Giáo án Hình học 11 cơ bản tiết 14: Bài tập

Giáo án Hình học 11 cơ bản tiết 14: Bài tập

Tiết 14. BÀI TẬP

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

 Củng cố các kiến thức cơ bản về đường thẳng và mặt phẳng, cách xác định mặt phẳng.

 Củng cố phương pháp tìm giao điểm của đường thẳng với mặt phẳng, mặt phẳng với mặt phẳng. Từ đó suy ra thiết diện của mặt phẳng với khối hình chóp, khối hình hộp.

2. Về kĩ năng. Biết vẽ biểu diễn hình hình học. Có kỹ năng tìm giao tuyến của hai mặt phẳng. Giải một số bài tập về hình chóp, hình hộp.

3. Về thái độ và tư duy : Cần thận, chính xác, tư duy lô gic.

 Rèn luyện trí tưởng tượng hình học không gian, rèn luyện suy luận chặt chẽ trong khi giải các bài tập.

 

doc 3 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 938Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 11 cơ bản tiết 14: Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết 14. BÀI TẬP 
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
 Củng cố các kiến thức cơ bản về đường thẳng và mặt phẳng, cách xác định mặt phẳng. 
 Củng cố phương pháp tìm giao điểm của đường thẳng với mặt phẳng, mặt phẳng với mặt phẳng. Từ đó suy ra thiết diện của mặt phẳng với khối hình chóp, khối hình hộp.
2. Về kĩ năng. Biết vẽ biểu diễn hình hình học. Có kỹ năng tìm giao tuyến của hai mặt phẳng. Giải một số bài tập về hình chóp, hình hộp.
3. Về thái độ và tư duy : Cần thận, chính xác, tư duy lô gic.
 Rèn luyện trí tưởng tượng hình học không gian, rèn luyện suy luận chặt chẽ trong khi giải các bài tập. 
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Phiếu học tập. Giải một số bài tập bằng nhiều cách khác nhau.
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại bài học 1, phương pháp tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng, giao tuyến của hai mặt phẳng.
III. Phương pháp dạy học: Bằng trực quan, vấn đáp gợi mở, đặt vấn đề. Hoạt động nhóm.
IV. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các cách xác định mặt phẳng, cách tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng?
3. Bài mới: Bài tập.
Hoạt động 1: Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng.
+ Nêu ví dụ 1: (SGK).
+ Hãy tóm tắt bài toán?
+ Vẽ hình?
+ Hãy tìm phương pháp giải
Nêu ví dụ 2: (SGK).
+ Hãy tóm tắt bài toán?
+ Học sinh vẽ hình?
+ Hãy tìm phương pháp giải
+ Nêu ví dụ 3:
+ Hãy tóm tắt bài toán?
+ Học sinh vẽ hình?
+ Hãy tìm phương pháp giải
( Gợi ý: C/m J;I;H là 3 điểm chung của hai mặt phẳng nào?)
G/v hướng dẫn ví dụ 4, từ đó nêu cách xác định giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng.
Đọc ví dụ 1
Tóm tắt : A;B;C;D không đồng phẳng
+ Học sinh vẽ hình.
Đọc ví dụ 2
Tóm tắt bài toán.
Vẽ hình 
Nêu phương pháp chứng minh.
Đọc ví dụ 3
Tóm tắt bài toán.
Vẽ hình 
Nêu phương pháp chứng minh.
J;I;H là các điểm chung của hai mặt phẳng(MNK) và (BCD) nên chúng thẳng hàng.
Bàiï 1: 
Giải: Vì D và M cùng thuộc mặt phẳng (DMN) và (ABD) nên g/ tuyến của chúng là DM
Tương tự (DMN) (ACD) =DN
(DMN) (ACB) = MN. Từ giả thiếtta suy ra MN cắt BC tại E nên (DMN) DB) = DE
Bài 2: (SGK).
Gọi I là giao điểm của AB và 0xy. Vì N;M;I là 3 điểm chung của hai mặt phẳng và (0x;0y) nên chúng luôn luôn thẳng hàng. Vậy đường thẳng MN luôn đi qua I cố định khi thay đổi.
Bàiï 3:
Hoạt động 2: Tìm thiết diện của mặt phẳng với khối chóp.
Nêu cách vẽ chính xác hình chóp, chú ý đường khuất, đường liền nét.
+ Tìm giao điểm của các cạnh bên của hình chóp với mặt (PMN).
*/ Tìm giao điểm của đường thẳng SD với mặt phẳng (PMN).
*/ Tìm giao điểm của đường thẳng SB với mặt phẳng (PMN).
+ Nêu các giao tuyến của các mặt của hình chóp với mặt phẳng (PMN).
+ Vẽ hình ghi tóm tắt bài toán.
 GT: Cho hình chóp S.ABCD với ABCD là hình bình hành.
MA= MB. NA = ND, PS = PC
KL: Tìm giao tuyến của mặt phẳng (MNP) với các mặt của hình chóp.
*/ Mặt phẳng (SCD) chứa SD và mặt phẳng (MNP) có 1 điểm chung thứ nhất là P,
Trong mặt phẳng (ABCD) MN cắt CD tại điểm L, nên L là điểm chung thứ hai của hai mp(SCD) và (MNP) do đó mp(SCD)cắt mp (MNP) theo giao tuyến PL, PL cắt SD tại F.
Tương tự MN cắt CB tại K và PK cắt SB tại E.
Bài 5/ SGK).
Giải: Đường thẳng MN cắt đường thẳng CB và CD tại K và L.
Gọi E là giao điểm PK và SB, F là
giao điểm PL và SD. Giao điểm của (MNP) với các cạnh SB;SC;SD là E; P; F. 
Mặt phẳng (MNP) cắt các mặt (SCB); (SBA); (ABCD); (SAD); (SDC) của hình chóp theo các đoạn giao tuyến PE; EM; MN; NF; FP.
Chú ý: Hình MNFPE gọi là thiết diện giữa hình chóp S.ABCD và mặt phẳng (MNP).
 4/ Củng cố: Nêu phương pháp tìm thiết diện của mặt phẳng và khối: Hình chóp, tứ diện và hình hộp? Cách tìm giao điểm của các cạnh của khối với mp? Tìm giao tuyến giữa các mặt với mặt ta thường tìm những điểm chung của hai mặt.
 5/ Bài tập về nhà:Bài 1;5;6;7;9;10 (Trang 53-54)
 V/ Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet14.doc