Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp

Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp

Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá các vấn đề khoa học.

pdf 14 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 250Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN BÀI HỌC: Bài 26. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Thời lượng: 1 tiết
I. MỤC TIÊU DẠYHỌC
Phẩm chất, năng
lực
YCCĐ (STT
của
YCCĐ)
NĂNG LỰC ĐỊALÍ
Nhận thức khoa học
địa lí
Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu công
nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế,
theo lãnh thổ.
1
Tìm hiểu địa lí
Giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu công
nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế,
theo lãnh thổ.
2
NĂNG LỰC CHUNG
Tự chủ tự học Chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập 3
Giao tiếp hợp tác
Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại
phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình
bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập
luận, đánh giá các vấn đề khoa học.
4
PHẨM CHẤT CHỦYẾU
Chăm chỉ
Tích cực tìm câu trả lời và hứng thú với việc
học.
5
II. THIẾT BỊ DẠYHỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Kế hoạch bài dạy.
- Bảng phụ học tập.
2. Đối với học sinh
2- Dụng cụ học tập: thước, bút, bút lông .
III. TIẾN TRÌNH DẠYHỌC
A.TIẾN TRÌNH DẠYHỌC
Hoạt động
dạy học
(thời gian)
Mục
tiêu
Nội dung dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương án
đánh giá
Hoạt động 1.
Khởi động
(4 phút)
3
4
5
- Dẫn vào bài mới.
- Giới thiệu mục tiêu
bài học.
- Phương
pháp vấn
đáp
Dựa trên số
câu trả lời
đúng của học
sinh
Hoạt động 2.
Tìm hiểu kiến
thức mới
(Thời gian: 30
phút)
1
2
3
4
5
- Cơ cấu công nghiệp
theo ngành.
- Cơ cấu CN theo lãnh
thổ.
- Cơ cấu CN theo thành
phần KT.
-
-Phương
pháp vấn đáp
- Phương
pháp thảo
luận nhóm
- Kỹ thuật
lược đồ tư
duy
Dựa trên số
câu trả lời
đúng của học
sinh.
Dựa trên kết
quả tham gia
thảo luận của
học sinh
Dự trên sơ đồ
tư duy của
học sinh
Hoạt động 3
Luyện tập
(Thời gian: 10
phút)
1
2
3
4
5
6
Trả lời câu hỏi trắc
nghiệm trong đề cương.
-Phương
pháp vấn đáp
Dựa trên số
câu trả lời
đúng của học
sinh
3Hoạt động 4
Mở rộng
(Thời gian: 1
phút)
5
6
Xem video clip và viết
báo cáo ngắn về những
thông tin khai thác
được từ video clip đó.
Dạy học trải
nghiệm.
Bản báo cáo
ngắn.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 KHỞI ĐỘNG (5 phút)
1. Mục tiêu: 3, 4, 5
2. Tổ chức hoạt động
- Giáo viên cho học sinh xem clip.
- Giáo viên đặt vấn đề gợi mở để học sinh tranh luận “ Với ví dụ từ cây lúa đến
hạt cơm các bạn anh mỗi ngày các bạn hãy chứng minh vai trò vô cùng quang
trọng của ngành công nghiệp ? ”
- Học sinh trả lời.
→ Trả lời : Công nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng gắn liền mật thiết với
cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vd ngành CN sẽ xay xát chế biến cây lúa
thành gạo, ngành CN còn sản xuất ra nồi cơm điện để nấu cơm.
- Giáo viên dẫn đắt vào bài.
3. Sản phẩm học tập
Các câu trả lời của học sinh.
4. Phương án đánh giá
- Dựa trên số câu trả lời đúng của học sinh.
4Hoạt động 2. Tìm hiểu kiến thức mới (34 phút)
1. Mục tiêu: 1, 2, 3, 4, 5
2. Tổ chức hoạt động
- Bước 1 Giáo viên chia nhóm và cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy về nội dung bài
học. Các nhóm sẽ thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A3.
- Bước 2 Học sinh thảo luận, vẽ sơ đồ và trình bày.
- Bước 3 Giáo viên nhận xét, vấn đáp đặt câu hỏi mở rộng.
Các câu hỏi mở rộng :
+ Quan sát biểu đồ (hình 26.1 trang 113 SGK), hãy nhận xét về sự chuyển dịch
cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta ?
→ Trả lời : Từ năm 1996 đến năm 2005, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo
giá thực tế phân theo ba nhóm ngành của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng:
– Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, từ 79,9% (năm 1996) lên 83,2% (năm
2005), tăng 3,3%.
– Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, từ 13,9% (năm 1996) xuống còn 11,2%
(năm 2005), giảm 2,7%.
– Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước, từ 6,2%
(năm 1996) xuống còn 5,6% (năm 2005), giảm 0,6%.
+ Dựa vào hình 26.2 (trang 115 SGK) hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình
bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta ?
→ Trả lời :
+ Ở Bắc Bộ: ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp
cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác
nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch :
5– Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả : cơ khí, khai thác than, vật liệu xây
dựng.
– Hà Nội – Đáp Cầu – Bắc Giang : vật liệu xây dựng, phân hóa học.
– Hà Nội – Đông Anh – Thái Nguyên : cơ khí, luyện kim.
– Hà Nội – Việt Trì – Lâm Thao : hoá chất, giấy.
– Hà Nội – Sơn La – Hoà Bình : thuỷ điện.
– Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá : dệt may, điện, vật liệu xây
dựng.
+ Ở Nam Bộ (tiêu biểu là ĐNB, ĐBSCL): hình thành một dải phân bố công
nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như Tp. Hồ
Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
+ Duyên hải miền Trung : mức độ tập trung và các trung tâm thuộc loại trung
bình : Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang
+ Ở các khu vực còn lại, nhất là vùng núi (Tây Nguyên, Tây Bắc), hoạt động
công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán. Ở vùng sâu, vùng xa hoạt
động công nghiệp hầu như vắng mặt.
+ Chứng minh rằng cơ cấu ngành của Công nghiệp nước ta tương đối đa
dạng ?
→ Trả lời :
a. Nhóm ngành công nghiệp khai thác (4 ngành) :
1.Khai thác than;
2.Khai thác dầu thô và khí tự nhiên;
3.Khai thác quặng kim loại;
4.Khai thác đá và các mỏ khác.
b. Nhóm ngành công nghiệp chế biến (23 ngành) :
01.SX thực phẩm và đồ uống;
02.SX thuốc lá, thuốc lào;
603.SX sản phẩm dệt;
04.SX trang phục;
05.SX sản phẩm bằng da, giả da;
06.SX sản phẩm gỗ và lâm sản;
07.SX giấy và các sản phẩm bằng giấy;
08.Xuất bản, in và sao bản ghi;
09.SX than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế;
10.SX hóa chất và các sản phẩm hóa chất;
11.SX các sản phẩm cao su và plastic;
12.SX các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác;
13.SX kim loại;
14.SX sản phẩm bằng kim loại (trừ máy móc thiết bị);
15.SX máy móc thiết bị;
16.SX thiết bị văn phòng, máy tính;
17.SX thiết bị điện;
18.SX radio, tivi, và thiết bị truyền thông;
19.SX dụng cụ y tế, chính xác dụng cụ quang học và đồng hồ;
20.SX, sữa chữa xe có động cơ;
21.SX, sữa chữa phương tiện vận tải khác;
22.SX giường, tủ, bàn, ghế;
23.SX sản phẩm tái chế.
c. Nhóm ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước (2 ngành) :
1.SX và phân phối điện, ga;
2.SX và phân phối nước.
+ Tại sao nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành?
→ Trả lời :
– Đường lối phát triển CN, đặc biệt là đường lối CNH, HĐH trong giai đoạn hiện
7nay.
– Chịu sự tác động mạnh của các nhân tố thị trường. Thị trường góp phần điều
tiết SX, những thay đổi trên thị trường sẽ ảnh hưởng nhiều đến SX, từ đó làm
thay đổi cơ cấu, đặc iệt là cơ cấu sản phẩm.
– Chịu sự tác động của các nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên và nguồn
lực KT-XH.
– Sự chuyển dịch cơ cấu ngành CN còn phát huy được các thế mạnh, mang lại
hiệu quả KT cao, góp phần sử dụng bền vững tài nguyên.
– Sự chuyển dịch đó còn theo xu hướng chung của toàn thế giới, đặc biệt là trong
giai đoạn đầu của công cuộc Đổi mới như ở nước ta.
+ Chứng minh rằng cơ cấu vốn công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt
lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hóa đó?
→ Trả lời :
+ Ở Bắc Bộ: ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp
cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác
nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch :
– Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả : cơ khí, khai thác than, vật liệu xây
dựng.
– Hà Nội – Đáp Cầu – Bắc Giang : vật liệu xây dựng, phân hóa học.
– Hà Nội – Đông Anh – Thái Nguyên : cơ khí, luyện kim.
– Hà Nội – Việt Trì – Lâm Thao : hoá chất, giấy.
– Hà Nội – Sơn La – Hoà Bình : thuỷ điện.
– Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá : dệt may, điện, vật liệu xây
dựng.
+ Ở Nam Bộ (tiêu biểu là ĐNB, ĐBSCL): hình thành một dải phân bố công
nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như Tp. Hồ
Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
8+ Duyên hải miền Trung : mức độ tập trung và các trung tâm thuộc loại trung
bình : Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang
+ Ở các khu vực còn lại, nhất là vùng núi (Tây Nguyên, Tây Bắc), hoạt động
công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán. Ở vùng sâu, vùng xa hoạt
động công nghiệp hầu như vắng mặt.
Nguyên nhân của sự phân hóa:
Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân
tố
+Về Kinh tế- xã hội : Đây là nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên sự chênh lệch
giữa các vùng. Bao gồm các nhân tố :
– Dân cư và nguồn lao động (nhất là lao động có kỹ thuật).
– Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật.
– Thị trường (đầu tư, cung cấp nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm).
– Đường lối, chính sách phát triển công nghiệp.
– Có lịch sử khai thác lâu đời.
+Về Tự nhiên: Đây là nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên sự chênh lệch trong
nội bộ vùng. Bao gồm :
– Vị trí địa lí : gần đầu mối giao thông vận tải, gần nơi tiêu thụ, thu hút nguồn
nguyên liệu của các vùng khác.
– Tài nguyên thiên nhiên giàu có : đất, khí hậu, nước, tài nguyên biển, nhất là
khoáng sản
=> Những khu vực hoạt động CN ở mức độ thấp, chưa tập trung là những khu
vực có các điều kiện không đồng bộ trên.
+ Hãy nêu nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước
ta?
→ Trả lời :
– Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế bao gồm: khu vực Nhà nước, khu
9vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Khu vực kinh tế Nhà nước : giảm (49,6% – 25,1% (từ năm 1996 – 2005).
-Trung ương.
-Địa phương.
+ Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước : tăng (23,9% – 31,2%).
-Tập thể.
-Tư nhân.
-Cá thể.
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài : tăng (26,5% – 43,7%).
– Sự chuyển dịch như vậy là tích cực, phù hợp với đường lối mở cửa, khuyến
khích triển nhiều thành phần KT. Chúng ta đã gia nhạp WTO và đã đi vào cổ
phần hóa thì sự chuyển dịch còn diên ra mạnh mẽ hơn nữa.
+ Ly do Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công
nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất cả nước?
→ Trả lời :
+ Vị trí địa lí thuận lợi :
– Giáp biển và gắn với các vùng khác trong cả nước (TDMNBB, BTB).
– Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú :
– Có nguồn nguyên liệu cho CN dồi dào từ NN và thủy sản.
– Nguồn TN khoáng sản phong phú (nhất là than), tập trung chủ yếu ở vùng phụ
cận.
+ Kinh tế – xã hội
+ Dân cư đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào và có trình
độ chuyên môn kỹ thuật cao.
