Củng cố, rèn luyện, nâng cao, Văn 12

Củng cố, rèn luyện, nâng cao, Văn 12

 1.Ý nghĩa văn bản: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP(Hồ Chí Minh )

Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc việt nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do ấy.

Kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tình thần yêu độc lập tự do, là một áng văn chính luận mẫu mực.

 2. Ý nghĩa văn bản: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC (Phạm Văn Đồng)

Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu: cuộc đời của một chiến sĩ phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, sự nghiệp thơ văn của ông là một minh chứng hùng hồn cho đia vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật, cũng như trách nhiệm của người cầm bút đối với đất nước, dân tộc.

 3.Ý nghĩa văn bản: - MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ ( Nguyễn Đình Thi )

Bài viết không chỉ có giái trị trong những năm 50 của thế kỉ XX. Quan điểm về thơ và đặc trưng của thơ Nguyễn Đình Thi rất sâu sắc và có giá trị lâu dài.

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1594Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Củng cố, rèn luyện, nâng cao, Văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỦNG CỐ, RÈN LUYỆN, NÂNG CAO, VĂN 12(12)
 Họ và tên .................................................... Lớp : 12a 5, 12 a 13
.A Ý NGHĨA VĂN BẢN 
 1.Ý nghĩa văn bản: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP(Hồ Chí Minh )
Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc việt nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do ấy.
Kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tình thần yêu độc lập tự do, là một áng văn chính luận mẫu mực.
 2. Ý nghĩa văn bản: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC (Phạm Văn Đồng)
Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu: cuộc đời của một chiến sĩ phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, sự nghiệp thơ văn của ông là một minh chứng hùng hồn cho đia vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật, cũng như trách nhiệm của người cầm bút đối với đất nước, dân tộc.
 3.Ý nghĩa văn bản: - MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ ( Nguyễn Đình Thi ) 
Bài viết không chỉ có giái trị trong những năm 50 của thế kỉ XX. Quan điểm về thơ và đặc trưng của thơ Nguyễn Đình Thi rất sâu sắc và có giá trị lâu dài.
 4.Ý nghĩa văn bản: - ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI( X. Xvai -gơ )
Qua việc dựng chân dung văn học tác giả đem đến cho người đọc những hiểu biết về Đô-xtôi-ép-xki, nhà văn Nga vĩ đại (cuộc đời bất hạnh và nghị lực phi thường, sự thành công trong sáng tác, cái chết và tinh thần đoàn kết dân tộc.)
 5. Ý nghĩa văn bản: THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1- 12-2003(-Cô-phi An-nan)-
Văn bản tuy ngắn gọn nhưng giàu sức thuyết phục bởi những lí lẽ sâu sắc, những dẫn chứng, số liệu cụ thể, thể hiện trách nhiệm và lương tâm người đứng đầu liên hiệp quốc. Giá trị của văn bản còn thể hiện ở tư tưởng có tầm chiến lược, giàu tính nhân văn khi đặt ra nhiệm vụ phòng chống AIDS.
 6.Ý nghĩa văn bản: TÂY TIẾN( Quang Dũng )
Bài thơ đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc của mỗi chúng ta.
 7.Ý nghĩa văn bản: VIỆT BẮC(Trích) 
Việt Bắc: Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến. Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến.
8.Ý nghĩa văn bản: ĐẤT NƯỚC (Trích trường ca Mặt đường khát vọng-Nguyễn Khoa Điềm)
Đất nước: Một cách cảm nhận mới về đất nước: (từ không gian địa lí, từ thời gian lịch sử, từ bản sắc văn hoá) qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hoà dân tộc, tự hào về nền văn hoá đậm đà bản sắc Việt Nam. Chất chính luận hoà quyện cùng chất trữ tình và khả năng vận dụng một cách sáng tạo nguồn chất liệu văn hoá, văn học dân gian.
 9.Ý nghĩa văn bản: ĐẤT NƯỚC( Nguyễn Đình Thi)
Từ mùa thu của thiên nhiên, nhà thơ thể hiện niềm vui sướng, tự hào của con người được làm chủ đất nước và khẳng định sức sống của dân tộc.
 10.Ý nghĩa văn bản: DỌN VỀ LÀNG(Nông Quốc Chấn)
Hình ảnh quê hương Cao -Bắc - Lạng trong những năm kháng chiến chông thực dân Pháp đau thương mà anh dũng (cuộc sống khổ nhục của nhân dân cao bắc lạng, niềm vui khi được giải phóng.
 11.Ý nghĩa văn bản: TIẾNG HÁT CON TÀU
	 Chế Lan Viên
Hình ảnh con tàu biểu tượng của khát vọng lên đường, sự trăn trở mời gọi lên đường, niềm vui của người nghệ sĩ khi được trở về với nhân dân: (Về với nhân dân là về với những kỉ niệm một thời chiến đấu, về với ngọn nguồn sự sống, nơi nuôi dưỡng những sáng tạo nghệ thuật) bài thơ đã làm sống lại không khí những ngày xây dựng đất nước vào những năm 60 của TK XX.
 12.Ý nghĩa văn bản: ĐÒ LÈN ( Nguyễn Duy)
Bài thơ miêu tả cuộc sống lam lũ, tần tảo của người bà bên cạnh sự vô tư đến vô tâm của người cháu và sự thức tỉnh của nhân vật trữ tình.
Bài thơ giúp ta nhân thức sâu sắc: mỗi cá nhân hãy hướng về cuội nguồn của mình, nhìn thẳng vào sự thật nhiều khi nghiệt ngã rút ra chân lí cuộc đời.
 13.Ý nghĩa văn bản: SÓNG (Xuân Quỳnh )
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: Tình yêu tha thiết, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời người.
 14.Ý nghĩa văn bản: : ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA( ThanhThảo)
Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca – nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.
 15.Ý nghĩa văn bản: : BÁC ƠI(Tố Hữu)
Bài thơ Bác ơi ! là điếu văn bi hùng thể hiện niềm tiệc thương vô hạn, đồng thời đúc kết những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh.
 16.Ý nghĩa văn bản: TỰ DO(P. Ê-LUY-A)
Bài thơ thể hiện tâm trạng khao khát chân thành, tha thiết của những người dân nô lệ hướng tới tự do khi cuộc sống của họ bị bọn phát xít giày xéo. Tác phẩm thực sự là khúc ca tự do tha thiết, cháy bỏng.
 17.Ý nghĩa văn bản: NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ ( Trích)( Nguyễn Tuân)
*Ý nghĩa tượng sông Đà:
Qua hình tượng sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hoá. Cảm nhận và miêu tả sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.
*Ý nghĩa : Hình ảnh ông lái đò
Hình ảnh ông lái đò cho thấy Nguyễn tuân đã tìm được nhân vật mới: Những con người đáng chân trọng, ngợi ca, không thuộc tầng lớp đài các “vang bóng một thời” mà là những người lao động bình thường – chất “vàng mười của Tây Bắc”. Qua đây, nhà văn muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày.
 *Ý nghĩa văn bản: NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ :Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc; thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó tha thiết của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam. 
Lưu hành nội bộ 
Trường THPT CHU VĂN AN – N-T-KIỀUMINH 
 18. Ý nghĩa văn bản: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?( Hoàng Phủ Ngọc Tường )
Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dong sông quê hương, với xứ Huế thân thương.
 19 .Ý nghĩa văn bản: NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA NƯỚC VIỆT NAM MỚI.
 (Trích “ Những năm tháng không thể nào quên” )(Võ Nguyên Giáp)
Những khó khăn nguy nan của nước Việt Nam mới trong những ngày đầu, những quyết sách đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Chính phủ và Bác Hồ; mối quan hệ khăng khít giữa đất nước và nhân dân, lãnh tụ và quần chúng.
B. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
 1. "Tuyên Ngôn Độc lập"( Hồ Chí Minh) 
- Ngày 19 / 8 / 1945, chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân, Cách mạng tháng Tám thành công.
- Cũng chính lúc này, nhiều đế quốc bắt đầu nhòm ngó Đông Dương, không giấu giếm ý đồ thôn tính nước ta:
+ Phía nam, quân Anh tiến vào giải giáp quân đội Nhật, đằng sau là lính viễn chinh Pháp. 
+ Phía Bắc, quân Tàu Tưởng đã chực sẵn ở biên giới, có đế quốc Mĩ hỗ trợ.
+ Chính phủ Pháp do tướng Đờ Gôn đại diện tuyên bố: sẽ tổ chức Liên bang Đông Dương thành 5 nước. .Thực dân Pháp theo chân Đồng minh , tuyên bố : Đông Dương là “đất bảo hộ” của người Pháp bị Nhật chiếm , nay Nhật đã đầu hàng , vậy đông Dươphải thuộc quyền của người Pháp
 Không thể chần chừ, Việt nam cần phải tuyên bố độc lập.
- Ngày 26 / 8 / 1945, chủ tịch HCM từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo bản “Tuyên ngôn”
- Ngày 2 / 9 / 1945, tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” trước hàng chục vạn đồng bào , khai sinh ra nước Việt Nam mới .
2 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONGVĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC - (Phạm Văn Đồng)
- Bài viết đăng trên tạp chí Văn học số 7 - 1963 nhân kỉ niệm ngày mẩt của Nguyễn Đình Chiểu (3/7/1888- 3/7/1963).
- Năm 1954- 1959,Ngô Đình Diệm và chính quyền Sài Gòn lê máy chém. khắp miền Nam. Từ 1960, Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Việt Nam . 
 3" Tây Tiến" ( Quang Dũng) 
 - Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao sinh lực địch ở thượng Lào + miền Tây Bắc Bộ.
 - Địa bàn hoạt động của Tây Tiến khá rộng, từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa (Lào), vòng về phía tây Thanh Hoá. 
- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội nhưng vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng. 
- Đoàn quân Tây Tiến sau thời gian hoạt động ở biên giới Việt-Lào trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52.
- Quang Dũng là đại đội trưởng của đơn vị Tây Tiến từ đầu năm 1947, đến 1948 chuyển sang đơn vị khác. 
Nhớ đơn vị tác giả sáng tác bài thơ tại Phù Lưu Chanh 1948. Bài thơ ban đầu có nhan đề " Nhớ Tây Tiến".
4. "Việt Bắc" (Tố Hữu): - 
- Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi , hiệp định Giơnevơ được ký kết(7- 1954), hoà bình lập lại ,miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Lịch sử đất nước sang trang . Cách mạng Việt Nam bước vào một thời kì mới .Hoàn thành vẻ vang sứ mệnh lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn khó khăn ,tháng 10/ 1954, các cơ quan TW Đảng, chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội . Nhân sự kiện có tính chất lịch sử này , Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc.
-Bài thơ Việt Bắc gồm 150 câu thơ lục bát. 
- Đây là tác phẩm xuất sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp, là đỉnh cao của thơ Tố Hữu. 
- Bài thơ này nằm trong tập thơ Việt Bắc.
 5. " Đất Nước" ( Nguyễn Khoa Điềm )
- " Đất Nước" trích trong phần đầu chương V của trường ca " Mặt đường khát vọng". 
- Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ thành thị vùng tạm chiếm miền Nam.
- Nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ, hướng về nhân dân, đất nước, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, tuổi trẻ miền Nam đứng dậy xuống đường đấu tranh hoà nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc . 
 - Trường ca gồm 9 chương hoàn thành năm 1971 tại chiến khu Trị Thiên, in lần đầu năm 1974.
6 "Sóng" ( Xuân Quỳnh) 
 -     Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh viết vào ngày 29/12/1967, lúc nhà thơ 25 tuổi. Bài thơ rút trong tập “Hoa dọc chiến hào” 
 - Bài thơ thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
7. " Người lái đò sông Đà" ( Nguyễn Tuân)
 - Tác phẩm " Người lái đò sông Đà" được in trong tập tuỳ bút " sông Đà" của Nguyễn Tuân xuất bản năm 1960, tất cả gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ.
- Tập tuỳ bút này là kết quả của nhiều dịp ông đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp và chuyến đi năm 1958 để tìm “thứ vàng mười đã được thử lửa”, “chất vàng mười của vùng Tây Bắc”.
8 THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1-12-2003- Cô-Phi An -nan
Nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS 1-12-2003, Tổng thư kí Liên hợp quốc Cô-phi An-nan đã gửi bức thông điệp đến toàn thế giới, nhằm kêu gọi mọi quốc gia, tổ chức và mọi người hãy nỗ lực ngăn chặn phòng chống đại dịch này trên toàn cầu.
9 AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?(trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ? viết 4-1-1981, in trong tập sách cùng tên, đoạn trích nằm ở phần thứ nhất của tác phẩm. 
 Hết 
Lưu hành nội bộ 
Trường THPT CHU VĂN AN – N-T-KIỀUMINH 

Tài liệu đính kèm:

  • docynghia van ban HCST CKNKT.doc