Ông già và biển cả
(Hê minh uê)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
1. Tác giả
- Ơ-nít Hê minh uê (1899-1961), sinh tại bang I-li-noi trong một gia đình trí thức. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đi làm phóng viên.19 tuổi, ông tham gia đội lái xe cứu thương của Hội Chữ thập đỏ trong chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường I ta li a, sau đó ông bị thương và trở về Hoa Kì. Ông that vọng về xã hội đương thời, tự nhận mình thuộc thế hệ mất mát, không hoà nhập với cuộc sống đương thời và đi tìm bình yên trong men rượu và tình yêu. Hê minh uê sang Pháp, vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác. Năm 1926, ông cho ra đời tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc và trở nên thực sự nổi tiếng trên văn đàn.
TỔ VĂN – TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUANG DIÊU Ông già và biển cả (Hê minh uê) A. KIẾN THỨC CƠ BẢN. 1. Tác giả - Ơ-nít Hê minh uê (1899-1961), sinh tại bang I-li-noi trong một gia đình trí thức. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đi làm phóng viên.19 tuổi, ông tham gia đội lái xe cứu thương của Hội Chữ thập đỏ trong chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường I ta li a, sau đó ông bị thương và trở về Hoa Kì. Ông that vọng về xã hội đương thời, tự nhận mình thuộc thế hệ mất mát, không hoà nhập với cuộc sống đương thời và đi tìm bình yên trong men rượu và tình yêu. Hê minh uê sang Pháp, vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác. Năm 1926, ông cho ra đời tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc và trở nên thực sự nổi tiếng trên văn đàn. - Trong sự nghiệp sáng tác, ông để lại một số lượng tác phẩm khá đồ sộ với nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, một số bài thơ và rất nhiều hồi kí. Các tiểu thuyết : Giã từ vũ khí, chuông nguyện hồn ai, ông già và biển cả - Hê minh uê là một trong những nhà văn vĩ đại nhất nước Mĩ thế kỉ XX. Ông là một trong những người khai sinh lối viết kiệm lời, kiệm cảm xúc Ông đề ra nguyên lí sáng tác : coi tác phẩm nghệ thuật như một tảng băng trôi, người đọc tự khám phá phần chìm để thấy được ý nghĩa và giá trị của tác phẩm. Hê minh uê dù viết về đề tài gì, Châu Phi hay Châu Mỹ ông đều nhằm mục đích “viết một áng văn xuôi đơn giản mà trung thực về con người” - Ông được nhận giải thưởng Nô ben về văn học 1954 và giải Pu lít dơ –giải thưởng văn chương cao quý nhất của Hoa Kì năm 1953 2. Nguyên lí tảng băng trôi Dựa vào hiện tượng thực tế ,tảng băng trên mặt nước chỉ có ba phần nổi ,bảy phần chìm .Theo nguyên lí đó : -Nhà văn nhấn mạnh vào yếu tố hàm súc ,ngụ ý trong mạch ngầm văn bản , tạo ra được ý tại ngôn ngoại và khẳng định hiệu quả của cách viết ấy .Tác giả chỉ nêu những cái cốt lõi lược bỏ những chi tiết không can thiết .Người đọc khi tiếp xúc vẫn có thể hiểu được những gì tác giả đã lược đi. Nhiệm vụ người đọc là đồng sáng tạo mới có thể hiểu được bảy phần chìm. Dùng hiểu biết để lấp nay những khoảng trống tác giả tạo ra. 3. Tóm tắt Ong lão Xanchiagô làm nghề đánh cá trên vùng biển nóng nhưng đã từ lâu mà chưa được con cá nào. Đêm ngũ lão mơ về thời trai trẻ với tiếng sóng gào, hương vị biển ,những con tàu và những đàn sư tử . Trong một lần lão đi đánh cá một mình, một con cá kiếm khổng lồ hùng dũng mà ông lão thường mơ ước đã cắn câu, kéo thuyền ông lão đi xa bờ mãi, ương ngạnh chống chọi lại với ông lão. Sau ba ngày đêm vật lộn cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm , với quyết tâm cao độ, với sự chịu đựng bền bỉ, với kinh nghiệm và chút tàn lực của bản thân, ông lão đã chiến thắng con cá kiếm một cách oanh liệt .Nhưng lúc ông lão vào bờ thì từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt con cá kiếm. Biết rằng cuộc chiến đấu lần này là vô vọng, nhưng ông lão vẫn quyết tâm bảo vệ thành quả lao động của mình. Ông lão đơn độc chiến đấu với lũ cá mập đến kiệt sức rã rời tuy nhiên ông vẫn nghĩ “ không ai đơn độc nơi biển cả”. Khi ông đuổi được con cá mập cuối cùng và mệt mõi vào đến bờ thì con cá kiếm chỉ còn lại bộ xương. Ong về lều ngũ một giấc ngon lành và lại mơ tiếp về những đàn sư tử 4. Nội dung: a. Con cá kiếm trong tác phẩm được nhà văn tập trung miêu tả như một nhân vật đặc biệt bởi những nét rất khác thường. Ở đầu đoạn trích, con cá kiếm chưa xuất hiện nagy mà chỉ tạo ấn tượng bằng những vòng lượn tròn rất lớn. Nhà văn có dụng ý để ông lão và độc giả cảm nhận về con cá qua ấn tượng và cảm giác về những vòng lượn ấy. điều này làm cho mọi người có một hình dung khác nhau về nó. Khi cái bóng của nó xuất hiện thì Xan-ti-a-gô, một người lâu năm trong nghề câu cá cũng không khỏi kinh ngạc. Lão không tin ở mắt mình vì con cá quá lớn, phải hơn nửa tấn và người đọc thì trầm trồ vì sức mạnh ghê gớm, sự oai phong đĩnh đạc, nét kì vĩ và cả sự duyên dáng này. Nó báo hiệu cuộc chiến giữa ông lão và con cá sẽ vô cùng ác liệt. Tác giả cũng tập trung tô đậm những chi tiết về sự khôn ngoan của nó. “người anh em” ấy – ông lão gọi thế - cũng rất tinh ranh. Nó không cắn câu ngay mà còn thử lượn vòng. Và ngay cả khi ăn mồi rồi, nó cũng không dễ dàng chấp nhận mà phản ứng dữ dội. Nó bơi đi, nhào người qua lại như đoán được việc ông lão chuẩn bị phóng lao để tiêu diệt nó. Cái chết của con cá kiếm cũng rất khác thường. Nó dường như không chấp nhận cái chết mà phóng vụt lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc không lồ, vẻ đẹp và sức lực. Đó là dáng vẻ của sức mạnh và sự kiêu hùng. Khi kiệt lực, sức cùng, con cá vẫn có phong cách cao thượng và đầy uy dũng. Sự kiêu hùng đó chứng tỏ một tình cảm trân trọng đặc biệt của nhà văn và góp phần nâng cao tầm vóc của ông lão. Rồi sau đó con cá trắng bạc, thẳng đơ và bồng bềnh theo sóng. Một vẻ đẹp thật lãng mạn. b.Đoạn trích cũng cho thấy sự phức tạp trong tâm lí của ông lão, và đôi khi nó được nhà văn đẩy lên mức đối lập. Ông lão làm nghề câu cá, vậy nên bắt được cá là mục đích, là cuộc sống của ông. Nhưng ông lão yêu quí con cá như người anh em, gọi nó là cu cậu rất thân mật song lại phải giết nó bằng được. Và ở đây, theo cách nhìn của người dân, chỉ có bắt được cá, chinh phục được con cá kia ông mới thật được công nhận như một con người. Và co cá ấy cũng có hành động rất người. Nó kéo ông lão ra xa nghênh chiến chứ không lồng lên làm đắm thuyền, cũng không lặn thật sâu để dây câu bị đứt. Sự sòng phẳng đó làm ông lão thán phục. Điều đó cho thấy sự ngưỡng vọng trước cái đẹp, cái cao cả của ông lão nhưng cũng hé mở bi kịch cảu nhân vật này. Cuộc sống trên đất liền của ông thật cô độc và ông chỉ tìm thấy sự tri âm ở loài cá ngoài chốn biển khơi. Cá là bạn, biển khơi là nhà, ông chỉ có nghĩ và đối thoại một mình