Câu 1: Đột biến NST gồm các dạng nào?
a. Đột biến số lượng và cấu trúc NST
b Đột biến đa bội và dị bội.
c Đột biến thêm đoạn và đảo đoạn.
d. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ và chuyển đoạn không tương hỗ.
Câu 2: Hiện tượng đột biến cấu trúc NST là do:
a. Đứt gãy NST.
b. Thay cặp Nu này bằng cặp Nu khác.
c. Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp NST bất thường.
d. Tiếp hợp và trao đổi chéo bất thường.
Câu 3: Hội chứng nào sau đây ở người là do đột biến cấu trúc NST ?
a. Hội chứng Đao.
b. Hội chứng mèo kêu.
c. Hội chứng Tocnơ.
d. Hội chứng Claiphentơ.
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I . MÔN SINH HỌC 12 TRƯỜNG THPT BC LÊ HỮU TRÁC THỜI GIAN : 45 phút Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất ( a, b, c hoặc d )ở mỗi câu sau : Câu 1: Đột biến NST gồm các dạng nào? a. Đột biến số lượng và cấu trúc NST b Đột biến đa bội và dị bội. c Đột biến thêm đoạn và đảo đoạn. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ và chuyển đoạn không tương hỗ. Câu 2: Hiện tượng đột biến cấu trúc NST là do: Đứt gãy NST. Thay cặp Nu này bằng cặp Nu khác. Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp NST bất thường. Tiếp hợp và trao đổi chéo bất thường. Câu 3: Hội chứng nào sau đây ở người là do đột biến cấu trúc NST ? Hội chứng Đao. Hội chứng mèo kêu. Hội chứng Tocnơ. Hội chứng Claiphentơ. Câu 4: Tác nhân gây ra đột biến là : Các tác nhân vật lý như tia X, tia cực tím, Các tác nhân hoá học như cônxisin, nicôtin, Các rối loạn sinh lí, sinh hoá nội bào. Câu a, b, và c đúng. Câu 5: Hiện tượng lặp đoạn NST sẽ dẫn đến : Có thể làm tăng hay giảm cường độ biểu hiện các tính trạng. Gây chết ở thực vật. Không ảnh hưởng đến kiểu hình do không mất chất liệu di truyền. Gây chết ở động vật. Câu 6: Những đột biến cấu trúc nào sau đây làm ảnh hưởng đến thành phần và cấu trúc của vật chất di truyền? Mất đoạn và thêm đoạn . Thêm đoạn và đảo đoạn. Đảo đoạn và chuyển đoạn . Các câu trên đúng. Câu 7: Những đột biến cấu trúc NST nào làm thay đổi vị trí của các gen giữa 2 NST của cặp NST tương đồng? Chuyển đoạn tương hổ. Chuyển đoạn không tương hỗ. Đảo đoạn. Lặp đoạn. Câu 8: Những đột biến nào sau đây không làm mất hoặc thêm vật liệu di truyền ? Chuyển đoạn tương hỗ và chuyển đoạn không tương hỗ. Đảo đoạn và chuyển đoạn Mất đoạn và lặp đoạn. Lặp đoạn và chuyển đoạn. Câu 9: Sự xảy ra đột biến phụ thuộc vào : Loại tác nhân gây đột biến. Cường độ và liều lượng gây đột biến. Thời điểm gây đột biến. Tất cả đều đúng. Câu 10: Đột biến số lượng NST có thể xảy ra ở các dạng tế bào : Tế bào xôma. Tế bào sinh dục. Hợp tử. Các câu trên đều đúng. Câu 11: Nhược điểm của phương pháp nghiên cứu phả hệ ở người là: Không biết được tính trạng nào sẽ di truyền hay không di truyền. Không biết được tính trạng di truyền do gen nằm trên NST thường. Không biết được tính trạng di truyền do gen nằm trên NST giới tính. Không biết được tính trạng trội, tính trạng lặn. Câu 12: Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là : Prôtêin Prôtêin và axit nucleic Prôtêin và saccarit Axit nucleic và ATP Câu 13: Đột biến gen kiểu nào sau đây không di truyền