Đề cương ôn tập môn Sinh học khối 12

Đề cương ôn tập môn Sinh học khối 12

PHẦN I DI TRUYỀN HỌC

CHƯƠNG I : CƠ CHẾ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

 Tiết 1 : Sao chép của ADN và khái niệm gen

 ( 11 TIẾT )

I - CƠ CHẾ SAO CHÉP ADN :

 1. Nguyên tắc sao chép của ADN :

 - ADN có khả ngăng sao chép ( tự nhân đôi, tái bản ) để tạo thành 2 phân tử ADN con giống nhau và giống phân tử ADN mẹ

 2. Cơ chế sao chép của ADN :

 - Sao chép nửa gián đọan là cơ chế sao chép mà ở đó một mạch mới được tổng hợp liên tục còn mạch mới thứ 2c tổng hợp thành từng đọan , rồi các đọan nối lại với nhau

 

doc 26 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1750Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Sinh học khối 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD- ĐT KHON TUM 	ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC LỚP 12 
TRƯỜNG PTDT NT - ĐĂK HÀ 	NĂM HỌC 2007 -2008 
	PHẦN I DI TRUYỀN HỌC 
Chương I : Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị 
	Tiết 1: Sao chép của ADN và khái niệm gen 	
 Tiết 2: Mã di truyền và sinh tổng hợp prôtêin 
 Tiết 3 - 4 : Mã di truyền và sinh tổng hợp prôtêin (TT)
 Tiết 5 : Đột biến Gen 
 Tiết 6 : Nhiễm sắc thể 
 Tiết 7 : Đột biến nhiễm sắc thể 
 Tiết 8- 9 : Bài tập chương I 
	Tiết 10- 11: Bài tập trắc nghiệm 
 Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền 
	Tiết 12: Quy luật phân li 
 Tiết 13- 14 : Quy luật phân li độc lập 
 Tiết 15: Sự tác động của nhiều gen.Tính đa hiệu của gen 
 Tiết 16 : Di truyền liên kết với giới tính 
	Tiết 17-18 : Bài tập trắc nghiệm 
 Chương III : Di truyền học người 
	Tiết 19: Phương pháp nghiên cứu di truyền người 
 Tiết 20: Di truyền y học 
 Tiết 21 : Bảo vệ vốn gen di truyền của loài người 
	Tiết 22 - 23: Bài tập trắc nghiệm 
 PHẦN II 	TIẾN HÓA 
Chương I: Nguyên nhân tiến hóa 
	Tiết 24: Các nhân tố tiến hóa cơ bản 
	Tiết 25 : Các nhân tố tiến hóa cơ bản (TT) 
	Tiết 26 : Qúa trình hình thành các đặc điểm thích nghi 
	Tiết 27 : Qúa trình hình thành loài mới 
	Tiết 28 : Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa 
	Tiết 29- 30: Bài tập trắc nghiệm 
Chương II: Nguồn gốc loài người 
	Tiết 31: Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người 
	Tiết 32: Các giai đọan chính của quá trình phát sinh loài người 
	Tiết 33 - 34 : Bài tập trắc nghiệm 
	PHẦN III SINH THÁI HỌC 
Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật 
	Tiết 35 : Khái niệm về môi trường , nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái 
	Tiết 36: Mối quan hệ của sinh vật với các nhân tố môi trường 
	Tiết 37: Quần thể sinh vật 
	Tiết 38 : Cấu trúc và sự tăng trưởng số lượng của quần thể 
	Tiết 39: Biến động và điều hòa số lượng cá thể của quần thể 
	Tiết 40- 41: Bài tập trắc nghiệm 
 Chương II: Quần xã, hệ sinh thái và vấn đề quản lí tài nguyên 
	Tiết 42: Quần xã sinh vật 
	Tiết 43: Khái niêm về hệ sinh thái và sinh quyển 
	Tiết 44 : Sự chuyển hóa vật chất trong HST 
