Đề cương ôn tập thi tốt nghiệp- Môn Văn 12

Đề cương ôn tập thi tốt nghiệp- Môn Văn 12

PHẦN I- VĂN HỌC VIỆT NAM

Bài 1. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

A. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN 1975

1 -Hoàn cảnh lịch sử

- 9.1945, nước ta được hoàn toàn độc lập. Nước Việt Nam DCCH ra đời.

- 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ.

- 7.1954 đất nước bị chia cắt làm 2 miền. - hai nhiệm vụ chiến lược: vừa sản xuất, vừa chiến đấu, xây dựng và bảo vệ miền Bắc hậu phương, chi viện cho miền Nam tiền tuyến lớn anh hùng.

- Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền Văn học Việt Nam hiện đại từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.

 

doc 57 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1304Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập thi tốt nghiệp- Môn Văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP-
MÔN VĂN 12 -NH 2010 - 2011
***********
PHẦN I- VĂN HỌC VIỆT NAM
Bài 1. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN 1975
1 -Hoàn cảnh lịch sử
- 9.1945, nước ta được hoàn toàn độc lập. Nước Việt Nam DCCH ra đời.
- 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ.
- 7.1954 đất nước bị chia cắt làm 2 miền. - hai nhiệm vụ chiến lược: vừa sản xuất, vừa chiến đấu, xây dựng và bảo vệ miền Bắc hậu phương, chi viện cho miền Nam tiền tuyến lớn anh hùng.
- Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền Văn học Việt Nam hiện đại từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.
2-Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975
. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu nặng với vận mệnh chúng của đất nước
. Nền văn học hướng về đại chúng
. Một nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
3- Những nét lớn về thành tựu
- Đội ngũ nhà văn ngày một đông đảo, xuất hiện nhiều thế hệ nhà văn trẻ tài năng.Nhà văn mang tâm thế: nhà văn - chiến sĩ, có sự kế thừa và phát triển liên tục.
- Về đề tài và nội dung sáng tác
- Hiện thực cách mạng rộng mở, đề tài đa dạng, bám lấy hiện thực cách mạng để phản ánh.
- Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, truyền thống anh hùng của đất nước và con người Việt Nam.
- Tình nhân ái, mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp của con người mới.
- Lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
4. Về mặt hình thức thể loại và tác phẩm
- Tiếng Việt hiện đại giàu có, trong sáng, nhuần nhị, lối diễn đạt khúc chiết, thanh thoát.
- Thơ là thành tựu nổi bật nhất. Thơ anh hùng ca, thơ trữ tình. Chất trí tuệ, trong thơ. Mở rộng câu thơ. Hình tượng người lính và người phụ nữ trong thơ.
- Truyện ngắn, tiểu thuyết, các loại ký phát triển mạnh, có nhiều tác phẩm hay nói về con người mới trong sản xuất, chiến đấu, trong tình yêu. Nghệ thuật kể chuyện, bố cục, xây dựng nhân vật đổi mới và hiện đại
- Nghiên cứu, phê bình văn học, dịch thuật có nhiều công trình khai thác tính truyền thống của văn học dân tộc và tinh hoa văn học thế giới.
B. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 1975 - XX
1- Hoàn cảnh lịch sử
- 1975, đất nước hoàn toàn độc lập.
- 1986, đất nước bước sang giai đoạn đổi mới và phát triển
- Đời sống và hiện thực xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực
> Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền văn học
2- Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học từ 1975 - XX
- Về đề tài và khuynh hướng sáng tác:
+ Khuynh hướng đi sâu vào hiện thực đời sống, đi sâu vào cái tôi cá nhân với những
mưu thuẫn, những mối quan hệ của đời sống xã hội.
+ Khuynh hướng nhìn lại chiến tranh với những góc độ khác nhau, nhiều chiều
+ Khuynh hướng nhạy cảm với hiện thực với những vấn đề mới mẻ đặt ra cho hiện thực đời sống xã hội..
- Về tác phẩm và thể loại:
+ Nhiều tác phẩm đã có bước chuyển biến về sự đổi mới trong nghệ thuật
+ Thơ ca và truyện ngắn đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc đổi mới văn học
+ Những tác giả trẻ đã có những bước đột phá, tìm tòi để cách tân trong nghệ thuật
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: Những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng, các đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 2: NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
A- Phần tác giả: cần nắm kiến thức cơ bản sau:
1. Quan điểm sáng tác văn học:
- HCM coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.Người quan niệm: nhà văn là chiến sĩ - văn hoá văn nghệ là một mặt trận.
- Người đặc biệt chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Theo Người tính chân thật là cái gốc nảy nở nhiều vấn đề “chớ mơ mộng nhiều quá mà cái chất thật của sinh hoạt rất ít”
- HCM luôn chú ý đến đối tượng sáng tác...
2. Sự nghiệp văn học: 
Những đặc điểm cơ bản về sự nghiệp văn học của Người?
-Văn chính luận: nhằm mục đích đấu tranh chính trị. Đó là những áng văn chính luận mẫu mực, lí lẽ chặt chẽ đanh thép đầy tính chiến đấu. (Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bản án chế độ thực dân Pháp)
-Truyện và kí: chủ yếu viết bằng tiếng Pháp rất đặc sắc, sáng tạo và hiện đại. (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành...)
-Thơ ca: (lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương HCM) phản ánh khá phong phú tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ CM trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
3. Phong cách nghệ thuật:
Đặc điểm phong cách nghệ thuật trong văn chương của NAQ HCM
-Phong cách đa dạng mà thống nhất, kết hợp sâu sắc giữa ctrị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. ở mỗi loại lại có phong cách riêng, độc đáo hấp dẫn.
+Văn chính luận: bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn.
+Truyện kí rất chủ động và sáng tạo. lối kể chân thực, tạo không khí gần gũi,có khi giọngđiệu châm biếm, sắc sảo, thâm thuý và tinh tế. Truyện ngắn của Người rất giàu chất trí tuệ và tính hiện đại.
+Thơ ca có phong cách đa dạng: nhiều bài cổ thi hàm súc, uyên thâm đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật, có những bài là lời kêu gọi ... dễ hiểu.
B. Phần tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”
1- Hoàn cảnh sáng tác:
- CM tháng Tám thắng lợi, chính quyền HN về tay nhân dân. Ngày 26/9/1945. Chủ tịch HCM từ chiến khu VB trở về HN. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Bác soạn
thảo TNĐL. Ngày 2/9/1945 tại quảng trường BĐ HN thay mặt Chính phủ lâm thời nước VN DCCH, Người đọc bản TNĐL. TNĐL tuyên bố trước quốc dân và thế giới về sự ra đời của nước VN DC CH đồng thời đập tan luận điệu xảo trá của bọn đế quốc Mĩ, Anh, Pháp.
2- Nội dung:
+ Tác giả trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp, Mĩ làm cơ sở lí luận cho bản Tuyên ngôn.
+ Đưa ra những dẫn chứng xác thực tố cáo tội ác thực dân Pháp để vạch trần luận điệu cướp nước của chúng.
+ Khẳng định và tuyên bố quyền độc lập chính đáng của nhân dân VN. Tác giả khẳng định chính người Việt Nam đã tự dành được quyền độc lập và sẽ bảo vệ nó đến cùng.
3- Nghệ thuật
- TNĐL là một văn bản chính luận mẫu mực, bố cục chặt chẽ, dân chứng xác thực, lí lẽ đanh thép, lập luận chặt chẽ....