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật tốt. Có thủ đô Hà Nội là trung tâm
10
kinh tế lớn của cả nước.
+ Có lịch sử khai thác lãnh thổ từ rất lâu đời.
+ Có vốn đầu tư trong và ngoài nước
- Bước 4 Học sinh trả lời các câu hỏi.
- Bước 3 Giáo viên chốt kiến thức
3. Sản phẩm học tập
- Các câu trả lời của học sinh.
- Bài báo cáo và phần trình bày của học sinh.
4. Phương án đánh giá
- Dựa trên số câu trả lời đúng của học sinh.
- Nội dung và hình thức của sơ đồ tư duy, phần trình bày của học sinh.
Hoạt động 3. Luyện tập (5 phút)
1. Mục tiêu: 1,2,3,4,5,6
2. Tổ chức hoạt động
Bước 1: GV hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
3. Sản phẩm học tập
Câu trả lời của HS.
4. Phương án đánh giá
Tính chính xác của câu trả lời.
Hoạt động 4. Mở rộng (5 phút)
1. Mục tiêu: 5, 6
2. Tổ chức hoạt động
Bước 1: GV cho HS xem video về ngành công nghiệp Việt Nam và viết báo cáo
11
ngắn về video đó.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bước 3: GV kiểm tra việc thực hiện của học sinh. Điều chỉnh kịp thời những
vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện. HS nộp bản báo cáo.
Bước 4: GV chấm bài, chọn 5 bài viết hay nhất cho HS đọc trước lớp.
3. Sản phẩm học tập
Bản báo cáo ngắn.
4. Phương án đánh giá
- Tính logic, phong phú của bản báo cáo ngắn.
- Nội dung bản báo cáo cần có :
+ Tên sản phẩm
+ Điều kiện sản xuất
+ Hiện trạng sản xuất
- Hình thức bài báo cáo cần thoả các tiêu chí : bố cục hợp lí, đẹp, trực quan sinh
động, sử dụng hình ảnh minh hoạ.
IV. HỒ SƠ DẠYHỌC
A. NỘI DUNG DẠYHỌC CỐT LÕI
1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành:
* Khái niệm:
a. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng: có 3 nhóm chính
với 29 ngành.
- Công nghiệp khai thác
- Công nghiệp chế biến.
- Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, dược liệu, khí đốt, nước.
b. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích
nghi với tình hình mới:
- Tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.
12
- Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và CN sản xuất, phân phối
điện, khí đốt, nước.
c. Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta:
- Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp với điều kiện VN, thích ứng với nền kinh
tế thế giới.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm.
- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ.
2. Cơ cấu CN theo lãnh thổ:
* Hoạt động CN tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
+ Ở Bắc Bộ, ĐBSH và phụ cận.
+ ĐNB.
+ Duyên hải miền Trung
+ Vùng núi, vùng sâu, vùng xa: CN chậm phát triển: phân bố phân tán, rời rạc.
* Sự phân hóa lãnh thổ CN chịu tác động của nhiều nhân tố:
+ Vị trí địa lí.
+ Tài nguyên và môi trường.
+ Dân cư và nguồn lao động.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật.
+ Vốn.
+ Những vùng có giá trị CN lớn: ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL.
3. Cơ cấu CN theo thành phần KT:
- Cơ cấu CN theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc.
- Các thành phần KT tham gia vào hoạt động CN ngày càng được mở rộng.
- Xu hướng chung:
+ Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước.
+ Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài.
13
B. CÁC HỒ SƠ KHÁC
Hoạt động khởi động
Link video https://www.youtube.com/watch?v=kSW9vOLW8_E
Hoạt động 2
Hình 1. Sơ đồ tư duy mẫu
Hoạt động mở rộng
Link video https://www.youtube.com/watch?v=qrA-r2NMWgM
NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Sinh viên thực tập
Phạm Hưng Thịnh
Ngày tháng năm 2021
Xét duyệt của giáo viên hướng dẫn
Nguyên Thị Thuý
14

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_12_bai_26_co_cau_nganh_cong_nghiep.pdf