	Tiết 45: Sự chuyển hóa năng lượng trong HST 
	Tiết 46: Sinh thái học và việc quản lí tài nguyên thiên nhiên
	Tiết 47- 48 : Bài tập trắc nghiệm 
PHẦN I DI TRUYỀN HỌC 
CHƯƠNG I : CƠ CHẾ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ 
	Tiết 1 : Sao chép của ADN và khái niệm gen 
	( 11 TIẾT )
I - CƠ CHẾ SAO CHÉP ADN :
 1. Nguyên tắc sao chép của ADN :
	- ADN có khả ngăng sao chép ( tự nhân đôi, tái bản ) để tạo thành 2 phân tử ADN con giống nhau và giống phân tử ADN mẹ 
 2. Cơ chế sao chép của ADN :
	- Sao chép nửa gián đọan là cơ chế sao chép mà ở đó một mạch mới được tổng hợp liên tục còn mạch mới thứ 2c tổng hợp thành từng đọan , rồi các đọan nối lại với nhau 
	a) Sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ :
	- Sự tháo xoắn tạo ra dạng cấu trúc “ chạc” sao chép hình chữ “Y ”, chỉ rõ 2 mạch khuôn : Mạch khuôn có dầu 3’ - OH tách trước thì mạch mới bổ sung được tổng hợp liên tục theo chiều 5’ - 3’ .Mạch mới thứ 2 dựa vào mạch khuôn có đầu 5’ - P tách trước lại được tổng hợp theo từng đọan Okazaki. Mỗi đọan Okazaki được tổng hợp theo hướng 5’ -3’ sau đó chúng được nối lại với nhau → khi hoàn thành toàn mạch thì so với mạch khuôn của nó thì mạch mới lại có chiều 3 ‘ - 5’.
	- Các đọan Okazaki ở tế bào vi khuẩn dài 1000 - 2000 nuclêôtit
	b) Sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn :
	- Tế bào của SV nhân chuẩn có nhiều phân tử ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit sao chép ngược chiều nhau. Sao chép của ADN bắt đầu từ một điểm trên ADN .ADN tháo xoắn hình thành các vòng sao chép .Thời gian sao chép của ADN xảy ra ở kì trung gian thường kéo dài khỏang 6 - 10 h.
II. - KHÁI NIỆM VỀ GEN :
Gen là gì ?
Gen là mọt đọan của phân tử axit nuclêic mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định ( prôtêin hay ARN )
Các loại gen :
Gen điều hòa : là những loại gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác 
Gen cấu trúc: là gen mang thông tin mã hóa cho tổng hợp một chuỗi pôlipeptit trong phân tử prôtêin 
Gen nhảy: Là gen có khả năng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác của hệ gen 
----------------------HẾT ---------------------
TIẾT 2 : MÃ DI TRUYỀN VÀ SINH TỔNG HỢP PRÔTÊIN 
I - MÃ DI TRUYỀN 
Khái niệm :
Mã DT trong ADN chứa thông tin quy định sự gắn kết các axit amin trong chuỗi pôlipeptit tạo nên prôtêin .
 Trình tự sắp xếp các Nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin gọi là mã di truyền.
Bằng chứng về mã bộ ba 
a - Lí do có mã bộ ba :
- Có 4 loại nuclêôtit, nếu mỗi loại nuclêôtit mã hóa cho 1 axit amin sẽ được 41 = 4 loại axit amin (thiếu 
 - Nếu có 2 nuclêôtit cùng loại hay khác loại mã hóa cho một loại axit amin sẽ được 42 = 16 loại axit amin ( thiếu )
 - Nếu có 3 nuclêôtit mã hóa cho một loại axit amin sẽ được 43 = 64 tổ hợp ( có thể hợp lí )
 → Bằng chứng chứng minh cho thấy mã DT chính là mã bộ ba trên m ARN gọi là cođon còn bộ ba tương ứng trên t- ARN là anticôđon. 
3.Các đặc điểm của mã di truyền 
Mã DT được đọc theo chiều 5’ → 3’ trên m ARN 
Mã DT không có dấu phẩy 
Mã DT mang tính phổ biến 
Mã DT mang tính thoái hóa 
Mã DT có bộ ba mở đầu AUG và bộ ba kết thúc UAA, UAG,UGA
II- CƠ CHẾ PHIÊN MÃ Ở SINH VẬT.
Khái niệm :
Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn là quá trình phiên mã 
Diễn biến của quá trình phiên mã :
Enzim ARN pôlimeraza xúc tác cho việc tổng hợp ARN 
Điểm khởi đầu đứng trước gen phía trước đầu 3’ của mạch khuôn, còn đọan ADN mà enzim ARN pôlimeraza hoạt động tương ứng với một gen.
Chiều ARN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn là 3’→ 5’
Chiều tổng hợp của m ARN là 5’ → 3’.Nguyên tắc bổ sung là A = U, G = X
Khi gặp tín hiệu kết thức (còn gọi là điểm kết thúc, thì mạch ARN được tách ra và ARN pôlimeraza rời khỏi mạch khuôn.
Phân tử ADN khi tháo xoắn hình thành 2 mạch đơn thì chỉ mạch đơn có chiều 3’→ 5’dùng làm khuôn để tổng hợp ARN còn mạch kia không phiên mã.
Phiên mã ở sinh vật nhân chuẩn.
Phiên mã ở SV nhân chuẩn và nhân sơ cơ bản giống nhau 
Những điểm khác nhau cơ bản :
+ Ở SV nhân chuẩn có nhiều Enzim ARN pôlimeraza tham gia.Mỗi loại ARN khi tổng hợp đều có Enzim ARN pôlimeraza xúc tác riêng 
+ Ở SV nhân chuẩn có đọan mở đầu và đọan kết thức phiên mã khác với SV nhân sơ 
----------------------HẾT ---------------------
TIẾT 3-4 MÃ DI TRUYỀN VÀ SINH TỔNG HỢP PRÔTÊIN (TT)
III - CƠ CHẾ DỊCH MÃ Ở SINH VẬT.
Khái niệm :
Mã DT chứa trong phân tử m ARN được chuyển thành trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit của prôtiên là quá trình dịch mã ( tổng hợp prôtêin )
Diễn biến của quá trình dịch mã.
Hoạt hóa axit amin.
Axit amin ( t /d)--+ATP--> Axit amin + t - ARN → aa- t ARN 
b - Dịch mã và hình thành chuỗi pôlipeptit.
- Khi m ARN tiếp xúc với ribôxôm ở côđon khởi đầu (AUG) thì aa mở đầu - t ARN ( met - t ARN) vào ribôxôm , anticôđon tương ứng của t ARN (đối mã) khớp bổ sung với côđon mở đầu (AUG)
- Tiếp theo đó aa1 - t ARN vào vị trí ben cạnh, anticôđon của nó khớp bổ sung với côđon của axit amin thứ nhất trên m ARN → Liên kết peptit tạo thành giữa aa mở đầu và aa1
- Ribôxôm dịch chuyển một bộ ba trên Marn, t ARN mở đầu rời khỏi ribôxôm 
- Tiếp theo đó, aa2 - t ARN đi vào ribôxôm, anticôđon của nó khớp bổ sung với côđon trên m ARN, hình thành liên kết peptit aa1 - aa2 .Ribôxôm dịch chuyển qua 1 bộ ba, t ARN mang aa1 rời khỏi ribôxôm 
- Qúa trình cứ như vậy tiếp diễn cho đến khi ribôxôm gặp tín hiệu kết thức ( UAG,UGA,UAA) thì 
t ARN cuối cùng ròi khỏi ribôxôm
- ribôxôm tách khỏi m ARN ,aa mở đầu tách khỏi chuỗi polipeptit → hình thành nên phân tử prôtiên 
3. Pôliribôxôm.
- Trên phân tử m ARN thường có một số ribôxôm cùng loại hoạt động được gọi là Pôliribôxôm.
4. Mối quan hệ ADN - ARN - prôtêin - tính trạng 
- ADN ---SAOMÃ---> ARN ---DỊCH MÃ---> PRÔTÊIN ----> TÍNH TRẠNG 
 ↓TỰ SAO 
TIẾT 5 : ĐỘT BIẾN GEN 
I - KHÁI NIỆM VỀ ĐỘT BIẾN GEN.
 1 . Khái niệm :
 - Đột biến gen lã những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử axit nuclêic, liên quan một hoặc một số cặp nuclêôtit.
 - Thể đột biến là những cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ở kiểu hình của cơ thể.
 	Ví dụ : Ở người, đột biến gây dị tật 6 ngón tay 
 2 Các dạng đột biến.
 - Các dạng đột biến không làm thay đổi axit amin gọi là đột biến đồng nghĩa
 - Các dạng đột biến làm thay đổi axit amin này thành axit amin khác là thể đột biến sai nghĩa
 - Đột biến dịch khung làm thay đổi khung đọc mã bắt đầu từ điểm xảy ra đọt biến 
 - Các đột biến thành bộ ba kết thức là đột biến vô nghĩa 
II - Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến 
 1. Nguyên nhân : 
 - Do tác nhân lí hóa môi trường ngoài : tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt , hóa chất 
 - Do rối lọan sinh lí, sinh học trong tế bào, cơ thể 
 2 . Cơ chế phát sinh đột biến.
 - Do ảnh hưởng của các tác nhân đọt biến : làm rối lọan quá trình tự nhân đôi ADN , đã làm mất, thêm, thay thế hoặc làm đảo vị trí các nu trong gen 
 - Có gen dễ bị biến đổi tạo ra nhiều alen
 - Nếu acridin chèn vào mạch khuôn cũ thì sẽ tạo nên đột biến thêm một cặp nuclêôtit.
 - Nếu acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp sẽ tạo nên đột biến mất một cặp nuclêôtit 
 3. Hậu quả và vai trò của đột biến gen.
 - Đột biến gen làm biến đổi chuỗi nuclêôtit của gen sẽ dẫn đến biến đổi trình tự trong chuỗi ribônuclêôtit của m ARN , làm biến đổi trình tự axit aim của prôtêin tương ứng 
 - Có những đột biến là không có lợi cũn không có hại, một số có lợi làm cho sinh vật phong phú.
III - TÍNH CHẤT BIỂU HIỆN CỦA ĐỘT BIẾN GEN 
 1. Đột biến giao tử : Xảy ra trong giảm phân ở một tế bào sinh dục nào đó , qua thụ tinh đi vào hợp tử 
 - Nếu đột biến gen trội , sẽ biểu hiện kiểu hình
 - Nếu đột biến gen lặn, không biểu hiện ở cơ thể dị hợp ( Aa) tồn tại trong quần thể bị gen trội lấn át, khi ở trạng thái đồng hợp lặn thì sẽ được biểu hiểna kiểu hình (aa)
	Ví dụ : Người bị bệnh bạng tạng là đồng hợp tủe đột biến gen lặn 
 2. Đột biến soma : 
 - Xảy ra trong nguyên phân ở một tế bào sinh dưỡng , được nhân lên trong mô tạo thành thể khảm. 
 - Không DT cho đời con bằng sinh sản hữu tính
 - Di truyền bằng sinh sản sinh dưỡng
 3. Đột biến tiền phôi.
 - Xảy ra những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, trong giai đọan 2 - 8 phôi tế bào. Đột biến đi vào giao tử , di truyền bằng sinh sản hữu tính.
TIẾT 6 : NHIỄM SẮC THỂ 
I - ĐẠI CƯƠNG VỀ NHIỄM SẮC THỂ .
 - Ở vi khuẩn NST là phân tử ADN trần, mạch xoắn kép, dạng vòng
 - Ở vi rút NST là ADN trần hoặc ARN 
 - Ở SV nhân chuẩn được cấu tạo từ chất nhiễm sắc thể gồm chủ yếu là ADN và prôtêin histon.
 - Đặc điểm : Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc
 + NST trong tế bào xôma thường tồn tại thành cặp NST tương đồng giống nhau về hình dạng kích thích và trình tự các gen.
 + Có 2 loại NST : NST giới tính và NST thường 
II - CẤU TRÚC CỦA NST SINH VẬT NHÂN CHUẨN 
 1 . Cấu trúc siêu hiển vi.
 2. Cấu trúc siêu hiển vi.
 - NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc gồm phân tử ADN mạch kép có chiều dài 2nm.
 - Phân tử ADN quấn quanh khối cầu prôtêin tạo nên các nuclêôxôm .Mỗi nuclêôxôm gồm có lõi là 8 phân ... ,UAX, UXA
	D Ribôxôm tiếp xúc với 1 trong các bộ ba : UAA,UAG, UGA
Câu 89: Số axit amin trong phân tử prôtêin hoàn chỉnh bằng :
	A Số lượng bộ ba mã sao trên m ARN 
	B Số lượng bộ ba mã sao trên m ARN trừ 1 
	C Số lượng bộ ba mã sao trên m ARN trừ 2 
	D Số lượng bộ ba mã sao trên m ARN cộng 1 	
Câu 90: Gen là một đoạn ...... mang thông tin mã hóa cho 1 sản phẩm xác định :
	A Phân tử ADN 	C Phân tử axitnuclêic 
	B Phân tử ARN 	D Phân tử prôtêin 
 Câu 91: Hãy xác định mã mở đầu và mã kết thức m ARN :
	A AUG, UGA	C UAG; UAA
	B AUU; UGG	D GUA;UGG
Câu 92: Đặc điểm nào của mã di truyền giúp cho gen bảo hiểm được thông tin di truyền ?
	A Mã di truyền có tính phổ biến 	C Mã di truyền có tính thoái hóa 
	B Mã di truyền có tính đặc hiệu 	D Mã di truyền là mã bộ ba 
Câu 93: Trong sự điều hòa hoạt động của các gen trong Lac ôperon ở vi khuẩn E.coli, lactoz giữ vai trò là :
	A Chất ức chế 	B Chất cảm ứng 	C Chất hoạt hóa 	D Chất điều hòa 
Câu 94 : Sự biến đổi chỉ 1 bazơ nitơ trong trình tự nuclêôtit của một gen sẽ gây nên hậu quả:
	A Làm biến đổi phân tử prôtêin được dịch mã từ gen đó 
	B Làm giảm sức sống của cơ thể mang gen đó 
	C Làm mất khả năng sinh sản của cơ thể mang gen đó 
	D Được di truyền qua thế hệ sau 
Câu 95: Gen A dài 4080 A0 bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng 
	A mất 1 cặp nuclêôtit 	C thêm 1 cặp nuclêôtit 	
	B thêm 2 cặp nuclêôtit 	D mất 2 cặp nuclêôtit 
Câu 96: Enzim nào sau đây xúc tác quá trình tự nhân đôi ADN ?	
	A ADN - transaminaza	C ARN - transaminaza 
B ADN - pôlimeraza	D ARN - pôlimeraza	
Câu 97: Số lượng nuclêôtit chứa trong mỗi gen cấu trúc bình thường là :
	A 600 dến 1500	C 1000 đến 2400
	B 1200 dến 3000	D trên 3000
Câu 98: Điều nào sau đây không đúng khi nói về gen ?
	A trực tiếp giải mã tổng hợp prôtêin 	C một đọan của ADN 
	B chứa thông tin quy định cấu trúc prôtêin 	D Có đơn phân cấu tạo là nuclêic 
Câu 99: Bộ ba ribônuclêôtit nằm trên phân tử m ARN được gọi là :
	A Bộ ba mã sao 	B Bộ ba đối mã 	C Bộ ba mã gốc 	D bộ ba mật mã 
Câu 100: Bộ ba đối mã được chứa trong loại phân tử ARN nào sau đây ?
A ARN thông tin 	C ARN thông tin và ARN ribôxôm 
B ARN vận chuyển	D ARN ribôxôm 
Câu 101: Qúa trình tổng hợp m ARN còn gọi là :
	A Tự nhân đôi 	B sao mã 	C dịch mã 	D Giải mã 
Câu 102: Loại gen nào sau đây trực tiếp tổng hợp m ARN ?
	A Gen khởi động 	B gen ức chế 	C gen điều hòa 	D gen cấu trúc 
Câu 103: Qúa trình sao mã còn gọi là :
	A Tự sao	B phiên mã 	C dịch mã 	D Giải mã 
Câu 104: En zim xúc tác quá trình tổng hợp ARN là :
	A ADN - pôlimeraza 	C ADN - đê hi đrôgenaza 
	B ARN - đêhiđrôgenaza 	D ARN - pôlimeraza 
Câu 105: Prôtêin được điều khiển tổng hợp từ :
	A gen 	B ARN vận chuyển 	C ARN ribôxôm 	D Tế bào chất 
Câu 106: Prôtêin được trực tiếp tổng hợp từ :
	A gen 	B nhiễm sắc thể 	C m ARN 	D ADN 
Câu 107: Tổng số nuclêôtit của gen có 129 vòng xoắn là :
	A 2850	B 2580 	C 1290	D 1920 
Câu 108: Số vòng xoắn của mỗi gen có chiều dài 0, 306 μm là :
	A 90 vòng 	B 180 vòng 	C 153 vòng 	D 306 vòng 
Câu 109: Chiều dài của gen có chứa 250 cặp A - T và 350 cặp G - X là :
	A 4080 A0	B 3060 A0	C 2040 A0	D 1020 A0	
Câu 110: Một gen có chứa 400 cặp A - T và 300 cặp G - X .Số liên kết hiđrô của gen bằng :
	A 2000 liên kết 	B 1900 liên kết 	C 1800 liên kết 	D 17 00 liên kết 
Câu 111: Loại gen nào sau đây khi bị đột biến sẽ làm thay đổi cấu trúc của phân tử prôtêin được tổng hợp 
	A Gen sản xuất 	B gen khởi động 	C gen điều hòa 	D Gen vận hành 	
Câu 112: Đột biến gen sau đây làm thay đổi nhiều nhất về thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit là :
	A Thay một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác không cùng loại 
	B Thay 3 cặp nuclêôtit ngay sau 3 cặp nuclêôtit chứa bộ ba mở đầu của gen 
	C Mất 1 cặp nuclêôtit ngay sau 3 cặp nuclêôtit chứa bộ 3 mở đầu 
	D Đảo 2 cặp nuclêôtit nằm trong 2 bộ ba khác nhau 
Câu 113 : Phát biểu nào sau đây về quá trình sao chép ( tái bản ) của ADN là đúng ?
	A Qúa trình sao chép của ADN ở sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân chuẩn và vi rút đều theo cơ chế bán bảo tòan 
	B Qúa trình sao chép của ADN ở vi rút và sinh vật nhân sơ theo cơ chế nữa gián đọan , còn quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn theo cơ chế liên tục 
	C Qúa trình sao chép của ADN ở vi rút và sinh vật nhân sơ theo cơ chế nữa gián đọan, , còn quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn theo cơ chế gián đọan 
	D Qúa trình sao chép của ADN ở sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân chuẩn và vi rút đều theo cơ chế liên tục 
Câu 114: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về mã di truyền ?
	A Mã di truyền được đọc theo một chiều , từ một điểm xác định liên tục từng bộ ba nuclêôtit
	B Các loài sinh vật khác nhau thường có bộ mã di truyền khác nhau.
	C Mã di truyền có tính thoái hóa, nghĩa là một axit amin có thể được mã hóa bằng nhiều bộ ba nuclêôtit khác nhau 
	D Trong số 64 bộ ba thì có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin là UAA, UAG, UGA
Câu 115: Pôlixôm ( pôliribôxôm ) là :
	A một loại ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân chuẩn 
	B một loại ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân sơ 
	C một loại enzim có vai trò xúc tác cho quá trình sinh tổng hợp prôtêin 
	D một nhóm ribôxôm cùng hoạt động trên một phân tử m ARN vào một thời điểm nhất định
Câu 116: Ở sinh vật nhân sơ, sự điều hòa hoạt động của gen chủ yếu diễn ra ở giai đọan 
	A trước phiễn mã 	C phiên mã 
	B trước phiên mã , phiên mã và dịch mã	D dịch mã 
Câu 117: Trong mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình, vùng mang tín hiệu khởi động và kiểm sóat quá trình phiên mã là 
	A vùng khởi động 	C Vùng khởi đầu, vùng mã hóa 
	B Vùng mã hóa 	D Vùng khởi đầu và vùng mã hóa, vùng kết thúc 
Câu 118: Cấu trúc gen của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn phân biệt nhau ở chỗ :
	A phần lớn các gen ở sinh vật nhân chuẩn có vùng mã hóa liên tục, còn phần lớn các gen của sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa không liên tục 
	B phần lớn các gen ở sinh vật nhân chuẩn có vùng mã hóa liên tục, còn phần lớn các gen của sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục hoặc không liên tục 
	C phần lớn các gen ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn ,còn phần lớn các gen của sinh vật nhân chuẩn có vùng mã hóa không liên tục
	D phần lớn các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục ,còn phần lớn các gen của sinh vật nhân chuẩn có vùng mã hóa không liên tục
Câu 119: Câu nào trong các câu sau đây sai ?
	A Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã theo chiều 3’ -> 5’
	B Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được mới được theo chiều 3’ -> 5’
	C Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã theo chiều 5’ -> 3’
 D Trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin , mạch phiên mã ARN được dịch mã theo 
chiều 3’ -> 5’
Câu 120: Có trình tự ARN [ 5’ - AUG GGG UGX XAU UUU - 3’ ] mã hóa cho một đọan pôlipeptit gồm 5 axit amin . Sự thay thế nuclêôtit nào dẫn đến việc đọan pôlipeptit này chỉ còn lại 2 axit amin ?
	A Thay thế A ở bộ 3 nuclêôtit đầu tiên bằng X C Thay thếG ở bộ 3 nuclêôtit đầu tiên bằng A 
	B Thay thế X ở bộ 3 nuclêôtit đầu tiên bằng A D Thay thế U ở bộ 3 nuclêôtit đầu tiên bằng A
Câu 110: Một gen có chứa 400 cặp A - T và 300 cặp G - X .Số liên kết hiđrô của gen bằng :
	A 2000 liên kết 	B 1900 liên kết 	C 1800 liên kết 	D 17 00 liên kết 
Câu 111: Loại gen nào sau đây khi bị đột biến sẽ làm thay đổi cấu trúc của phân tử prôtêin được tổng hợp 
	A Gen sản xuất 	B gen khởi động 	C gen điều hòa 	D Gen vận hành 	
Câu 112: Đột biến gen sau đây làm thay đổi nhiều nhất về thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit là :
	A Thay một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác không cùng loại 
	B Thay 3 cặp nuclêôtit ngay sau 3 cặp nuclêôtit chứa bộ ba mở đầu của gen 
	C Mất 1 cặp nuclêôtit ngay sau 3 cặp nuclêôtit chứa bộ 3 mở đầu 
	D Đảo 2 cặp nuclêôtit nằm trong 2 bộ ba khác nhau 
Câu 113 : Phát biểu nào sau đây về quá trình sao chép ( tái bản ) của ADN là đúng ?
	A Qúa trình sao chép của ADN ở sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân chuẩn và vi rút đều theo cơ chế bán bảo tòan 
	B Qúa trình sao chép của ADN ở vi rút và sinh vật nhân sơ theo cơ chế nữa gián đọan , còn quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn theo cơ chế liên tục 
	C Qúa trình sao chép của ADN ở vi rút và sinh vật nhân sơ theo cơ chế nữa gián đọan, , còn quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn theo cơ chế gián đọan 
	D Qúa trình sao chép của ADN ở sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân chuẩn và vi rút đều theo cơ chế liên tục 
Câu 114: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về mã di truyền ?
	A Mã di truyền được đọc theo một chiều , từ một điểm xác định liên tục từng bộ ba nuclêôtit
	B Các loài sinh vật khác nhau thường có bộ mã di truyền khác nhau.
	C Mã di truyền có tính thoái hóa, nghĩa là một axit amin có thể được mã hóa bằng nhiều bộ ba nuclêôtit khác nhau 
	D Trong số 64 bộ ba thì có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin là UAA, UAG, UGA
Câu 115: Pôlixôm ( pôliribôxôm ) là :
	A một loại ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân chuẩn 
	B một loại ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân sơ 
	C một loại enzim có vai trò xúc tác cho quá trình sinh tổng hợp prôtêin 
	D một nhóm ribôxôm cùng hoạt động trên một phân tử m ARN vào một thời điểm nhất định 
Câu 116: Ở sinh vật nhân sơ, sự điều hòa hoạt động của gen chủ yếu diễn ra ở giai đọan 
	A trước phiễn mã 	C phiên mã 
	B trước phiên mã , phiên mã và dịch mã	D dịch mã 
Câu 117: Trong mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình, vùng mang tín hiệu khởi động và kiểm sóat quá trình phiên mã là 
	A vùng khởi động 	C Vùng khởi đầu, vùng mã hóa 
	B Vùng mã hóa 	D Vùng khởi đầu và vùng mã hóa, vùng kết thúc 
Câu 118: Cấu trúc gen của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn phân biệt nhau ở chỗ :
	A phần lớn các gen ở sinh vật nhân chuẩn có vùng mã hóa liên tục, còn phần lớn các gen của sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa không liên tục 
	B phần lớn các gen ở sinh vật nhân chuẩn có vùng mã hóa liên tục, còn phần lớn các gen của sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục hoặc không liên tục 
	C phần lớn các gen ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn ,còn phần lớn các gen của sinh vật nhân chuẩn có vùng mã hóa không liên tục
	D phần lớn các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục ,còn phần lớn các gen của sinh vật nhân chuẩn có vùng mã hóa không liên tục
Câu 119: Câu nào trong các câu sau đây sai ?
	A Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã theo chiều 3’ -> 5’
	B Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được mới được theo chiều 3’ -> 5’
	C Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã theo chiều 5’ -> 3’
 D Trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin , mạch phiên mã ARN được dịch mã theo 
chiều 3’ -> 5’
Câu 120: Có trình tự ARN [ 5’ - AUG GGG UGX XAU UUU - 3’ ] mã hóa cho một đọan pôlipeptit gồm 5 axit amin . Sự thay thế nuclêôtit nào dẫn đến việc đọan pôlipeptit này chỉ còn lại 2 axit amin ?
	A Thay thế A ở bộ 3 nuclêôtit đầu tiên bằng X C Thay thếG ở bộ 3 nuclêôtit đầu tiên bằng A 
	B Thay thế X ở bộ 3 nuclêôtit đầu tiên bằng A D Thay thế U ở bộ 3 nuclêôtit đầu tiên bằng A

Tài liệu đính kèm:

  • docOn thi TN chuong I.doc