Đề đề xuất kiểm tra Môn : Vật lý

Đề đề xuất kiểm tra Môn : Vật lý

Câu 1. Viết phương trình tọa độ của chuyển động thẳng đều trong trường hợp vật mốc không trùng với điểm xuất phát:

A. s = v.t B. x = x0 + v.t C. x = v.t D. s = s0 + v.t

Câu 2. Đơn vị đo của gia tốc là

A. m/s B. m.s C. m/s2 D. m2/s

Câu 3. Trong chuyển động nhan dần đều với vận tốc ban đầu bằng 0. Khi thời gian tăng lên 3 lần thì

 A. quãng đường tăng gấp 6 lần .

 B. quãng đường tăng gấp 9 lần .

 C. quãng đường tăng gấp 1,5 lần .

 D. quãng đường tăng gấp 3 lần .

Câu 4. Trong chuyển động tròn đều, khi vận tốc tăng gấp 2 lần thì gia tốc

 A. không thay đổi . B. tăng gấp 4 lần .

 C. giảm 4 lần . D. tăng 2 lần .

 

doc 7 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề đề xuất kiểm tra Môn : Vật lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK 	Giáo viên : Bùi Thị Thu Hoà
 Trường TH - BCDTNT Tây Nguyên 	Môn : Vật Lý
ĐỀ ĐỀ XUẤT
 Khoanh tròn chữ in hoa phía trước phương án mà em lựa chọn.
 Câu 1. Viết phương trình tọa độ của chuyển động thẳng đều trong trường hợp vật mốc không trùng với điểm xuất phát:
A. s = v.t B. x = x0 + v.t C. x = v.t D. s = s0 + v.t
Câu 2. Đơn vị đo của gia tốc là
A. m/s B. m.s C. m/s2 D. m2/s
Câu 3. Trong chuyển động nhan dần đều với vận tốc ban đầu bằng 0. Khi thời gian tăng lên 3 lần thì
	A. quãng đường tăng gấp 6 lần .
	B. quãng đường tăng gấp 9 lần .
	C. quãng đường tăng gấp 1,5 lần .
	D. quãng đường tăng gấp 3 lần .
Câu 4. Trong chuyển động tròn đều, khi vận tốc tăng gấp 2 lần thì gia tốc
	A. không thay đổi . B. tăng gấp 4 lần .
	C. giảm 4 lần . D. tăng 2 lần .
Câu 5. Trong chuyển động tròn đều
	A. vận tốc dài luôn thay đổi B. vận tốc góc luôn thay đổi
	C. gia tốc luôn không đổi D. độ lớn gia tốc thay đổi
Câu 6. Một vật chuyển động thẳng biến đổi có gia tốc a = -2m/s2, vận tốc ban đầu v0= 20m/s, sau khi chuyển động được 1s vật có vận tốc là
A. 5m/s B. 10m/s C. 16 m/s D. 12m/s
Câu 7. Một vật chuyển động nhanh dần đều thì
	A. gia tốc a > 0 B. gia tốc a < 0
	C. tích số gia tốc và vận tốc a.v >0 D.tích số gia tốc và vận tốc a.v <0
Câu 8. Một bánh xe quay đều 100 vòng trong 2 giây, chu kì quay của bánh xe là :
	A. 0,02s	B. 0.2s	C. 50s	D.5s
Câu 9. Chuyển động của vật nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do?
	A. Viên đá nhỏ thả rơi từ trên cao xuống đất.
	B. Các hạt mưa nhỏ rơi gấn đến mặt đất
	C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất
	D. Một viên chì đang rơi ở trong ống thủy tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
	B. Nếu thôi tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ dừng lại .
	C. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng .
	D. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi .
Câu 11.Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 16 m/s thì tăng tốc đến vận tốc 20 m/s sau khi vượt qua quảng 36 m . Gia tốc của ôtô có độ lớn là :
	A. 1 m/s	B. 2 m/s	C. 0,2 m/s	D. 0,1 m/s
Câu 12. Một xe buýt tăng tốc đột ngột thì hành khách
	A. dừng lại ngay . B. ngả người về phía sau .
	C. chúi người về phía trước. D ngả người sang bên cạnh .
Câu 13. Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 250 N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,020s thì bóng sẽ bay với tốc độ bằng
	A. 0,01 m/s B. 2,5 m/s C. 0,1 m/s D. 10 m/s
Câu 14. Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất . L ực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn
	A. bằng 500 N B. nhỏ hơn 500 N 
	C. lớn hơn 500 N D. phụ thuộc vào nơi người đó đứng trên mặt đất
Câu 15. Lực hấp dẫn do một hòn đá ở trên mặt đất tác dụng vào Trái đất có độ lớn
	A. lớn hơn trọng lượng của hòn đá.
	B. nhỏ hơn trọng lượng của hòn đá.
	C. bằng trọng lượng của hòn đá.
	D. bằng 0.
Câu 16. Khi một con ngựa kéo xe lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là
	A. lực mà ngựa tác dụng vào xe. 
	B. lực mà xe tác dụng vào ngựa.
	C. lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất . 
	D. lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa.
Câu 17. Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào?
	A. Không đẩy gì cả. 	 	 B. Đẩy xuống 
 	C. Đẩy lên 	 D. Đẩy sang bên
Câu 18. Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 6N , 8N và 10N. Hỏi góc giữa hai lực 6N và 8N là bao nhiêu?
	A. 300 B. 600 C. 450 D.900
Câu 19. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm và có độ cứng 40 N/m .Giữ cố định một đầu và đầu kia tác dụng lực 1N. Khi ấy chiều dài của nó là
	A. 2,5 cm B. 7,5 cm C. 12,5 cm D. 9,75 cm
Câu 20. Một vật lúc đầu đứng yên trên mặt sàn nằm ngang , nhám. Sau khi truyền một vận tốc ban đầu, vật chuyển động chậm dần vì
	A. lực ma sát 	 B. phản lực 
	C. Lực tác dụng 	 D. quán tính
Câu 21. Nếu nói “ Mặt Trời quay quanh Trái Đất ” thì trong câu nói này vật nào được chọn làm mốc là
	A. Mặt Trời B. Trái Đất 
	C. Mặt Trăng D. Cả Mặt Trời và Trái Đất
Câu 22. Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu áp lực ép vào hai mặt tiếp xúc tăng lên?
	A. Tăng lên 	B. Giảm đi 
	C. Không đổi 	D. Không biết được
Câu 23. Chọn câu sai
Trọng lực luôn không đổi
Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn
Độ lớn của trọng lực giảm khi độ cao tăng
Trọng lực gây ra gia tốc tơi tự do
Câu 24. Dưới tác dụng của lực 10 N ló xo dài thêm 5 cm, độ cứng của lò xo là:
	A. 200 N/m	B. 2000 N/m	C. 50 N/m	D. 0,5 N/m
Câu 25. Khi khoảng cách giữa hai vật tăng lên gấp 2 lần thì độ lớn của lực hấp dẫn giữa chúng
	A. tăng 2 lần	B. giảm 4 lần	C. tăng 4 lần	D. giảm 2 lần
Câu 26. Kéo một vật 50 kg bằng lực F = 200N làm vật di chuyển đều. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là? Lấy g = 10m/s2
A. 0,4 B.2,5 C. 0,2 D. 0,25
Câu 27. Phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Hệ số ma sát nghỉ cực đại bằng hệ số ma sát trượt
	B. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc
	C. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào bản chất mặt tiếp xúc
	D. Cả ba phát biểu trên đều đúng
Câu 28. Chọn câu sai: Độ lớn của lực ma sát
Không phụ thuộc vào trọng lượng của vật.
Phụ thuộc vào bản chất vật tiếp xúc.
Không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc.
Không phụ thuộc vào vận tốc vật trượt.
	Câu 29. Con ngựa kéo chiếc xe có khối lượng 1200 Kg chạy thẳng đều trên đường nằm ngang. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,02. Lực kéo của ngựa là 
	A. 2400 N B. 240 N C. 24 N D. 2,4 N
Câu 30. Điều kiện nào sau đây là đủ để hệ ba lực tác dụng lên vật rắn cân bằng?
	A. Ba lực đồng quy 
	B. Ba lực đồng phẳng và đồng quy
	C. Hợp của hai lực bất kỳ cân bằng với lực thứ ba
	D. Cả hai điều kiện B và C
Câu 31. Thanh AB chiu tác dụng của ngẫu lực có độ lớn F như hình vẽ. Thanh sẽ quay như thế nào?
	A. Quay theo chiều kim đồng hồ quanh điểm O
	B. Quay ngược chiều kim đồng hồ quanh điểm O
	C. Quay ngược chiều kim đồng hồ quanh trọng tâm G của thanh
	D. Quay cùng chiều kim đồng hồ quanh trọng tâm G của thanh
Câu 32. Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngưng tác dụng thì
	A. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại
	B. Vật lập tức dừng lại
	C. Vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều
	D. Vật chuyển động chậm dần sau một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều
Câu 33. Xe ô tô rẽ sang phải, người ngồi trên xe bị xô về phía nào?
	A. Phía trái 	 B. Phía phải 
 	C. Phía sau 	 D. Phía trước
Câu 34. Chiều của lực ma sát nghỉ
	A. Ngược chiều với vận tốc của vật
	B. Ngược chiều với gia tốc vật
	C. Ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc
	D. Vuông góc với mặt tiếp xúc
Câu 35. Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vật tốc, gia tốc và quảng đường đi trong chuyển động thẳng nhanh dần đều?
	A. v2 + v02 = 2 as B. v2 - v02 = 2 as
	C. v - v0 = 2 as D. v + v0 = 2 as
Câu 36. Một lực tác dụng vào một vật có khối lượng 5 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2m/s đến 8 m/s trong thời gian 3s. Lực tác dụng vào vật là
A. 10 N B. 100 N C. 1 N D. 0,1 N
Câu 37. Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc ban đầu 5m/s. Quảng đường vật đi được sau 10 s là 
A. 5m B. 500m C. 50 m D. 0,5m
Câu 38. Chọn câu đúng
Trong chuyển động nhanh dần đều gia tốc của vật
	A. Tăng dần 	 B. Giảm dần 
	C. Không đổi 	 D. Chưa xác định được
Câu 39. Khối lượng của một vật ảnh hưởng đến
	A. Lực tác dụng vào nó B. Vận tốc của nó
	C. Đoạn đường nó đi được D. Mức quán tính của nó
Câu 40. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9m xuống đất. Lấy g = 9,8m/s. Vận tốc của vật khi chạm đất là 
	A. v = 9,8m/s	B. v ≈ 9,9 m/s	C. v = 1 m/s	D. v ≈ 96 m/s
®¸p ¸n
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
B
C
B
A
A
D
C
a
C
D
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
b
B
C
A
C
D
C
D
B
A
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
B
C
a
A
b
A
C
A
B
D
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
C
C
A
C
B
A
C
C
D
A

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Ly10ch_hk1_BCTN.doc