Câu 1: Tìm câu sai khi phân biệt đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể. (ĐBG, ĐBNST)
a) ĐBG là những biến đổi trong cấu trúc của gen có liên quan tới 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.
b) ĐBNST là những biến đổi về cấu trúc và số lượng của bộ nhiễm sắc thể.
c) ĐBNST ít ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và sức sống của cơ thể hơn so với đột biến gen.
d) Cả hai loai đột biến trên đều có khả năng di truyền và là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
Câu 2: Người mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm do loại ĐB nào gây ra.
a) Mất 1 cặp G-X b) Thêm1 cặp A-T. c)Thay cặp G-X bằng A-T d) ) Thay cặp A-T bằng G-X
Câu 3: Đột biến mắt tròn thành mắt dẹt ở ruồi giấm thuộc dạng nào
a) Mất đoạn b) Đảo đoạn c) Chuyển đoạn d) Lặp đoạn
Người ra đề: Hồ Quang Kỳ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 05-06 THPT BC Lê Quý Đôn Môn: Sinh học – Lớp 12 ******************************* Câu 1: Tìm câu sai khi phân biệt đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể. (ĐBG, ĐBNST) ĐBG là những biến đổi trong cấu trúc của gen có liên quan tới 1 hoặc một số cặp nuclêôtit. ĐBNST là những biến đổi về cấu trúc và số lượng của bộ nhiễm sắc thể. ĐBNST ít ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và sức sống của cơ thể hơn so với đột biến gen. Cả hai loaiï đột biến trên đều có khả năng di truyền và là nguyên liệu của quá trình tiến hoá. Câu 2: Người mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm do loại ĐB nào gây ra. a) Mất 1 cặp G-X b) Thêm1 cặp A-T. c)Thay cặp G-X bằng A-T d) ) Thay cặp A-T bằng G-X Câu 3: Đột biến mắt tròn thành mắt dẹt ở ruồi giấm thuộc dạng nào a) Mất đoạn b) Đảo đoạn c) Chuyển đoạn d) Lặp đoạn Câu 4) Câu nào đúng khi nói về thể khảm. a) Là khối tế bào được sinh ra do 1 tế bào sinh dục bị đột biến thực hiện quá trình nguyên phân. b) Là khối tế bào được sinh ra do 1 tế bào sinh dưỡng bị đột biến thực hiện quá trình giảm phân c) Là khối tế bào được sinh ra do 1 tế bào sinh dục bị đột biến thực hiện quá trình giảm phân d) Là khối tế bào được sinh ra do 1 tế bào sinh dưỡng bị đột biến thực hiện quá trình nguyên phân Câu 5) Một gen sau khi đột biến vẫn nguyên chiều dài nhưng bị tăng 2 liên kết hyđrô. Đột biến trên thuộc dạng nào sau đây. a) Mất 1 cặp G-X b) Thêm1 cặp A-T c) Thay cặp A-T bằng G-X d) Thay 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X Câu 6: Loại đột biến gen cấu trúc nào sau đây gây biến đổi lớn nhất trong phân tử prôtêin tương ứng. Mất một cặp nuclêôti ở vị trí thứ 4 kể từ phía đầu gen. Mất 3 cặp nuclêôtit ngay trước mã kết thúc. Thay một cặp nuclêôtit ở giữa gen. Đảo vị trí của 2 cặp nuclêôtit trong bộ ba mã hoá thứ 20. Câu 7) Dạng đột biến nào sau đây gây ra bệnh ung thư máu ở người. a) Lặp đoạn NST 21 b) Đảo đoạn NST 21 c) Chuyển đoạn NST 21 d) Mất đoạn NST 21 Câu 8) Xác định kiểu gen của người mắc hội chứng Klaiphentơ, biết rằng người mắc hội chứng này thường bị mù màu, thân cao, si đần, vô sinh... a) XXX b) XXY c) XO d) YO Câu 9) Trong các thể đột biến sau, thể nào quả thường không có hạt. a) Thể 3n b) Thể 2n-1 c) Thể 4n d) Thể 2n+1 Câu 10: Những người mắc hội chứng đao có cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, mắt xếch, lưỡi dài và dày, si đần và thưởng vô sinh...Xác định kiểu gen của họ. a) Cặp NST 21 có2 chiếc b) Cặp NST 21 có1 chiếc c) Cặp NST 21 có 3 chiếc d) Cặp NST21 không có Câu 11: Câu nào sai khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và tính trạng. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trưởng thuận lợi nhất Cha mẹ không truyền cho con những tính trạng có sẵn mà truyền cho một kiểu gen. Kiểu gen quy định mức phản ứng của cơ thể trước môi trường. Câu 12: Câu nào không đúng khi nói về mối quan hệ giữa giống, kỹ thuật(KT) và năng suất (NS) a) Giống quy định giới hạn của NS. b) KT xác dịnh NS cụ thể trong giới hạn giống không cho phép. c) Có giống tốt mà NS chưa đạt giới hạn thì phải xem lại KT. d) Có KT tốt mà muốn vượt giới hạn năng suất thì phải đổi giống. Câu 13: Câu nào sai khi so sánh thường biến (TB) và đột biến (ĐB). a) ĐB là biến đổi kiểu gen, TB là biến đổi kiểu hình. b) ) ĐB di truyền được, TB không di truyền được. c) ĐB ngẫu nhiên, có hướng xác định. TB mang tính hàng loạt, vô hướng. d) ĐB có vai trò quan trọng trong tiến hoá, TB chủ yếu mang ý nghĩa thích nghi. Câu 14: Ở cà chua, tính trạng hoa đỏ (A) trội hoàn toàn so với tính trạng hoa vàng (a). Chọn cách nào sau đây để chắc chắn có cây hoa đỏ thuần chủng tứ bội. a) Xử lý cônsixin cây hoa đỏ lưỡng bội thuần chủng. b) Xử lý cônsixin cây hoa đỏ F1 lưỡng bội c) Cho 2 cây tứ bội hoa đỏ giao phấn. d) Cho cây tứ bội hoa đỏ thụ phấn với cây tứ bội hoa vàng Câu 15: Xác định nhóm giao tử do cây hoa đỏ có kiểu gen AAaa tạo ra. a) 2/6 AA,4/6 Aa,2/6 aa b) 1/6 AA,4/6 Aa,1/6 aa c) 2/6 A,4/6 Aa,2/6 aa d) 3/6 AA,4/6 Aa,3/6 aa Câu 16: Câu nào đúng khi nói về kỹ thuật di truyền. a) Là kỹ thuật thao tác trên vật liệu di truỵền dựa vào những hiểu biết về cấu tạo hoá học của axit Nuclêic và di truyền vi sinh vật. b) Là kỹ thuật thao tác trên vật liệu di truỵền dựa vào những hiểu biết về cấu tạo hoá học của axit Plasmit và di truyền vi sinh vật. c) Là kỹ thuật thao tác trên vật liệu di truỵền dựa vào những hiểu biết về cấu tạo hoá học của axit Nuclêôtit và di truyền vi sinh vật. d) Là kỹ thuật chuyển một đoạn gen từ tế bào cho sang tế bào nhận nhờ thể truyền plasmit. Câu 17: Trình tự nào đúng trong kỹ thuật cấy gen. a) Tách ADN của tế bào cho và Plasmit củatế bào vi khuẩn à Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận à Tạo điều kiện cho ADN tái tổ hợp hoạt động. b) Cắt và nối đoạn ADN của tế bào cho với Plasmit thành ADN tái tổ hợp à Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận à Tạo điều kiện cho ADN tái tổ hợp hoạt động. c) Tách ADN của tế bào cho và Plasmit của tế bào vi khuẩn à Tạo ADN tái tổ hợp nhờ enzim cắt và enzim nối à Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. Câu 18: Người ta chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cho đậu tương với mục đích gì? a) Tạo năng suất cao b) Giảm chi phí sản xuất c) Giúp cây đậu tương chống sương muối d) Giúp cây đậu tương chống sâu bệnh Câu 19: Câu nào không đúng khi nói về đặc điểm của các tác nhân gây đột biến nhân tạo. a) Tia phóng xạ có sức đâm xuyên yếu b) Tia tử ngoại không có khả năng xuyên sâu c) Chất cônsixin thường ức chế sự hình thành thoi vô sắc d) Đặc điểm của sốc nhiệt là sự thay đổi đột ngột Câu 20: Phương pháp tiến hành gây đột biến nhân tạo nào không đúng với thực tế. a) Chiếu tia tử ngoại lên hạt khô, hạt đang nẩy mầm, đỉnh sinh trưởng. b) Chiếu tia phóng xạ lên hạt khô, hạt đang nẩy mầm, đỉnh sinh trưởng c) Ngâm tẩm, xông hơi hoá chất lên hạt giống, đỉnh sinh trưởng... d) Kết hợp cả tia phóng