ở không gian mênh mông kia. Hơn nữa con cá ấy là hiện thân của cái đẹp, cái cao thượng mà ông đã cất công tìm bao ngày mới thấy, thế mà giờ đây ông phải giết nó. Để tồn tại và khẳng định ý nghĩa của sự tồn tại, đôi khi người ta phải huỷ hoại ngay cả những cái mình vẫn yêu quí, ngưỡng vọng. Đó chính là bi kịch muôn thuở của con người. c. Niềm tin, ý chí và nghị lực của ông lão được thể hiện rõ trong đoạn trích. Đó là sự kiên trì ngoan cường, quyết tâm tìm kiếm để bắt được con cá lớn xứng đáng với tài năng của mình. Đó là khát vọng bảo vệ và giữ gìn thành quả lao động của mình. Hình ảnh ông lão một mình chiến đấu với con cá kiếm và sau này chiến đấu với đàn cá mập là một biểu tượng đẹp về nghị lực của con người. Tuyên ngôn của ông lão thật đáng kính trọng: con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể bị đánh bại. 5. Nghệ thuật: Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê có ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ trực tiếp của ông già được thể hiện bằng: “lão nghĩ.....”, “lão nói ....” + Ngôn ngữ của người kể chuyện tường thuật khách quan sự việc. + Lời phát biểu trực tiếp của ông lão. Đây là ngôn từ trực tiếp của nhân vật. Có lúc nó là độc thoại nội tâm. Nhưng trong đoạn văn trích nó là đối thoại. Lời đối thoại hướng tới con cá kiếm: + Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp: - Đưa người đọc như đang trực tiếp chứng kiến sự việc. - Hình thức đối thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô coi con cá kiếm như một con người. - Nội dung đối thoại cho thấy ông lão chiêm ngưỡng nó thông cảm với nó và cảm thấy nuối tiếc khi tiêu diệt nó. - Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên - Ý nghĩa biểu tượng của con cá kiếm - Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình. 6. Ý nghĩa văn bản: Cuộc hành trình đơn độc, nhọc nhằn của con người vì một khát vọng lớn lao là minh chứng cho chân lý: con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể bị đánh bại. B. LUYỆN TẬP. I. Câu hỏi và đề bài: 1. Anh/chị hiểu như thế nào về nguyên lí tảng băng trôi? Tìm đoạn trích một vài câu văn có nhiều khoản trống và lấp đầy vào đó lời văn của mình. 2. Tóm lược trận chiến ông lão và con cá kiếm? 3. Theo anh/chị, ông lão có những nỗi đau tinh thần nào? II. Gợi ý trả lời câu hỏi. 1. Dựa vào hiện tượng thực tế ,tảng băng trên mặt nước chỉ có ba phần nổi ,bảy phần chìm .Theo nguyên lí đó : -Nhà văn nhấn mạnh vào yếu tố hàm súc ,ngụ ý trong mạch ngầm văn bản , tạo ra được ý tại ngôn ngoại và khẳng định hiệu quả của cách viết ấy .Tác giả chỉ nêu những cái cốt lõi lược bỏ những chi tiết không can thiết .Người đọc khi tiếp xúc vẫn có thể hiểu được những gì tác giả đã lược đi. Nhiệm vụ người đọc là đồng sáng tạo mới có thể hiểu được bảy phần chìm. Dùng hiểu biết để lấp nay những khoảng trống tác giả tạo ra. - Một vài câu văn tác giả tạo khoản trống: Sau ba ngày đêm ròng rã chiến đấu với con cá kiếm ở trên biển, nhà văn để nhân vật thốt lên: “Ta đã di chuyển được nó”, ông lão nói. “Ta đã di chuyển được nó rồi”. Không một lời dẫn rõ ràng, không có những cụm từ giải thích về thái độ như: mừng rỡ, phấn khởi,..Tuy nhiên người đọc vẫn nhận thấy sắc thái hào hứng, sự vui mừng được toát lên từ cách nói. Kết quả hành động của ông lão. Nếu cần lấp đầy khoản trống, người đọc có thể thêm từ ngữ chỉ trạng thái, tính chấtvào câu văn đó. 3. Ông lão chịu sự cô đơn, xa cách của những người dân làng. Đã 84 ngày không bắt được con cá nào, mọi người cho rằng ông ông đã bị vận đen đeo bám. Ngay cả cậu bé Ma nô lin ,thân thiết nhất cũng bị cha mẹ cấm không cho đi câu chung với ông . Một ngư dân không đánh được cá trong suốt thời gian dài coi như thất bại, coi như đã chết, một cái chết về phương diện tinh thần. - Không tìm được tri âm nơi đất liền, ông coi thiên nhiên là ngôi nhà và là nơi lắng dịu tâm hồn. Cá là bạn và con thuyền là nơi nuôi dưỡng những ước mơ của ông . - Con cá kiếm là hiện thân của cái đẹp là mục đích cuôí cùng mà ông phải phấn đấu. Nhưng vì cuộc sống và khẳng định sự tồn tại, đôi khi con người phải huỷ hoại cả những cái thân yêu quý trọng của cuộc đời mình. Đó chính là sự dằn vặt lớn của ông . - Bắt được con cá là vận may của ông lão, là sản phẩm để khẳng định tài năng, nhưng chính ông lão lại là miếng mồi của nó và khốn khổ vì nó. Ngay cả khi nó chết rồi thì vận may lại thành vận rủi khi ông phải đương đầu cùng thử thách mới : chiến đấu cùng đàn cá mập . Khi vào bờ thì thành quả chỉ còn là bộ xương . Đàn ghi ta của Lor-ca Thanh Thảo A. KIẾN THỨC CƠ BẢN. 1. Tác giả: Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công sinh 1946 tại huyện Mộ Đức, tình Quảng Ngãi. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ Văn. Ông tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở chiến trường miền Nam, Từ sau 1975, Thanh Thảo chuyên hoạt động văn nghệ. Thơ Thanh Thảo phản ánh tâm tư của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Ông luôn nổ lực tìm kiếm sự đổi mới trong tư duy và hình thức thể hiện. Thanh Thảo là một trong số không nhiều các nhà thơ nỗ lực cáh tân và có thành tựu đáng ghi nhận. Năm 2001, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. 2. Tác phẩm: - Bài thơ in trong tập thơ Khối vuông ru-bích (1985), là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ tượng trưng. - Lor-ca (1898 - 1936): Nhà thơ thiên tài của Tây Ban Nha, người có khát vọng tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt, đã bị chính quyền phản động thân phát xít bắt giam và giết hại. 3. Nội dung: - Hình tượng Lorca được nhà thơ phát hoạ bằ ... i nuôi cán bộ, giặc bắt được, doạ bắn vẫn không khóc, không khai; chứng kiến cái chết của chi gái và cháu với một bản lĩnh phi thường, biến đau thương thành hành động cụ thể. - Trưởng thành rất nhanh: sau 3 năm gặp lại, Tnú phải ngỡ ngàng trước sự biến đổi của Dít. Cô đã trở thành người lãnh đạo cao nhất ở làng Xô Man, tổ chức làng thành một làng chiến đấu, tổ chức cuộc sống sinh hoạt cho dân làng (rửa chân sạch trước khi lên sàn nhà, uống nước đun sôi). - Là người giữ nguyên tắc khi làm việc, nhưng lại rất tình cảm với mọi người. d. Heng: Là cây xà nu non vừa nhú khỏi mặt đất đã hứa hẹn vòm lá xanh rờn lao vút lên trời như mũi tên nhọn hoắt – đó là thế hệ măng non của núi rừng Tây Nguyên, lớp người kế tục thế hệ hiện tại trong cuộc chiến tranh dài lâu với kẻ thù. 3. Nghị luận về giá trị của tác phẩm. 3.1. Dàn bài giá trị nhân đạo. a. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu về giá trị nhân đạo. - Nêu nhiệm vụ nghị luận b. Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác - Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ. - Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo: + Tố cáo chế độ thống trị đối với con người. + Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người. + Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người. + Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người. - Đánh giá về giá trị nhân đạo. c. Kêt bài: - Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm - Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó 3.2. Dàn bài giá trị hiện thực. a. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu về giá trị hiện thực - Nêu nhiệm vụ nghị luận b. Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác - Giải thích khái niệm hiện thực: + Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực. + Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử. - Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực: + Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực. + Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người. + Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ. - Đánh giá về giá trị hiện thực. c. Kết bài: - Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm - Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó 3.3. Dàn bài chi tiết cho một đề bài: Đề : Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Vợ nhặt " của nhà văn Kim Lân. A. Định hướng: - Phân tích được hiện thực xã hội, hiện thực cuộc sống của người dân năm 1945. - Chỉ ra được thái độ của nhà văn đối với chế độ thực dân và đối với người dân-> nhà văn đã phát hiện ra những phẩm chất tốt đẹp của người dân. B. Yêu cầu về kiến thức: I . Đặt vấn đề: VHVN sau năm 1945, không chỉ giàu tính chiến đấu mà còn giàu giá trị nhân đạo. " Vợ nhặt" của Kim Lân được hoàn thành năm 1955, trên cơ sở bản thảo cũ viết ngay sau CMT8 năm 1945. Trong truyện ngắn này Kim Lân đã dựng lên 1 bức tranh về nạn đói năm 45, qua đó thể hiện lòng cảm thông đối với những con người nghèo khổ. Vì vậy tác phẩm klhông những mang giá trị hiện thực mà còn mang giá trị nhân đạo. II. Giải quyết vấn đề: 1. Giá trị hiện thực của tác phẩm: - Bối cảnh truyện ngắn " Vợ nhặt" là bối cảnh nông thôn Việt Nam vào thời kì ngột ngạt và đen tối nhất- đó là nạn đói năm Ất Dậu 1945. Bọn thực dân Pháp và pháp xít Nhật bắt nhân dân ta phải nhổ lúa trồng đay phục vụ cho nhu cầu chiến tranh.Người dân các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ lâm vào nạn đói khủng khiếp, gần 2 triệu người chết đói. Hiện thực đau thương đó đã được phản ánh trong nhiều truyện ngắn của Nguyên Hồng, Tô Hoài...nhà văn Kim Lân cũng góp tiếng nói tố cáo của mình trong tác phẩm " Vợ nhặt". - Đặc sắc nghệ thuật của Kim Lân trong tác phẩm " Vợ nhặt' là mặc dù không có 1 dòng nào tố cáo trực tiếp tội ác của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật, hình ảnh của chúng cũng không một lần xuất hiện, nhưng tội ác của chúng vẫn hiện lên 1 cách rõ nét . Khung cảnh làng quê ảm đạm, tăm tối. Những căn nhà lúp xúp. Những xác chết nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối và mùi gây của xác người. - Cuộc sống của người nông dân bị đẩy đến bước đường cùng. Tính mạng của con người lúc này thật rẻ rúng, người ta nhặt được vợ giống như người ta nhặt cái rơm, cái rác bên đường. Thông qua tình huống truyện lấy vợ của Tràng, KL không chỉ nói lên được thực trạng đen tối của xã hội VN trước Cm, mà còn thể hiện được thân phận đói nghèo, bị rẻ rúng của người nông dân trong chế độ xã hội cũ( cảnh bữa cơm đón nàng dâu mới ở nhà Tràng vào thời điểm đói kém: giữa cái mẹt rách có độc 1 lùm rau chuối thái rối và 1 đĩa muối ăn với cháo... rồi nồi " chè khoán' nấu bằng cám...) .Ở phần cuối của tác phẩm, những nhân vật nghèo khó này cũng khao khát sự đổi thay về số phận . Chúng ta thấy thoáng hiện lên niềm dự cảm của tác giả về tương lai về Cách mạng ( qua hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng và những đoàn người đi phá kho thóc của Nhật) 2. Giá trị nhân đạo của tác phẩm: - KL đã viết về cuộc sống của người nông dân VN trước Cm với 1 niềm đồng cảm, xót xa day dứt. Nếu không có một tình cảm gắn bó thực sự với người nông dân, không trải qua những năm tháng đen tối ấy, không dễ gì viết lên những trang sách xúc động và thấm thía đến thế. - Giá trị nhân đạo của tác phẩm còn thể hiện ở chỗ, nhà văn đã phát hiện và miêu tả những phẩm chất tốt đẹp của người lao động. Mặc dù bị xô đẩy đến bước đường cùng, mấp mé bên vực thẳm của cái chết, nhưng những người nông dân vẫn cưu mang, giúp đỡ nhau, chia sẻ cho nhau miếng cơm, manh áo. Hiện thực cuộc sống càng đen tối bao nhiêu thì phẩm chất của họ càng cao đẹp và ngời sáng bấy nhiêu ( phân tích cảnh bà cụ Tứ chấp nhận cô con dâu mới trong lúc gia đình cũng đang rất khó khăn, không biết sống chết lúc nào, để làm nổi tình người của họ). - KL cũng thể hiện 1 sự trân trọng đối với khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và mái ấm gia đình của người nông dân.Trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng bà cụ tứ và vợ chồng Tràng vẫn luôn hướng tới một cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Một cái gì mới mẻ, khác lạ đang đến với mỗi thành viên trong gia đình cụ Tứ và hé mở trước họ một niềm tin về tương lai. III. Kết thúc vấn đề: Vợ nhặt là một tác phẩm thành công của nhà văn Kim Lân. Qua tác phẩm này, chúng ta không chỉ nhận thấy tài năng của nhà văn, sự hiểu biết sâu sắc, cặn kẽ của ông về cuộc sống của người nông dân, mà điều quan trọng hơn đó chính là tấm lòng gắn bó tha thiết, sâu nặng của Kim Lân với những người lao động nghèo khổ trước cách mạng. 4. Nghị luận về một đoạn trích văn xuôi. 4.1. Dàn bài: a. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách). - Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm). - Giới thiệu đoạn văn cần nghị luận b. Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn trích. - Phân tích các phương diện cụ thể về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, giọng điệu đoạn văn... - Bình luận về giá trị đoạn trích. c. Kết bài: - Đánh giá đóng góp của đoạn văn đối với sự thành công của tác phẩm - Cảm nhận của bản thân về đoạn văn đó 4.2. Dàn bài chi tiết cho 1 đề bài: Đề : Có ý kiến cho rằng: " Khi xây dựng hình tượng cây xà nu nhà văn Nguyễn Trung Thành luôn miêu tả trong quan hệ ứng chiều với hình ảnh con người (dân làng Xô man) ". Bằng những dẫn chứng trong tác phẩm, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên . A. Định hướng: Đây là dạng đề bài đòi hỏi kiến thức lập luận từ phía người viết về vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Dẫn chứng chủ yếu là phân tích hình tượng cây xà nu nhưng trong quá trình phân tích đòi hỏi phải có sự so sánh ứng chiều với hình ảnh con người (dân làng Xô man). B. Yêu cầu về kiến thức: I. Đặt vấn đề: - Giới thiệu về tác giả. - TP "Rừng xà nu" mở đầu bằng hình ảnh rừng xà nu và kết thúc cũng là cảnh đồi xà nu->Hình ảnh nổi bật xuyên suốt tác phẩm. Hình ảnh ấy không những có ý nghĩa cụ thể sinh động mà còn có giá trị tư tưởng sâu sắc . II. Giải quyết vấn đề: 1. TP ra đời năm 1965 thời điểm cuộc chiến cục bộ ở miền Nam nước ta bắt đầu, Mĩ ồ ạt đưa quân vào tham chiếm. Rừng xà nu là hình ảnh cuộc đồng khởi của dân làng Xô Man ở Tây Nguyên . - Miêu tả cây xà nu nhà văn sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá để nêu bật dáng vẻ kì lạ của cây xà nu =>Một hình ảnh tượng trưng cho khí phách anh hùng và sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man của núi rừng Tây Nguyên kiên cường bất khuất. * Nghệ thuật so sánh : Cây xà nu như một mũi tên, mũi lê nhọn hoắt, ngọn xanh rờn =>sức sống mãnh liệt của cây xà nu với bản năng tự tồn, sự thèm khát vươn lên bầu trời, ánh sáng . Nó chiến thắng được sự tàn phá dữ dội của bom đạn để :"cạnh một cây mới ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên "-> kiên cường bất khuất . * Nghệ thuật nhân hoá : "Cả đồi xà nu...không có cây nào không bị thương, nhựa đen như cục máu lớn ...thân thể cường tráng" ->chúng vươn lên rất nhanh thay thế những cây đã ngã ..ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng " =>Rừng xà nu xuất hiện như một nhân vật có linh hồn, tính cách . Nhà văn khắc hoạ trong sự hoà nhập tương ứng với những phẩm chất cao đẹp của dân làng Xô Man . + Hình ảnh xà nu ham ánh sáng như Tnú, Mai, Dít, Heng và dân làng Xô Man muốn hướng tới cuộc sống tự do nên đã làm nên cuộc đồng khởi chống lại đế quốc Mĩ. + Dân làng Xô Man đã chịu nhiều mất mát, nhiều người hi sinh cũng giống như rừng xà nu bị giặc thẳng tay tàn phá . + Cây xà nu có sức chịu đựng ghê gớm , sức sống mãnh liệt không gì tiêu diệt nổi thì dân làng Xô Man cũng vậy. Anh Quyết hi sinh có Tnú, Mai ngã xuống thì có Dít rồi Heng->Tất cả sẵn sàng tiếp nối truyền thống của cha anh kiên cường chiến đấu . 2. Hình ảnh xà nu có mặt trong toàn truyện, gắn bó không rời với con người Xô Man -> Thiên nhiên hoà nhập với con người trong cuộc chiến đấu. Vì thế đã tạo cho bức tranh đồng khởi vĩ đại của dân làng Xô Man tăng thêm phần hoành tráng là một cuộc chiến đấu anh dũng . 3. Nhà văn có tài tả cảnh rất đặc sắc, không chỉ tạo hình khối mà còn tạo hương, tạo ánh sáng và sức nóng " ở chỗ vết thương nhựa ứa ra thơm ngào ngạt ... máu lớn". -> Óc quan sát tinh tế, trí tưởng tượng dồi dào thì tác giả mới hình dung ra những vết thương trên cây xà nu như vết thương trên cơ thể con người . - Những trang văn đặc tả cây xà nu vừa sinh động vừa hiện thực, dữ dội và trữ tình tạo sức hấp dẫn riêng biệt đối với người đọc . - Tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi của văn học 1945-1975 . Điều này thể hiện khá rõ trong việc chọn đề tài, xây dựng nhân vật, sử dụng hình ảnh, giai điệu của tác phẩm III. Kết luận : - Tác phẩm phản ánh sinh động thiên nhiên và cuộc sống đồng bào Tây Nguyên trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Trong tác phẩm tác giả xây dựng thành công nhiều hình ảnh chói lọi kì vĩ trong đó có hình ảnh cây xà nu. Rừng xà nu hiên ngang vươn lên trong bom đạn của giặc thù. Đạn đại bác không giết nổi sức sống của cây xà nu của con người Việt Nam .
Tài liệu đính kèm: