Đề cương hướng dẫn ôn tập môn Ngữ văn lớp 12

Đề cương hướng dẫn ôn tập môn Ngữ văn lớp 12

Bài 1:

 Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

A. Kiến thức cơ bản

 - Hướng dẫn HS tìm hiểu và nắm vững một số khái niệm về văn học sử: giai đọan văn học, xu hướng văn học, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, thành tựu văn học.

 1. Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội và văn hóa tác động đến sự phát triển của văn học thời kì từ năm 1945 đến 1975.

 - Ba chặng phát triển của văn học. Mỗi chặng có đặc điểm riêng, thành tựu riêng.

- Ba đặc điểm cơ bản:

 + Chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

 + Hướng về đại chúng

 

doc 14 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1350Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương hướng dẫn ôn tập môn Ngữ văn lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
Năm học 2010-2011
Chương trình chuân
-------------
Bài 1:
 Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
A. Kiến thức cơ bản
 - Hướng dẫn HS tìm hiểu và nắm vững một số khái niệm về văn học sử: giai đọan văn học, xu hướng văn học, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, thành tựu văn học...
 1. Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội và văn hóa tác động đến sự phát triển của văn học thời kì từ năm 1945 đến 1975.
 - Ba chặng phát triển của văn học. Mỗi chặng có đặc điểm riêng, thành tựu riêng.
- Ba đặc điểm cơ bản: 
 + Chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
 + Hướng về đại chúng.
 + Chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. 
 2. Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội và văn hóa tác động đến sự phát triển của văn học thời kì từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
 - Giáo viên nêu những đánh giá khái quát về nền văn học đổi mới với những nội dung dân chủ, tính nhân bản, nhân văn sâu sắc, quan tâm nhiều hơn đến các số phận con người trong cuộc sống đời thường; có những tìm tòi và đổi mới trong nghệ thuật .
 B. Câu hỏi luyện tập:
 Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi:
 Câu 1: Hãy trình bày ngắn gọn những nét chính về lịch sử , xã hội và văn hóa có ảnh hưởng đến sự phát triển của văn học từ 1945 đến 1975.
 Câu 2 : Hãy nêu khái quát những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975.

Bài 2:
 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
 Hồ Chí Minh
A. Kiến thức cơ bản
 1. Tác giả 
 Giáo viên tóm tắt vài nét tiểu sử tóm tắt về tác giả.
 2. Tác phẩm
 - Hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập tại Hà Nội và ngày 2-9-1945, đọc tại quảng trường Ba Đình trong buổi lễ mít tinh. Trong tình hình đế quốc thực dân đang chuẩn bị chiếm nước ta, thù trong giặc ngoài, Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố, khẳng định quyền độc lập tự do và chủ quyền của dân tộc Việt Nam.
 - Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện chính trị có giá tri lịch sử to lớn, là áng văn chính luận mẫu mực. 
 - Nghệ thuật chặt chẽ trong lập luận và bố cục mạch lạc, dẫn chứng chọn lọc, lời văn hùng hồn thuyết phục.
B. Câu hỏi luyện tập:
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi:
 Câu 1: Hãy trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập.
 Câu 2 : Hãy chọn phân tích một số dẫn chứng để làm rõ sức thuyết phục của văn chính luận trong Tuyên ngôn Độc lập.

