Chuyên đề: Văn xuôi kháng Pháp - Vấn đề 2: Vợ chống A Phủ (Truyện Tây Bắc) (Tô Hoài)

Chuyên đề: Văn xuôi kháng Pháp - Vấn đề 2: Vợ chống A Phủ (Truyện Tây Bắc) (Tô Hoài)

A. CÂU HỎI:

Câu 1: Trình bày ngắn gọn hiểu biết của thí sinh về “Vợ chồng A Phủ” (tự luyện tập)

Câu 2: Trong truyện có kể, khi bị bắt vào nhà thống lí, Mị đã định tự tử bằng lá

ngón, nhưng rồi lại từ bỏ ý định vì thương cha. Nhưng đến lúc cha Mị chết đi rồi, Mị lại

không còn ý định tìm đến cái chết nữa. Vì sao vậy?

Câu 3: Hãy viết vắn tắt về diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A

Phủ trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.

pdf 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1316Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Văn xuôi kháng Pháp - Vấn đề 2: Vợ chống A Phủ (Truyện Tây Bắc) (Tô Hoài)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 4: VĂN XUÔI KHÁNG PHÁP 
Vấn đề 2: VỢ CHỐNG A PHỦ (Truyện Tây Bắc) (Tô Hoài) 
A. CÂU HỎI: 
 Câu 1: Trình bày ngắn gọn hiểu biết của thí sinh về “Vợ chồng A Phủ” (tự luyện 
tập) 
 Câu 2: Trong truyện có kể, khi bị bắt vào nhà thống lí, Mị đã định tự tử bằng lá 
ngón, nhưng rồi lại từ bỏ ý định vì thương cha. Nhưng đến lúc cha Mị chết đi rồi, Mị lại 
không còn ý định tìm đến cái chết nữa. Vì sao vậy? 
 Câu 3: Hãy viết vắn tắt về diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A 
Phủ trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. 
* Gợi ý 
 Câu 2: Ý muốn ăn lá ngón là một phản ứng trước một cuộc sống không ra cuộc 
sống. Điều đó cho thấy, phải tha thiết sống lắm thì khi mất nó, người ta mới muốn chết ngay 
đi. (Cho nên, về sau này, trong một ngày tết đáng nhớ của đời Mị, khi tình xuân bất chợt trở 
về bừng nở trong lòng thì Mị lại có ngay ý nghĩ: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị 
sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa”). 
 Còn khi niềm khao khát sống, khao khát hạnh phúc đã băng giá lại thì cũng chẳng 
còn gì thúc đẩy người ta nghĩ về cái chết. Đấy là lí do cắt nghĩa vì sao khi người cha đã mất 
rồi, mà ý nghĩ về nắm lá ngón sẽ không trở lại với Mị, chừng nào cô còn là một cái bóng vật 
vờ trôi theo guồng công việc và không còn nhớ đến cả sự xót thương mình. 
 Diễn biến tâm lí của nhân vật này đã được nhà văn phát hiện và miêu tả nhiều góc 
độ khác nhau theo một sự tiến triển rất logic, chân thật không giản đơn, không gượng ép giả 
tạo như một vài nhân vật trong một số tác phẩm cùng thời. 
 Câu 3: Thực ra Mị đã chứng kiến cảnh A Phủ bị trói từ mấy đêm trước. “Nhưng Mị 
vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay”. Thậm chí, “nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế 
thôi”. Mị không biết gì, trừ ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử ngứa 
tay đánh Mị ngã xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau, Mị vẫn ra sưởi như đêm trước. Điều đó 
chứng tỏ tâm hồn của Mị đã bị chai sạn, đã trở thành vô cảm, Mị sống vô ý thức, sống mà 
như đã chết. 
 Nhưng đêm nay, bỗng Mị nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hòm 
má đã nám đen lại” của A Phủ. Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A sử trói Mị, Mị cũng phải 
bị trói đứng thế kia. Như vậy, dòng nước mắt của A Phủ đã làm cho Mị có sự tự ý thức 
“Trông người lại ngẫm đến ta”, Mị xót thương cho chính mình. Điều này chứng tỏ tâm hồn 
người phụ nữ khốn khổ này đã hồi sinh. 
 Từ thương mình, Mị thương cho A Phủ. Mị đã từng chứng kiến ngày trước một 
người đàn bà cũng bị trói đến chết ở cái nhà này. Mị nghĩ chỉ đêm mai là A Phủ chết. Mị 
thấy việc anh ta phải chết là điều vô lí. 
 Tuy vậy, cô vẫn run sợ khi nghĩ đến việc nếu A Phủ trốn được, Mị sẽ bị cha con Pá 
Tra trói thay vào chỗ A Phủ, vì nghi cô giải thoát cho anh ta. 
 Nhưng tình thương lớn dần, không thể ngồi nhìn A Phủ chết. Cuối cùng, Mị đã cởi 
trói cho A Phủ và chạy theo anh, vì tình thế khiến cho Mị không thể chọn con đường nào 
khác. Ở đây có sự thúc bách của tình cảm, của quyết tâm, nhưng cũng có sự thúc bách hoàn 
cảnh. Mị biết ở đây thì chết mất. Muốn sống, Mị chỉ có con đường duy nhất là chạy trốn 
cùng A Phủ. Như vậy, lòng thương người giúp Mị cứu A Phủ, lòng thương mình giúp cô 
giải thoát được cho chính bản thân mà trước đó, điều này cô chưa hề nghĩ tới. 
 Như vậy, việc Mị cứu A Phủ là tự giác hay tự phát? Thực ra có cả hai. Đáng lưu ý 
hơn cả đây là hành động được coi là kết quả tất yếu một sức sống mãnh liệt vốn tiềm ẩn 
trong nhân vật. 
B. LÀM VĂN 
 Đề 1: Phân tích Mị (trọng tâm đoạn trích SGK V.12) để thấy được “Tô hoài đã xây 
dựng nhân vật theo quá trình phát triển cách mạng” 
* Gợi ý 
 1/ Nhân vật Mị: 
 a. Trước lúc về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra 
 - Là cô gái Mèo trẻ, đẹp. 
 - Khao khát sống tự do, khao khát tình yêu và cô được trai làng theo đuổi. 
 - Lao động giỏi. 
 - Là đứa con hiếu thảo. 
 Tóm lại: Mị có những phẩm chất rất đáng tôn trọng và rất xứng đáng được hưởng 
hạnh phúc. 
 b.Làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí 
 - Vì cha mẹ không trả nổi nợ vay thống lí làm đám cưới lúc trẻ nên Mị phải làm dâu 
trả nợ. 
 - Mị thành một nô lệ bị đoạ đày, bị hành hạ, bị tước hết mọi quyền sống nên không 
còn ý thức, sống như cái xác không hồn (cô ngồi bên tảng đá trơ lạnh, buồng Mị ở gần tàu 
ngựa, mặt Mị luôn cúi xuống buồn rười rượi) 
 - Cô không còn ý niệm về thời gian. Thế giới mà cô nhận thức được qua các ô cửa 
vuông bằng bàn tay “mờ mờ trăng trắng” “không biết là sương hay là nắng”. Ý niệm về 
thời gian bị tiêu diệt thì ý nghĩa của cuộc sống cũng bị thủ tiêu. 
 c. Khát vọng hạnh phúc và sự phũ phàng của hoàn cảnh 
 - Cầm nắm lá ngón định quyên sinh vì không chịu sống tủi nhục. 
 - Vì thương bố Mị “quen trong cái khổ” an phận làm trâu ngựa và luôn bị ám ảnh 
bởi thần quyền: “Ta về trình ma nhà nó rồi chỉ biết đợi ngày rũ xương ở đây”. 
 - Tiếng sáo và “những đêm tình mùa xuân” đánh thức sức sống tiềm tàng mãnh liệt, 
cái giấc mộng lứa đôi, một thời Mị khao khát. Cô nhớ quá khứ, sống trong quá khứ, cô quên 
đi thực tại phũ phàng và con người tự do, ham sống ngày nào hành động để đáp ứng nó. 
 (Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi, Mị quấn lại tóc, Mị với tay” Câu văn rành 
rẽ các hành động gấp gáp như lòng khát khao được tung cánh bầu trời tự do). 
 - Nhưng A Sử (chồng Mị) đã lạnh lùng không nói, nó coi Mị như một con trâu, con 
ngựa đã đứt dây buộc. Nó cũng rành rẽ các hành động để trói đứng Mị vào cột từ hai tay rồi 
sau đó là từ “bắp chân” trở lên, cả mái tóc cũng được “quấn lên cột”. Mị bị trói rồi mà cô 
vẫn không tin được đó là sự thật. Cái lòng ham sống bị đánh thức của đêm xuân này vẫn 
còn một thế năng để cho “tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi” Để rồi sau đó chua 
chát hơn nhận thấy mình “không bằng con ngựa”. 
 - Nếu không có A Phủ đánh A Sử để người ta cởi trói cho Mị đi kiếm lá thuốc cho 
chồng thì có lẽ Mị cũng phải chịu chết như một người đàn bà khác trong nhà này. Đúng là 
“chúng nó thật độc ác” “bắt trói người ta đến chết”. 
 2/ Diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ 
 - Những đêm khuya, Mị ra thổi lửa để sưởi, Mị đã thấy A Phủ bị trói, Mị bị A Sử 
đánh vì ngứa chân ngứa tay nhưng cô vẫn cứ ra sưởi. “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy 
cũng thế thôi”. Mị đã sống vô ý thức, tâm hồn đã vô cảm, chai sần. 
 - Đêm nay nhìn thấy nước mắt A Phủ, Mị nhớ lại đêm năm trước bị A Sử trói, khi 
“sợi dây gai dưới bắp chân vừa lỏng ra, Mị ngã gục xuống”. Đêm ấy Mị đã khóc, còn bây 
giờ đây Mị dường như không còn biết khóc nữa. Chính dòng nước mắt nhân tình khổ đau đã 
thành dòng nham thạch nung chảy tâm hồn đã đóng băng của Mị. Thì ra đôi mắt “trừng 
trừng”, những cái đấm đá và bao nhiêu hành động phi nhân mà Mị phải chịu đã trở thành 
cuộc đời thường của cô. Cho nên dòng nước mắt chính là sự kiện bất bình thường gợi khơi 
cô nhớ lại quá khứ. Vừa thương mình, vừa căm phẩn lũ người tàn ác vừa bị ám ảnh bởi cái 
chết, ám ảnh bởi con ma nhà thống lí, vừa nhớ tới một người đàn bà cùng thân cùng phận 
như mình đã chết trong quá khứ vừa nghĩ tới số phận phải chết vô lí của A Phủ Tâm hồn 
Mị nổi sóng bấn loạn. Vậy là dòng nước mắt của A Phủ đã làm mị nhớ tới nước mắt của 
mình, Mị nhớ tới cái chết nhãn tiền của A Phủ. Từ số kiếp A Phủ, Mị lại nghĩ tới mình đã 
về “trình ma nhà nó rồi” không phương thoát khỏi nhưng A Phủ không lí gì phải chết 
 - Những ý nghĩ ấy thực ra nó thúc đẩy bắt buộc phải có hành động đáp ứng. Mị cởi 
trói cho A Phủ và đặt mình phải lựa chọn con đường chạy theo A Phủ hay là được trói đứng 
như ngày nào cho đến chết. Thời điểm hệ trọng này “con ma” cũng không đủ sức giữ chân 
Mị lại, Mị cứu A Phủ là tự cứu mình mà cô đã không biết. Chẳng cưới xin, họ đã trở thành 
vợ chồng từ cái đêm đầy ý nghĩa ấy, cái đêm vì nghĩa trước lúc vì tình”. 
 - Đây là đoạn văn bản lề khép mở hai cuộc đời. Đóng lại một kiếp khổ nhục, nô lệ 
để đi vào một cuộc đời chồng vợ chủ động xây dựng cuộc sống mới. Tô Hoài đã làm cho 
mạch truyện chuyển biến hợp lí, khiến cho tác phẩm không có những vết cắt, và những chỗ 
ghép giả tạo. Cũng cần lưu ý giọng văn ở đoạn này rất đa dạng. Giọng kể, giọng bán trực 
tiếp của nhân vật của và giọng nhân vật,.. Những giọng này góp phần mổ xẻ tâm trạng, Mị 
khá thành công, khá sinh động và có sức thuyết phục người đọc khá cao. 
 Đề 2: Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) qua cuộc đời 
của Mị và A Phủ 
* Gợi ý 
 I. Văn xuôi giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) thực sự là một quá 
trình thí nghiệm, kiếm tìm sự phù hợp giữa nghệ thuật và cuộc sống. Thời gian ngắn, số 
lượng tác phẩm còn lại được đến hôm nay không nhiều, nhất là ở hai thể loại tiểu thuyết và 
truyện ngắn. Chúng ta đặc biệt trân trọng những tác phẩm tinh túy của chặng đường văn học 
đặc biệt này, trong đó có truyện ngắn xuất sắc Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. 
 Vợ chồng A Phủ vừa là thành tựu tương đối hiếm hoi của văn xuôi kháng chiến, vừa 
ghi dấu sự trưởng thành của ngòi bút Tô Hoài trong sự chiếm lĩnh mảng đề tài miền núi, 
một đề tài tới nay vẫn còn nhiều mới lạ với bạn đọc. Truyện được tổ chức chặt chẽ, dẫn dắt 
rất dung dị, tự nhiên, không cần chạy theo những chi tiết li kì rùng rợn mà vẫn có sức hút 
mạnh mẽ. Có được điều đó chính là nhờ cái nhìn hiện thực sắc bén và chủ nghĩa nhân đạo 
tích cực của nhà văn. Sự thể hiện cuộc đời hai nhân vật trung tâm từ bóng tối đau khổ, ô 
nhục vươn ra ánh sáng của tự do và nhân phẩm đã chứng minh rất rõ điều đó. 
 II. Cô Mị xinh đẹp, chăm làm nhưng nghèo khổ, có thể nói “Khổ từ trong trứng”. Bố 
mẹ nghèo , cưới nhau không có tiền phải vay nợ nhà thống lí. Nợ chưa trả hết, người mẹ đã 
qua đời. Bố già yếu quá, món nợ truyền sang Mị, Thống lí Pá Tra muốn Mị làm con dâu 
“gạt nợ”. Mà quan trên đã muốn, kẻ dưới làm sao thoát được! Pá Tra xảo quyệt, lợi dụng 
tục lệ của người Mèo, cho cướp Mị về. Thế là không có cưới hỏi, không cần tình yêu mà 
vẫn hoàn toàn hợp lẽ. Có ai dám bên vực Mị! Ngòi bút hiện thực tỉnh táo của Tô Hoài đã 
phanh trần bản chất bóc lột giai cấp ẩn sau những phong tục tập quán. Cô Mị, tiếng là con 
dâu nhưng thực sự là một nô lệ, thứ nô lệ người ta không phải là mua mà lại được tha hồ 
bóc lột, hành hạ. Mị ở nhà chồng như ở giữa địa ngục. Không có tình thương, không sự chia 
sẻ vợ chồng; chỉ có những ông chủ độc ác, thô bạo và những nô lệ âm thầm, tăm tối. Dần 
dần rồi Mị cũng quên luôn mình là con người nữa. Suốt ngày “Mị lầm lũi như con rùa nuôi 
trong xó cửa”, lúc nào cũng cúi mặt, thế giới của Mị thu hẹp trong một cái ô cửa sổ” mờ mờ 
trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Kết quả của hoàn cảnh sống thật chua xót: “Ở 
lâu trong cái khổ Mị quen rồi”, cô nhẫn nhục, cam chịu đến thành tê liệt ý thức: “Là con 
trâu, con ngựa phải đổi từ cái tàu ngựa nhà này sang tàu ngựa nhà khác, con ngựa chỉ biết 
việc ăn cỏ, biết làm mà thôi”. Ai có thể ngờ cô gái trẻ trung, yêu đời ngày nào thổi sáo hồi 
hộp chờ đợi người yêu, đã từng hái lá ngón định ăn để khỏi chịu nhục, giờ đây lại chai lì, u 
mê đến thế. Quả thật hoàn cảnh quyết định tính cách. Nguyên tắc biện chứng của chủ nghĩa 
hiện thực đã được nhà văn tuân ... thêm dung lượng và 
linh động thêm. Sự xuất hiện của nhân vật chính A Phủ tạo thêm tình huống để hoàn chỉnh 
bức tranh đó. Cuộc đời nô lệ của A Phủ thật ra là sự lặp lại với ít nhiều biến thái chính cuộc 
đời Mị. Lý do mà Thống Lí Pá Tra buộc A Phủ phải thành người ở công không, không phải 
vì cuộc ấu đả thường tình của đám trai làng. Vấn đề là ở chỗ pháp luật trong tay ai? Khi kẻ 
phát đơn kiện cũng đồng thời là kẻ ngồi ghế quan toà thì còn nói gì tới công lý nữa! Vậy 
nên mới có cảnh xử kiện quái gỡ nhất trên đời mà chúng ta được chứng kiến tại nhà Thống 
Lí. Kết quả là người con trai khỏe mạnh phóng khoáng vì lẽ công bằng mà phải đem cuộc 
đời mình trả nợ nhà quan. 
 Cảnh ngộ của hai nhân vật Mị và A Phủ ít nhiều gợi đến những Chí Phèo, chị Dậu, 
những chú AQ và những thím Tường Lâm Đó là những hình tượng nghệ thuật được cô 
đúc từ chính cuộc đời đau khổ trong xã hội cũ. 
 Nhưng nếu nói giá trị hiện thực của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” mà chỉ phân tích ở 
khía cạnh phơi bày, tố cáo, phê phán thông qua những cảnh ngộ bi thảm của người dân lao 
động là còn chưa đủ. Nhiều tác phẩm hiện thực phê phán xuất sắc vẫn được xem như có hạn 
chế trong tầm nhìn và bởi thế, giá trị hiện thực sẽ không được toàn vẹn. Tô Hoài trong khi 
đào sâu vào hiện thực đã phát hiện ra con đường tất yếu mà các nhân vật của ông đi tới. Sự 
đè nén quá nặng nề, những đau khổ chồng chất mà bọn thống trị gây ra tất sẽ dồn những kẻ 
khốn cùng ấy tới sự chống trả và nếu gặp được ánh sáng soi đường, họ sẽ đến được thắng 
lợi (Tô Hoài có cái may mắn là viết “Vợ chồng A Phủ” sau cách mạng tháng tám). Tất 
nhiên nhà văn phải có con đường riêng cho sự thể hiện chân thật chân lí đơn giản ấy. Lấy 
việc miêu tả tâm lí làm điểm tựa vững chắc, Tô Hoài đã tìm ra được sự phát triển logic của 
tính cách. Đây mới thật sự là một giá trị hiện thực độc đáo của tác phẩm, và là chỗ có sức 
thuyết phục mạnh mẽ nhất. Tô Hoài đã chỉ ra sự hợp lí của quá trình tha hóa nhân cách của 
cô Mị thời kì đầu. Mị làm việc nhiều quá, bị đày đọa khổ ải quá, mãi rồi Mị phải “quen”, 
phải cam chịu. Lúc trước Mị không được quyền tự tử vì sợ liên luỵ với bố; giờ bố chết, 
nhưng Mị không còn muốn tự tử nữa. Mị như một cái máy, không có ý thức, không cảm 
xúc ước ao. Liệu cô ta có thể thức tỉnh được nữa không? Nhà văn trả lời: có. Nếu đã có một 
hoàn cảnh làm tê liệt tâm hồn con người thì cũng sẽ có một hoàn cảnh đánh thức được nó. 
Hoàn cảnh nào đây? Phép mầu nào đây? Kỳ diệu thay và cũng đơn giản thay. Là tiếng sáo 
Mị tình cờ nghe được giữa một ngày mùa xuân đầy hương sắc. Tất cả chợt sống dậy, Mị 
thấy lòng “thiết tha bồi hồi”và lập tức nhớ lại cả quãng đời thiếu niên tươi đẹp. Có gì lạ đâu 
nhỉ? Thanh niên Mèo ai chả yêu tiếng sáo, mà Mị lại là cô gái thổi sáo giỏi. Hơn nữa, tiếng 
sáo đang chập chờn kia lại nhắc đến tình yêu, “gọi bạn yêu” nó thức dậy trong sâu thẳm 
trong lòng cô khát vọng tình yêu thương và hạnh phúc. Như vậy tiếng sáo lại động chính cái 
sức mạnh bền vững, bất diệt nhất của tuổi trẻ, Mị nhớ lại rành rõ “mình vẫn còn trẻ lắm”, 
rằng “bao nhiêu người có chồng vẫn đi chơi xuân”. Và bên tai Mị cứ “lững lờ”. Tiếng sáo 
sự bừng tỉnh từ sâu xa trong tâm hồn ấy biểu hiện bên ngoài bằng hành động mới nhìn rất 
lạ: “Mị lén lấy hũ rượu cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy”. Có ngọn 
lửa nào đang cần phải khơi lên hay cần phải dập tắt đi bằng hơi men vậy? Chỉ biết rằng cô 
gái đã quyết thay váy áo đi chơi, điều mà bao năm rồi cô không nhớ đến. Có thể coi đây là 
một bước đột biến tâm lí nhưng là kết quả hợp lí toàn bộ quá trình tác động qua lại giữa 
hoàn cảnh với tính cách nhân vật. Sự “vượt rào” của Mị tuy bị đàn áp ngay (A Sử đã tắt 
đèn, trói đứng cô vào cột); nhưng ý thức về quyền sống, khát vọng về hạnh phúc đã trở lại. 
Mị lại biết khóc, lại muốn tự tử. Và những giọt nước mắt trong cái ngày tàn nhẫn này sẽ lưu 
giữ trong lòng Mị như một vết bỏng rát để đến khi bắt gặp những dòng nước mắt chảy “lấp 
lánh” trên gò má hốc hác của A Phủ, nó đã biến thành sự đồng cảm sâu sắc giữa những 
người cùng khổ. Toàn bộ ý thức phản kháng của Mị hiện hình qua một câu hỏi sáng rõ: 
“người kia việc gì phải chết?” Mị quyết định trong khoảnh khắc: cắt dây trói giải thoát cho 
A Phủ. Và tất nhiên, Mị cũng bỏ trốn, tự giải thoát chính mình. Hai kẻ trốn chạy chịu ơn 
nhau, cảm thông nhau, dựa vào nhau để tạo lập hạnh phúc. Thế nhưng cái đồn Tây lù lù 
xuất hiện và lại có cha con Thống Lí Pá Tra về ở trong đồn, thì họ thật sự bị dồn đến chân 
tường. Trước mặt họ, chỉ còn sự lựa chọn cuối cùng: trở lại kiếp nô lệ hay chống kẻ thù. 
Chắc chắn họ thà chết còn hơn lại sống như cũ. Nhưng muốn chống kẻ thù, họ trông cậy 
vào ai? Cách mạng đã đến với họ đúng giây phút ấy. Mị và A Phủ đi theo cách mạng, sẽ 
thuỷ chung với cách mạng như một lẽ tất yếu! 
 Bằng sự am hiểu cuộc sống và khả năng phân tích những vấn đề sắc bén, nhất là 
bằng ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, Tô Hoài đã tái hiện chân thật và sinh động cuộc hành 
trình từ đau khổ, tối tăm ra phía ánh sáng cách mạng của những người dân lao động với chế 
độ cũ. Tác phẩm đem lại cho bạn đọc nhận thức đúng đắn về con đường cách mạng dân tộc 
dân chủ ở nước ta. Ngoài ra giá trị hiện thực của truyện còn được gia tăng bằng màu sắc địa 
phương rất đậm nét với cảnh sắc, phong tục, sinh hoạt của người Mèo, bằng bản sắc tâm 
hồn độc đáo của các nhân vật. Cùng một số phận, một cảnh ngộ, những diễn biến tâm lí của 
Mị rất khác A Phủ. A Phủ mạnh mẽ, bộc trực, dứt khoát. Mị dường như chính chắn hơn 
nhưng lại yếu đuối hơn. 
 Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng chứa đựng thái độ của nhà văn đối với cuộc sống, 
trước hết là với con người. Ngay giá trị hiện thực của ”Vợ chồng A Phủ” đã để lộ cái nhìn 
nhân đạo, ưu ái của Tô Hoài. Khi cô đúc nỗi cùng khốn vào hai thân phận nô lệ với ý thức 
làm một bản cáo trạng về xã hội cũ, Tô Hoài đã gợi lên trong chúng ta sự căm phẫn, sự đau 
xót, sự cảm thông khi miêu tả buổi lễ ăn thề giữa A Châu và A Phủ như là cuộc nhân duyên 
giữa quần chúng và cách mạng, ông đem lại niềm tin về một tương lai sáng sủa cho những 
người bị áp bức. 
Thật ra cũng khó tách bạch đâu là giá trị hiện thực, đâu là giá trị nhân đạo ở một tác 
phẩm như “Vợ chồng A Phủ”. Hiện thực và nhân đạo nhiều khi hòa trộn với nhau. Không 
thể không nói đến tính chân thật, chính xác, logic ở những đoạn mô tả tâm lí, nhưng rõ ràng 
phải biết thông cảm, biết trân trọng nâng niu con người lắm, mới có thể xét đoán tâm hồn 
người ta tinh tế như vậy. Thật khó quên hình ảnh cô Mị lần tìm về quỳ lạy trước mặt bố mà 
khóc nức nở. Đứa con chưa kịp nói gì người cha đã biết: “Mày về quỳ lạy tao để mày chết 
đấy à? Không được đâu con ơi”. Mị ném nấm lá ngón xuống đất, quay trở lại chốn địa ngục 
trần gian. Phải, cô gái ấy vốn có một nhân cách đáng trọng. Cô thà chết để khỏi sống khổ 
nhục, nhưng lại phải chấp nhận sống khổ nhục hơn bất hiếu với cha. Chính Mị, khi còn trẻ 
đã biết xin bố:”con nay đã lớn rồi con sẽ thay bố làm nương trả nợ. Bố đừng bán con cho 
nhà giàu”. Đó là con người biết yêu quý tự do, biết khẳng định quyền sống. Ngay cả lúc bị 
hoàn cảnh vùi dập đến mê mụ, trong tro tàn của lòng cô vẫn âm ỉ đốm than hồng của niềm 
ham sống, khao khát thương yêu. Nếu nhà văn chỉ tuân theo một thứ hiện thực khách quan, 
lạnh lùng thì làm sao ông có thể đón đợi và nắm bắt tài tình giây phút sống lại bất ngờ và 
mãnh liệt đến thế của cô gái. Không trước sau ông vẫn tin rằng hoàn cảnh dẫu có khắc nghệt 
đến mấy, cũng không thể tiêu diệt hoàn tòan nhân tính. Mị đã sống lại bằng tuổi trẻ, bằng 
nỗi day dứt về thân phận của mình. Chính cái khát vọng sống mãnh liệt không thể chết được 
ở Mị, làm cho Mị đồng cảm với cảnh ngộ của A Phủ và đi đến quyết định giải thoát cho A 
Phủ, giúp Mị tự giải thoát khỏi cái chốn địa ngục để làm lại cuộc đời, để sống như một con 
người. 
III. Tô Hoài đã trân trọng từng bước trưởng thành của Mị và A Phủ. Cái nhìn của 
ông về hai nhân vật này là một cái nhìn nhân đạo tích cực. Ông cảm thông nỗi đau của Mị 
và A Phủ, mặt khác ông trân trọng ý thức nhân phẩm, khát vọng giải phóng và tin ở khả 
năng tự làm chủ trước cuộc đời của hai con người đau khổ này. Phải chăng, chính cái nhìn 
đó đã tạo nên giá trị của tác phẩm. 
C. LUYỆN TẬP 
Đề A: Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm xuân nghe tiếng sáo. 
Đề B: Phân tích diễn biến tâm trạng Mị khi quyết định cắt đứt dây trói cứu A Phủ. 
Đề C: Phân tích A Phủ để qua đó thấy được tấm lòng nhân đạo của Tô Hoài. 
D. LỜI BÌNH VÀ TƯ LIỆU 
* Ở Vợ chồng A Phủ nhà văn đã có sử dụng công và thành công trong miêu tả, trong 
dựng cảnh. Nói cách khác, ông đã dựng lên cho bạn đọc thấy được diễn biến tâm lí cùng đời 
sống nội tâm của nhân vật qua hàng loạt chi tiết bên ngoài như một dáng ngồi, một cách ăn 
mặc, một vài câu hỏi, một cái nhìn, một bước đi đến một tảng đá hay một ô cửa sổ khi 
miêu tả như thế, do đã được nhập vào với số phận của nhân vật, thuộc được hoàn cảnh sống 
đầy biến động và đổi thay của nhân vật, nhà văn đã định ra được một cách tự nhiên một 
mạch lời kể chuyện vừa phù hợp với tâm lý riêng của họ, vừa mang sự gãy gọn của ngôn 
ngữ văn xuôi hiện đại. 
Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn hay viết về một sự đổi đời kì diệu. Như nhiều truyện 
ngắn có chung tư tưởng chủ đề này. Vợ chồng A Phủ cũng có cấu trúc chia đôi rất rõ: 
1/ Những ngày ở Hồng Ngài: Mị và A Phủ là người – người xinh tươi, khỏe mạnh, 
giỏi giang – mà phải sống kiếp nô lệ, trâu ngựa khốn khổ ê chề. 
2/ Những ngày ở Phiềng Sa: Mị và A Phủ là người sống tự do và đã biết bảo vệ lấy 
tự do ấy. Tuy nhiên cái nhìn hay của truyện này là ở chỗ: Chỉ trong chừng 400 chữ, mà nhà 
văn đã dựng lại được một chặng then chốt của toàn bộ sự chuyển hóa ấy, khiến cho bạn đọc 
dẫu khó tính cũng phải nhận rằng: Việc Mị và A Phủ từ đêm đen nô lệ ra vùng ánh sáng tự 
do là hoàn toàn hợp lí, hợp lẽ tự nhiên Như vậy là chính lòng thương người và thương 
thân đã chiến thắng nỗi sợ hãi, đã quyết định hành động tự giải thoát. 
(Nguyễn Quốc Luân) 
* Lời văn viết Truyện Tây Bắc: Năm 1952, tôi theo bộ đội chủ lực, tiến quân vào 
miền Tây, tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc Cái kết quả lớn nhất và trước mắt của 
chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và con người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi 
nhiều, không thể bao giờ quên. 
Ý bao quát trong khi tôi viết Truyện Tây Bắc là : Nông dân các dân tộc ở Tây Bắc 
bao năm gian khổ chống đế quốc và bọn chúa đất. Cuộc đấu tranh giai cấp, riêng ở Tây Bắc, 
mang một sắc thái đặc biệt. Nhìn lướt qua, nơi thế lực phong kiến còn đương kéo lùi đất 
nước lại hàng trăm năm trước, chúng ta dễ tưởng những cảnh những người ở đấy cứ muôn 
thuở lặng lẽ. Không, ở nơi rừng núi mơ màng ấy, các dân tộc đã không lặng lẽ chịu đựng. 
Họ đã thức tỉnh. Cán bộ của Đảng tới đâu thì các dân tộc đứng lên tới đấy, trước nhất là 
những người trẻ tuổi. Họ thật đẹp và yêu đời. 
Một vấn đề khác, đó là những ý thơ trong văn xuôi. Ở mỗi nhân vật và trùm lên tất 
cả miền Tây, tôi đã đưa vào một không khí vời vợi, làm cho đất nước và con người bay 
bổng hơn lên. 
(Tô Hoài) 
* * * 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvantap4-VoChongAPhu.pdf