* Câu hỏi, đề luyện tập
1- Trình bày ngắn gọn nội dung, hoàn cảnh ra đời và đối tượng hướng tới của bản " Tuyên ngôn độc lập"
2- Phân tích văn phong chính luận mẫu mực của Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn độc lập.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 3: Nguyễn Đình Chiểu- ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng
I/ Tác giả PVĐ ( 1906-2000) 
- Nhà CM, CT, NG lỗi lạc của cách mạng VN thế kỉ XX
- Nhà giáo dục, nhà lí luận vhoá văn nghệ.
II/ Văn bản 
1- Hoàn cảnh, mục đích sáng tác 
- 7/1963- Kỉ niệm 75 năm ngày mất NĐC 
- Để tưởng nhớ NĐC; định hướng, điều chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá về NĐC và thơ văn của ông; khơi dậy tinh thần yêu nước trong thời đại chống Mĩ cứu nước
2- Luận điểm và nội dung chính.
a- Mở bài: NĐC, nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu và đề cao hơn nữa.
- Văn chương của NĐC có ánh sáng lạ thường 
- Vẫn còn những cách nhìn nhận chưa thoả đáng về thơ văn NĐC 
=> Bằng so sánh liên tưởng-> nêu vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa định hướng cho việc nghiên cứu, tiếp cận thơ văn NĐC: cần có cách nhìn nhận sâu sắc, khoa học, hợp lí 
b- Thân bài 
- Con người và quan niệm sáng tác thơ văn của NĐC 
- Hoàn cảnh nước, nhà đau thương
-> khí tiết của người chí sĩ càng cao cả, rạng rỡ
- Qn văn chương là vũ khí chiến đấu, văn là người 
=> Tác giả chỉ nhấn mạnh vào khí tiết, qnst của NĐC -> NĐC luôn gắn cuộc đời mình với vận mệnh đất nước, ngòi bút của một nhà thơ mù nhưng lại rất sáng suốt.
- Thơ văn yêu nước của NĐC
- Tái hiện một thời đau thương, khổ nhục mà vĩ đại của đất nước, nhân dân
- Ca ngợi......., than khóc......
- VTNSCG là một đóng góp lớn 
+ Khúc ca của người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang
+ Lần đầu tiên, người nông dân di vào văn học viết, là hình tượng nghệ thuật trung tâm.
=> PVĐ đã đặt thơ văn yêu nước của NĐC trong mqh với hoàn cảnh lịch sử dất nước -> khẳng định: giá trị phản ánh hiện thực của thơ văn yêu nước của NĐC // ngợi ca, trân trọng tài năng, bầu nhiệt huyết, cảm xúc chân thành của một “Tâm hồn trung nghĩa” ó vốn hiểu biết sâu rộng, xúc cảm mạnh mẽ thái độ kính trọng, cảm thông sâu sắc của người viết 
- Truyện LVT 
- Khẳng định cái hay cái đẹp của tác phẩm về cả nội dung và hình thức văn chương
- Bác bỏ một số ý kiến hiểu chưa đúng về tác phẩm LVT
=> Thao tác “đòn bẩy” -> định giá tác phẩm LVT không thể chỉ căn cứ ở bình diện nghệ thuật theo kiểu trau truốt, gọt dũa mà phải đặt nó trong mối quan hệ với đời sống nhân dân.
c- Kết bài
- Khẳng định,ngợi ca, tưởng nhớ NĐC 
- Bài học về mối quan hệ giữa vhọc- nthuật và đời sống, về sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, tư tưởng 
=> Cách kết thúc ngắn gọn nhưng có ý nghĩa gợi mở, tạo sự đồng cảm ở người đọc.
3- Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật
- Nội dung: Mới mẻ, sâu sắc, xúc động
- Nghệ thuật: Hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ. Sử dụng nhiều thao tác lập luận 
. Đậm màu sắc biểu cảm: ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh, cảm hứng ngợi ca, giọng điệu hùng hồn
*Câu hỏi, đề luyện tập: 
1- Tìm những luận điểm chính trong bài viết.
2- Nhận ra những " ánh sáng khác thường" nào của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu ?
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 4: TÂY TIẾN – QUANG DŨNG
1. Hoàn cảnh sáng tác.
-“Tây Tiến” là đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào ,tiêu hao lực lượng địch ở thượng Lào cũng như miền Tây Bắc bộ VN.
- Địa bàn hoạt động khá rộng từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về ThanhHóa. Lính Tây Tiến phần đông là sinh viện, học sinh Hà Nội. Quang Dũng là đại đội trưởng. Năm 1948, sau một năm hoạt động đoàn bình Tây Tiến về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52, Quang Dũng chuyển sang đơnvị khác.
- Tại đại hội thi đua toàn quân (Phù Lưu Chanh) Quang Dũng viết bài thơ, lúc đầu có tên “NHỚ TÂY TIẾN” .Bài thơ in lần đầu năm 1949 – đến năm 1957 được in lại và đổi tên“TÂY TIẾN” .
2. Nội dung và nghệ thuật
1. Đoạn 1 : 14 câu đầu Nhớ những ngày tháng chiến đấu gian khổ gian khổ nhưng đáng tự hào.
a. Hai câu mở đầu : bộc lộ cảm xúc chủ đạo: nỗi nhớ TT . 
-Cách diễn tả + điệp từ “nhớ”, nhấn mạnh cảm xúc nhớ thương mãnh liệt.
+ “Nhớ chơi vơi”- cách dùng từ độc đáo, cụ thể hoá nỗi nhớ, nỗi nhớ dường như lan toả, dáng hình, đang bồng bềnh trong không gian, thời gian.
+Từ cảm “ơi”, bắt vần với từ láy “chơi vơi”, tạo âm hưởng mênh mang, da diết.
 b. 12 câu tiếp theo : Nhớ con đường hành quân của người lính qua núi rừng Tây Bắc:
-Điều kiện thời tiết khắc nghiệt: “Sài Khao..đêm hơi “
 +Những hình ảnh đối lập: “sương lấp”, “đêm hơi”+ liệt kê những địa danh lạ “Sài Khao”, “Mường Lát”, gợi lên sự khắc nghiệt của thời tiết, vẽ nên ... ung đề thi nằm trong kiến thức liên quan đến các tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam đã trình bày ở phần trên.
Yêu cầu: Tùy vào yêu cầu, nội dung của đề mà thể hiện, song chí ít cũng được 3 trang . Tất nhiên, phải xây dựng được một bài văn nghị luận thật sự , gồm: mở bài- thân bài- kết bài. Phải chú ý đưa ra các luận điểm, luận cứ xác đáng, mạch lạc. Biết cách lí lẽ, phân tích, đánh giá, nhận xét chi tiết, vấn đề. Nhất thiết phải nói được yếu tố nghệ thuật. Tránh kể lể dông dài, lan man. Chữ viết cẩn thận. Không được viết tắt, sai chính tả. Dùng từ chính xác, có hình ảnh. Câu văn gọn gàng, rõ ràng. Biết chấm, phẩy câu, xuống đoạn.( NBS)
PHẦN E. GIỚI THIỆU MỘT ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
 Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
Anh ( chị ) hãy tóm tắt truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn.
Câu II. (3,0 điểm)
Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu III.a, hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh hoặc chị về nhân vật tôi trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Đàn ghita của Lor-ca của Thanh Thảo:
những tiếng đàn bọt nư-ớc
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như- ngư-ời mộng du
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nư-ớc vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
(Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo duc, 2008, tr.132)
 ------***------
 HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
a. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau:
- Vợ chồng Hoa Thuyên- chủ một quán trà nghèo- có đứa con trai độc nhất mắc bệnh laonặng. Nhờ có người mách bảo, vào một đêm thu lúc trời chưa sáng hẳn, Lão Hoa Thuyên tìm tới pháp trường để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa chịu án chém về cho con ăn vì cho rằng ăn như thế con sẽ khỏi bệnh.
- Vợ chồng Hoa Thuyên cho bé Thuyên ăn thuốc. Thằng bé thật tiều tuỵ, đáng thương. Vợ chồng Hoa Thuyên đặt hết niềm tin tưởng vào sự hiệu nghiệm của phương thuốc này.
