Đề kiểm tra một tiết, học kỳ I môn: Địa lí 12 - Đề chính thức

Đề kiểm tra một tiết, học kỳ I môn: Địa lí 12 - Đề chính thức

ĐỀ RA

Câu 1 (3.5 điểm)

 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Hãy:

 b. Xác định các khu vực địa hình ở nước ta được hình thành trong giai đoạn tiền Campri và cho biết kết cấu, tuổi địa chất của khu vực này.

 c. Nêu một số dãy núi có hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng Vòng cung.

Câu 2 (1.0 điểm)

 Chứng minh rằng: “Địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ – Himalya” .

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết, học kỳ I môn: Địa lí 12 - Đề chính thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD & ĐT ĐẮK LẮK ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT, HỌC KỲ I
 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Năm học: 2010 - 2011
 TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD	 Môn: Địa Lí 12
 ĐỀ CHÍNH THỨC
	 ( Thời gian làm bài: 45 phút ) 
ĐỀ RA
Câu 1 (3.5 điểm)
 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Hãy:
 	 b. Xác định các khu vực địa hình ở nước ta được hình thành trong giai đoạn tiền Campri và cho biết kết cấu, tuổi địa chất của khu vực này.
 	 c. Nêu một số dãy núi có hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng Vòng cung.
Câu 2 (1.0 điểm)
 Chứng minh rằng: “Địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ – Himalya” .
Câu 3 (3.0 điểm)
 Trình bày đặc điểm địa hình của vùng núi Đông Bắc.
Câu 4 (2.5 điểm)
 Hãy nêu tóm tắt ý nghĩa của vị trí địa lí đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
 .HẾT..
 (C Lưu ý: Học sinh được phép sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong quá trình làm bài kiểm tra )
ĐÁP ÁN
Nội dung trả lời
Điểm
Câu 1 . Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Hãy:
 a. Các khu vực địa hình ở nước ta được hình thành trong giai đoạn tiền Campri:
 * Địa khối Kon Tum, dãy Hoàng Liên Sơn, phía Tây Bạch Mã – Hải Vân. 
 * Cấu trúc địa chất, gồm: đá biến chất cổ, đá biến chất tướng granulit, đá phiến hai mica,có tuổi từ 542 triệu năm đến 2,5 tỉ năm đến 
 b. Một số dãy núi có hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng Vòng cung.
 * Dãy núi có hướng Tây Bắc – Đông Nam: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao.
 * Dãy núi có hướng Vòng cung: Bốn cánh cung vùng núi Đông Bắc (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều), dãy Trường Sơn Nam.
3.5 điểm
0.75
0.75
1.0
1.0
Câu 2. Chứng minh :
 Do tác động của vận động tạo núi Anpơ – Himalya, địa hình nước ta đã diễn ra nhiều hoạt động địa chất phức tạp, như: 
- Hoạt động đứt gãy, sụt võng địa hình.
- Nâng lên, hạ xuống của địa hình, uốn nếp, phun trào, xâm nhập mác ma, ở nhiều nơi.
1.0 điểm
0.5
0.5
Câu 3. Đặc điểm địa hình của vùng núi Đông Bắc
 - Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung: Cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, mở rộng ở biên giới Việt – Trung và chụm lại ở Tam Đảo. Nhìn chung, đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.
 - Nằm giữa các cánh cung là các đứt gãy, thung lũng: sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam.
 - Độ cao địa hình giảm dần từ TB xuống ĐN, phía Bắc giáp với biên giới Việt - Trung là những đỉnh núi cao >2000m ở thượng ngồn sông Chảy, các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng. Ở trung tâm là vùng đồi núi thấp, có độ cao trung bình 500 – 600m. 
3.0 điểm
1.0
0.5
1.5
Câu 4. Hãy nêu tóm tắt ý nghĩa của vị trí địa lí đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
* Về mặt Kinh tế: 
 - Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng với nhiều cảng biển, cảng sân bay quốc tế.., nhiều tuyến đường vận tải quốc tế quan trọng
 - Nước ta nằm ở vị trí như là cửa ngõ đi vào châu Á lục địa, thông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động của thế giới.
 =>Với VTĐL như trên, tạo cho nước ta có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế:
 - Đẩy mạnh mở cửa, hội nhập, giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới thông qua nhiều tuyến đường, loại hình vận tải.
 - Thuận lợi trong việc hợp tác, chuyển giao, ứng dụng thành tự khoa – kỹ thuật,.. kinh nghiệm vào sản xuất, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài.
* Văn hóa – xã hôi: VN là nơi hội tụ, giao thoa của các nền văn hóa lớn trên thế giới làm cho văn hoá nước ta có sự tương đồng với văn hoá các nước khu vực Đông Nam Á => giúp cho nước ta đẩy mạnh giao lưu văn hoá, chung sống hòa bình, hợp tác, hữu nghị với các nước láng giềng trong khu vực.
2.5 điểm
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra 1 tiet, ki, 10 -11.doc