xạ và hoá chất tác động lên hạt khô, hạt đang nẩy mầm Câu 21: Câu nào sai khi nói đến cơ chế gây đột biến nhân tạo của các tác nhân. a) Tia phóng xạ kích thích và ion hoá các nguyên tử của ADN, ARN gây ra đột biến b) Tia tử ngoại ion hoá các nguyên tử của ADN, ARN gây ra đột biến c) Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ môi trường xử lý hạt giống làm mất cơ chế nội cân bằng gây đột biến. d) Chất Cônsixin cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm bộ NST đã nhân đôi nhưng không phân ly gây ĐB. Câu 22: Tìm câu sai khi nói về kết quả của các phương pháp gây đột biến nhân tạo. a) Dùng tia phóng xạ gây ra ĐBG và ĐBNST b) Dùng tia tử ngoại gây ra ĐBG và ĐBNST. c) Dùng chất 5BU và EMS gây ra ĐBG là chủ yếu. d) Dùng côsixin gây ĐB cấu trúc NST là chủ yếu Câu 23: Tìm cơ chế gây đột biến của chất 5BU cho biết chất này làm cặp A-T biến thành cặp G-X. a) Cặp A-T à A-5BU à G-5BU à Cặp G-X b) Cặp A-Tà G-5BUà X-5BU à Cặp G-X c) Cặp A-Tà A-G-5BUà G-A-5BUà Cặp G-X d) Cặp A-Tà A-T-5BUà G-5BUà Cặp G-X Câu 24: Câu nào không đúng khi nói về việc sử dụng các đột biến nhân tạo trong chọn giống. a) Trong chọn giống VSV người ta kết hợp phương pháp gây đột biến và chọn lọc là chủ yếu. b) Trong chọn giống ĐV người ta sử dụng phương pháp gây đa bội thể là chủ yếu. c) Trong chọn giống TV người ta dùng thể ĐB có lợi để nhân giống trực tiếp hoặc làm để lai tạo d) Các đột biến đa bội chủ yếu chỉ được sử dụng đối với cây thu hoạch thân, lá, quả Câu 25: Xác định phương pháp tạo ra cây cà chua quả đỏ tam bội thuần chủng biết rằng tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng a) Xử lý chất cônsixin cây lưỡng bội quả đỏ thuần chủng b) Cho cây quả đỏ tứ bội thuần chủng thụ phấn với cây lưỡng bội quả đỏ thuần chủng c) Cho 2 cây lưỡng bội quả đỏ thuần chủng thụ phấn với nhau d) Cho cây tứ bội quả đỏ thuần chủng lai với cây lưỡng bội quả vàng thuần chủng. Câu 26: Tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật và giao phối gần ở động vật kéo dài thường gây ra hiện tượng gì. a) Hiện tượng ưu thế lai b) Hiện tượng thoái hoá c) Hiện tượng đột biến gen. d) Hiện tượng ĐB NST Câu 27: Xác định câu sai khi lý giải nguyên nhân gây ra hiện tượng thoái hoá. Tỷ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể ngày càng giảm. Tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tử ngày càng tăng. Trong quần thể xuất hiện ngày càng nhiều thể đột biến lặn (thường là xấu). Do ưu thế lai có xu hướng giảm dần qua các thế hệ. Câu 28: Giả sử một quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen xuất phát là 100% Aa. Xác định tỷ lệ cơ thể có kiểu gen aa ở thế hệ thứ 3. a) 43,75 % b) 33,33 % c) 45, 33 % d) 87,5o % Câu 29: Câu nào sai khi nói về hiện tượng ưu thế lai. a) Con cái hơn hẳn bố mẹ về sức sống:sinh trưởng và phát triển nhanh, chống chịu tốt, năng suất cao b) Con lai hơn hẳn bố mẹ về sức sống:sinh trưởng và phát triển nhanh, chống chịu tốt, năng suất cao c) Ưu thế lai có biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ. d) Con lai tuy có nhiều ưu điểm nhưng thường không được làm giống vì thế hệ sau sẽ bị phân tính. Câu 30: Chọn câu sai khi lý giải hiện tượng ưu thế lai. Các gen của cơ thể lai phần lớn ở thể đồng hợp, gen lặn không có dịp biểu hiện. Các gen của cơ thể lai phần lớn ở thể dị hợp, gen lặn không có dịp biểu hiện. Con lai thường có nhiều gen trội hơn bố mẹ do tác động cộng gộp của các gen trội có lợi. Sự tương tác giữa 2 alen trên cùng một lôcut làm mở rộng phạm vi biểu hiện của kiểu hình. Câu 31: Lợn F1 thu được khi lai giống lợn Đại bạch và Móng cái thường được nuôi để giết thịt do nhanh lớn, tiêu tốn ít thức ăn và trọng lượng xuất chuồng cao. Xác định tên của phép lai trên. a) Lai cải tiến giống. b) Lai xa c) Lai kinh tế d) lai tế bào Câu 32: G.D. Cacpêsenkô lai cải bắp (2n = 18) với củ cải (2n =18) tạo ra con lai xa (2n = 18) không có khả năng sinh sản hữu tính. Câu nào lý giải sai hiện tượng trên. Số nhiễm sắc thể của cải bắp và củ cải trong tế bào con lai khác nhau. Hình dạng, cấu trúc và cách sắp xếp các gen trên NST cải bắp khác củ cải. Con lai không hình thành được cặp NST tương đồng ở kỳ đầu gảm phân I. Sự không tương hợp giữa tế bào chất và nhân của tế bào con lai. Câu 33: Con lai xa thường không có khả năng sinh sản hữu tính. Tại sao dùng phương pháp đa bội hoá lại khắc phục được hiện tượng trên. Đa bội hoá sẽ làm cho số lượng NST của 2 loài bố mẹ trong cơ thể lai trở nên bằng nhau. Đa bội hoá sẽ làm cho cấu trúc của các NST 2 loài biến đổi trở nên phù hợp với nhau. Đa bội hoá làm cho số lượng NST nhân đôi nên con lai khôi phục được các cặp NST tương đồng. Đa bội hoá làm cho kích thước các NST của hai loài phù hợp với nhau. Câu 34: Có thể mô tả tiến trình phương pháp lai tế bào theo sơ đồ nào. Tế bào lai à Nuôi chu ng TB trần 2 loàià Tạo TB trần à Kích thích thích thành cây lai Nuôi chu ng TB trần 2 loài à Tạo TB trần à Tế bào laià Kích thích thành cây lai Tạo TB trầnà Nuôi chu ng TB trần 2 loàià Tế bào laià Kích thích thành cây lai Tạo TB trầnà Tế bào lai à Nuôi chu ng TB trần 2 loài à Kích thích thành cây lai Câu 35: Câu nào sai khi so sánh trẻ đồng sinh cùng trứng (ĐSCT) và trẻ đồng sinh khác trứng (ĐSKT) Trẻ ĐSCT có cùng kiểu gen, trẻ ĐSKT có kiểu gen khác nhau. Trẻ ĐSCT được sinh ra từ một hợp tử, trẻ ĐSKT được sinh ra từ các hợp tử khác nhau. Trẻ ĐSKT có giới tính giống nhau, trẻ ĐSCT có thể cùng hoặc khác giới tính. Trẻ ĐSCT có cùng nhóm máu, trẻ ĐSKT có thể giống hoặc khác nhau. Câu 36: Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST X quy định. Bố bị bệnh này, mẹ thì không, con trai của họ bị bệnh. Nếu cặp vợ chồng này sinh con thứ 2 thì xác suất mắc bệnh trên là bao nhiêu? a) 25% b) 50% c) 75% d) 100% Cââu 37: : Bệnh máu khó đông do gen lặn (m) nằm trên NST X quy định. Bố bị bệnh này, mẹ thì không, con trai của họ bị bệnh. Xác định nguồn gốc của gen gây bệnh trên. a) Ôâng nội b) Ôâng ngoại c) Bà nội d) Bà ngoại Câu 38: Một NST có cấu trúc ABCD.EFGH bị đột biến thành ABFE.DCGH . Đột biến trên thuộc dạng nào. a) Lặp đoạn E b) Chuyển đoạn EF c) Đảo đoạn CD.EF d) Mất đoạn F Câu 39: Thể đa bội lẻ thường mất khả năng sinh sản hữu tính. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp sinh sản được theo con đường này. Xác định tỷ lệ các loại giao tử do thể tam bội Aaa tạo ra. a) 1/6AA,2/6Aa,1/6aa b) 1AA,2Aa,1aa c) 4/6AA,2/6Aa,2/6aa d) 1/6A,2/6Aa,2/6a,1/6aa Câu 40: Cha bị bệnh bạch tạng, mẹ không bị bệnh nhưng có mang gen đó. Tìm xác suất bị bệnh bạch tạng của đứa con đầu lòng sắp sinh biết rằng gen gây bệnh là lặn và nằm trên NST thường. a) 25% b) 50% c) 75% d) 100% Đáp án: 1c 2d 3d 4d 5d 6a 7d 8b 9a 10c 11a 12b 13c 14a 15b 16a 17c 18b 19a 20b 21b 22d 23a 24b 25b 26b 27d 28a 29a 30a 31c 32a 33c 34c 35c 36a 37b 38c 39d 40a ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: