Đề kiểm tra lần 2 môn Vật lý Lớp 12 (Cơ học vật rắn)

Đề kiểm tra lần 2 môn Vật lý Lớp 12 (Cơ học vật rắn)

Câu 1) Ở máy bay lên thẳng, ngoài cánh quạt lớn ở phía trước còn có một cánh quạt nhỏ ở phía đuôi. Cánh quạt nhỏ này có tác dụng là

A. Làm tăng tốc độ của máy bay. B. Giảm sức cản không khí tác dụng lên máy bay.

C. Giữ cho thân máy bay không quay. D. Tạo lực nâng để nâng phía đuôi.

Câu 2) Một người đứng trên một chiết ghế đang quay hai tay cầm hai quả tạ. Khi người ấy dang tay theo phương ngang, người và ghế quay với tốc độ góc 1. Sau đó người đó co tay lại kéo hai quả tạ vào gần sát vai. tốc độ góc mới của hệ ghế + người sẽ:

A. tăng lên. B. giảm đi.

C. lúc đầu tăng sau đó giảm dần đến 0. D. Lúc đầu giảm sau đó bằng 0.

Câu 3) Chọn câu đúng về mômen quán tính của chất điểm:

A. Khi khối lượng của vật tăng 2 lần, khoảng cách từ trục quay đến vật giảm 2 lần thì momen quán

tính không đổi.

B. Khi khối lượng của vật tăng 2 lần, khoảng cách từ trục quay đến vật tăng 2 lần thì momen quán tính

tăng 8 lần.

C. Khi khối lượng của vật giảm 2 lần, khoảng cách từ trục quay đến vật tăng 2 lần thì momen quán

tính không đổi.

D. Khi khối lượng của vật tăng 2 lần, momen quán tính có giá trị cũ thì khoảng cách từ vật đến trục

 

doc 5 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1287Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra lần 2 môn Vật lý Lớp 12 (Cơ học vật rắn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CƠ HỌC VẬT RẮN
LẦN 2 	THỜI GIAN 45’
Họ và tên học sinh :.Trường:THPT..
Câu 1) Ở máy bay lên thẳng, ngoài cánh quạt lớn ở phía trước còn có một cánh quạt nhỏ ở phía đuôi. Cánh quạt nhỏ này có tác dụng là
A. Làm tăng tốc độ của máy bay.	B. Giảm sức cản không khí tác dụng lên máy bay.
C. Giữ cho thân máy bay không quay.	D. Tạo lực nâng để nâng phía đuôi.
Câu 2) Một người đứng trên một chiết ghế đang quay hai tay cầm hai quả tạ. Khi người ấy dang tay theo phương ngang, người và ghế quay với tốc độ góc w1. Sau đó người đó co tay lại kéo hai quả tạ vào gần sát vai. tốc độ góc mới của hệ ghế + người sẽ:
A. tăng lên.	B. giảm đi.
C. lúc đầu tăng sau đó giảm dần đến 0.	D. Lúc đầu giảm sau đó bằng 0.
Câu 3) Chọn câu đúng về mômen quán tính của chất điểm:
A. Khi khối lượng của vật tăng 2 lần, khoảng cách từ trục quay đến vật giảm 2 lần thì momen quán
tính không đổi.
B. Khi khối lượng của vật tăng 2 lần, khoảng cách từ trục quay đến vật tăng 2 lần thì momen quán tính
tăng 8 lần.
C. Khi khối lượng của vật giảm 2 lần, khoảng cách từ trục quay đến vật tăng 2 lần thì momen quán
tính không đổi.
D. Khi khối lượng của vật tăng 2 lần, momen quán tính có giá trị cũ thì khoảng cách từ vật đến trục
quay giảm 2 lần.
Câu 4) Một vật rắn quay đều quanh một trục. Một điểm của vật cách trục quay một khoảng R thì có
A. Gia tốc góc tỉ lệ với R.	B. Tốc độ dài tỷ lệ với R.
C. Gia tốc góc tỉ lệ nghịch với R.	D. Tọa độ góc tỉ lệ nghịch với R.
Câu 5) Vectơ gia tốc tiếp tuyến của một chất điểm chuyển động tròn không đều :
A. có phương vuông góc với vectơ vặn tốc.	B. cùng phương cùng chiếu với tốc độ góc.
C. cùng phương với vectơ vận tốc.	D. cùng phương, cùng chiếu với vectơ vận tốc. 
Câu 6) Chọn cụm từ thích hợp với phần để trống trong câu sau : Đại lượng đặc trưng cho ............
của vật trong chuyển động quay gọi là momen quán tính của vật.
A. Quán tính quay	B. Mức quán tính
C. Sự cản trở chuyển động quay	D. Khối lượng.
Câu 7) Chọn câu sai:
A. Momen quán tính củamột chất điểm khối lượng m cách trục quay khoảng r là mr2.
B. Phương trình cơ bản của chuyển động quay là M = I g .
C. Momen quán tính của quả cầu đặc khối lượng M, bán kính R, có trục quay đi qua tâm là I =4/3mR2. 
D. Momen quán tính của thanh mảnh có khối lượng M, độ dài l , có trục quay là đường trung trực của thanh là I = 1/12 m l2 .
Câu 8) Chọn câu sai :
A. Tích của mo men quán tính của một vật rắn và tốc độ góc của nó là momen động lượng.
B. Momen động lượng là đại lượng vô hướng, luôn luôn dương.
C. Momen động lượng có đơn vị là kgm2/s.
D. Nếu tổng các momen lực tác dụng lên một vật bằng không thì momen động lượng của vật được bảo
toàn.
Câu 9) Động năng của vật rắn quay quanh một trục bằng :
A. Tích số của momen quán tính của vật và bình phương tốc độ góc của vật đối với trục quay đó.
B. Nửa tích số của momen quán tính của vật và bình phương tốc độ góc của vật dối với trục quay đó.
C. Nửa tích số của momen quán tính của vật và tốc độ góc của vật đối với trục quay đó.
D. Tích số của bình phương momen quán tính của vật và tốc độ góc của vật đối với trục quay đó.
Câu 11) Xét một vật rắn đang quay quanh một trục cố định với tốc độ góc là w
A. Động năng của vật giảm đi 2 lần khi tốc độ góc giảm đi 2 lần.
