A. BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU HỌC SO SÁNH VÀ PHÔI SINH HỌC SO SÁNH
I. BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU HỌC SO SÁNH.
1. Cơ quan tương đồng (Cơ quan cùng nguồn):
- Là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
- Ví dụ:
+ Chi trước của các loài động vật có xương sống. tuyến nọc độc của rắn tương đồngvới các tuyến nước bọt của các động vật khác.
-> Kiểu gióngnhau của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li.
2. Cơ quan thoái hoá. (Cũng là cơ quan tương đồng)
- Đó là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
- Ví dụ: Ở rắn hai bên lỗ huyệt còn có hai mấu xương nối với xương chậu. Ruột thừa ở người.
- Trường hợp cơ quan thoái hoá lại phát triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó gọi là hiện tượng lại tổ.
CHUYÊN ĐÊ 11. PHẦN VI. TIẾN HOÁ CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ. A. BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU HỌC SO SÁNH VÀ PHÔI SINH HỌC SO SÁNH I. BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU HỌC SO SÁNH. 1. Cơ quan tương đồng (Cơ quan cùng nguồn): - Là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau. - Ví dụ: + Chi trước của các loài động vật có xương sống. tuyến nọc độc của rắn tương đồngvới các tuyến nước bọt của các động vật khác... -> Kiểu gióngnhau của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li. 2. Cơ quan thoái hoá. (Cũng là cơ quan tương đồng) - Đó là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. - Ví dụ: Ở rắn hai bên lỗ huyệt còn có hai mấu xương nối với xương chậu. Ruột thừa ở người..... - Trường hợp cơ quan thoái hoá lại phát triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó gọi là hiện tượng lại tổ. 3. Cơ quan tưng tự. - Những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương tự. - Ví dụ: Cánh sâu bọ với cánh dơi. Mang cá với mang tôm. .. -> Các cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy nên có hình thái tương tự. II. BẰNG CHỨNG PHÔI SINH HỌC SO SÁNH. 1. Sự giống nhau trong phát triển phôi. - Phôi của các động vật có xương sống thuộc những lớp khác nhau, trong những giai đoạn phát triển đầu tiên đều giống nhau về hình dạng dung cũng như quá trình phát triển của các cơ quan. Chỉ trong những giái đoạn phát triển về sau mới dần dần xuất hiện những đặc điểm đặc trưng cho mỗi lớp , bộ, họ, chi và cuối cùng là loài và cá thể. - Ví dụ. (sgk) -> Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về nguồn gốc chung của chúng. Dựa và nguyên tắc này có thể tìm hiểu quan hệ họ hàng giữa các loài khác nhau. 2. Định luật phát sinh sinh vật. - “ Sự phát triển cá thể phản ánh một cách rút gọn sự phát triển của loài”. -Ví dụ: Phát triển của phôi người. + 18-20 ngày tuổi còn có dấu vết khe mang. Tim lúc đầu chỉ có một tâm thất , một tâm nhĩ giống cá sau đó giống ếch nhái cuói cùng giống tim chim và thú. -> Định luật phát sinh sinh vật phản ánh quan hệ giữa phát triển cá thể và phát triển chủng loại, có thể được vận dụng để xem xét mối quan hệ họ hàng giữa các loài. B. BĂNG CHỨNG ĐỊA LÝ SINH HỌC. 1. Hệ Động vật, Thực vật vùng Cổ bắc và vùng Tân bắc. - Hệ Động vật và Thực vật ở hai vùng này vừa có nhứng loài mang nét tiêu biểu giống nhau song cúng có nhứng loài mang những nét tiêu biểu riêng cho tứng vùng. - Via dụ: + Nét tiêu biểu chung: Cáo trắng, Tuần lộc, gấu xám , chó sói... Sồi, Dẻ, Liễu, Mao lương... + Nét tiêu biểu riêng: * Vùng Cỏ bắc: Lạc đà 2 bưới, ngựa hoang... * Vùng Tân bắc: Gấu chuột, Gà lôi... -> Sự nối liền sau đó tách ra của 2 vùng Cổ Bắc và Tân Bắc là cơ sở để giải thích sự giống nhau và khác hau trong hệ động vật và thực vật của 2 vùng. 2. Hệ động vật và thực vật vùng lục địa úc. - Hệ động vật ở đây khác biệt rõ rệt các vùng lân cận. Hệ thực vật cũng có đặc trưng là tính địa phương cao. -> Nhứng dẫn chứng trên chứng tỏ hệ động vật và thực vật của từng vùng không những phụ thuộc và điều kiện địa lý sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vào vùng đó đã tách khỏi vùng địa lý khác vào thời kỳ nào trong quá trình tiến hoá của sinh giới. II. HỆ ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT TRÊN CÁC ĐẢO. - Đảo lục địa : (Là đảo được hình nên tự một phần lục địa bị tách ra do một nguyên nhân về địa chất nào đó). Hệ động vật ở đây lúc đầu không có gì khác các vùng lân cận. Về sau do cách li địa lý nên hệ động vật trên đảo phát triển theo một hướng khác, tạo nên các phân loài đặc hữu. Ví dụ: Quần đảo Anh là một phàn của lục địa Chau Âu. Hệ động vật ở đó hiện giống với ở lục địa Châu Âu . Đảo Coocxơ cúng đã tách ra từ lục địa Châu Âu, hệ động vật ở đó giống miền ven biển địa trung hải, tuy nhiên có một số phân loài đặc hữu như Nai nhiều gạc, Mèo rừng. Thỏ rừng. - Đảo đại dương: ( Là đảo được hình thành do một vùng đáy biển bị nâng cao và chưa bao giờ có liên hệ trực tiếp với lục địa). Khi đảo mới hình thành thì chưa có sinh vật về sau có một số loài di cư đến, do cách li địa lý dần dần hình thành những dạng địa phương. -> Đặc điểm hệ động vật ở đảolà băng chứng về quá trình hình thành loài mới dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá . trong đó chủ yếu là CLTN và cách ly địa lý. C. BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ. I. BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC. - Học thuyết tế bào cho rằng: Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. - Bên cạnh những điểm giống nhau, các loại tế bào ở các sinh vật khác nhau cúng phân biệt nhau về một só đặc điểm cấu tạo do hướng tiến hoá thích nghi. - Tế bào không chỉ là đơn vị cấu tạo mà còn là đơn vị chức năng, trong đó chức năng quan trọng đối với sự phát sinh và phát triển của cá thể và chủng loại là chức năng sinh sản.( Mọi tế bào đều sinh ra từ các tế bào sống trước nó và không có sự hình thành tế bào ngẫu nhiên từ chất vô cơ). - Phương thức sinh sản của té bào: + Vi khuẩn sinh sản theo phương thức trực phân. + Các cơ thể đa bào sinh sản vô tính thực hiện theo phương thức nguyên phân. + Các cơ thể đa bào sinh sản hữu tính thực hiện theo ba phương thức. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. II. BẰNG CHỨNG SINH HỌC PHÂN TỬ. - Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là các đại phân tử hữu cơ: Axitnucleeic và Prôtein. + ADNcó vai trò mang thông tin di truyền và truyền đạt thông tin di truyền. + AND đều được cấu tạo nên từ 4 loại nu (A.T.G.X) + AND của các loài khác nhau ở thành phần , số lượng và trình tự sắp xếp của các Nu -> Chính đây là yếu tố tạo nên tính đặc trưng cho AND của mõi loài. Sự giống nhau nhiều hay ít của AND giữa các loài phản ánh mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài + Ngoài ra tính thống nhất của sinh giới còn thể hiện ở mã di truyền. Mã di truyền ở các loài dều có dặc điểm giống nhau. thể hiện rõ nhất là ở tính phổ biến của thông tin di truyền được mã theo nguyên tắc mã bộ ba. + Prôtêin có nhiều chức năng: + Prôtêin của các loài đều được cấu tạo nên từ 20 loại aa và mỗi loại Pr được đặc trưng bởi thành phần, số lượng và đặc biệt là trình tự sắp xếp của các aa. + Quan hệ họ hàng của các loài cũng được phản ánh thông qua các yếu tố đặc trưng nói trên của Pr. => Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự và tỉ lệ các aa và Nu càng giống nhau và ngược lại. Bằng chứng này cho thấy tính thống nhất của các loài../. ** Các bằng chứng trên được thể hiện qua các ví dụ trong sgk yêu cầu HS tham khảo thêm. CHUÊN ĐỀ II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ. A. HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ CỔ ĐIỂN I. HỌC THUYẾT CỦA LAMAC. - Nhà tự nhiên học người Pháp Lamac (1744-1829). Là người đầu tiên đã xây dựng một học thuyết có hệ thống về sự tiến hoá của sinh giới. - Quan niệm của Lamac về tiến hoá: Tiến hoá là sự phát triển có tính kế thừa lịch sử, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp. - Nguyên nhân: Do ngoại cảnh không đồng nhất và do tập quán hoạt động của động vật.-> biến đổi trên cơ thể sinh vật. - Cơ chế tiến hoá: Những biến đổi trên cơ thể sinh vật do ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ. - Hình thành loài mới. Loài mới được hình thành trên cơ sở tích luỹ nhứng biến đổi trên cơ thể sinh vật mà được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ. - Tồn tại: + Chưa phân biệt biến dị di truyền với biến dị không di truyền. + Chưa giẻi thích thnàh công về sự hình thành cac đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vât. + Chưa giải thích được chiều hướng tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp. II. HỌC THUYẾT CỦA ĐACUYN. - nhà tự nhiên hoạ người Anh Đacuyn (1809 – 1882) Là người dặt nền móng vững chắc cho học thuyết tiến hoá với tác phẩm nổi tiếng “ Nguòn gốc các loài” (1859). 1. Biến dị và di truyền.
Tài liệu đính kèm: