Chuyên đề Phòng chống HIV/AIDS

Chuyên đề Phòng chống HIV/AIDS

I/HIV/AIDS LÀ GÌ?

1.HIV là gì?

- HIV là vi rút gây ra suy giảm miễn dịch ở người. Sau khi xâm nhập cơ thể, HIV tồn tại trong các dịch như máu, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ. HIV tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể (hệ thống tự nhiên bảo vệ cơ thể). Đây là hệ thống giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

2.AIDS là gì?

- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Đây là tình trạng sức khỏe khi cơ thể của người nhiễm HIV mất khả năng chống lại bệnh tật, do đó họ bị rất nhiều bệnh tấn công, dẫn tới tử vong.

3. HIV/AIDS không phải là một?

- HIV là vi rút tấn công người bệnh bằng cách làm suy yếu khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. AIDS là tình trạng sức khỏe do HIV gây ra khi hệ thống chống đỡ bệnh tật của cơ thể bị suy yếu sau một thời gian nhiễm vi rút này. Ở giai đoạn này, họ bị rất nhiều bệnh tấn công, dẫn tới tử vong.

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1327Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Phòng chống HIV/AIDS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
I/HIV/AIDS LÀ GÌ?
1.HIV là gì?
- HIV là vi rút gây ra suy giảm miễn dịch ở người. Sau khi xâm nhập cơ thể, HIV tồn tại trong các dịch như máu, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ... HIV tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể (hệ thống tự nhiên bảo vệ cơ thể). Đây là hệ thống giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
2.AIDS là gì?
- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Đây là tình trạng sức khỏe khi cơ thể của người nhiễm HIV mất khả năng chống lại bệnh tật, do đó họ bị rất nhiều bệnh tấn công, dẫn tới tử vong. 
3. HIV/AIDS không phải là một?
- HIV là vi rút tấn công người bệnh bằng cách làm suy yếu khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. AIDS là tình trạng sức khỏe do HIV gây ra khi hệ thống chống đỡ bệnh tật của cơ thể bị suy yếu sau một thời gian nhiễm vi rút này. Ở giai đoạn này, họ bị rất nhiều bệnh tấn công, dẫn tới tử vong.
4. Phương thức lây truyền HIV/AIDS 
HIV chỉ có thể lây truyền từ người nhiễm sang người không bị nhiễm khi thỏa mãn 2 điều kiện:
Một là, máu và chất dịch cơ thể có chứa HIV của người nhiễm phải tiếp xúc trực tiếp và bám vào da, niêm mạc của người không bị nhiễm.
Hai là, tại chỗ tiếp xúc, bám dính phải có tổn thương thì HIV mới có thể xâm nhập vào cơ thể của người đó.
5. Thời gian HIV chuyển sang giai đoạn AIDS
- Thời gian kể từ khi nhiễm HIV đến giai đọan AIDS khoảng từ 2 đến trên 10 năm. Thời gian này khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, điều trị bằng thuốc kháng vi rút có đúng lúc, phù hợp hay không và những hành vi an toàn cho sức khỏe của họ.
- Hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi AIDS mà chỉ có thuốc làm chậm quá trình nhiễm HIV chuyển sang AIDS. 
II. CÁC CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN HIV
1. HIV lây truyền từ người này sang người khác:
a. Quan hệ tình dục không an toàn
- HIV có ở trong tinh dịch, dịch tiết âm đạo và máu do tổn thương ở cơ quan sinh dục. Các quan hệ tình dục không có bảo vệ (chủ yếu là không sử dụng bao cao su hoặc sử dụng bao cao su không đúng cách) sẽ làm lây nhiễm không chỉ HIV mà còn cả các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu, hạ cam, sùi mào gà... gây nên các tổn thương trên bộ phận sinh dục, mở đường cho HIV xâm nhập vào máu. 
- Do quan hệ tình dục với nhiều người khác nhau và không biết rõ tình trạng sức khoẻ của họ.
- Đường tình dục là một trong 3 đường chính lây truyền HIV và được coi là phương thức lây truyền HIV phổ biến nhất trên thế giới. Khoảng 70-80% tổng số người nhiễm HIV trên thế giới là bị lây nhiễm qua đường này
b. Đường máu
+ Dùng chung bơm kim tiêm, nhất là với người tiêm chích ma túy;
+ Dùng chung các loại kim xăm trổ, kim châm cứu, các dụng cụ xăm lông mi, xăm mày;
+ Dùng chung các dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ khám chữa bệnh có xuyên cắt qua da hay các dụng cụ truyền máu, lấy máu chưa được tiệt trùng đúng cách.
- Lây truyền qua các vật dụng dính máu của người khác trong các trường hợp như dùng chung bàn chải đánh răng, lưỡi dao cạo râu;
- Lây truyền qua các tiếp xúc trực tiếp với máu khác, như bị dính máu của người nhiễm HIV vào nơi có các vết thương hở hoặc da, niêm mạc bị xây sát;
- Do truyền máu hay các sản phẩm của máu, cấy ghép các mô, các tạng bị nhiễm HIV hoặc qua các dụng cụ truyền máu, lấy máu không được tiệt trùng đúng cách.
c. Mẹ truyền sang con (từ mẹ nhiễm HIV(+) sang con có thể xảy ra trong 3 thời kì:
- Khi mang thai: HIV từ máu của mẹ nhiễm HIV qua rau thai để vào cơ thể thai nhi.
- Khi sinh: HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập vào trẻ khi sinh (qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da sây sát của trẻ trong quá trình sinh). Trong khi sinh, HIV cũng có thể từ trong máu của mẹ thông qua các vết loét ở cơ quan sinh dục mẹ và xâm nhập vào cơ thể (niêm mạc) của trẻ sơ sinh.
- Khi cho con bú: HIV có thể lây qua sữa hoặc qua các vết nứt ở núm vú người mẹ, nhất là khi trẻ đang có tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc khi trẻ mọc răng cắn núm vú chảy máu.
- HIV tập trung trong các dịch cơ thể sau đây: 
■ Máu 
■ Tinh dịch 
■ Dịch âm đạo 
■ Sữa mẹ 
■ Các dịch cơ thể có lẫn máu . 
- HIV cũng có trong nước bọt, nước mắt, nước tiểu của một số người nhiễm HIV, nhưng số lượng rất nhỏ. Với một lượng dịch cơ thể có rất ít HIV, vi rút này có thể không lây truyền. HIV không tồn tại được trong mồ hôi của người nhiễm HIV. Tiếp xúc với nước bọt, nước mắt, hay mồ hôi không có nguy cơ lây nhiễm HIV.
III.CÁC TRIỆU CHỨNG HIV/AIDS
1.Các triệu chứng của HIV
- Khi HIV xâm nhập cơ thể, một số người không có triệu chứng rõ rệt, trong khi một số người có triệu chứng giống như cúm. Các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, ra mồ hôi đêm và phát ban thường biến mất sau vài ngày. Những triệu chứng xuất hiện trong những giai đoạn đầu nhiễm HIV thường dễ bị lẫn với triệu chứng của những bệnh khác. Những người nhiễm HIVcó thể cảm thấy khỏe mạnh trong một thời gian dài, thậm chí rất nhiều năm. Cách duy nhất để biết họ có nhiễm HIV hay không là xét nghiệm HIV.
2.Các triệu chứng của AIDS
- AIDS không có triệu chứng riêng. Các triệu chứng của AIDS là các triệu chứng của những bệnh cơ thể mắc phải khi bị suy yếu. Những dấu hiệu chung bao gồm tiêu chảy hơn một tuần trở lên, sụt cân, sốt kéo dài và các nhiễm trùng da.
IV. CÁC GIAI ĐOẠN HIV PHÁT TRIỂN AIDS
1.Giai đoạn đầu
- Khi nhiễm HIV, người bệnh vẫn khỏe mạnh và có thể không có triệu chứng gì.Giai đoạn này kéo dài từ 2 đến trên 10 năm. 
2.Giai đoạn hai
- Giai đoạn sớm của AIDS, khi hệ thống bảo vệ cơ thể bị tổn thương nhiều hơn. Lúc này, các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập cơ thể dễ dàng và gây ra nhiều bệnh khác nhau. 
3. Giai đoạn cuối
- Giai đoạn khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nặng nề, người bệnh bị rất nhiều bệnh, dẫn tới tử vong.
- Nếu được điều trị đúng cách, một người nhiễm HIVcó thể sống được thêm nhiều năm. Kể từ năm 1993, tuổi thọ trung bình của người nhiễm HIV tăng gấp hơn 3 lần từ 7 đến 24 năm do được điều trị và chăm sóc tốt hơn. 
IV.CÁCH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
Cách tốt nhất để phòng lây nhiễm HIV là : 
1. Quan hệ tình dục an toàn:
- Không quan hệ tình dục cho đến khi bạn đủ hiểu biết về tình dục an toàn. 
- Sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục. Bao cao su không chỉ có tác dụng ngăn ngừa HIV mà cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác ( giang mai, lậu, hạ cam, sùi mào gà... Các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây nên các tổn thương trên bộ phận sinh dục, mở đường cho HIV xâm nhập vào máu ).
- Nếu bạn bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn cần đến bệnh viện, hoặc các cơ sở y tế để được khám và điều trị. 
- Không sử dụng ma túy và không lạm dụng rượu, bia để tránh dẫn đến quan hệ tình dục không an toàn.
2. Tiêm chích an toàn:
- Những người tiêm chích ma túy cần thường xuyên được tư vấn để :
+ Ngừng tiêm chích và sử dụng ma túy.
+ Được điều trị cai nghiện và ngăn ngừa tái nghiện.
- Đối với người tiêm chích và sử dụng ma tuý:
- Hãy dùng bơm kim tiêm mới khi tiêm. Bỏ bơm kim tiêm sau mỗi lần sử dụng. Không vứt bơm kim tiêm bừa bãi. 
- Sử dụng bơm kim tiêm của riêng bạn. Không dùng chung bơm kim tiêm với người khác. 
- Hãy đến các điểm trao đổi bơm kim tiêm để được nhận bơm kim tiêm mới miễn phí nếu tại địa phương bạn có các dịch vụ này. 
* Đối với các dụng cụ khác: 
- Sử dụng đồ pha, nấu thuốc riêng. 
- Đồ đựng và thìa phải được làm sạch trước và sau mỗi lần sử dụng. 
- Nên dùng bông sạch cho mỗi lần tiêm. Không dùng lại nước pha và đồ lọc của người khác. 
3. Ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con
- Không phải tất cả phụ nữ có thai nhiễm HIV đều truyền HIV sang con. Trung bình có 3 trẻ bị nhiễm HIV trong số 10 trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV nếu họ không được điều trị trước khi sinh. 
- Nếu bạn có thai và nhiễm HIV, bạn cần được tư vấn và điều trị đặc biệt trước khi sinh để giảm nguy cơ truyền vi rút sang con..
Lưu ý: HIV không lây truyền qua:
- Tiếp xúc thông thường với người nhiễm HIV như ôm, hôn, bắt tay,hay dùng chung thức ăn, khăn mặt, các dụng cụ ăn uống, bể bơi, nhà vệ sinh, điện thoại
- Ôm ấp, hay chạm vào người nhiễm HIV.
- Tiếp xúc với máu, hay dịch cơ thể của người nhiễm HIV, nhưng trên da không có vết thương.
- Cùng làm việc, hay cùng chơi với người nhiễm HIV.
- Côn trùng cắn/chích/đốt, hay súc vật cắn.
V. PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ, KÌ THỊ VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
1. HIV/AIDS và sự phân biệt đối xử, kì thị
- Người sống chung với HIV/AIDS bị cách ly khỏi cộng đồng và bị cô lập. Họ bị đối xử như những người xấu. Trong nhiều trường hợp những người thân của họ cũng bị cộng đồng xa lánh. 
- Quyền được học tập, làm việc và chăm sóc như những người bình thường khác của họ bị vi phạm. 
- Quyền được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ bị vi phạm. 
2. Không nên phân biệt đối xử, kì thị với người nhiễm HIV/AIDS
- Luôn nhớ rằng HIV/AIDS là một bệnh, KHÔNG PHẢI là tệ nạn xã hội.
- Hãy giao tiếp và hỗ trợ những người sống chung với HIV/AIDS. Đối xử với họ như với tất cả mọi người. Họ cần có cơ hội học tập, làm việc và tham gia các hoạt động trong cộng đồng như tất cả mọi người. Không kỳ thị và phân biệt đối xử với họ!
3. Hậu quả của phân biệt đối xử, kì thị vơi người nhiễm HIV/AIDS
- Những người có hành vi nguy cơ cao ngại đi xét nghiệm HIV do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Nếu họ bị nhiễm HIV mà không biết tình trạng của mình, họ có thể làm lây truyền sang nhiều người khác. Điều này làm gia tăng những ca nhiễm HIV mới. 
- Những người sống chung với HIV/AIDS bị tổn thương, suy sụp và càng thêm bi quan. 
- Nhiều người bị tước cơ hội học tập, làm việc, trong khi ở giai đoạn HIV, họ vẫn khỏe mạnh và vẫn có khả năng cống hiến cho gia đình và cộng đồng trong nhiều năm nữa.
MỘT SỐ CÂU HỎI:
Câu 1: Những dịch cơ thể nào chứa HIV?
- Máu 
- Tinh dịch 
- Dịch âm đạo 
- Sữa mẹ 
- Các dịch cơ thể có lẫn máu 
Câu 2: Có mấy con đường lây truyền HIV? Đó là những con đường nào?
- Đường máu
- Quan hệ tình dục
- Mẹ truyền sang con
Câu 3: Người nhiễm HIV bị muỗi đốt, sau đó nó đốt sang người khác. Hỏi người đó có nhiễm HIV không? Giải thích?
Khi côn trùng đốt người, nó không truyền máu của người, hay con vật bị đốt trước đó vào người bị đốt tiếp theo, mà thực ra nó truyền nước bọt. Tuy nhiên, HIV chỉ tồn tại được một lúc trong côn trùng và không tái sinh sản hay tồn tại được trong côn trùng. Vì vậy, thậm chí nếu vi rút xâm nhập một con muỗi, hay côn trùng khác, con vật này cũng không bị nhiễm HIV và không thể truyền HIV sang người khi đốt. 
Câu 4: Nếu phá thai thường sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng gì?
- Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và vô sinh trong tương lai
- Chảy máu, sót thai, ứ máu trong tử cung, sốc, thủng tử cung, tổn thương và rách cổ tử cung.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DE PHONG CHONG HIVAIDS.doc