B. Động năng của vật tăng lên 4 lần khi momen quán tính tăng lên 2 lần.
C. Động năng của vật tăng lên 2 lần khi momen quán tính của nó đối với trục quay tăng
lên 2 lần và tốc độ góc vẫn giữ nguyên.
D. Động năng của vật giảm đi 2 lần khi khối lượng của vật không đổi.
Câu 12) Đạo hàm theo thời gian của momen động lượng của vật rắn bằng đại lượng nào:
A. Hợp lực tác dụng lên vật.	B. Momen lực tác dụng lên vật.
C. Động lượng của vật.	D. Momen quán tính tác dụng lên vật.
Câu 13) Một hình trụ đặt ở đỉnh một mặt nghiêng được thả để chuyển động xuống dưới chân mặt nghiêng. Có hai trường hợp sau: Hình trụ trượt không ma sát xuống dưới khi đến chân mặt nghiêng tốc độ là v1; hình trụ lăn không trượt xuống dưới, khi đến chân mặt phẳng nghiêng, tốc độ dài của tâm hình trụ là v2. Hãy so sánh hai tốc độ đó:
A. v1 = v2	 B. v1 < v2
C. v1 > v2	 D. Không biết được vì thiếu dữ kiện.
Câu 14) Đại lượng bằng tích momen quán tính và gia tốc góc của vật là:
A. Động lượng của vật.	B. Hợp lực tác dụng lên vật.
C. Momen lực tác dụng lên vật.	D. Momen động lượng tác dụng lên vật.
Câu 15) Một vận động viên nhảy cầu đang thực hiện cú nhảy cầu. Khi người đó đang chuyển động trên không, đại lượng vật lí nào là không đổi (bỏ qua mọi sức cản của không khí)
A. Động năng của người.
B. Momen động lượng của người đối với khối tâm của người.
C. Momen quán tính của người đối với khối tâm.
D. Thế năng của người.
Câu 16) Kim giờ của chiếc đồng hồ có chiều dài bằng 3/4 chiều dài kim phút, xem các kim quay đều. Tỉ số tốc độ dài của đầu kim phút và kim giờ là:
A. 16.	B. 1/16.	C. 9.	D. 1/9
Câu 17) Một bánh xe có đường kính 50cm quay nhanh dần đều trong 4s tốc độ góc tăng từ 120vòng/phút đến 360vòng/phút. tốc độ góc của bánh xe sau 2s chuyển động là:
A.8 p rad/s.	B.10 p rad/s.	C.12 p rad/s.	D. 14 p rad/s.
Câu 18) Một đĩa compac có bán kính trong và bán kính ngoài của phần ghi là 2,5cm và 5,8cm. Khi phát lại, đĩa được làm quay sao cho nó đi qua đầu đọc với tốc độ dài không đổi 130 cm/s từ mép trong dịch chuyển ra phía ngoài. Tốc độ góc ở bán kính trong và ở bán kính ngoài là
A. w 1 = 22 rad/s và w 2 = 22,4 rad/s	B. w 1 = 52 rad/s và w 2 = 29,4 rad/s
C. w 1 = 52 rad/s và w 2 = 22,4 rad/s	D. w 1 = 65 rad/s và w 2 = 43,4 rad/s
Câu 20) Biết rằng líp xe đạp 11 răng, đĩa xe có 30 răng. Một người đạp xe khởi hành đạt được tốc độ 15km/h trong 20s, biết đường kính của bánh xe bằng 1m. Gia tốc trung bình của đĩa xe là
A. g = 0,112 rad/s2	B. g = 0,232 rad/s2	C. g = 0,153 rad/s2	D. g = 0,342 rad/s2
Câu 21) Tác dụng một mômen lực 0,32N.m lên một chất điểm làm chất chuyển động trên một đường tròn bán kính 40cm với gia tốc tốc góc 2,5rad/s2 khi đó khối lượng của chất điểm là:
A.1,5kg.	B. 1,2kg.	C. 0,8kg.	D. 0,6kg.
Câu 22) Một thanh cứng mảnh chiều dài 1 m có khối lượng không đáng kể quay quanh một trục vuông góc với thanh và đi qua điểm giữa của thanh. Hai quả cầu kích thước nhỏ có khối lượng bằng nhau là 600g được gắn vào hai đầu thanh. Tốc độ mỗi quả cầu là 4m/s. Momen động lượng của hệ là:
A. 2,4 kgm2/s	B. 1,2 kgm2/s
C. 4,8 kgm2/s	D. 0,6 kgm2/s
Câu 23) Một thanh nhẹ dài 100cm quay đều trong mặt phẳng ngang xung quanh trục đi qua trung trực của thanh. Hai đầu thanh có gắn hai chất điểm có khối lượng 3kg và 2kg. Tốc độ của mỗi chất điểm là 18km/h. Mômen động lượng của thanh là:
A.7,5kgm2/s.	B.12,5kgm2/s.	C.10kgm2/s.	D. 15kgm2/s.
Câu 24) Trái Đất được xem là quả cầu đồng chất có khối lượng 6.1024kg bán kính 6400km. Mômen động lượng của Trái Đất trong sự quay quanh trục của nó là:
A. 5,18.1030kgm2/s.	B. 5,831031kgm2/s.	C. 6,281033kgm2/s.	D. 7,151033kgm2/s.
Câu 25) Một bánh xe nhận được một gia tốc góc 5rad/s2 trong 8 giây dưới tác dụng của một momen ngoại lực và momen lực ma sát. Sau đó, do momen ngoại lực ngừng tác dụng, bánh xe quay chậm dần đều và dừng lại sau 10 vòng quay. Biết momen quán tính của bánh xe đối với trục quay là 0,85 kg.m2. Momen ngoại lực là:
A. I = 12,1 Nm	B. I = 15,07Nm	C. I = 17,32 Nm	D. I = 19,1 Nm
Câu 26) Một vận động viên nhảy cầu khi rời ván cầu nhảy làm biến đổi tốc độ góc của mình từ 0 đến 4,2 rad/s trong 200ms . Momen quán tính của người đó là 15 kgm2. Gia tốc góc trong cú nhảy đó và momen ngoại lực tác động trong lúc qua là.
A. g = 410 rad/s2 ; M = 4250 N.m.	C. g = 530 rad/s2 ; M = 1541 N.m
B. g = 210 rad/s2 ; M = 3150 N.m.	D. g = 210 rad/s2; M = 3215 N.m.
Câu 27) Rôto của một máy bay trực thăng làm quay ba cánh quạt lập với nhau các góc 1200. Coi mỗi cánh quạt như một thanh đồng chất dài 5,3m, khối lượng 240 kg. Rôto quay với tốc độ 350 vòng/phút. Biết công thức momen quán tính của một thanh đối với trục vuông góc với đầu thanh bằng 1/3ml2. Động năng của cả bộ cánh quạt đó.
A. Wđ = 1,5.MJ	B. Wđ = 1,13MJ	C. Wđ = 4,52MJ	D. Wđ = 0,38MJ
Câu 28) Để tăng tốc từ trạng thái đứng yên, một bánh xe tiêu tốn một công 1000J. Biết momen quán tính của bánh xe là 0,2 kgm2. Bỏ qua các lực cản. Tốc độ góc bánh xe đạt được là:
A. 100 rad/s.	B. 50 rad/s.	C. 200 rad/s.	D. 10 rad/s.
Câu 29) Một ròng rọc có dạng hình trụ khối lượng 6kg, bán kính 10cm, người ta treo hai quả nặng có khối lượng m1 =1kg và m2 =4kg vào hai đầu một sợi dây vắt qua một ròng rọc có trục quay cố định nằm ngang, sợi dây không dãn và không trượt trên ròng rọc.	lấy g = 10 m/s2. Gia tốc của các vật là:
A. a = 3,75m/s2	B. a =5m/s2	C. a = 2,7m/s2	D. a = 6,25m/s2
Câu 2: Đơn vị của mômen quán tính:
A. kg.m2/s2. B. kg.m2. C. kg.m/s. D. kg.m2/s.
Câu 5: Một bánh xe quay nhanh dần đều từ nghỉ, sau 10s đạt tới tốc độ góc 20rad/s. Trong 10s đó bánh xe quay được một góc:
A. 300 rad. B. 40rad. C. 100rad. D. 200rad.
Câu 6: Phương trình nào dưới đây biểu diễn mối quan hệ giữa toạ độ góc j và thời gian t trong chuyển động quay nhanh dần đều của vật rắn quanh một trục cố định?
A. j = 2+ 0,5t. B. j = 2+0,5t-0,5t2.
C. j = 2 - 0,5t - 0,5 t2. D. j = 2 - 0,5t + 0,5 t2.
Câu 10: Kim phút của một đồng hồ có chiều dài bằng 5/3 chiều dài kim giờ. Coi như các kim quay đều; tỉ số gia tốc của đầu kim phút so với gia tốc của đầu kim phút là:
A. 12. B.20. C. 240. D. 86.
Câu 16: Công để tăng tốc một cánh quạt từ trạng thái quay đều với tốc độ góc 4rad/s đến khi có tốc độ góc 5rad/s là 9J. Hỏi mômen quán tính của cánh quạt bằng bao nhiêu?
A. 0,720kgm2. B. 1,125kgm2. C. 1,000kgm2. D. 2,000kgm2.
Câu 17: Một ròng rọc có đường kính 10cm có thể quay quanh một trục nằm ngang với mômen quán tính I=2,5.10 -3kgm2. Cuốn đầu một sợi dây vào ròng rọc (dây không trượt so với ròng rọc) và buộc đầu kia của dây vào hòn bi có khối lượng m=3kg. Bắt đầu thả cho hệ thống chuyển động, sau khi hòn bi rơi được một đoạn h=15cm thì tốc độ góc của ròng rọc là bao nhiêu? Cho g=10m/s2.
A. 30,00rad/s. B. 276,9rad/s. C. 35,0rad/s. D. 17,5rad/s.
Câu 18: Một bánh xe quay tự do với tốc độ góc w trên một trục thẳng đứng. Một bánh xe thứ hai cùng trục quay có mômen quán tính lớn gấp đôi bánh xe thứ nhất ban đầu đứng yên được ghép một cách đột ngột vào bánh xe thứ nhất. Tỷ số động năng quay mới và động năng quay ban đầu của hệ là:
A. . B. 3. C. . D. .
Câu 21: Một khối cầu đặc đồng chất, khối lượng M, bán kính R lăn không trượt. Lúc khối cầu có vận tốc v thì biểu thức động năng của nó là:
A. . B. . C. . D. 
Câu 22: Một vành tròn đồng chất lăn không trượt, tỷ số giữa động năng quay và động năng tịnh tiến của nó là:
A. . B. 2. C. 1. D. 
Câu 23: Một quả cầu được giữ đứng yên trên một mặt phẳng nghiêng. Nếu không có ma sát thì khi thả ra, quả cầu sẽ chuyển động như thế nào?
A. Chỉ trượt mà thôi. B. Chỉ quay mà thôi. 
C. Lăn không trượt. D. Vừa quay vừa tịnh tiến.
Câu 24: Một sợi dây có khối lượng không đáng kể nằm vắt qua rãnh của một ròng rọc có khối lượng m1=100g phân bố đều trên vành. Treo vào hai đầu sợi dây hai khối A, B cùng khối lượng M=400g. Đặt lên khối B một gia trọng m=100g. Lấy g=10m/s2. Gia tốc chuyển động của các khối A, B lần lượt là:
A. đều bằng 2m/s2. B. 1m/s2 và 2m/s2. C. 2m/s2 và 1m/s2. D. đều bằng 1m/s2.
Câu 25: Một thanh thẳng mãnh, đồng chất dài 0,50m, khối lượng 8kg. Thanh có thể quay trên mặt phẳng nằm ngang, quanh một trục thẳng đứng đi qua khối tâm của nó. Thanh đứng yên, thì một viên đạn 6g bay trên mặt phẳng ngang của thanh và cắm vào một đầu thanh. Phương vận tốc của viên đạn làm với thanh một góc 600. Vận tốc góc của thanh ngay sau khi va chạm là 10rad/s. Vận tốc của viên đạn ngay trước khi va chạm là:
A. 1,28.103m/s. B. 1,48.103 m/s. C. 2,56.103 m/s. D. 0,64.103 m/s.
Câu 27: Một thanh đồng chất AB dài 2a khối lượng m. Hai đầu A, B có gắn hai chất điểm có khối lượng lần lượt là m/2 và m. Khối tâm của hệ cách A một khoảng:
A. B. C. D. .
Câu 29: Một thanh chắn đường dài 7,0m, có khối lượng 150kg, có trọng tâm ở cách đầu bên trái 0,4m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,0m. Hỏi phải tác dụng vào đầu bên phải một lực nhỏ nhất bằng bao nhiêu để giữ cho thanh nằm ngang. Lấy g =10 m/s2.
A. 150N. B. 15N. C. 100N. D. 10N.
Câu 30: Tại lúc bắt đầu xét (t=0) một bánh đà có vận tốc góc 25rad/s, quay chậm dần đều với gia tốc góc -0,25rad/s2 và đường mốc ở j0 =0. Đường mốc sẽ quay một góc cực đại jMAX bằng bao nhiêu theo chiều dương? và tại thời điểm nào?
A. 625rad và 50s. B. 1250 rad và 100s. C. 625 rad và 100s. D. 1250 rad và 50s.
Câu 31: Một cái cột dài 2,0m đồng chất, tiết diện đều đứng cân bằng trên mặt đất nằm ngang. Do bị đụng nhẹ cột rơi xuống trong mặt phẳng thẳng đứng. Giả sử đầu dưới của cột không bị trượt. Tốc độ của đầu trên của cột ngay trước khi nó chạm đất (lấy g=9,8m/s2, bỏ qua kích thước cột) là:
A. 7,70 m/s. B. 10,85 m/s. C. 15,3 m/s. D. 6,3 m/s.
Câu 33: Một quả bóng có khối lượng m = 100g được buộc vào một sợi dây luồn qua một lỗ thủng nhỏ ở mặt bàn nằm ngang. Lúc đầu quả bóng chuyển động trên đường tròn, bán kính 50cm, với tốc độ dài 100cm/s. Sau đó dây được kéo qua lỗ nhỏ xuống dưới 10cm. Bỏ qua mọi ma sát và mômen xoắn của dây. Tốc độ góc của quả bóng trên đường tròn mới và công của lực kéo dây lần lượt là:
A. 6,25 rad/s và 26,250 J. B. 2,50 rad/s và 0 J. 
C. 6,25 rad/s và 0,263 J. D. 2,50rad/s và 0,263 J
Câu 34: Một thanh đồng chất khối lượng M có chiều dài L có thể quay tự do một đầu quanh một bản lề gắn với tường. Thanh được giữ nằm ngang rồi thả cho rơi (gia tốc rơi tự do g). Tại thời điểm bắt đầu thả gia tốc góc và gia tốc dài của đầu thanh lần lượt là:
A. rad/s2 và 0 m/s2. B. rad/s2 và m/s2.
C. rad/s2 và m/s2. D. rad/s2 và 0m/s2.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_lan_2_mon_vat_ly_lop_12_co_hoc_vat_ran.doc