- Trời vừa sáng, lúc bé Thuyên ăn thuốc xong, quán trà nhà lão Hoa Thuyên dần đông khách. Câu chuyện của bọn họ xoay quanh hai sự việc. Sự việc thứ nhất là tất thảy bọn họ đều tin tưởng vào công hiệu của phương thuốc bánh bao tẩm máu tươi mà thằng bé vừa ăn . Sự việc thứ hai là chuyện bàn tán về người tù bị chém sáng nay. Qua lời của Cả Khang thì người bị chém tên là Hạ Du. Hạ Du theo đuổi lí tưởng đánh đổ nhà Mãn Thanh, giành độc lập, chủ quyền cho người Trung Quốc (Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta). Hạ Du bị người bà con tố giác và bị bắt. Trong tù Hạ Du vẫn tuyên truyền tư tưởng cách mạng. Tuy nhiên, tất cả những người có mặt trong quán trà hôm đó không một ai hiểu đúng về Hạ Du. Bọn họ cho Hạ Du là điên, là giặc.
- Vào một buổi sáng của ngày Thanh minh năm sau, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đếnnghĩa địa ( dành cho người nghèo, người tù và người bị chém) viếng mộ con. Hai người mẹ đau khổbước đầu có sự đồng cảm . Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. Mẹ Hạ Du đã bắt đầu hiểu ra việc làm của con bà và tin tưởng những kẻ giết hại Hạ Du nhất định sẽ bị quả báo.
b. Cách cho điểm:
- Điểm 2: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 1: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc.
Câu II. (3,0 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu bài văn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng, quan trọng là cách hiểu và cách bàn luận phải xuất phát từ hiện tượng đề bài yêu cầu nghị luận, phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội. Cần tổ chức bài làm theo định hướng sau:
- Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ: Trẻ em lang thang, cơ nhỡ đang là vấn đề cần được toàn xã hội quan tâm. Bởi vì hiện nay vẫn còn rất nhiều trẻ em không nơi nương tựa, điều này ảnh hưởng tới sự phát triển chung của đất nước.
- Nguyên nhân: Do đói nghèo, do tổn thương tình cảm ( bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập ), do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.
- Hiện nay, những " mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.
- Giới thiệu một vài điển hình: Tổ chức ( Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ), Chùa Bồ Đề (Huế)...); cá nhân ( Mẹ Phạm Ngọc Oanh (Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội )...)
- Quan điểm và biện pháp nhân rộng
+ Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.
+ Biện pháp nhân rộng: Dùng biện pháp tuyên truyền, kêu gọi các cá nhân, tổ chức, quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện, thành lập đội thanh niên tình nguyện...
c. Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Câu III.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc- hiểu để trình bày cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm kí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kíên thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông, thí sinh biết cảm nhận được vốn tri thức, vốn văn hoá và tình cảm với Huế của nhân vật tôi. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu bật những ý chính sau:
Nhân vật tôi trong tác phẩm là một trí thức gắn bó và say đắm sông Hương với kinh thành Huế. Nhân vật đã huy động vốn kiến thức tổng hợp về địa lí, lịch sử, văn hoá,...trong và ngoài nước để miêu tả và cảm nhận những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông.
- Nhân vật tôi nhìn dòng sông từ nhiều điểm nhìn khác nhau: thượng nguồn, trong kinh thànhHuế, ra ngoại vi thành phố; từ góc độ địa lí, văn hoá, lịch sử,...kết hợp đan xen điểm nhìn không gian và thời gian...
- Giọng điệu của nhân vật là giọng thủ thỉ, tâm tình, say đắm mà tỉnh táo, tự tin mà không áp đặt, sắc sảo mà giàu cảm xúc.
c. Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng được yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc - hiểu để phân tích tác phẩm trữtình; kết cấu bài văn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về Thanh Thảo và bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, thí sinh biết phân tích những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để làm nổi bật vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:
- Hình ảnh người nghệ sĩ Lor-ca: con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị, văn hoá nghệ thuật Tây Ban Nha.
+ Mở đầu bài thơ, tác giả đã vẽ nên hình tượng một nhà nghệ sĩ Lor-ca bằng những nét chấm phá, phần nào chịu ảnh hưởng của trường phái ấn tượng.
+ Chi tiết “tiếng đàn bọt nước”: nghệ thuật chuyển đổi cảm giác: thính giác sang thị giác và thủ pháp lạ hóa tạo nên sức hấp dẫn kỳ lạ của tiếng đàn Lor-ca.
+ Hình ảnh tương phản gay gắt: gợi cảnh đấu trường giữa khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa khát vọng cách tân nghệ thuật với nền nghệ thuật già nua.
+“Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” . Đây là hình ảnh vừa thực vừa tượng trưng: đấu trường quyết liệt, nơi người nghệ sĩ đương đầu với những thế lực tàn bạo, hà khắc.
+ Nhạc thơ li-a li-a ... Nghệ thuật láy âm “li-la li-la li-la” gợi hợp âm của tiếng đàn ghi ta, gợi hình ảnh bông hoa buồn của phút chia ly, gợi chuyến đi thăm thẳm và đơn độc của người nghệ sĩ.
+ Từ ngữ “lang thang, miền đơn độc, yên ngựa mỏi mòn, vầng trăng chuếnh choáng” gợi lên cuộc hành trình đơn độc của người nghệ sĩ đang tranh đấu cho tự do và cái mới.
- Cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca, khát vọng cách tân nghệ thuật đành dang dở.
+ Tập trung thể hiện giây phút Lor-ca "bị điệu về bãi bắn" và cực tả nỗi đau đớn, xót xa trước cái chết của người nghệ sĩ. Thủ pháp đối lập, các biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng triệt để nhằm khắc họa đậm nét ấn tượng về sự "kinh hoàng", nỗi đau đớn tột cùng của nhà thơ.
chi tiết “Tây Ban Nha/ hát nghêu ngao”,
từ ngữ “kinh hoàng”, hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ”,
hình ảnh “Lor-ca bị điệu về bãi bắn/ chàng đi như người mộng du”
Thật bất ngờ, hồi tưởng lại cảnh tượng thảm khốc ấy, Thanh Thảo lại như nghe và cảm nhận thấy âm thanh tiếng ghi ta trên chặng đường lãng du của Lor-ca.
+ Từ ngữ chuyển đổi cảm giác “nâu, lá xanh, tròn bọt nước vỡ tan, ròng ròng /máu chảy”
+ Những điệp khúc tạo hình âm nhạc bằng chính nhịp điệu, và bằng hình ảnh (bọt nước, tròn bọt nước vỡ tan, ròng ròng, máu chảy) bằng màu sắc (nâu, xanh biết mấy), bằng liên tưởng (Tây BanNha áo choàng đỏ gắt, bầu trời cô gái ấy.). Sự kết hợp ngẫu hứng từ ngữ cũng là sự kết hợp mangtính chất âm nhạc. Đặc biệt, khi tiếng ghita ròng ròng máu chảy, âm nhạc đã thành thân phận: nó là tiếng van vỉ than khóc của trái tim tử thương trong thơ Lor-ca, nó là chính định mệnh nghiệt ngã với Lorca.
- Đánh giá: Với nghệ thuật đặc sắc, đoạn thơ thể hiện sự đồng cảm, tiếc thương sâu sắc của tác giả đối với Lor-ca, người nghệ sĩ tài hoa có số phận bi tráng của đất nước Tây Ban Nha.
c) Cách cho điểm:
-Điểm 5: Đáp ứng được yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
-Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
-Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu.
-Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
------------------------CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT- THI TỐT----------------

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP THI TN 2011.doc