Bài 3:
 TÂY TIẾN
 Quang Dũng
A. Kiến thức cơ bản
 1. Tác giả 
 Giáo viên tóm tắt vài nét tiểu sử về tác giả.
 2. Tác phẩm
 - Hoàn cảnh sáng tác – SGK
 - Nội dung : Cảm nhận được vẻ dẹp riêng của thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính Tây Tiến. Bài thơ là nỗi nhớ sâu sắc về những kỉ niệm Tây Tiến vừa lãng mạn vừa trữ tình nhưng cũng rất bi tráng.
 + Đọan 1: Nỗi nhớ chơi vơi về núi rừng Tây bắc, về con đường hành quân gian khổ, khó khăn, về những hi sinh mất mát, về những kỉ niệm ấm áp tình cảm quân dân được thể hiện bằng những nét vẽ táo bạo của ngôn ngữ tạo hình và cảm xúc hiện thực của tâm hồn người lính trẻ lãng mạn.
 + Đoạn 2 :Vẻ đẹp và sự gắn bó tình nghĩa quân dân thắm thiết. Thiên nhiên đẹp hoang sơ, dữ dội. Những con người mộc mạc gần gũi, hào hoa, thân thiện và đẹp đẽ, duyên dáng trong lao động và sinh hoạt đã để lại nhiều ấn tượng không phai mờ trong lòng người lính Tây Tiến.
 + Đọan 3 : Vẻ đẹp kiêu hùng, mạnh mẽ của người lính được khắc họa bằng cảm hứng lãng mạn và chân thực. Vẻ đẹp bi tráng của bức chân dung người lính Tây Tiến oai phong lẫm liệt, coi thường hiểm nguy và hi sinh, tình nguyện chiến đấu và chiến đấu dũng cảm cũng như tâm hồn lãng mạn, thơ mộng mãi mãi khắc sâu trong trái tim mọi người.
Ngôn ngữ thơ trang trọng, giàu chất hội họa và gợi cảm kết hợp với cái nhìn vừa hiện thực vừa lãng mạn của hồn thơ hào hoa đã tạo nên thành công cho bài thơ. 
B. Câu hỏi luyện tập:
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi:
 Câu 1: Hãy trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tây Tiến.
 Câu 2: Hãy chọn phân tích từng đoạn 1, đoạn 2, đoạn 3 trong bài thơ.
 Câu 3: Hãy chọn phân tích một số câu thơ để làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và hiện thực của hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài thơ.
 Bài 4 VIỆT BẮC ( Trích)
 Tố Hữu
A. Kiến thức cơ bản
 1. Tác giả 
 Giáo viên tóm tắt 
 - Một vài nét chính về cuộc đời và con đường cách mạng, con đường thơ Tố Hữu.
 - Đặc điểm phong cách thơ là sự hòa quyện giữa nội dung trữ tình cách mạng và tính dân tộc đại chúng.
 2. Tác phẩm
 - Giúp học sinh cảm nhận được nghĩa tình gắn bó sâu nặng, thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước trong một thời đại kháng chiến gian khổ mà anh hùng.
- Hoàn cảnh sáng tác đặc biệt khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, khi Trung ương Đảng và Chính phủ về Hà Nội. Bao tâm trạng vui buồn nhung nhớ đan xen. Bài thơ như một lời nhắn gửi về tình nghĩa và lòng thủy chung giữa người đi kẻ ở. Tác phẩm chọn hình thức đối đáp giao duyên trữ tình để thể hiện những tình cảm sâu nặng giữa người về xuôi – người cán bộ với người ở lại- người Việt Bắc. Nhà thơ đã không chỉ nói lên được những tình cảm cá nhân mà còn thể hiện thành công tình cảm lớn của thời đại, của nhân dân đối với Cách mạng và lãnh tụ, của cách mạng với nhân dân.
- Đoạn trích ( trong SGK) nằm ở phần một của bài thơ gồm có 2 phần, bộc lộ nỗi nhớ về những năm tháng Việt Bắc gian khổ thiếu thốn nhưng ân nghĩa thủy chung trường kì kháng chiến. Bằng lối thơ lục bát truyền thống và lối hát giao duyên nam nữ, nhà thơ đã khắc sâu thêm những tình cảm lưu luyến, bịn rịn và sâu nặng qua những kỉ niệm trải theo thời gian và không gian.
- Cảm xúc bao trùm đoạn trích là nỗi nhớ ( lặp lại từ nhớ, lặp cấu trúc câu, dùng từ Mình- Ta biến hóa). Nỗi nhớ theo dòng hồi tưởng qua cách hỏi – đáp giúp độc giả lần theo ngày tháng, lần theo tên đất tên làng, lần theo những sự việc sự kiện, lần theo vui buồn ... lắng nghe những cung bậc tình nghĩa của mười lăm năm ấy. Thiên nhiên và con người Việt Bắc hiện lên trong mưa nguồn suối lũ trong mây mù, trong cảnh bốn mùa tươi tắn và gần gũi thân thương. Cuộc sống gian nan, đói khổ nhưng ấm áp tình cảm quân dân như cá nước, như anh em một nhà Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng... Tấm lòng thủy chung và ân tình của người cán bộ dành cho nhân dân Việt Bắc và nhân dân Việt Bắc dành cho người cán bộ cách mạng không bao giờ nhạt phai.
- Một số đặc sắc về nghệ thuật: Tính dân tộc và mộc mạc, kết cấu đậm chất ca dao, giọng điệu ngọt ngào, nhịp thơ uyển chuyển. 
B. Câu hỏi luyện tập:
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi:
 Câu 1: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc có gì đáng chú ý giúp ta hiểu thêm bài thơ?
 Câu 2: Hãy phân tích đoạn thơ sau: 
 Ta về, mình có nhớ ta
 Ta về, ta nhớ những hoa cùng người ...
...Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
 Câu 3: Hãy chọn phân tích một số câu thơ (trong đoạn trích Việt bắc đã học) để làm rõ đặc điểm phong cách thơ Tố Hữu.
Bài 5 ĐẤT NƯỚC 
 ( Trích Mặt đường khát vọng)
 Nguyễn Khoa Điềm
A. Kiến thức cơ bản
 1. Tác giả 
 Giáo viên tóm tắt 
 - Một vài nét chính về cuộc đời và con đường thơ Nguyễn Khoa Điềm.
 2. Tác phẩm
- Những cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước trong những câu thơ đoạn mở đầu. Trên ba phương diện : Chiều dài thời gian -lịch sử, không gian- địa lí, văn hoá – phong tục, lối sống truyền thống. Nghệ thuật thể hiện chân thành và chặt chẽ, hứng khởi, tự hào và triết luận.
- Tư tưởng bao trùm là Đất nước của Nhân dân thể hiện qua cảm xúc trữ tình trẻ trung của tình yêu lứa đôi riêng gắn bó và đồng cảm với tình cảm yêu tổ quốc, yêu nhân dân. Nghệ thuật thơ tự sự gần gũi, thân mật mà lãng mạn kết hợp với chất liệu văn hóa dân gian tạo nên âm hưởng đằm thắm, lôi cuốn nhưng cũng rất trang trọng, linh thiêng.
- Nhà thơ có cảm nhận và suy ngẫm sâu sắc về đất nước và nhân dân đã quy tụ mọi cách nhìn và có những phát hiện mới mẻ, thú vị về địa lí, văn hóa và lịch sử của đất nước. Sự hóa thân của những con người huyền thoại, những anh hùng có tên và vô danh đã làm nên hình vóc và vẻ đẹp kì thú của biết bao danh lam thắng cảnh trên đất nước này. Tâm hồn và số phận bao thế hệ người Việt đã hóa núi sông ta, đã làm nên Đất nước muôn đời. Nhiều câu thơ có sức khái quát, chứa đựng những tư tưởng lớn đầy tính nhân văn khơi dậy lòng tự hào và trách nhiệm công dân, thức tỉnh lớp trẻ phấn đấu, học tập và chiến đấu hi sinh 
 Để Đất nước này là Đất nước của Nhân dân
 Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại.
- Nghệ thuật : Thơ tự do kết hợp hài hòa yếu tố trữ tình với chính luận. Cảm xúc chân thành, trải nghiệm sâu sắc và cái nhìn mới mẻ giàu chất văn hóa dân gian đã đem lại sức cảm hóa, lôi cuốn cho bản trường ca. 
B. Câu hỏi luyện tập:
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi:
 Câu 1: Hoàn cảnh ra đời của trường ca Mặt đường khát vọng?
 Câu 2: Hãy phân tích đoạn thơ sau: 
 “Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi...
 ... Đất nước có từ ngày đó...”
 Câu 3: Hãy phân tích đoạn thơ sau:
 “Trong anh và em hôm nay
 ...Làm nên Đất nước muôn đời...”
Bài 6:
 SÓNG
 Xuân Quỳnh
A. Kiến thức cơ bản
 1. Tác giả 
 Giáo viên tóm tắt vài nét tiểu sử về tác giả.
 2. Tác phẩm
 - Hoàn cảnh sáng tác – SGK
 - Nội dung : Cảm nhận được vẻ đẹp riêng của bài thơ viết về tình yêu. Sóng là đối tượng và là cơ sở để thi sĩ bày tỏ tâm hồn, bày tỏ tình yêu của người con gái đang yêu. Hình tượng sóng khơi nguồn cảm hứng thơ. Sự chia sẻ, giãi bày và cảm nhận nhờ có mối liên tưởng đặc biệt đồng điệu giữa sóng và em với nhiều cung bậc đầy màu sắc của tình yêu( hai khổ thơ đầu). Từ khổ thứ ba, cảm hứng thơ lại là những cảm xúc và suy ngẫm, liên tưởng thú vị về ngọn nguồn và những sắc điệu đa thanh của tiếng nói tình yêu lứa đôi. Ba khổ thơ cuối hình tượng sóng trở thành khát vọng hạnh phúc vĩnh hằng. Hòa lẫn vào nhau sóng và em cùng hướng đến tình yêu hạnh phúc mãi mãi.
 - Bài thơ là lời tự bạch của tâm hồn phụ nữ đang yêu. Bằng việc khám phá những biểu hiện đối lập nhưng thống nhất, tác giả giúp người đọc hình dung câu chuyện tình yêu và chân dung người phụ nữ khi yêu. Bộc lộ và suy nghĩ, băn khoăn, day dứt, khát khao và cả hờn dỗi, lòng ghen ...,nhân vật trữ tình giống như con sóng đại dương muốn kiếm tìm để có thể hiểu thêm nữa về tâm hồn và tình yêu của mình. Tất cả vẫn bí ẩn, không thể thỏa mãn. Chỉ còn những nỗi nhớ giày vò, sự đam mê triền miên và lòng thủy chung son sắt. Vẻ đẹp của bài thơ là thể thơ tự do, ngôn ngữ giầu sức gợi tả, gợi liên tưởng tự nhiên làm nổi bật những sắc thái và vẻ đẹp của tình yêu trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam hiện đại. 
B. Câu hỏi luyện tập:
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi:
 Câu 1: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Sóng?
 Câu 2: Hãy phân tích đoạn thơ sau: 
 “ Con sóng dưới lòng sâu
 Con sóng trên mặt nước
 ... Hướng về anh một phương”
 Câu 3: Hãy phân tích đoạn thơ :
 “Cuộc đời tuy dài thế
 Năm tháng vẫn đi qua
 ...Để ngàn năm còn vỗ”.
Bài 7
 ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
 Thanh Thảo
A. Kiến thức cơ bản
 1. Tác giả 
 Giáo viên tóm tắt vài nét tiểu sử về tác giả.
 2. Tác phẩm
 - Hoàn cả ... ây trói cho A Phủ và vội vã chạy theo, tự giải thoát là một kết thúc hợp với cốt truyện. Cuộc đời cam chịu, bằng lòng với thân phận nhà nghèo của nhân vật Mị có thể đạt đến điển hình cho số phận người phụ nữ miền núi trước Cách mạng 1945. Nhân vật A Phủ cũng là chàng trai nghèo, mồ côi, gan góc và mạnh mẽ. A Phủ đã hành động vì sự công bằng để sau đó bị đánh đập và biến thành nô lệ suốt đời cho nhà quan thống lí Pá Tra. ước muốn tự do và công lí của anh nông dân Mèo Tây bắc được miêu tả với những chi tiết chân thực làm nổi bật tính cách thật thà, ngay thẳng và mạnh mẽ của A Phủ. Nhẫn nhục chịu đựng và chấp nhận tất cả, A Phủ sẽ chết với cái cây cọc và luật lệ hà khắc của xã hội miền núi, của bọn quan lại thống lí. A Phủ đã chạy trốn cùng với người phụ nữ bất hạnh chán chồng đến miền đất mới Phiềng Sa. 
 + Tâm trạng, suy nghĩ và hành động của Mị trong đêm mùa xuân và trước khi cởi trói cho A Phủ thể hiện tài miêu tả tâm lí của Tô Hoài đã làm nổi bật tính cách nhân vật. Câu truyện có giá trị nhân đạo sâu sắc. Sự cảm thông, chia sẻ và bênh vực ngợi ca người dân miền núi trước Cách mạng đồng thời tác giả phê phán và lên án bọn chúa đất miền núi tàn bạo, vô nhân và các thế lực chà đạp nhân dân lao động. 
 + Nghệ thuật: Cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh giàu tính tạo hình và gợi cảm. Nghệ thuật dựng truyện, trần thuật, xây dựng đối thoại, miêu tả cảnh và tâm trạng ...
B. Câu hỏi luyện tập:
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi:
 Câu 1: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài.
 Câu 2: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đoạn cởi trói cho A Phủ ở Hồng Ngài.
 Câu 3: Cảm nhận của anh chị về giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài ?
Bài 11
 VỢ NHẶT
 Kim Lân
A. Kiến thức cơ bản
 1. Tác giả 
 Giáo viên tóm tắt vài nét tiểu sử về tác giả.
 2. Tác phẩm
 - Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm (Sgk).
 - Nội dung:
 + Cuộc đời thê thảm của người nông dân trước Cách mạng trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nhân vật Tràng có vợ gây ngạc nhiên cho xóm ngụ cư. Một người như Tràng bỗng nhiên có vợ và có vợ trong lúc cái đói đang đe doạ tính mạng mỗi người. Người đàn bà không tên gầy teo, đói nghèo không việc làm, không chốn nương thân, theo Tràng về làm vợ chỉ qua vài ba câu buâng quơ. Được mẹ cảm thông, chia sẻ, Tràng và vợ đã có nhiều thay đổi. Gia đình thay đổi. Ba con người khốn khó, trong đói khát và cái chết đang rình rập vẫn thương yêu, đùm bọc, che chở và hướng về ngày mai tốt đẹp hơn. Niềm vui và hi vọng giúp ba mẹ con Tràng hạnh phúc hơn.
 + Nghệ thuật: Cách tạo tình huống độc đáo: Trong ngày đói chết người, một anh nông dân như Tràng nhặt được vợ. Chuyện đó nên vui hay lo? Nghệ thuật trần thuật, xây dựng đối thoại, miêu tả cảnh và tâm lí nhân vật...
B. Câu hỏi luyện tập:
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi:
 Câu 1: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ. 
 Câu 2: Phân tích tình huống truyện độc đáo của truyện Vợ nhặt.
 Câu 3: Cảm nhận của anh chị về giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt cuả Kim Lân.
 Câu 4: Từ những tình tiết quan trọng và tên truyện Vợ nhặt, anh chị có suy nghĩ về số phận người phụ nữ nông thôn trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Bài 12
 RỪNG XÀ NU
 Nguyễn Trung Thành
A. Kiến thức cơ bản
 1. Tác giả 
 Giáo viên tóm tắt vài nét tiểu sử về tác giả.
 2. Tác phẩm
 - Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm (Sgk).
 - Nội dung:
 + Hình ảnh rừng xà nu được miêu tả bằng bút pháp tả thực và lãng mạn đã khái quát được vẻ đẹp và sức sống tuyệt vời của loại cây rừng Tây Nguyên. Cây xà nu găn bó , gần gũi và thuỷ chung với cuộc sống sinh hoạt của người XôMan. Nó trở thành biểu tượng và niềm kiêu hãnh cho sức sống, cho phẩm chất cao đẹp của người XôMan vượt lên sự huỷ diệt của kẻ thù, không gì có thể tàn phá nổi những cánh rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.
 + Tác phẩm xây dựng thành công hệ thống nhân vật, các thế hệ nối tiếp nhau cùng yêu làng, yêu đất nước, yêu cách mạng và một lòng căm thù lũ giặc, quyết tâm đánh giặc. Cụ Mết như cây xà nu cổ thụ, vững chãi, như thủ lĩnh của bộ tộc. Nhân vật Dít và Tnú, như lớp cây xà nu trưởng thành trong kháng chiến ác liệt, gan dạ, dũng cảm...Bé Heng gan dạ, nhanh nhẹn và hiểu biết là thế hệ tiếp nối truyền thống của làng
 + Nghệ thuật: Âm hưởng sử thi trong câu chuyện một đời kể trong một đêm bao trùm tác phẩm. Tác giả tạo không gian thiên nhiên, tạo không gian kể chuyện, sắp xếp thời gian theo từng phần phù hợp với nội dung cuộc đời nhân vật Tnú. Ngôn ngữ trang trọng và gần với đời sống sinh hoạt của người Tây Nguyên.
B. Câu hỏi luyện tập:
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi:
 Câu 1: Phân tích vẻ đẹp của người Xô Man được miêu tả trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành . 
 Câu 2: Phân tích tính sử thi trong truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành 
 Câu 3: Cảm nhận của anh, chị về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Bài 13
 NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
 (Trích)
 Nguyễn Thi
A. Kiến thức cơ bản
 1. Tác giả 
 Giáo viên tóm tắt vài nét tiểu sử về tác giả.
 2. Tác phẩm
 - Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm (Sgk).
 - Nội dung:
 + Qua dòng hồi tưởng không liên tục của anh bộ đội Việt, người đọc được nghe câu chuyện cảm động về một gia đình có truyền thống yêu nước. Gửi lại cuốn sổ ghi lịch sử gia đình, hai chị em Chiến và Việt tình nguyện xung phong vào bộ đội chiến đấu trả thù cho ba má, viết thêm chiến công vào truyền thống đánh giặc của gia đình. 
 + Những kí ức tuổi thơ và kỉ niệm vẫn còn tươi nguyên trong tâm hồn chàng trai trẻ ngay cả khi bị thương nặng , một mình giữa rừng, sống chết chỉ là gang tấc. Việt và Chiến rất thương yêu, nhường nhịn nhau; thương ba má, thương quý chú Năm và các thành viên khác. Hai chị em tuy chưa thật đủ trưởng thành, chưa thể hiểu hết mọi chuyện nhưng trong hồn hai chị em có một tình cảm vừa thiêng liêng, vừa cao đẹp dành cho tổ tiên, ba má, gia đình và quê hương.
 + Nghệ thuật: Câu chuyện kể theo dòng hồi tưởng đứt quãng của nhân vật Việt khi bị thương nặng giữa rừng linh hoạt, chân thực, cảm động. Ngôn ngữ mang đậm màu sắc địa phương nam Bộ và gần với đời sống sinh hoạt .
B. Câu hỏi luyện tập:
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi:
 Câu 1: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của nhân vật Việt và Chiến. 
 Câu 2: Phân tích cách trần thuật theo dòng hồi tưởng có ý nghĩa thế nào trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm. 
 Câu 3: Cảm nhận của anh, chị về truyền thống yêu nước trong gia đình qua câu chuyện này.
Bài 13
 CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
 (Trích)
 Nguyễn Minh Châu
A. Kiến thức cơ bản
 1. Tác giả 
 Giáo viên tóm tắt vài nét tiểu sử về tác giả.
 2. Tác phẩm
 - Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm (Sgk).
 - Nội dung:
 + Hai phát hiện của người nghệ sĩ Phùng: Một chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong màn sương sớm trên biển rất gợi cảm hứng cho nhiếp ảnh gia; một cảnh tượng khác gây chú ý đặc biệt, một người đàn ông to lớn, dữ dằn đang đánh đập người vợ nhỏ bé, mệt mỏi, xấu xí, một đứa con trai nhỏ bênh mẹ bị hai cái tát của bố...Người nghệ sĩ ngơ ngác, ngỡ ngàng không thể lí giải nổi.
 + Câu chuyện của người đàn bà tại Toà án huyện trong phiên toà xử ly hôn cho chính chị ta thoát khỏi người chồng vũ phu. Chị nhất quyết xin toà: đừng bắt con bỏ nó...Khước từ mọi giúp đỡ của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng, người đàn bà khốn khổ không hề nhẫn nhục chịu đựng một cách vô lí; không nông nổi mù quáng mà qua những lời chị giãi bày phân trần người ta thấy chị rất sâu sắc, hiểu biết việc, đời việc mình. Hai con người có học thức và trải đời đều không khỏi bị bất ngờ. Không thể hiểu hết được những nghịch lí của cuộc đời, những nghịch lí con người buộc phải chấp nhận. Lòng tốt chưa đủ, pháp luật rát cần thiết nhưng cần giải pháp thực tế hợp với từng người, từng cảnh ngộ. Hai người đàn ông trí thức lúc đầu phẫn nộ, sau thấu hiểu là cảm thông, và cuối cùng là hoang mang, hoài nghi chính những sự hiểu biết của mình. Cuộc đời thật nhiều bi kịch và oan trái, nhiều nghịch lí, nhiều bí hiểm ...
 + Nghệ sĩ Phùng khi chọn tấm ảnh và mỗi khi nhìn sâu vào trong ảnh lại cảm nhận nhiều điều mới mẻ. Nghệ thuật chân chính và người nghệ sĩ chân chính nên gắn kết với cuộc đời, viết về những sự thật, viết chân thực và giản dị về con người và hiện thực bằng trái tim và lòng dũng cảm, bằng tài năng..
 + Nghệ thuật: Câu chuyện tạo một tình huống độc đáo. Cốt truyện sáng tạo, kịch tính; lời kể nhẹ nhàng, lời văn giản dị; khắc hoạ nhân vật sắc sảo...
B. Câu hỏi luyện tập:
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi:
 Câu 1: Em hiểu ý nghĩa tên tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa như thế nào? Câu 2: Phân tích những diễn biến trong suy nghĩ và nhận thức của nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu. 
 Câu 3: Cảm nhận của anh, chị về hành động chịu đựng nhẫn nhịn của người đàn bà trong tác phẩm.
Câu 4: Cảm nhận của anh, chị về vấn đề nhà văn đặt ra trong câu chuyện: Cách nhìn nhiều chiều, nhiều mặt, phát hiện bản chất những sự thật của cuộc sống và con người bên trong vẻ đẹp hào nhoáng, mĩ miều.
Bài 14
 HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
 (Trích)
 Lưu Quang Vũ
A. Kiến thức cơ bản
 1. Tác giả 
 Giáo viên tóm tắt vài nét tiểu sử về tác giả.
 2. Tác phẩm
 - Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm (Sgk).
 - Nội dung:
 + Hiểu và cảm nhận được: Bi kịch của con người khi bị đặt vào cảnh ngộ éo le, phải sống nhờ, sống tạm và trái lẽ tự nhiên khiến người có nhân cách khó chịu, khổ sở, nổi loạn; vẻ đẹp tâm hồn người lao động kiên trì đấu tranh và khát vọng sống trọn vẹn cả hồn và thể xác, sống hoàn thiện nhân cách. 
 + Xoay quanh câu chuyện dân gian, nhà viết kịch tạo một kịch tính, do vô tình của hai quan âm phủ mà một người làm vườn tốt bụng, khoẻ mạnh phải chết bất ngờ, oan uổng. Tiên đế cờ Đế Thích vì thương Trương Ba, đã hoá phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt vừa chết. Mọi rắc rối và bất hạnh bắt đầu từ đó,. Hồn Trương Ba không thể hoà hợp với vợ anh hàng thịt và ngược lại vợ Trương Ba cũng không thể hoà hợp với thân xác to lớn, thô kệch của anh hàng thịt. Trương Ba đau khổ xin cho mình được chết hẳn, không phải nhập vào thân xác ai nữa. 
 + Lớp kịch nêu lên một vấn đề có ý nghĩa nhân văn: Cuộc sống và được sống là thứ quý giá vô cùng nhưng sống như thế nào để cuộc sống thât sự có giá trị có ý nghĩa mới cần thiết. Sống thật đúng với mình, sống trọn vẹn với những gì mình vốn có. Sống đấu tranh không ngừng để vươn lên, để hoàn thiện mình.
 + Nghệ thuật: Nghệ thuật kịch đối thoại, đọc thoại, đậm chất triết lí. Hành động kịch phù hợp với hoàn cảnh , tính cách nhân vật, lời văn giản dị; khắc hoạ nhân vật sắc sảo...
B. Câu hỏi luyện tập:
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi:
 Câu 1: Em hiểu ý nghĩa đoạn đối thoại giữa Trưong Ba và xác hàng thịt như thế nào? 
Câu 2: Phân tích những mâu thuẫn trong suy nghĩ và nhận thức trong tâm hồn nhân vật Trương Ba trước hoàn cảnh éo le của mình. 
 Câu 3: Cảm nhận của anh, chị về hành động Trương Ba từ chối không chịu nhập hồn vào xác cu Tỵ, để mình được chết hẳn.
Câu 4: Cảm nhận của anh, chị về vấn đề Trương Ba nói với Đế Thích: “ Ông chỉ nghĩ đơn giản cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông không cần biết!” 

Tài liệu đính kèm:

  • docNoi dung on Van 12 201011.doc