qua sinh sản hữu tính? a. Đột biến giao tử. b. Đột biến xôma. c. Đột biến trong hợp tử. d. Đột biến tiền phôi. Câu 14: Bố mẹ bình thường sinh con ra bị bệnh Bạch tạng là do: a. Đột biến NST. b. Đột biến gen. c. Thường biến. d. Cả A và B. Câu 15: Đột biến tiền phôi là đột biến xảy ra ở: a. Tế bào sinh tinh hoặc tế bào sinh trứng. b. Những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. c. Giao tử. d. Tế bào xôma. Câu 16: Mất đoạn NST thường gây ra hậu quả nào sau đây: a. Gây chết hoặc giảm sức sống. b. Cơ thể mất đi một số tính trạng nào đó. c. Cơ thể chết khi còn hợp tử. d. Không ảnh hưởng gì tới đời sống sinh vật. Câu 17: Thể dị bội Aaa khi giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có sức sống nào sau đây: a. A và a. c. Aa và aa. b. Aa và a. d. Aa ; aa ; A; a. Câu 18: Trường hợp cơ thể sinh vật có bộ NST tăng thêm một chiếc thì di truyền học gọi là gì? a. Thể dị bội lệch. b. Thể đa bội lệch. c. Thể tam nhiễm. d. Thể đa bội lẻ. Câu 19: Bộ NST của sinh vật bị mất hẳn một cặp NST tương đồng,được gọi là: a.Thể môït nhiễm. b. Thể không nhiễm. c.Thể giảm nhiễm. d. Thể đơn nhiễm. Câu 20: Cơ thể lai mang bộ NST của 2 loài ở dạng lưỡng bội,được gọi là: a. Thể đa bội cân. b. Thể song nhị bội. c. Thể song lưỡng nhị bội. d. Thể lưỡng trị. Câu 21: Trường hợp nào sau đây thuộc thể dị bội? a.Tế bào giao tử không mang NST nào. b.Tế bào sinh dưỡng mang 3 NST của một cặp NST nào đó. c.Tế bào giao tử chứa 2n NST. d.Tế bào sinh dưỡng mang 4n NST. Câu 22: Nguyên nhân gây ra thường biến là: a.Do ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường. b.Sự biến đổi trong kiểu gen của cơ thể. c.Tương tác qua lại giữa kiểu gen với môi trường. d.Cơ thể phản ứng quá mức với môi trường. Câu 23: Mầm mống những thể sống đầu tiên được hình thành trong giai đoạn nào sau đây? a.Tiến hoá hoá học. b.Tiến hoá lí học. c.Tiến hoá tiền sinh học. d.Tiến hoá sinh học. Câu 24: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã có: a. Hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên. b. Tạo thành các côaxecva. c. Xuất hiện các enzim. d. Tổng hợp những chất hữu cơ từ những chất vô cơ theo phương thức hoá học. Câu 25: Sự kiện nào sau đây không phải là sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học: a. Sự xuất hiện các enzim. b. Hình thành các chất hữu cơ phức tạp prôtêin và axít nuclêic. c. Sự hình thành lớp màng. d. Sự tạo thành các côaxecva. Câu 26: Bước quan trọng để dạng sống sản sinh ra những dạng giống chúng,di truyền đặc điểm của chúng cho thế hệ sau là: a.Sự hình thành các côaxecva. b.Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép. c.Sự hình thành enzim. d.Sự hình thành các nuclêôtit. Câu 27: Để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật người ta dựa vào: a. Các di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá. b. Sự phân bố đa dạng của các loài động thực vật ngày nay. c. Sự có mặt của loài người và ngành thực vật hạt kín. d. Các đặc điểm địa chất của lớp đất đá. Câu 28: AND tái tổ hợp được tạo ra do : a. Đột biến gen dạng thêm cặp Nuclêôtit. b. Đột biến cấu trúc dạng lặp đoạn. c. Kết hợp các đoạn AND của loài này vào AND của loài khác có thể rất xa nhau trong hệ thống phân loại. d. Trao đổi đoạn NST thuộc cặp cặp tương đồng ở kì đầu phân bào 1, phân bào giảm nhiễm. Câu 29: Thành tựu hiện nay do công nghệ AND tái tổ hợp đem lại là : a. Tạo nguồn nguyên liệu đa dạng phong phú cho quá trình chọn lọc. b. Hạn chế tác động các tác nhân đột biến. c. Tăng cường hiện tượng biến dị tổ hợp. d. Sản xuất với công suất lớn các sản phẩm sinh học quan trọng nhờ vi khuẩn. Câu 30: Mục đích của kĩ thuật di truyền là : a. Gây ra đột biến gen b. Gây ra đột biến nhiễm sắc thể c. Điều chỉnh, sửa chữa gen, tạo ra gen mới. d. Tạo biến dị tổ hợp . Câu 31: Đột biến gen xảy ra thời điểm nào sau đây: a.Khi tế bào đang còn non. b.Khi NST đang đóng xoắn. c. Khi AND phân ly cùng với NST ở kỳ sau của quá trình phân bào. d. Khi AND tái bản. Câu 32:Trong cơ chế tái bản AND nếu phân tử Acridin xen vào sợi mới được tổng hợp sẽ xảy ra đột biến thuộc dạng: Đảo vị trí giữa hai cặp nuclêotít Thêm 1 cặp nuclêôtít. Thay 1 cặp nuclêôtít. Mất 1 cặp nuclêôtít. Câu 33: Trong tế bào sinh dưỡng thể ba nhiễm của người có số lượng là : a. 44 b.45 c. 46 d. 47 Câu 34: Một thể khảm đa bội xuất hiện trên cây lưỡng bội do: a. Một hay một số tế bào sinh dưỡng bị đột biến đa bội. b. Hợp tử bị đột biến đa bội. c. Tế bào sinh dục bị đột biến khi thực hiện đột biến giảm phân. d. Sự thụ tinh giữa các giao tử bất thừơng. Câu 35: Hiện tượng không xuất hiện khi cho vật nuôi giao phối cận huyết là: Sức sinh sản giảm. Xuất hiện quái thai dị hình. Con cháu xuất hiện nhiều ưu thế so với bố mẹ. Tạo ra nhiều kiểu gen mới trong quần thể. Câu 36: Một số bệnh tật ở người do đột biến gen trội như: Hồng cầu lưỡi liềm,máu khó đông, mù màu. Mù màu bạch tạng, hồng cầu lưỡi liềm. Xương ngắn ,tay sáu ngón, ngón tay ngắn. Xương ngắn ,tay sáu ngón, bạch tạng. Câu 37:Yêu cầu của phương pháp nghiên cứu phả hệ là phải tiến hành qua ít nhất: Hai thế hệ. Năm thế hệ. Ba thế hệ. Sáu thế hệ. Câu 38:Việc so sánh các trẻ đồng sinh cùng trứng với trẻ đồng sinh khác trứng có cùng môi trường sống , có tác dụng: a. Xác định vai trò di truyền trong sự phát triển các tính trạng. b. Phát hiện các bệnh lý di truyền của các trẻ có biện pháp điều trị. c. Tạo cơ sở qua đó bồi dưỡng cho thể chất các trẻ bình thường. d. Giúp các trẻ phát triển tâm lý phù hợp nhau. Câu 39: Kết quả của giai đoạn tiến hóa tiền sinh học là: a. Tạo ra mầm mống đầu tiên của thể sống. b. Tạo ra cơ thể sinh vật đơn bào rồi đa bào. c. Tạo ra các cơ chế tự sao chép ở cơ thể sống. d. Tạo ra cơ thể đa bào. Câu 40:Đặc điểm quan trọng trong sự phát triển sinh vật trong đại cổ sinh là: Sự sống tập trung dưới nước. Sự phát triển cực thịnh của bò sát khổng lồ. Sự di cư của thực vật và động từ nước lên đất liền . Sinh vật phát triển tập trung trên đất liền. = = = hết = = = = ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ XUẤT HỌC KÌ I . MÔN SINH HỌC 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 a c b d a d c b d d a b b b b 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 a d c b b b a c d b b a c d c 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 d d d a c c c a a c
Tài liệu đính kèm: