Đề kiểm tra môn Hoá học khối 10 ban cơ bản

Đề kiểm tra môn Hoá học khối 10 ban cơ bản

Câu 1: điều nào sau đây sai ?

 a. Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.

 b. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.

 c. Số proton trong nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.

 d. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.

Câu 2: Khái niệm đồng vị được hiểu là:

a. Những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác số nơtron.

b. Những chất có cùng vị trí trong bảng tuần hoàn.

c. Những nguyên tử có cùng số nơtron nhưng khác số proton.

d. Những nguyên tử có cùng số nơtron nhưng khác số khối.

Câu 3: Hãy cho biết lớp M có mấy phân lớp ?

 a. Một phân lớp b. Hai phân lớp c. Ba phân lớp d. Bốn phân lớp

Câu 4: Trong tự nhiên, Bo có hai đồng vị và , có khối lượng nguyên tử trung bình là 10,81. Thành phần phần trăm (%) của đồng vị là:

 a. 17 b. 18,5 c. 18 d. 19

Câu 5: Một nguyên tử X có tổng số hạt là 40. Trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không cùng mang điện là 12 hạt. Số khối của X là:

 a. 24 b. 25 c.26 d. 27

 

doc 5 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Hoá học khối 10 ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA MÔN HOÁ HỌC KHỐI 10 BAN CƠ BẢN
(Người ra đề : Hoàng Kim Sơn Ca – GV trường THPT trần Phú )
Câu 1: điều nào sau đây sai ?
	a. Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
	b. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.
	c. Số proton trong nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
	d. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.
Câu 2: Khái niệm đồng vị được hiểu là:
 Những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác số nơtron.
 Những chất có cùng vị trí trong bảng tuần hoàn.
 Những nguyên tử có cùng số nơtron nhưng khác số proton.
 Những nguyên tử có cùng số nơtron nhưng khác số khối.
Câu 3: Hãy cho biết lớp M có mấy phân lớp ?
 	a. Một phân lớp	b. Hai phân lớp	c. Ba phân lớp	d. Bốn phân lớp
Câu 4: Trong tự nhiên, Bo có hai đồng vị và , có khối lượng nguyên tử trung bình là 10,81. Thành phần phần trăm (%) của đồng vị là:
	a. 17	b. 18,5	c. 18	d. 19
Câu 5: Một nguyên tử X có tổng số hạt là 40. Trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không cùng mang điện là 12 hạt. Số khối của X là:
	a. 24	b. 25	c.26	d. 27
Câu 6: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi:
	a. e và n	b. p và n	c. p và e	d. e, p và n.
Câu 7: Số electron tối đa ở phân lớp 3d là:
	a. 10	b. 8	c. 2	d. 18
Câu 8: Có thể viết được bao nhiêu công thức phân tử đồng (II) oxit từ các đồng vị của đồng và oxi. Biết đồng có 2 đồng vị là: và ; Oxi có 3 đồng vị là: 
	a. 3	b. 6	c.7	d. 4
Câu 9: Các electron của nguyên tố A được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 3e. Vậy số proton trong hạt nhân của nguyên tử A là: 
	a. 11	b.12	c. 13	d. 14
Câu 10: Sắp xếp theo mức năng lượng trong nguyên tử thì trường hợp nào sau đây không đúng:
	a. 2p>2s	b. 3s<4s	c. 2p<3s	d. 4s<3d
Câu 11: Mệnh đề nào sau đây không đúng:
 Không có nguyên tố nào lớp ngoài cùng nhiều hơn 8 electron.
 Lớp ngoài cùng là bền vững khi lớp s chứa tối đa số electron.
 Lớp ngoài cùng là bền vững khi chứa tối đa số electron.
 Có nguyên tố có lớp ngoài cùng bền vững với 2e.
Câu 12: Trong một nhóm A tính phi kim của các nguyên tố:
 Giảm theo chiều tăng của tính kim loại.
 Giảm theo chiều giảm của điện tích hạt nhân.
 Tăng theo chiều giảm của độ âm điện.
 a và c đúng.
Câu 13: Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì:
 Phi kim yếu nhất là F.
 Kim loại yếu nhất là Cs
 Phi kim mạnh nhất là F.
 Kim loại mạnh nhất là I.
Câu 14: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong 1 nhóm A là:
 Tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
 Giảm theo chiều giảm của của tính kim loại.
 Giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. 
 a và b đúng.
Câu 15: Tính kim loại của các nguyên tố trong 1 chu kì là: 
 Tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
 Giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
 Giảm theo chiều tăng của độ âm điện.
 b và c đúng.
Câu 16: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p4 thuộc:
	a. Chu kì 3, nhóm IV A	b. Chu kì 4, nhóm III A
	c. Chu kì 3, nhóm VI A	d. Chu kì 4, nhóm VI A
Câu 17: Cho số hiệu Z của các nguyên tố X, Y, T, V lần lượt là 19, 7, 20, 6. Nhận xét nào sau đây đúng ?
Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì 
X thuộc chu kì 3
T, V thuộc chu kì 3.
T, X thuộc chu kì 4.
Câu 18: Tìm câu sai trong những câu sau:
Trong 1 nhóm, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng 1 nhóm có số electron hoá trị bằng nhau.
Trong 1 nhóm, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.
Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng 1 chu kì có số electron bằng nhau.
Câu 19: Tìm câu sai trong những câu sau:
Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng 1 chu kì có số lớp electron bằng nhau.
Trong 1 chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.
Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng 1 chu kì có số electron hoá trị bằng nhau.
Trong 1 chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
Câu 20: Các nguyên tố ở chu kì 2 được xếp theo chiều bán kính nguyên tử giảm dần như sau:
	a. Be Li N B C O F.
	b. Li Be C B N O F.
	c. Li Be B C N O F.
	d. F O N C B Be Li.
Câu 21: Tính phi kim của các nguyên tố được xếp theo chiều giảm dần ( từ trái sang phải) như sau:
	a. Si P S Cl.	 	b. F Cl Br I.
c. N O F Cl	d. O N C B.
Câu 22: Các nguyên tố ở chu kì 3 được xếp theo chiều độ âm điện tăng dần như sau:
	a. Na Mg Al Si P Cl S
	b. Cl S P Si Al Mg Na
	c. Mg Na Al Cl Si P S
	d. Na Mg Al Si P S Cl.
Câu 23: Ion âm F- có cấu hình electron ( ZF= 9)
	a. 1s22s22p5	b.1s22s22p4	
c. 1s22s22p6	d. 1s22s22p43s2
Câu 24: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s1 thì ion tạo nên từ nguyên tố X sẽ có cấu hình electron:
	a. 1s22s22p6	b.1s22s22p5	
c.1s22s22p63s2	d. 1s22s22p43s23p6.
Câu 25: Nguyên tử thể hiện tính kim loại do:
Mg dễ mất đi 2 electron để trở thành ion âm Mg2- 1s22s22p63s23p2.
Mg dễ mất 2 electron để trở thành ion dương Mg2+ 1s22s22p6
Mg dễ mất 2 electron để trở thành ion dương Mg2+ 1s22s22p63s1.
Mg dễ nhận 2 electron để trở thành ion dương Mg2+ 1s22s22p63s2.
Câu 26: Chọn câu phát biểu đúng:
Tính phi kim là tính chất của nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận electron để trở thành ion dương.
Tính kim loại là tính chất của nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ mất electron để trở thành ion dương.
Tính phi kim tăng khi độ âm điện của nguyên tố giảm.
Nguyên tử càng dễ mất electron thì tính kim loại càng mạnh, nguyên tử càng dễ nhận electron thì tính phi kim càng mạnh.
Câu 27: Nguyên tố X thuộc nhóm VI A. Công thức oxit cao nhất và hợp chất khí của X với hiđro lần lượt là:
	a. XO3	và H2X	b. XO3 và HX2	
c. X3O và H2X	d. XO3 và HX
Câu 28	: Nguyên tố X có cấu hình elecron 1s22s22p63s23p4.Cấu hình elecron của X2- là:
 	a.1s22s22p63s23p5	b. 1s22s22p63s23p4	
c. 1s22s22p63s23p6	d.1s22s22p6	
Câu 29. Nguyên tố 17Cl có khả năng nhận electron dể trở về ion âm thể hiện tính phi kim. Cấu hình electron của Cl- là:
a.1s22s22p63s23p5	b.1s22s22p63s23p4
c. 1s22s22p63s23p6	d.1s22s22p6
Câu 30. Độ âm điện đặc trưng cho khả năng:
a.Tham gia phản ứng mạnh hay yếu.
b.Nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
c. Nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
d.Hút electron của nguyên tử trong phân tử.
Câu 31. Chọn câu trả lời đúng:
a.Tính kim loại tăng dần từ Na<Mg<Al
b.Tính kim loại giảm dần từ Na>Mg>Al
c. Tính phi kim giảm dần từ Cl>I>Br
d. Tính phi kim tăng dần từ Br<Cl<I
Câu 32. Tính bazơ trong các hợp chất được biến đổi tăng dần theo dãy sau:
a. Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2	b. NaOH, LiOH, KOH
c. KOH, NaOH, LiOH	d. KOH, NaOH, LiOH
Câu 33. cho nguyên tố A có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d24s2. Chọn câu phát biểu đúng:
a.Nguyên tố A có 4 electron hoá trị.
b.Nguyên tố A ở vị trí 22 trong bảng tuần hoàn, thuộc chu kì 4, nhóm IIA.
Nguyên tố A thuộc chu kì 4, nhóm IVA.
Nguyên tố A có 2 electron ở lớp ngoài cùng, là nguyên tố s.
Câu 34. tìm định nghĩa sai :
chất oxi hoá là chất có khả năng nhận electron
chất khử là chất có khả năng nhận electron
chất khử là chất có khả năng nhường electron
Quá trình ôxi hoá là quá trình nhường electron
Câu 35 . Trong số các nguyên tử hoặc ion sau thì chất khử là:
Mg	b. Mg2+
c. Al 3+	d. Na+
Câu 36 . Trong số các nguyên tử hoặc ion sau thì chất oxi hoá 
a. Cl-	b. S2-	
c. Mg	d. Cu2+
Câu 37. Trong số các nguyên tử hoặc ion sau thì phần tử vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá là: 
a. Cu	b. F -
c. Ca2+	d. Fe2+
Câu 38 : Trong phản ứng Cl2 + 2KOH = KCl + KClO + H2O
Cl2 là chất khử	
Cl2 là chất oxi hoá
Cl2 vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá	
 Cl2 Không là chất khử không là chất oxi hoá
Câu 39 : Số oxi hoá của nitơ trong phân tử NH4Cl
	 a. O	b. –3	
 c. –1	d. – 4
Câu 40 :Nguyên tử X có cấu hình 1s22s22p63s23p5 .Liên kết của nguyên tố này với hidro thuộc loại liên kết:
Liên kết cộng hoá trị phân cực
Liên kết cộng hoá trị lưỡng cực
Liên kết ion
Liên kết cộng hoá trị không phân cực
	ĐÁP ÁN
Câu 1 :b	Câu2:	a	Câu 3:	c	Câu 4:	d	Câu 5: d	Câu 6 : b
Câu7:	a	Câu 8:	b	Câu 9:	c	Câu 10: d	Câu 11: b	Câu 12 :d
Câu13:c	Câu 14: d	Câu 15: d	Câu 16: c	Câu 17: d	Câu18: d
Câu 19: c	Câu 20: c	Câu 21: b	Câu 22: d	Câu 23 : c	Câu24: a	
Câu 25: b	Câu 26: d	Câu 27: a	Câu 28: c	Câu29: c	Câu 30: d
Câu 31: b	Câu 32: d	Câu 33: a	Câu 34: b	Câu 35: a	Câu 36: d
Câu 37: d	Câu 38: c	Câu 39: b	Câu 40: a	
Đề đã được kiểm tra lại và công nhận là đúng
(kí ghi rõ họ tên )

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Hoa10ch_hk1_TTPU.doc