Bình giảng bài Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác năm 1974 tại Chiến khu Việt Bắc

Bình giảng bài Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác năm 1974 tại Chiến khu Việt Bắc

Chủ tịch HCM ( 1890-1969) là lãnh tụ thiên tài của ĐCS và nhân dân Việt Nam., người

chiến sĩ ưu tú của phong trào cộng sản và nhân dân thế giới. HCT không chỉ là một nhà cách

mạng lớn, Người còn là một nhà văn, nhà thơ để lại một sự nghiệp văn học to lớn góp phần

quan trọng vào sự phát triển của nền văn họcVN hiện đại thế kỉ XX. Nhiều bài thơ của người đã

in sâu vào tâm hồn các thế hệ, là những viên ngọc quí trong kho tàng thơ ca dân tộc. Trong số

các bài thơ đó có bài Cảnh khuya.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Tiếng Việt, vừa cổ điển, vừa hiện đại. Giữa

hoàn cảnh kháng chiến gay go gian khổ, Bác vẫn giữ phong thái ung dung tự tại, lạc quan, vẫn

dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vể đẹp của thiên nhiên. Đúng vậy:

 

pdf 8 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4394Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bình giảng bài Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác năm 1974 tại Chiến khu Việt Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bình giảng bài Cảnh khuya của Chủ tịch HCM sáng tác năm 1974 tại 
Chiến khu Việt Bắc. 
 Chủ tịch HCM ( 1890-1969) là lãnh tụ thiên tài của ĐCS và nhân dân Việt Nam., người 
chiến sĩ ưu tú của phong trào cộng sản và nhân dân thế giới. HCT không chỉ là một nhà cách 
mạng lớn, Người còn là một nhà văn, nhà thơ để lại một sự nghiệp văn học to lớn góp phần 
quan trọng vào sự phát triển của nền văn họcVN hiện đại thế kỉ XX. Nhiều bài thơ của người đã 
in sâu vào tâm hồn các thế hệ, là những viên ngọc quí trong kho tàng thơ ca dân tộc. Trong số 
các bài thơ đó có bài Cảnh khuya. 
 Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Tiếng Việt, vừa cổ điển, vừa hiện đại. Giữa 
hoàn cảnh kháng chiến gay go gian khổ, Bác vẫn giữ phong thái ung dung tự tại, lạc quan, vẫn 
dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vể đẹp của thiên nhiên. Đúng vậy: 
 “Tiếng suối trong như tiếng hát xa, 
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. ” 
 Mở đầu bài thơ, ta nghe thấy một âm thanh trong trẻo nhẹ nhàng: 
 “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa” 
 Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya nổi bật tiếng suối chảy róc rách văng vẳng lúc 
gần lúc xa. Đêm đang đi vào chiều sâu, không giang đang vô cùng yên tĩnh, Người thi sĩ cảm 
nhận rõ tiếng suối trong từ xa vọng lại. Suối rừng Việt Bắc hát cho BH nghe giai điệu ngọt ngào 
tự muôn đời của nó. Người đang hoà cảm sâu sắc thiên nhiên qua khúc nhạc của núi rừng. Nhịp 
thơ 2/1/4 ngắt ở từ “ trong” như một chút suy ngẫm để rồi đi đến so sánh thú vị “ trong như 
tiếng hát xa”. Sự so sánh liên tưởng vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát 
xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm tinh tế của của trái tim người nghệ sĩ. Người xưa nói “ Thi trung 
hữa nhạc” ( trong thơ có nhạc), Bác hiện ra trong thơ với tư cáhc của người nhạc sĩ. 
 Đến câu thơ thứ hai, ta bắt gặp một khung cảnh đêm trăng tuyệt đẹp: 
 “ Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” 
 ánh trăng chiếu sáng mặt đất soi tỏ cảnh vật, những mảng màu sáng tối đan xen hoà quyện 
vào nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên kì tú. ánh trăng tràn lên muôn vật lồng quyện với 
cây cối soi tỏ cả những bông hoa nhỏ. Điệp từ “ lồng” cho ta thấy một thiên nhiên hữu tình 
đang giao hoà thắm thiết dưới ánh trăng. Bức tranh thiên nhiên có tầng cao, tầng thấp, có hình 
ảnh “cổ thụ”, “nguyệt”, “hoa” làm cho không gian thơ phảng phất phong vị cổ điển. Câu thơ 
như một bức hoạ đặc sắc được vẽ ra bằng một nét bút tâm hồn của người nghệ sĩ tầi hoa tràn 
đầy niềm rung cảm trước cái đẹp. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt lồng vào bóng hoa lung linh, 
huyền ảo. Nghệ thuật miêu tả trong câu thứ hai rất phong phú, có xa có gần, có cao có thấp, 
tĩnh và động tạo nên bức tranh đêm trăng rừng tuyệt đẹp cuốn hút hồn người. Người xưa đã nói 
“ Thi trung hữu hoạ” ( trong trơ có vẽ) quả không sai. Qua hai câu thơ đầu, ta nhận thấy được 
tình yêu thiên nhiên thắm thiết, niềm rung cảm trước cái đẹp của tâm hồn người nghệ sĩ HCM. 
 Nếu ở hai câu thơ đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau là tâm trạng của 
Bác trước thời cuộc. ở câu thơ thứ ba, mạch thơ đột ngột chuyển sang trạng thái tự biểu hiện: 
“ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ 
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà .” 
 Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đúng sung sướng thốt lên lời ca ngợi: “ cảnh 
khuya như vẽ”. Dấu phẩy ngắt đôi câu thơ thành hai nhịp 4/3, nhịp 4 đặc tả thiên nhiên, nhịp 3 
đặc tả con người. Đọc đến đây người đọc dễ hiểu lầm thiên nhiên đẹp quá, thơ mộng quá nên 
BH chưa ngủ để giao cảm cùng cái đẹp. Nhưng đọc đến câu thơ thứ tư ta bỗng bất ngờ sửng sốt: 
“ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” 
 Thì ra BH của chúng ta chưa ngủ đâu phải chỉ vì “cảnh khuya như vẽ” mà quan trọng và 
chủ yếu hơn là vì Bác “ lo nỗi nước nhà”. Đến đây hình tượng người chiến sĩ cách mạng đã hiện 
ra rực sáng cả bài thơ. Câu thơ thứ tư ngoặt hướng đột ngột đã đóng lại bài thơ một cách bất ngờ 
hoàn chỉnh cấu tứ đột giáng ( đột ngột hạ xuống) đặc sắc, một cấu tứ thường thấy trong thơ Bác, 
như bài “ Không ngủ được”, bài “ Tin thắng trận”... . Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh 
nào Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, 
tình cảm và hành động của Người. Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét 
đẹp tuyệt vời, nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà. Đang từ trạng thái say mê chuyển 
sang lo lắng tưởng chừng như phi lôgic nhưng thực ra hai điều này lại gắn bó khăng khít với 
nhau. Cảnh gợi tình mà tình không bó hẹp trong phạm vi các nhân mà mở rộng tới tình dân, 
tình nước bởi Bác đang ở cương vị lãnh tụ với trách nhiệm vô cùng to lớn nặng nề. 
 Bài thơ chỉ gồm bốn câu, mỗi câu bẩy chữ mà chứa đựng trong đó biết bao điều cao quý và 
sâu sắc. Bài thơ không chỉ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên Việt Bắc xinh đẹp và thơ mộng trong 
một đêm trăng sáng mà còn là một bức tranh tâm hồn của một con người vĩ đại. Đó là một nhà 
thơ chứa chan tình yêu thiên nhiên, vô cùng nhạy cảm trước cái đẹp, hoà quyện với một người 
chiến sĩ cách mạng, một vị lãnh tụ yêu nước thương dân luôn lo nghĩ ưu tư về việc đời việc 
nước. Bài thơ là một bức chân dung tự hoạ xúc động của Bác. Trong bài thơ có hai con người: 
người thi sĩ và người chiến sĩ. Hai con người này gắn bó giao hoà tạo thành cái tôi trữ tình đặc 
sắc. Bài thơ vừa cổ điển vừa hiện đại, vừa có giá trị tư tưởng cao đẹp, vừa đạt tới trình độ điêu 
luyện tài hoa của nghệ thuật thi ca. 
 “ Cảnh khuya” là một bài thơ hay, là một dẫn chứng sinh động minh hoạ cho phong cách 
tuyệt vời của con người nghệ sĩ- chiến sĩ HCM. 
Bình giảng đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu. 
Bình giảng . 
 Tố Hữu là một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, tên thật của ông là Nguyễn Kim Thành, 
ông sinh năm 1920- mất năm 2002. Tố Hữu sớm tham gia hoạt động cách mạng, ông tham gia 
hoạt động trong phong trào học sinh ở Huế. Trong cuộc đời, Tố Hữu sáng tác rất nhiều tác 
phẩm thơ theo sát phong trào cách mạng Việt Nam. Những bài thơ lớn của Tố Hữu đều sáng tác 
vào những điểm mốc của lịch sử cách mạng Việt Nam. Bài thơ “ Việt Bắc”- kiệt tác của Tố Hữu 
cũng được sáng tác trong một thời điểm trọng đại của đất nước. 
 Đoạn thơ trên tái hiện một giai đoạn khó khăn nhưng vẻ vang của cách mạng và kháng 
chiến ở chiến khu Việt Bắc; đồng thời nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi, sự nhớ 
nhung bịn rịn vừa đằm thắm thiết tha lại vừa bâng khuâng man mác của người cán bộ với thiên 
nhiên tươi đẹp và con người Việt Bắc tình nghĩa. 
 Mười câu thơ trên tự nó đã có tính hoàn chỉnh. Đó là bức tranh toàn cảnh và tiêu biểu của 
VN qua bốn mùa trong một năm. Bức tranh ấy hiện lên thật sinh động trong âm điệu nhịp 
nhàng tha thiết thương yêu. Bức tranh rực rỡ, tươi tắn nhưng cũng bâng khuâng man mác vì nó 
được lọc qua nỗi nhớ của người miền xuôi. Nỗi nhớ ấy được bộc lộ tha thiết trong buổi chia tay: 
“ Ta về mình có nhớ ta, 
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.” 
 Hai từ “ ta về” láy lại ở câu đầu cùng một thời điểm chia tay nhưng câu trên là để hỏi người, 
câu dưới là để giãi bày lòng người. Giọng thơ tâm tình thật ngọt ngào dễ thương. Cuộc chia tay 
giữa người cán bộ chiến khu với người dân Việt Bắc, giữa miền ngược và miền xuôi đã trở 
thành cuộc giã bạn đôi lứa ( ta- mình ). Nỗi nhớ về những ngày gian nan gắn với cảnh và người 
Việt Bắc cứ hiện dần lên trong tâm trí người đi. Cảnh vật, con người Việt Bắc cái gì cũng đáng 
yêu, đáng quý. Hoa và người hoà quyện trong nỗi nhớ. Hoa là biểu tượng của thiên nhiên Việt 
Bắc tươi đẹp. Đặt hoa bên cạnh người làm tôn lên niềm yêu mến trân trọng của gười về đối với 
nhân dân các dân tộc Việt Bắc tình nghĩa. Vẻ đẹp của bức tranh Việt Bắc là vẻ đẹp của sự gắn 
bó giữa thiên nhiên và con người. Bức tranh đó được diễn tả bằng câu thơ êm ả, nhẹ nhàng, có 
màu sắc tươi tắn, rực rỡ, có ánh sáng lung linh chan hoà, có âm thanh vui tươi ấm áp. 
 ở tám câu sau, bốn cặp lục bát tả bốn mùa, câu trên nhớ cảnh, câu dưới nhớ người. Mỗi một 
cảnh một người được nhắc tới cũng có một nét riêng để nhớ. Tất cả hiện lên trước mắt chúng ta 
một bức tranh Việt Bắc tuyệt diệu, nên thơ qua nét bút chấm phá tài tình của nhà thơ. Mỗi mùa 
được nhà thơ nhớ lại bằng một nét tiêu biểu nhất với cánh diễn tả tinh tế nhạy cảm. Nhớ mùa 
đông Việt Bắc là nhớ đến “hoa chuối đỏ tươi”. Giữa cái bạt ngàn của màu xanh hiện lên một 
màu sắc ấm nóng ( tươi đỏ). Bức tranh của mùa đông Việt Bắc không còn lạnh lẽo hoang vu 
nữa. Xuân sang, sắc màu lại đổi khác, tràn ngập sinh sôi một màu trắng thơ mộng: 
“ Ngày xuân mơ nở trắng rừng, 
Nhớ cô em gái truốt từng sợi giang” 
 Bức tranh mùa xuân được chuyển sang gam màu lạnh. Ngày xuân rừng núi phủ một màu 
trắng tinh khiết của hoa mơ. Động từ “ nở” khiến cho màu sắc như đang vận động. Màu trắng 
càng có sức ám ảnh đối với người đọc. Dưới ánh sáng của rừng mơ mùa xuân, hình ảnh cô gái 
lao động Việt Bắc hiện lên thanh mảnh dịu dàng. 
 Bốn câu thơ sau tác giả dùng tả cảnh hè đến và thu sang. Nếu như sắc màu chủ đạo của cảnh 
đông là màu xanh điểm vào đó có sắc đỏ tươi, của mùa xuân là màu trắng hoa mơ thì mùa hè là 
màu vàng tươi của rừng phách: 
“ Ve kêu rừng phách đổ vàng, 
Nhớ cô em gái hái măng một mình.” 
 Đây là câu thơ chuyển đổi thời gian vào loại hay nhất trong bài thơ chỉ sự biến đổi của cảnh 
sắc thiên nhiên. Câu thơ ấy ran lên một tiếng ve kêu không dứt trong màu vàng chói chang của 
rừng phách dưới nắng hoa. 
 Cuối cùng, cảnh thu hiện ra với màu sắc dịu dàng của ánh trăng, với màu mơ ước về cuộc 
sống hoà bình giữa những ngày gian khổ: 
“ Rừng thu trăng rọi hoà bình, 
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.” 
 Cảnh nào cũng đẹp, mùa nào cũng đáng yêu và mỗi mùa là một bức tranh nên thơ kì thú. Bức 
tranh bốn mùa ấy còn ánh lên vẻ đằm thắm của con người Việt Bắc. Cảnh làm nền cho người và 
người gắn với cảnh quyện hoà vào nhau, tô điểm cho nhau. Nhà thơ đưa những con người thật 
bình dị vào thơ ca của mình. Không hiểu Việt Bắc sâu sắc, không yêu Việt Bắc nồng nàn và 
không nhớ Việt Bắc da diết thì không thể dựng lên bức tranh quê hương cách mạng đẹp tuyệt 
diệu và ấm tình người đến thế. Nhưng để có bức tranh này còn có quan điểm đúng đắn và cách 
nhìn tiến bộ của nhà thơ cách mạng. Bức tranh thơ này chính là bắt nguồn từ sự gắn bó thuỷ 
chung, từ lòng nhớ thương sâu nặng của nhà thơ đối với cảnh và người Việt Bắc. 
 Tình cảm nhớ thương tha thiết là âm hưởng bao trùm của đoạn thơ. Nhạc điệu dịu dàng trầm 
bổng của thể thơ lục bát làm cho âm hưởng đó bâng khuâng da diết. Đoạn thơ diễn tả được tình 
cảm nhớ thương Việt Bắc sâu nặng của người cán bộ kháng chiến, ngôn ngữ uyển chuyển, ngọt 
ngào. Những từ “ ta”, “ mình” được nhà thơ sử dụng có ý nghĩa mới. Không phải ngẫu nhiên 
mà nhà thơ kết thúc đoạn thơ này bằng tiếng hát ân tình thuỷ chung. Tiếng hát ấm áp ấy vấn 
vương trong lòng kẻ đi người ở, vấn vương trong tâm hồn người đọc. Đoạn thơ đã diễn tả được 
một khía cạnh sâu sắc của chủ đề bài thơ “ Việt Bắc”. Đó là tình cảm thuỷ chung của người cán 
bộ với quê hương kháng chiến. 
I. Phân biệt từ ghép và từ láy 
* Điểm giống giữa từ ghép và từ láy 
 - Từ ghép và từ láy đều có từ hai hình vị trở lên. 
 VD: Từ ghép có hai hình vị: cây cối 
Từ láy có hai hình vị: xanh xanh 
Từ ghép có ba hình vị: hợp tác xã 
Từ láy có ba hình vị: sạch sành sanh 
* Điểm khác nhau giữa từ ghép và từ láy: 
 Từ ghép Từ láy 
1, Phương 
thức cấu tạo 
2, Quan hệ 
- Từ ghép được cấu tạo theo phương 
thức ghép. 
 ghép 
VD: học + sinh học sinh 
- Quan hệ giữa các hình vị trong từ 
- Từ láy được cấu tạo theo phương 
thức láy. 
 láy 
VD: xanh xanh xanh 
- Quan hệ giữa các hình vị trong từ 
giữa các hình 
vị 
3, Về ý nghĩa 
ghép có quan hệ về nghĩa. 
VD: làng xóm: làng gần nghĩa với 
xóm. 
 Dưa hấu: dưa mang nghĩa lớn, 
hấu mang nghĩa nhỏ. 
- Các hình vị trong từ ghép có quan 
hệ với nhau về nghĩa, nghĩa của từ 
ghép có thể được mở rộng có thể được 
thu hẹp. 
VD: xanh ngắt: xanh là hình vị mang 
ý nghĩa chính, ngắt là hình vị mang ý 
nghĩa phụ; xanh ngắt nghĩa được thu 
hẹp. 
láy là quan hệ về âm. 
VD: bát ngát ( cùng vần, ngát có 
nghĩa, bát không có nghĩa trong bát 
ngát ). 
- ý nghĩa trong từ láy thường có tác 
dụng sắc thái hoá ý nghĩa ( giữ nghĩa 
của hình vị gốc nhưng có thể giảm 
nhẹ nghĩa hoặc tăng cường nghĩa; có 
thể mở rộng, có thể thu hẹp). 
VD: da dẻ ( nghĩa mở rộng) 
 xanh xao ( nghĩa thu hẹp) 
II. Phân biệt từ ghép hợp nghĩa và từ ghép phân loại nghĩa 
* Điểm giống giữa từ ghép hợp nghĩa và từ ghép phân loại nghĩa: 
 - Cùng có hai hình vị trở lên. 
 VD: Từ ghép hợp nghĩa: mặt mũi ( hai hình vị) 
 Từ ghép phân loại nghĩa: xe đạp ( hai hình vị) 
 - Cùng được cấu tạo theo phương thức ghép. 
 ghép 
VD: Từ ghép hợp nghĩa: máy + móc máy móc 
 ghép 
 Từ ghép phân loại nghĩa: xe + đạp xe đạp 
* Điểm khác giữa từ ghép hợp nghĩa và từ ghép phân loại nghĩa: 
 Từ ghép hợp nghĩa Từ ghép phân loại nghĩa 
1, Quan hệ hình vị 
2, Tật tự giữa các 
hình vị 
3, Các thành tố 
4, Nghĩa của hình 
vị 
- Quan hệ giữa các hình vị trong từ 
ghép hợp nghĩa là quan hệ đẳng lập ( 
hay song song). 
VD: thôn xóm ( hai hình vị ngang 
hàng, không có chính không có phụ) 
- Trật tự giữa các hình vị trong từ 
ghép hợp nghĩa lỏng lẻo, không chặt 
chẽ. 
VD: đêm ngày ngày 
đêm 
 đất trời trời đất 
- Trong từ ghép hợp nghĩa, các thành 
tố (hình vị) phải cùng từ loại. 
VD: mặt mũi ( hai hình vị cùng là 
danh từ) 
 chờ đợi ( hai hình vị cùng là 
- Quan hệ giữa các hình vị 
trong từ ghép phân loại nghĩa 
là quan hệ chính phụ. 
VD: xe máy, xanh ngắt 
 C P C P 
- Trật tự giữa các hình vị trong 
từ ghép phân loại nghĩa chặt 
chẽ, không thể thay đổi. 
VD: xanh ngắt (không thể đảo 
thành ngắt xanh) 
 bánh rán ( nếu đảo thành 
rán bánh thì nghĩa của 2 từ là 
khác nhau hoàn toàn, bánh rán 
chỉ vật, rán bánh chỉ hoạt 
động.), 
- Trong từ ghép phân loại 
nghĩa, các thành tố có thể 
cùng từ loại có thể khác về từ 
loại. 
VD: bạn học( không cùng từ 
loại) 
động từ) 
 tươi tốt ( hai hình vị cùng là tính 
từ) 
- Từ ghép hợp nghĩa có ý nghĩa khát 
quát chỉ gộp ý nghĩa hành động, tính 
chất. Các hình vị thường là đồng 
nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa. 
VD: điện máy ( chỉ khái quát) 
 phải trái ( hai hình vị trái nghĩa) 
 vợ chồng ( hai hình vị gần nghĩa) 
 thôn xóm ( hai hình vị đồng 
nghĩa) 
 DT ĐT 
- Từ ghép phân loại nghĩa thì 
nghĩa của hình vị chính chỉ 
loại lớn, nghĩa của hình vị phụ 
chỉ loại nhỏ. Thông thường 
nghĩa của từ ghép phân loại 
nghĩa bị thu hẹp nghĩa. 
VD: ăn khách ( bán chạy, 
đông người mua- nghĩa bị thu 
hẹp so với nghĩa gốc). 
Bài tập: Phân chia các từ ghép sau thành các từ ghép hợp nghĩa và từ ghép phân loại nghĩa: 
Từ ghép hợp nghĩa Từ ghép phân loại nghĩa 
 - chân chất, chân chính, chân tay, chân 
thành, chân thật... 
- ăn chơi, ăn uống, ăn nói, ăn mặc, ăn tiêu, 
ăn ở,... 
- lễ nghi, lễ nghĩa, lễ phép, ... 
- già cỗi, già yếu, ... 
chân đế, chân chân không, chân kính, chân 
dết ... 
- ăn bám, ăn bẩn, ăn cánh, ăn chia, .... 
- lễ phục, lễ tân, lễ cưới, ... 
- già làng, già mồm, ... 
III. Nghĩa của từ. 
* Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 
a, Từ đồng âm: Từ đồng âm là các từ có cùng âm thanh nhưng khác nhau hoàn toàn về ý nghĩa. 
 VD 1: ca: - cái ca ( chỉ đồ vật) 
 - ca hát ( chỉ hoạt động ) 
 - ca ba ( chỉ thời gian ) 
 - ca mổ ( chỉ trường hợp) 
 VD 2: lồng: - cái lồng bàn ( chỉ đồ vật) 
- con trâu lồng ( chỉ hoạt động chạy nhanh của con trâu) 
- lồng chăn ( chỉ hoạt động cho cái nọ vào cái kia 
 b, Từ nhiều nghĩa: một từ có nhiều nghĩa nhưng mang nét chung của nghĩa gốc. 
 VD: tay : - chi trên của người hoặc động vật ( cái tay) 
- bộ phận của thực vật mọc ra từ thân ( tay tre) 
- bộ phận của thực vật mọc ra từ thân có tác dụng leo, bám ( tay mướp) 
 * Phân biệt: 
+, Trong từ nhiều nghĩa, các nghĩa bao giờ cũng có sự liên hệ với nhau về ý nghĩa và có sự liên 
hệ với nghĩa gốc của từ. 
 VD: chạy: là từ chỉ hoạt động rời chỗ bằng chân có tốc độ cao. 
 - chạy gạo, chạy tiền: tìm kiếm ( hai từ chạy có liên quan với nhau, cùng mang nghĩa: rời 
chỗ, nhanh chóng) 
 - chạy một hàng cột ở ngoài hiên ( chạy theo tuyến, các cột sắp xếp theo một đường). 
 - đồng hồ chạy ( chỉ hoạt động rời chỗ của kim đồng hồ). 
+, Trong từ đồng âm, các từ không có liên quan về nghĩa. 
 VD: đông: nhà hướng đông 
 nhà đông người ba từ đông khác nhau về nghĩa 
 thịt đông 
Bài tập: Xác định các trường hợp sau, đâu là từ đồng âm, đâu là từ nhiều nghĩa ? 
Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa 
- nhà hướng đông, nhà đông người, thịt nấu 
đông, đêm đông ( các cụm từ cùng có từ 
đông nhưng khác nhau về nghĩa). 
- cánh rừng, cánh tủ, chim vỗ cánh, nói 
những lời có cánh ( nghĩa của từ cánh có 
liên quan với nhau: hình tấm rộng bản, mọc 
hai bên của thân, chức năng dùng để bay) 
- gấp vở, tăng gấp đôi ( khác nhau về 
nghĩa.) 
- hoà mực, hoà một đều, hoà vào nhau, hoà 
chung một nhịp ( cùng có nghĩa làm tan ra ) 
 - trời mát, rau má là vị thuốc mát, sờ thấy 
mát tay, cười mát. ( cùng có nghĩa làm mát) 
IV. Ngữ pháp 
Bài tập: Xác định các thành phần chính và thành phần phụ của các câu trong đoạn văn và phân 
loại các câu đó. 
a, Đoạn 1: Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước // mới đẹp làm sao! ( câu đơn ) 
 ĐN CN VN B N 
 Màu vàng trên lưng chú // lấp lánh. ( câu đơn ) 
 CN ĐN VN 
 Cái đầu // tròn và hai con mắt // long lanh như thuỷ tinh. ( câu ghép ) 
 CN1 VN1 ĐN CN2 VN2 BN 
 Thân chú // nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. ( câu đơn ) 
 CN ĐN VN VN BN 
 Chú // đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. ( câu đơn ) 
 CN VN BN 
 Bốn cánh // khẽ rung rung như còn đang phân vân. ( câu đơn ) 
 ĐN CN BN VN BN 
*, Xác định các thực từ có trong đoạn văn trên: 
 - Danh từ: chú, chuồn chuồn nước, màu, lưng, chú, cái, cánh, giấy bóng, cái, đầu, con, mắt, 
thuỷ tinh, thân, chú, màu, nắng, mùa, thu, chú, cành, lộc vừng, mặt hồ, cánh. 
 - Động từ: đậu, rung rung, ngả. 
 - Tính từ: đẹp, vàng, lấp lánh, mỏng, tròn, long lanh, nhỏ, thon vàng, vàng, dài, khẽ. 
 - Số từ: bốn, hai, bốn,một. 
 - Đại từ: làm sao 
b, Đoạn 2: Rồi đột nhiên /, chú chuồn chuồn nước // tung cánh bay vọt lên. ( câu đơn ) 
 TN ĐN CN VN VN 
 Cái bóng chú nhỏ xíu // lướt nhanh trên mặt hồ. ( câu đơn ) 
 CN ĐN ĐN VN BN BN 
 Mặt hồ // trải rộng mênh mông và lặng sóng. ( câu đơn ) 
 CN VN BN BN VN BN 
 Chú // bay lên cao hơn và xa hơn. ( câu đơn ) 
 CN VN BN BN 
Câu đặc biệt: Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những 
khóm khoai nưởc rung rinh. 
 Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước // hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng 
gặm cỏ; 
 CN ĐN ĐN VN TP giải ngữ 
dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. 
 TP giải ngữ 
 Câu đặc biệt: Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời trong xanh và cao vút. 
*, Xác định các thực từ có trong đoạn văn trên: 
 - Danh từ: chú, chuồn chuồn nước, cánh, cái, bóng, chú, mặt, hồ, mặt, hồ, sóng,dưới, tầm, chú, 
cánh, luỹ, tre, gió, bờ, ao, khóm, khoai nước, cảnh, đất nước, cánh đồng, đàn, trâu, cỏ, dòng, 
sông, đoàn, thuyền, trên, tầng, đàn, cò, trời. 
 - Động từ: tung, bay, lướt, trải, bay, là, là, rung rinh, hiện ra, gặm cỏ, ngược xuôi, là, bay, là. 
 - Tính từ: nhỏ xíu, nhanh, rộng, mênh mông, lặng, cao, xa, xanh, rì rào, tuyệt đẹp, thung thăng, 
cao, xanh trong, cao vút. 
 - Đại từ: bây giờ. 
c, Đoạn 3: Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm/, chúng tôi // nhìn thấy một bãi cây 
khộp. 
 TN CN VN BN 
Rừng khộp // hiện ra trước mắt chúng tôi, lá // úa vàng như cảnh mùa thu, tôi // rụi mắt. ( câu 
ghép ) 
 CN1 VN 1 BN CN2 VN2 BN CN VN BN 
 Những sắc vàng // động đậy. 
 ĐN CN VN 
 Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp // đang ăn cỏnon. 
 ĐN CN ĐN ĐN BN VN BN 
 Những chiếc chân vàng // dẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng // cũng vàng rực trên lưng nó. ( 
câu ghép) 
 ĐN CN1 ĐN VN1 BN CN 2 BN VN2 BN 
 Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc // là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi. 
 ĐN CN ĐN VN BN 
*, Xác định các thực từ có trong đoạn văn trên: 
 - Danh từ: sau, hồi, bụi rậm, bãi, cây, khộp, rừng, khộp, trước, mắt, lá, cảnh, mùa, thu, mắt, 
sắc, con, mang, màu, lá, khộp, cỏ, chiếc, chân, thảm, lá, sắc, nắng, lưng, vạt, cỏ, giang sơn. 
 - Động từ: len lách, rẽ, nhìn,thấy, hiện ra, rụi, động đậy, hệt, ăn, dẫm, rực. 
 - Tính từ: mải miết, úa vàng, vàng, vàng, non, vàng, vàng, vàng rực, xanh biếc, vàng rợi. 
 - Số từ: một, một, mấy, mấy. 
 - Đại từ: chúng tôi, chúng tôi, tôi, nó. 
* Bài tập: Tìm 5 thành ngữ, giải nghĩa và đặt câu với các thành ngữ đó. 
a, Cầu được ước thấy: mong gì được nấy, đạt được điều mình mơ ước. 
Đặt câu: Mẹ tặng con đúng thứ đồ chơi rô - bốt con đang ao ước. Thật là cầu được ước thấy. 
b, Ước của trái mùa: Muốn những điều trái với lẽ thường. 
Đặt câu: Cậu chỉ toàn ước của trái mùa, bây giờ bói đâu ra loại bút máy Kim Tinh ấy. 
c, Gan vàng dạ sắt: Gan dạ, dũng cảm, không nao núng trước khó khăn nguy hiểm. 
Đặt câu: Bộ đội ta là những con người gan vàng dạ sắt. 
d, Vào sinh ra tử: Trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, kề bên cái chết. 
Đặt câu: Bố tôi đã từng vào sinh ra tử ở chiến trường Quảng Trị. 
e, Học một biết mười: Thông minh, sáng tạo, không những có khả năng học tập, tiếp thu đầy đủ 
mà còn có thể tự mình phát triển, mở rộng được những điều đã học. 
Đặt câu: Khánh có khả năng “học một biết mười ”, nên tám tuổi đã biết được những điều khiến 
người lớn phải ngạc nhiên. 
g, Học đi đôi với hành: Học được điều gì phải tập làm theo điều đó thì việc học mới có ích lợi . 
Đặt câu: Thầy giáo thường khuyên “ học phải đi đôi với hành” thì mới nắm chắc kiến thức, mới 
biết vận dụng những điều đã học được. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfBinh giang van thi dai hoc.pdf