Câu 1: (0,5 điểm) Bằng hai câu thơ:
“ Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
Tác giả Hồ Chí Minh nêu lên:
A- Quan điểm của mình về thơ ca hiện đại
B- Cảm tưởng khi đọc thơ xưa nghĩ về thơ nay
C- Quan điểm của mình về văn học cách mạng
D- Vai trò của các nhà thơ trong đấu tranh cách mạng.
Câu 2: (0,5 điểm) Qua cuộc đời, số phận của hai nhân vật chính trong tác phẩm, tác giả lên án những thế lực phong kiến thực dân đã áp bức bóc lột con người, đồng thời cảm thông và khẳng định sức sống mạnh mẽ cùng với những phẩm chất tốt đẹp ở họ.
Đó là chủ đề của tác phẩm:
A- Đôi mắt B- Vợ chồng A Phủ
C- Mùa lạc D- Vợ nhặt
Câu 3: (0,5 điểm)
- Ông tên thật là Phan Ngọc Hoan
- Sinh năm 1920, mất năm 1989, quê ở Quảng Trị
- Có khả năng thơ ca rất sớm (năm 17 tuổi)
- Thơ của ông luôn vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng và chất chính luận hùng biện nóng hổi tính thời sự. Ông là ai?
A- Hoàng Cầm B- Nguyễn Đình Thi
C- Quang Dũng D- Chế Lan Viên
TRƯỜNG PTTH CHUYÊN NGUYỄN DU TỔ: VĂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2006-2007 MÔN VĂN - LỚP 12 THỜIGIAN 90 PHÚT (KHÔNG KỂ THỜI GIAN GIAO ĐỀ) Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Học sinh đọc kỹ những câu hỏi sau đây, sau đó chọn một chữ cái đúng nhất để trả lời bằng cách khoanh tròn: Câu 1: (0,5 điểm) Bằng hai câu thơ: “ Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong” Tác giả Hồ Chí Minh nêu lên: Quan điểm của mình về thơ ca hiện đại Cảm tưởng khi đọc thơ xưa nghĩ về thơ nay Quan điểm của mình về văn học cách mạng Vai trò của các nhà thơ trong đấu tranh cách mạng. Câu 2: (0,5 điểm) Qua cuộc đời, số phận của hai nhân vật chính trong tác phẩm, tác giả lên án những thế lực phong kiến thực dân đã áp bức bóc lột con người, đồng thời cảm thông và khẳng định sức sống mạnh mẽ cùng với những phẩm chất tốt đẹp ở họ. Đó là chủ đề của tác phẩm: Đôi mắt B- Vợ chồng A Phủ C- Mùa lạc D- Vợ nhặt Câu 3: (0,5 điểm) Ông tên thật là Phan Ngọc Hoan Sinh năm 1920, mất năm 1989, quê ở Quảng Trị Có khả năng thơ ca rất sớm (năm 17 tuổi) Thơ của ông luôn vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng và chất chính luận hùng biện nóng hổi tính thời sự. Ông là ai? Hoàng Cầm B- Nguyễn Đình Thi C- Quang Dũng D- Chế Lan Viên Câu 4: (0,5 điểm) Hình ảnh (Mùa thu hương cốm) trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi nói lên: Vẽ đẹp của đất nước do thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp đưa lại Biểu tượng của đất nước thanh bình Cái cớ để tạo nên sự hồi tưởng về những mùa thu trong quá khứ Hình ảnh miêu tả thuần tuý cho một mảng không gian, thời gian Câu 5: (0,5 điểm) Trong hai dòng thơ tác giả viết: (Chọn lời thơ và chú thích đúng) “Cô em xóm núi xay ngô tối B- “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Xay hết lò than đã rực hồng” Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn” (1940- Hồ Chí Minh) (1960-Huy Cận) C-“Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh D- “Như từ vực thẳm đời nhân loại Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về” Bóng tối đùn ra trận gió đen” (1939- Tố Hữu) (1962- Chê Lan Viên) Câu 6: (0,5 điểm) Nghệ thuật thành công nhất trong tác phẩm “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc là: Nghệ thuật miêu tả, kể chuyện rất thành công Nghệ thuật xây dựng cốt truyện sáng tạo cùng với nghệ thuật trào phúng đặc sắc Khắc hoạ tính cách nhân vật sắc nét cùng với bút pháp trần thuật linh hoạt. Diễn tả tâm lý nhân vật cùng với nghệ thuật ngôn ngữ giàu giá trị tạo hình. Tự luận (7 điểm) Anh chị hãy phân tích bài thơ “Chiều tối” (Mộ) của Hồ Chí Minh để thấy được vẽ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ. ĐÁP ÁN Trắc nghiệm: Câu 1: Đáp án A Câu 3: Đáp án D Câu 5: Đáp án C Câu 2: Đáp án B Câu 4: Đáp án C Câu 6: Đáp án B Tự luận: Yêu cầu chung: Thí sinh biết cách làm một bài văn nghị luận văn học kiểu phân tích một tác phẩm thơ đường luật. Bài viết phải có bố cục chặt chẻ, hành văn lưu loát, ít mắc lỗi diễn đạt. Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể phân tích, trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, biết cách phân tích một bài thơ đường luật, khai thác các từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật để làm rỏ các ý cơ bản sau: + Hình ảnh thiên nhiên: Cánh chim mỏi mệt, chòm mây cô độc đã gợi lên bức tranh thiên nhiên vào lúc chiều tối buồn, vắng vẻ đó cũng là buổi chiều trong thơ ca truyền thống, đây chính là vẽ đẹp cổ điển của bài thơ. Dù bị tù đày, giải lao nhưng Bác vẫn vượt lên cảnh ngộ của mình để gắn bó với thiên nhiên, thể hiện tình yêu thiên nhiên đó chính là tinh thần hiện đại. * Nghệ thuật: Sữ dụng bút pháp cổ điển (thi liệu, hình ảnh,.) + Hình ảnh con người và cuộc sống Con người: Người thiếu nữ trẻ trung khoẻ khoắn, bình dị → tình yêu thương gắn bó với con người lao động, đó chính là vẽ đẹp trong tâm hồn Bác → tinh thần hiện đại. * Nghệ thuật: Láy âm bắt dòng theo lối đảo trật tự (Ma bao túc,.. bao túc ma) Hình ảnh lò than: Rực hồng đã làm toả sáng cả bức tranh thơ, con người lao đọng, cuộc sống lao động đã trở thành trung tâm → đem đến cảm giác ấm áp bất ngờ, niềm lạc quan tin tưởng vào ngày mai, đó chính là sự vận động trong thơ Bác → tinh thần hiện đại * Nghệ thuật: Dùng sáng → chỉ tối, đó là đặc điểm của thơ Đường “ý tại ngôn ngoại” TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM Điểm 7: Phân tích tích tốt, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản nêu trên. Kết cấu chặt chẽ. Hành văn lưu loát, có cảm xúc. Mắc ít lỗi diễn đạt nhẹ. Điểm 5: Phân tích khá. Đáp ứng phần lớn các yêu cầu nêu trên. Kết cấu chặt chẻ. Hành văn dễ hiểu. Mắc vài lỗi diễn đạt. Điểm 3: Phân tích tạm được, đáp ứng phân nữa yêu cầu nêu trên. Kết cấu khá chặt chẽ, hành văn dễ hiểu. Mắc một số lỗi diễn đạt. Điểm 1: Bài làm còn hời hợt. Thiếu mạch lạc, Hành văn lũng cũng, khó hiểu. Mắc nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 0: Lạc đề, bài để giấy trắng.
Tài liệu đính kèm: