, bộ NST 2n = 24 thì
A. thể dị bội có thể có 48 NST	B. thể dị bội có thể có 25 NST
C. thể dị bội có thể có 24 NST	D. thể dị bội có thể có 12 NST
Câu 44: Trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể sinh vật, bộ NST mất đi 2 cặp NST thì cơ thể đó được gọi là:
A. thể không nhiễm kép	B. thể khuyết nhiễm	C. thể đơn nhiễm	D. thể giảm nhiễm
Câu 45: cặp nhân tố di truyền quy định tính trạng có đặc điểm
A. phân li đồng đều về mổi giao tử	B. Cùng phân li về mỗi giao tử
C. hoà lẫn vào nhau khi phân li về mỗi giao tử	D. át chế nhau khi phân li về mỗi giao tử
Câu 46: loại hoá chất nào sau đây có thể thay thế cặp A – T bằng cặp G – X
A. Cônsixin; Êtyi mêtan sunfonat	B. 5Brôm uraxin (5BU)
C. Êtyi mêtan sunfonat	D. Cônsixin
Câu 47: một loài hoa có kiểu hình màu đỏ thuần chủng khi trồng ở môi trường có nhiệt độ 350C thì có màu
trắng, nhưng cây đó khi trồng ở nhiệt độ 200C thì lại ra hoa màu đỏ đó là:
A. Sự đột biến kiểu gen quy định màu hoa đỏ và sau đó là hồi biến.
B. bố mẹ truyền cho con những tính trạng phản ứng linh hoạt với môi trường
C. nhiệt độ môi trường đó làm biến đổi màu hoa
D. kiểu gen quy định hoa màu đỏ phản ứng nhiều với nhiệt độ
Câu 48: Enzim có tác dụng chính trong quá trình phiên mã là
A. ADN ligaza	B. ADN pôlimeraza	C. ARN pimaza	D. ARN pôlimeraza
Câu 49: Các loại giao tử có thể tạo ra từ thể AAAa giảm phân bình thường là
A. các loại giao tử: Aaa,Aaa, aaa	B. các loại giao tử: AA,Aa,aa,aaa
C. các loại giao tử: AA, Aa	D. các loại giao tử:A, aa, Aa, a
Câu 50: Nuclêôxôm có cấu trúc gồm
A. 8 phân tử Histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN chứa khoảng 140 cặp nuclêôtit
B. một đoạn ADN có 146 cặp nuclêôtit
C. phân tử ADN quấn quanh các khối cầu prôtêin
D. phân tử prôtêin quấn quanh đoạn ADN
Câu 51: ở ngưởi, Gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Kiểu gen và kiểu hình của mẹ và bố phải như thế nào để con sinh ra có 100% mắt đen
A. mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt xanh (aa)	B. Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (Aa)
C. Mẹ mắt xanh (aa) x Bố mắt đen (Aa)	D. Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt xanh (aa)
Câu 52: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST sau đây, dạng thường làm thay đổi trình tự phân bố các gen
A. đảo đoạn NST	B. chuyễn đoạn NST	C. mất đoạn NST	D. lặp đoạn NST
Câu 53: liên kết gen có ý nghĩa gì?
A. cho phép lập bản đồ di truyền	B. tạo biến dị tổ hợp
C. hạn chế biến dị tổ hợp	D. đảm bào sự di truyền của từng nhóm gen quý
Câu 54: Hiện tượng di truyền theo mẹ liên quan với trường hợp
A. gen trên X	B. gen trên Y
C. di truyền qua tế bào chất	D. di truyền qua nhân
Câu 55: Thể dị bội là
A. cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST chứa một, nhiều hoặc không chứa NST nào.
B. cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST chứa nhiều NST
C. cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST chứa hai NST
D. cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST chứa một NST
Câu 56: Cá thể mà trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST giảm đi một chiếc được gọi là:
A. Thể đơn nhiễm	B. thể khuyết nhiễm	C. thể đơn bội	D. thể đa bội
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_12_de_so_3_co_dap_an.doc