Đề kiểm tra học kỳ I môn: Địa lí nâng cao 10

Đề kiểm tra học kỳ I môn: Địa lí nâng cao 10

Câu 1: Bản đồ là:

a- Hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất lên mặt phẳng.

b- Hình ảnh thu nhỏ của trái đất trên mặt phẳng.

c- Hình vẽ chuyển mặt trong của trái đất lên mặt phẳng.

d- Bức tranh của một khu vực bề mặt trái đất.

Câu 2: Phép chiếu hình bản đồ là:

a- Cách biểu thị trái đất lên mặt phẳng.

b- Cách chiếu bề mặt trái đất lên mặt phẳng.

c- Cách làm cho mặt cong thành mặt phẳng.

d- Cách biểu thị mặt trong của trái đất lên mặt phẳng.

 

doc 6 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn: Địa lí nâng cao 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT ĐĂKLĂK	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
TRƯỜNG THPT BC KRÔNG BUK	MÔN: ĐỊA LÍ NÂNG CAO 10
Câu 1: Bản đồ là:
Hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất lên mặt phẳng.
Hình ảnh thu nhỏ của trái đất trên mặt phẳng.
Hình vẽ chuyển mặt trong của trái đất lên mặt phẳng.
Bức tranh của một khu vực bề mặt trái đất.
Câu 2: Phép chiếu hình bản đồ là:
Cách biểu thị trái đất lên mặt phẳng.
Cách chiếu bề mặt trái đất lên mặt phẳng.
Cách làm cho mặt cong thành mặt phẳng.
Cách biểu thị mặt trong của trái đất lên mặt phẳng.
Câu 3: Phép chiếu phương vị đứng dùng để vẽ:
Cả 3 đều sai.	b- Những khu vực quanh cực.
Bán cầu đông, Bán cầu tây.	d- Những khu vực ở vĩ độ trung bình.
Câu 4: Phép chiếu phương vị ngang dùng để vẽ:
Những khu vực ở vĩ độ trung bình.	b- Những khu vực quanh cực.
Những khu vực gần xích đạo.	d- Bán cầu đông, Bán cầu tây.
Câu 5: Điểm nào sau đây đúng với phép chiếu phương vị đứng:
Mặt phẳng tiếp xúc với địa cầu ở một điểm bất kỳ.
Cả 3 đều đúng.
Mặt phẳng tiếp xúc với địa cầu ở giữa xích đạo.
Mặt phẳng tiếp xúc với địa cầu ở Cực.
Câu 6: Phương pháp chấm điểm biểu hiện được:
Sự phân bố đồng đều của đối tượng địa lí.
Sự phân bố không đều của đối tượng địa lí.
Cơ cấu của đối tượng địa lí.
Sự phân bố liên tục của đối tượng địa lí.
Câu 7: Để biểu hiện của sự phân bố dân cư của một lãnh thổ thường sử dụng phương pháp:
Kí hiệu	b- Cả a và c đều đúng.
Chấm điểm.	d- Kí hiệu đường chuyển động.
Câu 8: Khoảng cách trung bình từ trái đất đến mặt trời là:
145,9 triệu Km.	b- 149,5 triệu Km.
149 triệu Km.	d- 150 triệu Km.
Câu 9: Đường chuyển ngày quốc tế là đường kinh tuyến số:
900 .	b- 450. 
00. 	d- 1800.
Câu 10: Khi ở khu vực giờ gốc ( GMT) là 5 giờ sáng thì Việt Nam lúc đó là: 
12 giờ đêm.	b- 7 giờ tối.
12 giờ trưa.	d- 7 giờ sáng.
Câu 11: Trái đất chuyển động xung quanh mặt trời với hướng trục không đổi và luôn nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo 1 góc:
2307/.	b- 27023/.
66033/.	d- 33066/.
Câu 12:Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh mỗi năm chỉ một lần ở:
Chí tuyến Bắc và Chí tuyến Nam.	b- Nội chí tuyến.
Ngoại chí tuyến.	d- Cực Bắc và Cực Nam.
Câu 13: Thời gian có ngày và đêm dài ngắn bằng nhau ở tất cả các điểm trên bề mặt trái đất là:
21 – 3 và 23 -9.	b- 23 – 6 và 22 – 12.
21 – 3 và 22 – 6.	d- 23 – 9 và 22 – 12.
Câu 14: Câu ca dao “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối” chỉ đúng với”
Các nước ở ngoại chí tuyến.	b- Các nước ở nội chí tuyến.
Các nước ở Bắc bán cầu.	d- Các nước ở Nam bán cầu.
Câu 15: Từ nhân ra ngoài cấu tạo bên trong của trái đất theo thứ tự có các lớp:
Nhân, lớp Manti, vỏ lục địa, vỏ đại dương.
Nhân, Vỏ lục địa, vỏ đại dương, lớp Manti.
Nhân, lớp Manti, vỏ đại dương, vỏ lục địa.
Nhân, vỏ đại dương, lớp Mantin, vỏ lục địa.
Câu 16: Bộ phận lớp vỏ lục địa của trái đất được cấu tạo bởi các tầng đá theo thứ tự từ ngoài vào trong:
Trầm tích, Bazan, Granít.	b- Bazan, Trầm tích, Granít.
Trầm tích,Granít, Bazan.	d- Granít, Bazan, Trầm tích.
Câu 17: Lớp vỏ trái đất có độ dày:	
700 đến 2900Km.	b- 2900 đến 5100Km.
c- 5 đến 70Km.	d- 15 đến 700Km.
Câu 18: Nơi thường xuyên phát sinh động đất, núi lửa là:
Vùng tiếp xúc của các mảng nền. b- Những vùng bất ổn của trái đất.
Vùng có hoạt động kiến tạo xảy ra. d- Cả 3 đều đúng.
Câu 19: Các dãy núi đồ sộ ở Châu Á được hình thành chủ yếu trong thời kỳ:
Caleđôni.	b- Cả 3 đều sai.
Anpi.	d- Hecxini.
Câu 20: Nội lực không phải là lực:
Do nguồn năng lượng ở bên trong trái đất sinh ra.
Do nguồn năng lượng bức xạ của mặt trời gây ra.
Tác động đến địa hình bề mặt trái đất thông qua các vận động kiến tạo.
Phát sinh ở bên trong trái đất.
Câu 21: Địa hào được hình thành do:
Các lớp đá có bộ phận trồi lên.	b- Các lớp đá uốn thành nếp.
Các lớp đá có bộ phận sụt xuống.	d- Các lớp đá bị nén ép.
Câu 22: Quá trình nào sau đây không thuộc ngoại lực:
Nâng lên, hạ xuống.	b- Bồi tụ.
Vận chuyển.	d- Phá huỷ.
Câu 23: Sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng chủ yếu của:
Gió.	b- Thủy triều.
c- Động đất, núi lửa.	d- Bức xạ của mặt trời.
Câu 24: Địa hình nào không phải là địa hình Cacxtơ:
Các đảo trong Vịnh Hạ Long.	b- Núi Bà Đen ( Tây Ninh).
c- Cánh Đồng Tam Thanh ( Lạng Sơn).	d- Động Phong Nha.
Câu 25: Địa hình Phi – O là sản phẩm của:
Tác động của Nước.	b- Tác động của Gió.
Tác động của Sóng Biển.	d- Tác động của Băng Hà.
Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không phải ở tầng đối lưu:
Chiều dày không đồng nhất.
Tập trung3/4 hơi nước và các phân tử bụi, vi sinh 
Tập trung phần lớn Ôzôn.
Tập trung 80% không khí trong khí quyển.
Câu 27: Các khối khí chính trên trái đất có tên là:
Bắc cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
Bắc cực, nam cực, chí tuyến, xích đạo.
Bắc cực, nam cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
Bắc cực, nam cực, ôn đới, xích đạo.
Câu 28: Khu vực có nhiệt độ cao nhất trên bề mặt trái đất ở:	
Xích đạo.	b- Chí tuyến.
Lục địa ở xích đạo.	d- Lục địa ở chí tuyến.
Câu 29: Loại gió nào sau đây không được gọi là gió địa phương:
Gió phơn.	b- Gió mùa.
Gió biển và gió đất.	d- Gió núi và thung lũng.
Câu 30: Một số nơi như Na – mip, Calahari  mặt dù ở ven bờ đại dương nhưng mưa rất ít vì chịu tác động của:
Dòng biển nóng.	b- Khí áp cao.
Khí áp thấp.	d- Dòng biển lạnh.
Câu 31: Điểm nào sau đây không đúng với tháp tuổi( tháp dân số):	
Biểu thị cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.
Biểu thị cơ cấu dân số theo lao động.
Biểu thị cơ cấu dân số theo tuổi.
Biểu thị cơ cấu dân số theo giới.
Câu 32: Trên thế giới nhóm tuổi lao động thường ở độ tuổi:
Từ 15 đến 60 đối với nam; từ 15 đến 55 đối với nữ.
từ 15 đến 60.
Từ 15 đến 59 đối với nam; từ 15 đến 54 đối với nữ.
Từ 15 đến 59.
Câu 33: Dân số thế giới đạt 6 tỉ người vào năm:
 a- 1999.	b- 2000.	2- 2002. d- 2001.
Câu 34:Việc phá rừng đầu nguồn sẽ làm cho:
 a- Khí hậu không bị biến đổi.	b- Núi cao.
 c- Lũ quét được tăng cường.	d- Mực nước ngầm không bị hạ thấp.
Câu 35: Đất có tuổi già nhất là đất ở:
 a- Miền cực.	b- Núi cao.	c- Nhiệt đới. d- Ôn đới.
Câu 36: Ở khúc sông hẹp nước chảy: 
 a- Bình thường.	b- Chậm.	c- Nhanh. d- Rất chậm.
Câu 37: Đặc điểm nào sau đây không thuộc sông già:
Tốc độ nước chảy chậm.
Độ dốc dòng sông nhỏ.
Xâm thực ngang chiếm ưu thế.
Hoạt động đào sâu diễn ra mạnh.
Câu 38: Đặc điểm nào sau đây không phải là dòng biển lạnh:
Cả 3 đều sai.
Xuất phát từ vùng cực chảy về xích đạo.
Xuất phát từ vĩ tuyến 300 đến 400 chảy về phía xích đạo.
Phát sinh ở hai bên xích đạo chảy về hướng tây.
Câu 39: Dựa vào đặc tính lí hóa của nước, các dòng biển được phân loại thành: 
Dòng biển nóng, dòng biển lạnh.
Dòng biển thường xuyên, dòng biển theo mùa.
Dòng biển trên mặt, dòng biển đáy.
Dòng biển một chiều, donfg biển xoay chiều.
Câu 40: Thủy triều lớn nhất khi:
Mặt trăng ở vị trí thẳng hàng với mặt trời và trái đất.
Trái đất ở vị trí vuông góc với mặt trời và mặt trăng.
Mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời.
Mặt trăng ở vị trí thẳng góc với trái đất.
ĐÁP ÁN :
Câu
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
a
a
a
a
a
b
b
b
b
b
b
c
c
c
c
c
c
d
d
d
d
d
d
d
Câu
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
a
a
a
a
a
a
b
b
b
c
c
c
c
c
c
c
d
d
d
d
d
d
d
d

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Dia10nc_hk1_BCKBK.doc