Chuyên đề luyện thi THPT Quốc gia môn Vật lý: Đại cương về hạt nhân nguyên tử

Chuyên đề luyện thi THPT Quốc gia môn Vật lý: Đại cương về hạt nhân nguyên tử

I. LÝ THUYẾT

1.CẤU TẠO HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

* Cấu tạo hạt nhân. Nuclôn

+ Hạt nhân được cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn gọi là các nuclôn. Có hai loại nuclôn: prôton, kí hiệu p, khối lượng mp = 1,67262.10-27kg, mang một điện tích nguyên tố dương +e, và nơtron kí hiệu n, khối lượng mn = 1,67493.10-27kg, không mang điện. Prôtôn chính là hạt nhân nguyên tử hiđrô.

+ Số prôtôn trong hạt nhân bằng số thứ tự Z của nguyên tử trong bảng tuần hoàn; Z được gọi là nguyên tử số. Tổng số các nuclôn trong hạt nhân gọi là số khối, kí hiệu A. Như vậy số nơtron trong hạt nhân là: N = A – Z.

+ Kí hiệu hạt nhân: . Nhiều khi, để cho gọn, ta chỉ cần ghi số khối, vì kí hiệu hóa học đã xác định Z rồi.

+ Kích thước hạt nhân: nếu coi hạt nhân như một quả cầu bán kính R thì R phụ thuộc vào số khối theo công thức gần đúng: R = 1,2.10-15A m.

 

doc 8 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 2436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề luyện thi THPT Quốc gia môn Vật lý: Đại cương về hạt nhân nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI CƯƠNG VỀ HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
36
Họ và tên học sinh :Trường THPT:
I. LÝ THUYẾT
1.CẤU TẠO HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ 
* Cấu tạo hạt nhân. Nuclôn
+ Hạt nhân được cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn gọi là các nuclôn. Có hai loại nuclôn: prôton, kí hiệu p, khối lượng mp = 1,67262.10-27kg, mang một điện tích nguyên tố dương +e, và nơtron kí hiệu n, khối lượng mn = 1,67493.10-27kg, không mang điện. Prôtôn chính là hạt nhân nguyên tử hiđrô.
+ Số prôtôn trong hạt nhân bằng số thứ tự Z của nguyên tử trong bảng tuần hoàn; Z được gọi là nguyên tử số. Tổng số các nuclôn trong hạt nhân gọi là số khối, kí hiệu A. Như vậy số nơtron trong hạt nhân là: N = A – Z.
+ Kí hiệu hạt nhân: . Nhiều khi, để cho gọn, ta chỉ cần ghi số khối, vì kí hiệu hóa học đã xác định Z rồi.
+ Kích thước hạt nhân: nếu coi hạt nhân như một quả cầu bán kính R thì R phụ thuộc vào số khối theo công thức gần đúng: R = 1,2.10-15Am.
* Đồng vị
	Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân chứa cùng số prôtôn Z (có cùng vị trí trong bảng hệ thống tuần hoàn), nhưng có số nơtron N khác nhau.
	Các đồng vị còn được chia làm hai loại: đồng vị bền và đồng vị phóng xạ. Trong thiên nhiên có khoảng gần 300 đồng vị bền; ngoài ra người ta còn tìm thấy vài nghìn đồng vị phóng xạ tự nhiên và nhân tạo.
* Đơn vị khối lượng nguyên tử 
	Trong vật lí hạt nhân, khối lượng thường được đo bằng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu là u. Một đơn vị u có giá trị bằng khối lượng của đồng vị cacbon C. 1u = 1,66055.10-27kg.
	Khối lượng của một nuclôn xấp xĩ bằng u. Nói chung một nguyên tử có số khối A thì có khối lượng xấp xĩ bằng A.u.
* Khối lượng và năng lượng
	Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng: E = mc2.
 	Từ hệ thức Anhxtanh suy ra m = chứng tỏ khối lượng có thể đo bằng đơn vị của năng lượng chia cho c2, cụ thể là eV/c2 hay MeV/c2.
	Theo lí thuyết của Anhxtanh, một vật có khối lượng m0 khi ở trạng thái nghỉ thì khi chuyển động với tốc độ v, khối lượng sẽ tăng lên thành m với: m = trong đó m0 được gọi là khối lượng nghỉ và m gọi là khối lượng động.
* Lực hạt nhân
	Lực tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân là lực hút, gọi là lực hạt nhân, có tác dụng liên kết các nuclôn lại với nhau. Lực hạt nhân không phải là lực tĩnh điện, nó không phụ thuộc vào điện tích của nuclôn. So với lực điện từ và lực hấp dẫn, lực hạt nhân có cường độ rất lớn (còn gọi là lực tương tác mạnh) và chỉ tác dụng khi hai nuclôn cách nhau một khoảng bằng hoặc nhỏ hơn kích thước hạt nhân (khoảng 10-15 m).
* Độ hụt khối và năng lượng liên kết
+ Độ hụt khối của một hạt nhân là hiệu số giữa tổng khối lượng của các nuclôn cấu tạo nên hạt nhân và khối lượng hạt nhân đó: 
Dm = Zmp + (A – Z)mn – mhn
+ Năng lượng liên kết của hạt nhân là năng lượng toả ra khi các nuclôn riêng lẽ liên kết thành hạt nhân và đó cũng chính là năng lượng cần cung cấp để phá vở hạt nhân thành các nuclôn riêng lẽ : Wlk = Dm.c2.
+ Năng lượng liên kết tính cho một nuclôn () gọi là năng lượng liên kết riêng của hạt nhân, đặc trưng cho sự bền vững của hạt nhân. 
 CÁC CÔNG THỨC CHUNG CẢ CHƯƠNG .
Hạt nhân, có A nuclon; Z prôtôn; N = (A – Z) nơtrôn.
Số hạt nhân, khối lượng của chất phóng xạ còn lại sau thời gian t:
N(t) = No = No e-lt ; m(t) = mo = moe-lt.
Độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ: 
H = lN = lNo e-lt = Ho e-lt = Ho 
 Với: là hằng số phóng xạ; T là chu kì bán rã.
Số hạt trong m gam chất đơn nguyên tử : N = 
Liên hệ giữa năng lượng và khối lượng: E = mc2.
Khối lượng động: m = .
Độ hụt khối của hạt nhân : Dm = Zmp + (A – Z)mn – mhn.
Năng lượng liên kết : Wlk = Dm.c2.
Năng lượng liên kết riêng : e = .
Đơn vị khối lượng nguyên tử: 1u = 1,66055.10-27kg = 931,5MeV/c2.
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN
1. Hạt nhân heli có 4,0015u. Tính năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng của hạt nhân hêli. Tính năng lượng tỏa ra khi tao thành 1g hêli. Cho biết khối lượng của prôton và nơtron là mp = 1,007276u và mn = 1,008665u; 1u = 931,5MeV/c2 và số avôgađrô là NA = 6,022.1023mol-1.
2. Tính năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân và . Hạt nhân nào bền vững hơn ? Cho mNa = 22,983734u ; mFe = 55,9207u mn = 1,008665u ; mp = 1,007276u.
3. Pôlôni là nguyên tố phóng xạ a, có chu kì bán rã 138 ngày, nó phóng ra 1 hạt a và biến đổi thành hạt nhân con X. 
 	a) Viết phương trình phản ứng. Nêu cấu tạo, tên gọi của hạt nhân X.
	b) Một mẫu pôlôni nguyên chất có khối lượng ban đầu 0,01g. Tính độ phóng xạ của mẫu chất trên sau 3 chu kì bán rã.
4. Hạt nhân là một chất phóng xạ, nó phóng xạ ra tia b- có chu kì bán rã là 5730 năm.
	a) Viết phương trình của phản ứng phân rã.
	b) Sau bao lâu lượng chất phóng xạ của một mẫu chỉ còn bằng 1/8 lượng chất phóng xạ ban đầu của mẫu đó.
	c) Trong cây cối có chất phóng xạ . Độ phóng xạ của một mẫu gỗ tươi và một mẫu gỗ cổ đại cùng khối lượng lần lượt là 0,25Bq và 0,215Bq. Tính tuổi của mẫu gổ cổ đại.
5. Phản ứng phân rã của urani có dạng: ® + xa + yb- .
	a) Tính x và y.
	b) Chu kì bán rã của là 4,5.109 năm. Lúc đầu có 1g nguyên chất. Tính độ phóng xạ ban đầu, độ phóng xạ sau 9.109 năm và số nguyên tử bị phân rã sau 5.109 năm. 
6. Coban () phóng xạ b- với chu kỳ bán rã 5,27 năm và biến đổi thành niken (Ni). Viết phương trình phân rã và nêu cấu tạo của hạt nhân con. Hỏi sau bao lâu thì 75% khối lượng của một khối chất phóng xạ phân rã hết.
7. Phốt pho () phóng xạ b- với chu kỳ bán rã T = 14,2 ngày và biến đổi thành lưu huỳnh (S). Viết phương trình của sự phóng xạ đó và nêu cấu tạo của hạt nhân lưu huỳnh. Sau 42,6 ngày kể từ thời điểm ban đầu, khối lượng của một khối chất phóng xạ còn lại là 2,5g. Tính khối lượng ban đầu của nó.
8. Tìm năng lượng toả ra khi một hạt nhân urani 234U phóng xạ tia a tạo thành đồng vị thori 230Th. Cho các năng lượng liên kết riêng của hạt a là7,10MeV; của 234U là 7,63MeV; của 230Th là 7,70MeV.
9. Hạt nhân triti (T) và đơteri (D) tham gia phản ứng nhiệt hạch sinh ra hạt nhân X và hạt nơtron. Viết phương trình phản ứng và tìm năng lượng toả ra từ phản ứng. Cho biết độ hụt khối của hạt nhân triti là DmT = 0,0087u, của hạt nhân đơteri là DmD = 0,0024u, của hạt nhân X là DmX = 0,0305u, 1u = 931,5 MeV/c2
10. Để đo chu kì bán rã của chất phóng xạ, người ta cho máy đếm xung bắt đầu đếm từ thời điểm to = 0. Đến thời điểm t1 = 2giờ, máy đếm được n1 xung, đến thời điểm t2 = 3t1, máy đếm được n2 xung, với n2 = 2,3n1. Xác định chu kì bán rã của chất phóng xạ.
11. Cho phản ứng hạt nhân Cl + X ® n + Ar. 
	Hãy cho biết đó là phản ứng tỏa năng lượng hay thu năng lượng. Xác định năng lượng tỏa ra hoặc thu vào. Biết khối lượng của các hạt nhân: mAr = 36,956889u; mCl = 36,956563u; mp = 1,007276u; mn = 1,008665u; u = 1,6605.10-27kg; vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108m/s.
12. Hạt nhân Ra có chu kì bán rã 1570 năm phân rã thành 1 hạt a và biến đổi thành hạt nhân X.
	a) Viết phương trình phản ứng.
	b) Tính số hạt nhân X được tạo thành trong năm thứ 786. Biết lúc đầu có 2,26g radi. Coi khối lượng của hạt nhân tính theo u xấp xĩ bằng số khối của chúng và NA = 6,02.1023mol-1.
13. Pôlôni Po là một chất phóng xạ có chu kì bán rã 140 ngày đêm. Hạt nhân pôlôni phóng xạ sẽ biến thành hạt nhân chì (Pb) và kèm theo một hạt a. Ban đầu có 42mg chất phóng xạ pôlôni. Tính khối lượng chì sinh ra sau 280 ngày đêm.
14. Đồng vị Na là chất phóng xạ b- và tạo thành đồng vị của magiê. Mẫu Na có khối lượng ban đầu là m0 = 0,24g. Sau 105 giờ, độ phóng xạ của nó giảm đi 128 lần. Cho NA = 6,02.1023(mol-1).
	a) Viết phương trình phản ứng.
	b) Tìm chu kì bán rã và độ phóng xạ ban đầu.
	c) Tìm khối lượng magiê tạo ra sau thời gian 45 giờ.
15. Cho phản ứng hạt nhân Be + H ® X + Li
	a) X là hạt nhân của nguyên tử nào và còn gọi là hạt gì?
	b) Hãy cho biết đó là phản ứng tỏa năng lượng hay thu năng lượng. Xác định năng lượng tỏa ra hoặc thu vào. Biết mBe = 9,01219u; mp = 1,00783u; mLi = 6,01513u; mX = 4,0026u; 1u = 931MeV/c2.
16. Dùng 1 prôton có động năng Wp = 5,58MeV bắn phá hạt nhân Na đứng yên sinh ra hạt a và X. Coi phản ứng không kèm theo bức xạ g.
	a) Viết phương trình phản ứng và nêu cấu tạo hạt nhân X.
	b) Phản ứng trên thu hay tỏa năng lượng. Tính năng lượng đó.
	c) Biết động năng của hạt a là Wa = 6,6MeV. Tính động năng của hạt nhân X.
17. Cho phản ứng hạt nhân Th ® Ra + X + 4,91MeV.
	a) Nêu cấu tạo của hạt nhân X.
	b) Tính động năng của hạt nhân Ra. Biết hạt nhân Th đứng yên. Lấy khối lượng gần đúng của các hạt nhân tính bằng đơn vị u có giá trị bằng số khối của chúng.
18. Bắn hạt a có động năng 4MeV vào hạt nhân N đứng yên thì thu được một hạt prôton và một hạt nhân X.
	a) Viết phương trình phản ứng, nêu cấu tạo của hạt nhân X và tính xem phản ứng đó tỏa ra hay thu vào bao nhiêu năng lượng.
	b) Giả sử hai hạt sinh ra có cùng tốc độ, tính động năng và tốc độ của prôton. Cho: ma = 4,0015u; mX = 16,9947u; mN = 13,9992u; mp = 1,0073u; 1u = 931MeV/c2; c = 3.108m/s.
III. TRẮC NGHIỆM.
Câu 1: Sử dụng công thức về bán kính hạt nhân R = 1,23.10-15.A1/3m. Bán kính hạt nhân lớn hơn bán kính hạt nhân bao nhiêu lần ?
	A. 2,5 lần.	B. 2 lần.	C. 3 lần.	D. 1,5 lần.
Câu 2: Khối lượng của hạt nhân là 9,0027u, khối lượng của nơtron là mn = 1,0086u, khối lượng của prôtôn là mp = 1,0072u. Độ hụt khối của hạt nhân là
	A. 0,9110u.	B. 0,0811u.	C. 0,0691u.	D. 0,0561u.
Câu 3: Cho hạt có khối lượng là 4,0015u. Cho mp = 1,0073u; mn = 1,0087u; 1uc2 = 931,5MeV. Cần phải cung cấp cho hạt năng lượng bằng bao nhiêu để tách hạt thành các hạt nuclôn riêng rẽ ?
	A. 28,4MeV.	B. 2,84MeV.	C. 28,4J.	D. 24,8MeV.
Câu 4: Khối lượng của hạt nhân Be10 là 10,0113u, khối lượng của nơtron là mn = 1,0086u, khối lượng của prôtôn là mp = 1,0072u và 1u = 931MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân Be10 là
	A. 64,332MeV.	B. 6,4332MeV.	C. 0,64332MeV.	D. 6,4332KeV.
Câu 5: Cho hạt nhân có khối lượng 4,0015u. Biết mP = 1,0073u; mn = 1,0087u; 1u = 931MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt bằng
	A. 7,5MeV.	B. 28,4MeV.	C. 7,1MeV.	D. 7,1eV.
Câu 6: Cho hạt nhân Urani () có khối lượng m(U) = 238,0004u. Biết mP = 1,0073u; mn = 1,0087u; 1u = 931MeV/c2, NA = 6,022.1023. Khi tổng hợp được một mol hạt nhân U238 thì năng lượng toả ra là
	A. 1,084.1027J.	B. 1,084.1027MeV.	C. 1800MeV.	D. 1,84.1022MeV.
Câu 7: Số prôtôn có trong 15,9949 gam là bao nhiêu ?
	A. 4,82.1024.	B. 6,023.1023.	C. 96,34.1023.	D. 14,45.1024.
Câu 8: Cho biết khối lượng một nguyên tử Rađi() là m(Ra) = 226,0254u; của hạt eleectron là me = 0,00055u. Bán kính hạt nhân được xác định bằng cồng thức r = r0. = 1,4.10-15(m). Khối lượng riêng của hạt nhân Rađi là
	A. 1,45.1015kg/m3.	B. 1,54.1017g/cm3.
	C. 1,45.1017kg/m3.	D. 1,45.1017g/cm3.
Câu 9: Số hạt nhân có trong 1 gam nguyên chất là
	A. 2,53.1021hạt.	B. 6,55.1021hạt.	C. 4,13.1021hạt.	D. 1,83.1021hạt.
Câu 10: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ
A. các prôtôn.	B. các nuclôn.	C. các nơtrôn.	D. các êlectrôn.
Câu 11: Chọn kết luận đúng khi nói về hạt nhân Triti ( )
	A. Hạt nhân Triti có 3 nơtrôn và 1 prôtôn.	
B. Hạt nhân Triti có 1 nơtrôn và 3 prôtôn.
	C. Hạt nhân Triti có 3 nuclôn, trong đó có 1 prôtôn.	
D. Hạt nhân Triti có 1 nơtrôn và 2 prôtôn.
Câu 12: Lực hạt nhân là
	A. lực tĩnh điện.	B. lực liên kết giữa các nuclôn.
	C. lực liên kết giữa các prôtôn.	D. lực liên kết giữa các nơtrôn.
Câu 13: Hạt nhân nguyên tử chì có 82 prôtôn và 125 nơtrôn. Hạt nhân nguyên tử này có kí hiệu là
	A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 14: Khối lượng của hạt nhân được tính theo công thức nào sau đây ?
	A. m = Z.mp + N.mn.	B. m = A(mp + mn ).
	C. m = mnt – Z.me.	D. m = mp + mn.
Câu 15: Trong vật lí hạt nhân, để đo khối lượng ta có thể dùng đơn vị nào sau đây ?
Đơn vị khối lượng nguyên tử (u) hay đơn vị các bon.
MeV/c2.	C. Kg.	D. Cả A, B và C.
Câu 16: Tỉ số bán kính của hai hạt nhân 1 và 2 bằng r1/r2 = 2. Tỉ số năng lượng liên kết trong hai hạt nhân đó xấp xỉ bằng bao nhiêu?
	A. 8.	B. 4.	C. 6.	D. 2.
Câu 17: Thông tin nào sau đây là sai khi nói về các hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử ?
	A. Các hạt prôtôn và nơtron có khối lượng bằng nhau.
	B. Prôtôn mang điện tích nguyên tố dương.
	C. Nơtron trung hoà về điện.
	D. Số nơtron và prôtôn trong hạt nhân có thể khác nhau.
Câu 18: Hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố đồng vị luôn có cùng:
	A. số prôtôn.	B. số nơtron.	C. số nuclôn.	D. khối lượng.
Câu 19: Trong các đồng vị của caacbon, hạt nhân của đồng vị nào có số prôtôn bằng số nơtron ?
	A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 20: Trong vật lí hạt nhân, so với khối lượng của đồng vị cacbon thì một đơn vị khối lượng nguyên tử u nhỏ hơn
	A. lần.	B. lần.	C. 6 lần.	D. 12 lần.
Câu 21: Trong hạt nhân, bán kính tác dụng của lực hạt nhân vào khoảng
	A. 10-15m.	B. 10-13m.	C. 10-19m.	D. 10-27m.
Câu 22: Đơn vị khối lượng nguyên tử là
	A. khối lượng của một nguyên tử hiđrô.
	B. khối lượng của một prôtôn.
	C. khối lượng của một nơtron.
	D. khối lượng bằng 1/12 khối lượng của một nguyên tử cacbon.
Câu 23: Câu nào đúng ?
	Hạt nhân 
	A. mang điện tích -6e.	B. mang điện tích 12e.
	C. mang điện tích +6e.	D. không mang điện tích.
Câu 24: Chọn câu đúng. So sánh khối lượng của và .
	A. m() = m().	B. m() < m().
	C. m() > m().	D. m() = 2m().
Câu 25: Hạt nhân có
	A. 23 prôtôn và 11 nơtron.	B. 11 prôtôn và 12 nơtron.
	C. 2 prôtôn và 11 nơtron.	D. 11 prôtôn và 23 nơtron.
Câu 26:Cho biết mp = 1,007276u; mn = 1,008665u; m() = 22,98977u; m() = 21,99444u; 1u = 931MeV/c2. Năng lượng cần thiết để bứt một nơtron ra khỏi hạt nhân của đồng vị bằng
	A. 12,42MeV.	B. 12,42KeV.	C. 124,2MeV.	D. 12,42eV.	
Câu 27: Chọn câu đúng. Trong hạt nhân nguyên tử:
	A. prôtôn không mang điện còn nơtron mang một điện tích nguyên tố dương.
	B. số khối A chính là tổng số các nuclôn.
	C. bán kính hạt nhân tỉ lệ với căn bậc hai của số khối A.
	D. nuclôn là hạt có bản chất khác với các hạt prôtôn và nơtron.
Câu 28: Năng lượng liên kết riêng của một hạt nhân
	A. có thể âm hoặc dương.	B. càng nhỏ, thì càng bền vững.
	C. càng lớn, thì càng bền vững.	D. càng lớn, thì càng kém bền vững.
Câu 29: Trong các câu sau đây, câu nào sai ?
	A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các prôtôn và nơtron.
	B. Khi một hệ các nuclôn liên kết nhau tạo thành hạt nhân thì chúng phải toả ra một năng lượng nào đó.
	C. Mọi hạt nhân đều có cùng khối lượng riêng khoảng 1017kg/m3.
	D. Các hạt nhân có số khối càng lớn thì càng bền vững.
Câu 30: Nitơ tự nhiên có khối lượng nguyên tử m = 14, 00670u và gồm hai đồng vị chính là có khối lượng nguyên tử m1 = 14,00307u và có khối lượng nguyên tử m2 = 15,00011u. Tỉ lệ phần trăm của hai đồng vị đó trong nitơ tự nhiên lần lượt là
	A. 0,36% và 99,64%.	B. 99,64% và 0,36%.	
	C. 99,36% và 0,64%.	D. 99,30% và 0,70%.	
Câu 31: Cho hạt nhân nguyên tử đơteri D có khối lượng 2,0136u. Cho biết mP = 1,0073u; mn = 1,0087u; 1u = 931MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân đơteri bằng
	A. 2,234eV.	B. 2,234MeV.	C. 22,34MeV.	D. 2,432MeV.
Câu 32: Cho hạt nhân nguyên tử Liti có khối lượng 7,0160u. Cho biết mP = 1,0073u; mn = 1,0087u; 1u = 931MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân liti bằng
	A. 541,3MeV.	B. 5,413KeV.	C. 5,341MeV.	D. 5,413MeV.
Câu 33: Hạt nhân nào sau đây có 125 nơtron ?
	A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 34: Đồng vị là
	A. các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số prôtôn nhưng số khối khác nhau.
	B. các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số nơtron nhưng số khối khác nhau.
	C. các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số nôtron nhưng số prôtôn khác nhau.
	D. các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số nuclôn nhưng khác khối lượng.
Câu 35: Đại lượng nào đặc trưng cho mức độ bền vững của một hạt nhân ?
	A. Năng lượng liên kết.	B. Năng lượng liên kết riêng.
	C. Số hạt prôtôn.	D. Số hạt nuclôn.
Câu 36: Cho biết năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân X1, X2, X3 và X4 lần lượt là 7,63MeV; 7,67MeV; 12,42MeV và 5,41MeV. Hạt nhân kém bền vững nhất là
	A. X1.	B. X3.	C. X2.	D. X4.
Câu 37: Số nuclôn trong hạt nhân là bao nhiêu ?
	A. 86.	B. 222.	C. 136.	D. 308.
Câu 38: Số nơtron trong hạt nhân là bao nhiêu?
	A. 92.	B. 238.	C. 146.	D. 330
Câu 39: Hạt a có khối lượng 4,0015u, biết số Avôgađrô NA = 6,02.1023mol-1, 1u = 931 MeV/c2. Các nuclôn kết hợp với nhau tạo thành hạt a, năng lượng tỏa ra khi tạo thành 1mol khí Hêli là
A. 2,7.1012J.	B. 3,5. 1012J. 	C. 2,7.1010J.	D. 3,5. 1010J.
Câu 40: Biết các năng lượng liên kết của lưu huỳnh S32, crôm Cr52, urani U238 theo thứ tự là 270MeV, 447MeV, 1785MeV. Hãy sắp xếp các hạt nhân ấy theo thứ tự độ bền vững tăng lên
	A. S < U < Cr.	B. U < S < Cr.	C. Cr < S < U.	D. S < Cr < U.
Câu 41: Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân có giá trị
	A. giống nhau với mọi hạt nhân.	B. lớn nhất đối với các hạt nhân nặng.
	C. lớn nhất đối với các hạt nhân nhẹ.	D. lớn nhất đối với các hạt nhân trung bình.
Câu 42: Năng lượng liên kết của các hạt nhân , , và lần lượt là 2,22 MeV; 2,83 MeV; 492 MeV và 1786. Hạt nhân kém bền vững nhất là
	A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 43: Hạt nhân đơteri có khối lượng 2,0136u. Biết khối lượng của prôton là 1,0073u và khối lượng của nơtron là 1,0087u. Năng lượng liên kết của hạt nhân là
A. 0,67MeV.	B.1,86MeV. 	C. 2,02MeV. 	D. 2,23MeV.
Câu 44: Hạt nhân có cấu tạo gồm
A. 33 prôton và 27 nơtron. 	B. 27 prôton và 60 nơtron.
C. 27 prôton và 33 nơtron.	D. 33 prôton và 27 nơtron. 
Câu 45: Hạt nhân có khối lượng là 55,940u. Biết khối lượng của prôton là 1,0073u và khối lượng của nơtron là 1,0087u. Độ hụt khối của hạt nhân là
A. 4,544u. 	B. 4,536u. 	C. 3,154u. 	D. 3,637u.
Câu 46: Hạt nhân có khối lượng là 55,940u. Biết khối lượng của prôton là 1,0073u và khối lượng của nơtron là 1,0087u. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân là
A. 70,5MeV.	B. 70,4MeV. 	C. 48,9MeV. 	D. 54,4MeV.
Câu 47: Cấu tạo của nguyên tử gồm:
	A. 6 prôtôn, 6 nơtron.	B. 6 prôtôn, 6 nơtron, 6 electron.
	C. 6 prôtôn, 12 nơtron.	D. 6 prôtôn, 12 nơtron, 6 electron.
Câu 48: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Năng lượng liên kết gồm động năng và năng lượng nghỉ.
B. Năng lượng liên kết là năng lượng tỏa ra khi các nuclon liên kết với nhau tạo thành hạt nhân.
C. Năng lượng liên kết là năng lượng toàn phần của nguyên tử tính trung bình trên số nuclon.
D. Năng lượng liên kết là năng lượng liên kết các electron và hạt nhân nguyên tử.
Câu 49: Nguyên tử pôlôni Po có điện tích là 
A. 210 e. 	B. 126 e.	C. 84 e. 	D. 0.
Câu 50: Phát biểu nào sau đây là đúng. Đồng vị là các nguyên tử mà 
	A. hạt nhân của chúng có số khối A bằng nhau.	
 	B. hạt nhân của chúng có số prôtôn bằng nhau, số nơtron khác nhau.
	C. hạt nhân của chúng có số nơtron bằng nhau, số prôtôn khác nhau. 
	D. hạt nhân của chúng có khối lượng bằng nhau.
Câu 51: Hạt nhân nào có năng lượng liện kết riêng lớn nhất :
	A. Urani. 	B. Sắt. 	C. Xesi. 	D. Ziriconi.
“Sự nghi ngờ là cha đẻ của phát minh”
Galileo Galiles
1B
2C
3A
4A
5C
6B
7A
8C
9A
10B
11 C
12B
13B
14C
15D
16A
17A
18A
19B
20D
21 A
22D
23C
24C
25B
26A
27B
28C
29D
30B
31B
32D
33D
34A
35B
36D
37B
38C
39A
40B
41D
42B
43D
44C
45A
46A
47B
48B
49D
50B
51B

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_vat_ly_dai_cuong_ve_ha.doc