Câu hỏi trắc nghiệm Đột biến nhiễm sắc thể

Câu hỏi trắc nghiệm Đột biến nhiễm sắc thể

ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

Câu 1: Ở người, Nếu mất đoạn NST số 21 sẽ mắc bệnh?

A. Đao B. Ung thư máu C. Hồng cầu hình liềm D. Bạch tạng

Câu 2: Hiện tượng ĐB cấu trúc NST là do

1. ADN nhân đôi sai tại một điểm nào đó trên NST.

2. NST đứt gãy 1 đoạn, đoạn đó gắn vào NST khác hoặc vào vị trí mới trên NST đó.

3. Sự trao đổi đoạn ở kỳ đầu của Giảm phân I giữa 2 crômatit của cặp NST tương đồng.

4. Sự phân ly không bình thường của NST ở kỳ sau của phân bào.

5. Sự không hình thành thoi vô sắc trong phân phân bào.

A. 1, 2, 3, 4 C. 2, 3, 4, 5

B. 2, 4, 5 D. 1, 2, 3, 4, 5

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 5290Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Đột biến nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đột biến nhiễm sắc thể
Câu 1: ở người, Nếu mất đoạn NST số 21 sẽ mắc bệnh?
A. Đao
B. Ung thư máu
C. Hồng cầu hình liềm
D. Bạch tạng
Câu 2: Hiện tượng ĐB cấu trúc NST là do
1. ADN nhân đôi sai tại một điểm nào đó trên NST.
2. NST đứt gãy 1 đoạn, đoạn đó gắn vào NST khác hoặc vào vị trí mới trên NST đó.
3. Sự trao đổi đoạn ở kỳ đầu của Giảm phân I giữa 2 crômatit của cặp NST tương đồng.
4. Sự phân ly không bình thường của NST ở kỳ sau của phân bào.
5. Sự không hình thành thoi vô sắc trong phân phân bào.
A. 1, 2, 3, 4
C. 2, 3, 4, 5
B. 2, 4, 5
D. 1, 2, 3, 4, 5
Câu 3: ở người, Nếu có 3 NST số 21 sẽ mắc bệnh?
A. Đao
B. Ung thư máu
C. Hồng cầu hình liềm
D. Bạch tạng
Câu 4: Hiện tượng ĐB cấu trúc NST là do:
A. Đứt gãy NST
C. Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp NST bất thường
B. Tiếp hợp và trao đổi chéo bất thường
D. Rối loạn phân ly NST trong phân bào
Câu 5: Sự tiếp hợp và TĐC không cân giữa các crômatit khác nguồn trong cặp NST tương đồng ở kỳ đầu của giảm phân dẫn đến xuất hiện dạng ĐB nào sau đây?
A. Đảo đoạn NST
B. Lặp đoạn NST 
C. Chuyển đoạn NST
D. Cả A và B
Câu 6: Những Đột biến cấu trúc nào sau đây ảnh hưởng đến thành phần và cấu trúc của vật chất di truyền?
A. Mất đoạn và thêm đoạn
C. Chuyển đoạn
B. Đảo đoạn
D. Cả A, B và C
Câu 7: ở người, Nếu thay thế cặp AT bằng cặp GX trong gen tổng hợp Hêmôglôbin ( biến Axit glutamic thành Valin) sẽ mắc bệnh?
A. Đao
B. Ung thư máu
C. Hồng cầu hình liềm
D. Bạch tạng
Câu 8: Những Đột biến cấu trúc nào làm thay đổi vị trí của các gen giữa 2 NST của cặp NST tương đồng
A. Chuyển đoạn tương hỗ
C. Lặp đoạn
B. Chuyển đoạn không tương hỗ
D. Cả A, B và C
Câu 9: Những đột biến nào dưới đây không làm mất hoặc thêm vật chất di truyền 
A. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ
C. Lặp đoạn và chuyển đoạn
B. Đảo đoạn và chuyển đoạn trong cùng NST
D. Cả A và B
Câu 10: ứng dụng loại đột biến nào để tăng hoạt tính của enzim Amilaza ở đại mạch
A. Chuyển đoạn không tương hỗ
C. Đảo đoạn gồm tâm động
B. Lặp đoạn
D. Chuyển đoạn tương hỗ
Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về đột biến đảo đoạn NST
A. Đảo đoạn xảy ra khi 1 đoạn trong NST bị đứt, đoạn này quay ngược 1800 rồi gắn trở lại NST.
B. Đảo đoạn NST thường ít ảnh hưởng tới sức sống sinh vật do không mất vật chất DT 
	C. Đảo đoạn là dạng đột biến NST phổ biến hơn cả.
	D. Đoạn bị đảo phải nằm ở đầu mút hay giữa cánh NST và không gồm tâm động.
Câu 12: Nếu xảy ra hiện tượng trao đổi đoạn tại phần không tương đồng của cặp NST giới tính XY thì đó là dạng: 
A. Trao đổi chéo giữa các NST tương đồng
C. Mất và lặp đoạn NST
B. Chuyển đoạn NST
D. Cả A và B
Câu 13: Những dạng đột biến nào có thể làm 1 số gen thuộc cùng 1 NST gần nhau hơn so với trước khi đột biến 
A. Mất đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn NST
C. Mất đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn NST 
B. Mất đoạn, lặp đoạn và đảo đoạn NST 
D. Cả A, B và C
Câu 14: Những dạng đột biến nào có thể làm thay đổi hình dạng, kích thước NST
A. Mất đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn NST
C. Lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn NST 
B. Mất đoạn, lặp đoạn và đảo đoạn NST 
D. Mất đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn NST
Câu 15: Đoạn NST bị đứt gãy không mang tâm động sẽ:
A. Tự nhân đôi độc lập với các NST khác
C. Tiêu biến trong phân bào
B. Di chuyển vào cấu trúc của ty thể hoặc lạp thể
D. Trở thành NST ngoài nhân
Câu 16: Cơ chế chính dẫn đến đột biến số lượng NST là:
A. Rối loạn phân ly NST trong giảm phân
C. Rối loạn phân ly toàn bộ NST trong giảm phân 
B. Rối loạn phân ly NST trong phân bào
D. Rối loạn phân ly toàn bộ NST trong ng.phân
Câu 17: Sự rối loạn phân ly NST có thể xảy ra ở:
A. Kỳ giữa của phân bào
C. Kỳ sau của giảm phân
B. Kỳ sau của nguyên phân
D. Kỳ sau của phân bào
Câu 18: Tế bào sinh dưỡng của thể tam nhiễm sẽ có bộ NST là:
A. 2n + 1
B. 2n + 2
C. 2n + 3
D. 2n - 1
Câu 19: Cơ chế phát sinh thể 1 nhiễm và thể 3 nhiễm liên quan đến sự không phân ly của:
A. 1 cặp NST
C. 3 cặp NST
B. 2 cặp NST
D. 1 cặp NST ở thể 1 nhiễm và 3 cặp NST ở thể 3 nhiễm
Câu 20: Đao là hội chứng:
A. ở người mà tế bào sinh dưỡng có 3 NST thứ 21
C. ở người mà giao tử có 3 NST thứ 21
B. ở người mà tế bào sinh dưỡng có 3 NST thứ 23
D. Cả A và C
Câu 21: Cơ chế hình thành thể đa bội là: 
A. Rối loạn phân ly NST trong Nguyên phân
C. Rối loạn phân ly NST trong Giảm phân
B. Tất cả các cặp NST nhân đôi nhưng không phân ly trong phân bào
D. Cả A, B và C
Câu 22: Bộ NST của thể tam bội có đặc điểm:	
A. Có số lượng NST gấp 3 lần bộ NST đơn bội
C. Mỗi cặp NST đều tăng thêm 1
B. Mỗi cặp NST tương đồng đều tăng lên gấp 3 lần
D. Cả A, B và C
Câu 23: Sự rối loạn phân ly của 1 cặp NST ở một số tế bào sinh dục của cơ thể 2n có thể làm xuất hiện các loại giao tử: 
A. n, 2n + 1
C. n + 1, n - 1
B. n, n + 1, n - 1
D. 2n + 1, 2n - 1
Câu 24: Loại đột biến nào sau đây xảy ra cả trong nhân và ngoài nhân
A. Đột biến cấu trúc NST
B. Đột biến số lượng NST
C. Đột biến gen
D. Cả A, B và C
Câu 25: Nếu các tơ vô sắc không hình thành, quá trình nào sau đây vẫn xảy ra trong phân bào
A. Nhân đôi NST
C. Các NST đơn phân ly về 2 cực tế bào
B. Các NST kép phân ly về 2 cực tế bào 
D. Hình thành tế bào con có số NST như nhau

Tài liệu đính kèm:

  • docTrac nghiem dot bien NST.doc