Đề cương ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối kì II môn Ngữ Văn Lớp 12

Đề cương ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối kì II môn Ngữ Văn Lớp 12

 Nguyễn Minh Châu trước năm 1975 là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn; từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. Ông thuộc trong số những “người mở đường tinh anh và tài năng” nhất của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

docx 12 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối kì II môn Ngữ Văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHUẨN BỊ KIỂM TRA CUỐI KÌ II _ LỚP 12
PHẦN I - TÓM TẮT KIẾN THỨC CÁC BÀI ĐỌC VĂN
BÀI 1. CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - NGUYỄN MINH CHÂU
Giới thiệu chung
a. Tác giả
	 Nguyễn Minh Châu trước năm 1975 là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn; từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. Ông thuộc trong số những “người mở đường tinh anh và tài năng” nhất của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
b. Tác phẩm
 “Chiếc thuyền ngoài xa” tiêu biểu cho xu hướng chung của văn học Việt Nam thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường.Tác phẩm in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu. Với ngôn từ dung dị đời thường, truyện kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.
2.Phân tích văn bản
Nội dung
a.1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
- Một “cảnh đắt trời cho” là cảnh thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vàoVới người nghệ sĩ, khung cảnh đó chứa đựng “chân lí của sự hoàn thiện”, làm dấy lên trong Phùng những xúc cảm thẩm mĩ, khiến tâm hồn anh như được gột rửa, thanh lọc.
- Một cảnh tượng phi thẩm mĩ (một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi; gã đàn ông to lớn, dữ dằn), phi nhân tính (người chồng đánh vợ một cách thô bạo, đứa con thương mẹ đã đánh lại cha,) giống như trò đùa quái ác, làm Phùng “ngơ ngác” không tin vào mắt mình.
=>	Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn chỉ ra: Cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong.
a.2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện:
- Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của một người đàn bà hàng chài nghèo khó, lam lũ,
- Câu chuyện đã giúp người nghệ sĩ Phùng hiểu về người đàn bà hàng chài (một phụ nữ nghèo khổ, nhẫn nhục, sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có tâm hồn đẹp đẽ, giàu đức hi sinh và lòng vị tha); về người chồng của chị (“bất kể lúc nào thấy khổ quá” là lôi vợ ra đánh); chánh án Đẩu (có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng kinh nghiệm sống chưa nhiều) và về chính mình (sẵn sàng làm tất cả vì sự công bằng nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận, suy nghĩ).
=>	Qua câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của các nhân vật, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: Đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.
a.3. Tấm ảnh được lựa chọn trong “ bộ lịch năm ấy”:
- Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai” (đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật). Và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh” (đó là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc đời)
- Ý nghĩa:Nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời.
b. Nghệ thuật
- Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
- Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.
c.Ý nghĩa văn bản
	“Chiếc thuyền ngoài xa”thể hiện chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực trong gia đình và hậu quả khôn lường của nó.
BÀI 2. HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT(Trích - LƯU QUANG VŨ)
1.Giới thiệu chung
a. Tác giả
	Lưu Quang Vũ là một tài năng đa dạng nhưng kịch là phần đóng góp đặc sắc nhất. Ông được coi là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu, một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại.
b. Tác phẩm
	“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Từ cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng thành một vở kịch hiện đại chứa đựng nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng và triết lí nhân sinh sâu sắc. 
	Văn bản trích trong SGK thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.
2.Phân tích văn bản
a.Nội dung
a.1. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
-Hồn Trương Ba có một cuộc sống đáng hổ thẹn khi phải sống chung với thể xác dung tục và bị sự dung tục đồng hóa.
- Lời cảnh báo của tác giả: Khi con người phải sống trong dung tục thì sớm hay muộn những phẩm chất tốt đẹp cũng sẽ bị cái dung tục ngự trị, lấn át và tàn phá. Vì thế, phải đấu tranh để loại bỏ sự dung tục, giả tạo để cuộc sống trở nên tươi sáng hơn, đẹp đẽ và nhân văn hơn.
a.2.Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với người thân
- Trong thân xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba dù không muốn vẫn phải làm những điều trái với tư tưởng của mình để thỏa mãn đòi hỏi của thể xác.
- Những người thân trong gia đình người thì xa lánh, sợ hãi, thậm chí ghét bỏ, ghê tởm (cái Gái); người lại buồn bã, đau khổ (vợ Trương Ba);Song, tất cả đều không giúp gì được và hồn Trương Ba rơi vào sự hụt hẫng, cô đơn. Vì thế, hồn Trương Ba phải lựa chọn một thái độ dứt khoát.
a.3.Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích
- Hồn Trương Ba không chấp nhận cảnh sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”. Ông muốn được sống theo đúng bản chất của mình: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
- Đế Thíchkhuyên hồn Trương Ba nên chấp nhận. Hồn Trương Ba kiên quyết từ chối và kêu gọi Đế Thích sửa sai bằng việc làm cho cu Tị sống lại.
	Qua màn đối thoại, ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo, bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, tự nhiên. Đó chính là chất thơ trong kịch của Lưu Quang Vũ.
a.4.Đoạn kết: Kết thúc vở kịch, hồn Trương Ba chấp nhận cái chết, một cái chết làm sáng bừng lên nhân cách đẹp đẽ của Trương Ba, thể hiện sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp và sự sống đích thực.
b. Nghệ thuật
- Sáng tạo lại cốt truyện dân gian.
- Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm.
- Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện,
c.Ý nghĩa văn bản
	Một trong những điều quý giá nhất của mỗi con người là được sống là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hòa tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn.Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những ngịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
PHẦN II_MỘT SỐ ĐỀ LUYỆN TẬP CHUẨN BỊ KIỂM TRA CUỐIKÌ II LỚP 12
ĐỀ SỐ 1 – ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN – LẦN 8 (Thời gian làm bài: 20 phút)
Chú ý: HS làm bài vào đôi giấy phần ĐỌC HIỂU: từ câu 1 đến câu 4. Nộp bài tại lớp!
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Cách nhìn và ý chí của từng người dẫn đến các ứng xử khác nhau trước sai lầm. Với người này, sai lầm để lại những bài học bổ ích, những kinh nghiệm quý giá. Với người khác, sai lầm lại trở thành vỏ ốc để họ thu mình trong đó, không dám mạo hiểm lần nữa. Hãy biết chấp nhận sai lầm như một động lực để bạn tiếp tục phấn đấu [...].
[...] Con người thường mắc phải một trong hai loại sai lầm sau đây: một loại sai lầm do thiếu hiểu biết và một loại sai lầm do bất cẩn. Trong khi những sai lầm do thiếu hiểu biết có thể khắc phục bằng quyết tâm học hỏi không ngừng thì sai lầm do bất cẩn thường khiến con người trở nên yếu đuối và nhu nhược. Những người thường xuyên mắc phải loại sai lầm này luôn phải đối diện với thất bại vì họ đã lãng phí bầu nhiệt huyết và nguồn năng lượng của mình.
Một trong những điều tốt đẹp mà bạn có thể làm mỗi ngày là hãy nỗ lực hết mình, và không sợ phạm sai lầm. Đừng chối bỏ, cũng đừng thất vọng nếu bạn mắc phải một sai lầm nào đó. 
(Trích Không gì là không thể - George Matthew Adams,
NXBTổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018, tr. 119 - 120) 
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, con người thường mắc phải những sai lầm nào?
Câu 3. Chỉ ra mối quan hệ giữa cách nhìn và ý chí với cách ứng xử trước sai lầm của con người được đề cập trong đoạn trích.
Câu 4. Lời khuyên“Hãy biết chấp nhận sai lầm như một động lực để bạn tiếp tục phấn đấu”trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải sống là chính mình.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật người đàn bà hàng chài được nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện trong đoạn trích sau:
Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn - vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã. 
- Phác, con ơi!
Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Thằng nhỏ đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt, và cái thằng nhỏ, lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt.
Thế rồi bất ngờ người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh ra khỏi bãi xe tăng hỏng, đuổi theo lão đàn ông. Cả hai người lại trở về chiếc thuyền. 
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Ngữ văn 12, Tập hai, 
NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 72 - 73)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI PHẦNII. LÀM VĂN
GỢI Ý: VIẾT ĐOẠN VĂN: Câu 1.Trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải sống là chính mình.
Mở đoạn: Viết lại chủ đề trong đề bài.
Trong cuộc sống, mỗi người cần phải biết sống là chính mình. Vậy sống là chính mình cần thiết như thế nào?
Thân đoạn: Giải thích – Phân tích – Chứng minh - Nêu phản đề (Là gì? Vì sao? Nêu 3 lí do, nêu 01 dẫn chứng; Phê phán những biểu hiện trái với điều đang bàn luận)
- Sống là chính mình được hiểu làmỗi người sinh ra có những đặc điểm riêng, sứ mệnh riêng, từ đó có những định hướng, ước mơ, mục tiêu khác nhau. Chúng ta hãy luôn tự tin vào bản thân mình, sống hết mình, luôn là chính mình.
- Vì sao sống là chính mìnhthật sự cần thiết?
+ Lí lẽ 1:Mỗi người sống là chính mình tạo ra những cá tính khác biệt, những màu sắc khác nhau, từ đó chúng ta có thể tiếp thu những cái hay, cái tốt của người khác để hoàn thiện mình.
+ Lí lẽ 2:Người luôn là chính mình là người có lập trường kiên định, từ lập trường kiên định đó chúng ta có thêm động lực, niềm tin để thực hiện kế hoạch mình đề ra.
+ Lí lẽ 3:Mỗi người khi không là chính mình thì chỉ là cuộc sống vay mượn từ người khác, tạm bợ, vô định. Chính vì thế, việc luôn là chính mình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống.Sống là chính mình giúp mỗi người chủ động khẳng định năng lực; vươn lên hoàn thiện bản thân,  ... iới. Một người hỏi ông: “Ông học tại những trường nào mà giỏi như vậy ?”. Ông đáp: “Học trong trường nghịch cảnh”()
Trên đường doanh nghiệp, cảnh nghèo thường kích thích hoạt động chứ không phải luôn luôn là một trở ngại.Hầu hết những ông vua thép, vua báo, vua dầu lửa, vua xe hơi ở Âu -Mỹ đều xuất thân hàn vi hơn bạn và tôi.Họ đã phải bán báo, đánh giày, lượm rác, làm bồi phòng,  chỉ nhờ hai bàn tay trắng mà làm nên sự nghiệp.
Cổ nhân đã nhận xét đúng: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, vì hễ nghèo thì bị tủi nhục, bị hiếp đáp nên người ta quyết tâm thắng nó, tận lực cải thiện đời sống, đem cả tâm trí ra phấn đấu đến cùng, và sớm muộn gì người ta cũng thắng, cũng hoá giàu.
Vả lại, có nghèo người ta mới dám mạo hiểm để làm lớn, không sợ thất bại, thắng thì được tất cả mà thua thì chẳng mất gì. Giàu có sinh nhút nhát, làm biếng; nên một người Pháp đã nói: “Những con ngựa mập không chạy được nhanh” và một nhà doanh nghiệp nọ phàn nàn với bạn như vầy: “Tôi biết thằng con tôi, nó có nhiều đức tính lắm, song nó có một cái bất lợi rất lớn là nó sinh trong một nhà giàu”.
(Rèn nghị lực để lập thân, Nguyễn Hiến Lê,NXB Văn hóa Thông tin, năm 1999, tr 7,8)
Thực hiện các yêu cầu sau: 
Câu 1. Trong đoạn trích, tác giả cho biết nghèo khổ đã làm nên động lực gì cho con người?
Câu 2. Câu nói của người Pháp: “Những con ngựa mập không chạy được nhanh” sử dụng biện pháp tu từ gì?
Câu 3. Theo anh/chị, tại sao nhà doanh nghiệp nọ phàn nàn với bạn như vầy: “Tôi biết thằng con tôi, nó có nhiều đức tính lắm, song nó có một cái bất lợi rất lớn là nó sinh trong một nhà giàu”?
Câu 4.Câu trả lời“Học trong trường nghịch cảnh của J.J.Rousseau” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?
II. LÀM VĂN 
Câu 1 (2,0 điểm)
	Từ phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ về sự cần thiết phải thắng nghịch cảnh trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
	Cảm nhận của anh/chị về nhân vật hồn Trương Ba trong đoạn trích sau:
Đế Thích: Ông Trương Ba... (đắn đo rất lâu rồi quyết định) Vì lòng quí mến ông, tôi sẽ làm cu Tị sống lại, dù có bị phạt nặng... Nhưng còn ông... rốt cuộc ông muốn nhập vào thân thể ai?
Hồn Trương Ba: (sau một hồi lâu): Tôi đã nghĩ kĩ... (nói chậm và khẽ) Tôi không nhập vào hình thù ai nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!
Đế Thích: Không thể được! Việc ông phải chết chỉ là một lầm lẫn của quan thiên đình. Cái sai ấy đã được sửa bằng cách làm cho hồn ông được sống.
Hồn Trương Ba: Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác. Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn...
Đế Thích: Không! Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào...
Hồn Trương Ba: Không thể sống với bất cứ giá nào được, ông Đế Thích ạ! Có những cái giá đắt quá, không thể trả được... Lạ thật, từ lúc tôi có đủ can đảm đi đến quyết định này, tôi bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa...
Đế Thích: Ông có biết ông quyết định điều gì không? Ông sẽ không còn lại một chút gì nữa, không được tham dự vào bất cứ nỗi vui buồn gì! Rồi đây, ngay cả sự ân hận về quyết định này, ông cũng không có được nữa.
Hồn Trương Ba: Tôi hiểu. Ông tưởng tôi không ham sống hay sao? Nhưng sống thế này, còn khổ hơn là cái chết. Mà không phải chỉ một mình tôi khổ! Những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi! Còn lấy lí lẽ gì khuyên thằng con tôi đi vào con đường ngay thẳng được? Cuộc sống giả tạo này có lợi cho ai? Họa chăng chỉ có lão lí trưởng và đám trương tuần hỉ hả thu lợi lộc! Đúng, chỉ bọn khốn kiếp là lợi lộc.
(Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba,da hàng thịt,Ngữ văn 12, 
Tập hai, NXB Giáo dục - 2008, tr.151-152)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI PHẦNII. LÀM VĂN
Câu 1. sự cần thiết phải thắng nghịch cảnh trong cuộc sống.
GỢI Ý: VIẾT ĐOẠN VĂN
Mở đoạn: Viết lại chủ đề trong đề bài.
Trong cuộc sống, mỗi người cần phải biết thắng nghịch cảnh trong cuộc sống. Vậy thắng nghịch cảnh trong cuộc sống cần thiết như thế nào?
Thân đoạn: Giải thích – Phân tích – Chứng minh – Nêu phản đề (Là gì? Vì sao? Nêu 03 lí do, nêu 01 dẫn chứng; Phê phán những biểu hiện trái với điều đang bàn luận)
- Nghịch cảnh là những khó khăn, thử thách và là điều không may mắn, không suôn sẻ trong cuộc sống của mỗi một con người.
- Vì sao thắng nghịch cảnh trong cuộc sốngthật sự cần thiết?
+ Thắng được nghịch cảnh thì ta mới phát huy sức mạnh của bản thân mình;
+ Thắng được nghịch cảnh giúp con người ta vững vàng và trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn; 
+ Vượt qua được nghịch cảnh để con người ta có thêm nghị lực, ý chí và lòng can đảm khi đương đầu với những thách thức của cuộc sống. 
+ Từ một cậu bé bị bỏ rơi trong vườn ngay khi vừa lọt lòng, bị thú hoang ăn mất một chân và bộ phận sinh dục, “chú lính chì” Thiện Nhân đã hồi sinh mạnh mẽ để giờ đây trở thành một cậu bé vui vẻ, hoạt bát, thông minh và vô cùng bản lĩnh.
-Tuy nhiên, trong cuộc sống của chúng ta, vẫn còn tồn tại không ít người run sợ, e ngại và chùn bước, dẫn đến việc dễ dàng đầu hàng và buông xuôi trước nghịch cảnh. Họ hèn nhát trước những chông gai, khó khăn, những bất trắc của cuộc sống và không dám mạnh mẽ vươn lên và vượt thoát,những người này đáng bị phê phán.
Kết đoạn: Hiểu được gì? Cần làm gì?
Qua những điều vừa nói, mỗi chúng ta đã hiểusự cần thiết phải thắng nghịch cảnh trong cuộc sống để định hướng lối sống đúng đắn cho bản thân. Vì thế, ta phải tích cực học tập và rèn luyện; biết sống đẹp, sống tốt, sống có ích.
GỢI Ý: VIẾT BÀI VĂN Câu 2. Cảm nhận về nhân vật hồn Trương Ba trong đoạn trích.
* Giới thiệu khái quát về tác giả Lưu Quang Vũ, Kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, đoạn trích,nêu vấn đề cần nghị luận.
	Lưu Quang Vũ được coi là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch Việt Nam những năm tám mươi của thế kỷ XX.Ông là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Tác phẩm của ông toát lên một ý vị triết lí và nhân sinh về đời người, kiếp người. Ông có nhiều tác phẩm kịch gây chấn động dư luận, trong đó có vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Trong đoạn trích (cảnh 7) của vở kịch, tác giả đã diễn tả sâu sắc bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba, một con người phải sống "bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo".
* Phân tích nhân vật hồn Trương Ba trong đoạn trích
- Hoàn cảnh xuất hiện cuộc đối thoại: Trong tác phẩm, Trương Ba là một ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ. Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch nhầm tên mà Trương Ba chết oan. Theo lời khuyên của "tiên cờ" Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu "sửa sai" bằng cách cho hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong thân xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà. Nhưng điều đó lại đưa Trương Ba và một nghịch cảnh khi linh hồn mình phải trú nhờ vào người khác. Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình, bị người thân từ chối. Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác hàng thịt, không chấp nhận để Đế Thích cho nhập vào xác cu Tị. 
- Nhân vật hồn Trương Ba phê phán sai lầm của Đế Thích:
+Đế Thích gợi ý để hồn rời xác anh hàng thịt sang xác cu Tị. Nhưng hồn Trương Ba, sau một “quãng đời” vô cùng thấm thía đã qua, hình dung ra những “nghịch cảnh” khác khi phải sống trong thân xác một đứa bé đã quyết định xin cho cu Tị được sống và mình được chết hẳn.
+Thần thánh cũng sai lầm, qua lời của Đế Thích: “Việc ông phải chết chỉ là một sai lầm của quan thiên đình. Cái sai ấy đã được sửa bằng cách làm cho hồn ông được sống”. Nghe Đế Thích trần tình như thế, hồn Trương Ba đã đáp lại: “Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá và gượng ép chỉ làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác”. Hồn Trương Ba đã lí luận đúng, ngay từ sự việc của Trương Ba. Trương Ba phải chết vì sự sai lầm cùa các thần quan trên thiên đình. Từ sai lầm ấy và vì tính háo danh, muốn “người trên trời, dưới đất mới biết tới cao cờ như thế nào” nên Đế Thích mới chắp vá và “gượng ép” cho hồn Trương Ba nhập vào xác hàng thịt, tạo nên nỗi khổ không chỉ cho Trương Ba mà còn với cả những người thân. Cũng vì ích kỉ, háo danh mà Đế Thích quyết phạm một sai lầm khác là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị, nếu Hồn Trương Ba không kịch liệt phản đối;
- Nhân vật hồn Trương Ba có quan niệm sống đúng đắn: sống là chính mình, sống vị tha, cao thượng, nhân hậu:
+Dù rất ham sống (“Ông tưởng tôi không ham sống hay sao?”) nhưng hồn Trương Ba lại quyết định “không muốn nhập vào hình thù ai nữa” vì hơn ai hết ông thấu hiểu nỗi khổ của bản thân mình khi phải nương nhờ vào thân xác của người khác.Ông cũng không muốn những người thân của mình phải khổ, phải liên lụy vì mình.
+Với quyết định này, Trương Ba đã tự viết nên cái kết có hậu cho cuộc đời mình và cho những người xung quanh. Mặc dù sự sống của Trương Ba đã sắp đi đến hồi kết thúc nhưng Trương Ba đã tìm thấy lại được con người thật của chính bản thân mình: “Lạ thật, từ lúc tôi có đủ can đảm đi đến quyết định này, tôi bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa...”. Không chỉ phục sinh lại những giá trị tốt đẹp của bản thân, Trương Ba còn trở nên bất tử trong suy nghĩ của tất cả những người thân bằng tình cảm nhớ thương, yêu quý. 
+ Hồn Trương Ba lại phải giải thích rằng cũng ham sống lắm, nhưng sống mà mình không còn là mình, bắt người thân phải khổ vì mình thì đó là cái giá không thể trả được. Và hồn Trương Ba đã đặt ngược lại vấn đề rồi đi đến kết luận: “Cuộc sống giả tạo này có lợi cho ai? Họa chăng chỉ có lão lí tưởng và đám trương tuần hỉ hả thu lợi lộc! Đúng, chỉ bọn khốn kiếp là lợi lộc”. 
+Cách giải quyết của hồn Trương Ba là duy nhất đúng và toàn vẹn nhất dù cách đó có thể khiến hồn Trương Ba vĩnh viễn rời xa cuộc đời này, thậm chí “cả sự ân hận về quyết định này, ông cũng không có được nữa”. Vì chỉ khi “chết hẳn”, hồn Trương Ba mới tìm lại được sự thanh thản, trong sáng; những người thân của Trương Ba cũng sẽ không còn phải khổ vì ông; thằng con của Trương Ba sẽ có cơ hội trở lại con đường ngay thẳng. Cho đến phút cuối cùng, hồn Trương Ba vẫn rất nhân hậu, vị tha.
- Nghệ thuật
	Nhân vật Trương Ba trong đoạn trích được thể hiện thông qua nghệ thuật sử dụng lời đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính; hành động kịch của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện đã góp phần tạo nên chiều sâu cho vở kịch.
* Đánh giá
	Tóm lại, trong đoạn trích, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện một cách sâu sắc và sinh động bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba. Bi kịch và cách xử lí trước bi kịch của nhân vật hồnTrương Ba có ý nghĩa nhân văn sâu sắc và ý nghĩa phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ, góp phần đấu tranh chống lại sự tha hoá ở mỗi con người trong đời sống hiện nay.Nhân vật hồn Trương Ba trong đoạn trích góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật mới mẻ, độc đáo trong nghệ thuật viết kịch của Lưu Quang Vũ.
..........................Hết............................

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_chuan_bi_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_ngu_van_lop.docx