Giáo án Ngữ văn tiết 4: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh

Giáo án Ngữ văn tiết 4: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

 Hồ Chí Minh

Phần MỘT: TÁC GIẢ

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS: - Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.

II. Chuẩn bị

 - Giáo án; phương pháp: nêu vấn đề, đặt câu hỏi gợi mở.

 - HS đọc và soạn bài.

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp; Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí thường có nội dung gì? Lập dàn ý cho đề bài ở bài tập 2 (SGK tr. 22).

3. Giới thiệu bài mới: Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ngoài sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại sự nghiệp văn học vô cùng phong phú. Qua bài học, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn những công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với văn học hiện đại nước ta.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2930Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn tiết 4: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2; Tiết 4
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
	Hồ Chí Minh
Phần MỘT: TÁC GIẢ
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS: - Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
II. Chuẩn bị
	- Giáo án; phương pháp: nêu vấn đề, đặt câu hỏi gợi mở.
	- HS đọc và soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp; Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí thường có nội dung gì? Lập dàn ý cho đề bài ở bài tập 2 (SGK tr. 22).
3. Giới thiệu bài mới: Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ngoài sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại sự nghiệp văn học vô cùng phong phú. Qua bài học, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn những công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với văn học hiện đại nước ta.
4. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bổ sung
Đọc tiểu dẫn.
Tóm tắt những nét chính về tiểu sử Hồ Chí Minh.
Nêu quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.
Nêu tên những tác phẩm chính luận tiêu biểu của Bác. Nội dung của các tác phẩm ấy là gì? Nét đặc sắc về nghệ thuật được thể hiện ra sao?
Các tác phẩm truyện và kí của Bác có nội dung chủ yếu là gì? Nêu những điểm cần lưu ý về mặt nghệ thuật.
Trình bày di sản thơ ca của Bác: nội dung chính, nghệ thuật?
Nêu các dẫn chứng minh hoạ cho phong cách nghệ thuật của Bác ở mỗi thể loại.
Văn thơ Hồ Chí Minh có ảnh hưởng như thế nào đối với lịch sử văn học, đời sống và cách mạng Việt Nam?
Phần MỘT: TÁC GIẢ
I. Vài nét về tiểu sử
- Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890.
- Quê: Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
- Năm 1911, Người đi tìm đường cứu nước.
- Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920), chủ trì hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản VN (3/2/1930), thành lập Mặt trận Việt Minh (1941), trực tiếp lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Năm 1946, Người được bầu làm Chủ tịch nước VN Dân chủ Cộng hoà. Từ đấy, Người giữ các chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước.
- Người từ trần vào ngày 2/9/1969.
II. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm sáng tác
a) HCM xem văn học là vũ khí chiến đấu phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn phải là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng; thơ ca và văn học nghệ thuật phải có tính chiến đấu. (Nay ở trong thơ nên có thép – Nhà thơ cũng phải biết xung phong).
b) Văn học phải có tính chân thật và tính dân tộc. Người yêu cầu văn nghệ sĩ “miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn hiện thực phong phú của đời sống”. Tác phẩm văn chương phải thể hiện tinh thần dân tộc; phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; phải có sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
c) Khi viết, HCM luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người nêu kinh nghiệm khi viết phải đặt câu hỏi: “Viết cho ai?, “Viết để làm gì?”, “Viết cái gì?”, “Viết thế nào?”
2. Di sản văn học
a) Văn chính luận: lên án chính sách tàn bạo của thực dân Pháp, kêu gọi người dân bị áp bức liên hiệp lại, đoàn kết đấu tranh.
* Bản án chế độ thực dân Pháp: Tố cáo tội ác của chế độ thực dân, nói lên nỗi thống khổ của người dân thuộc địa. Tác phẩm có các sự việc chân thực, cứ liệu phong phú, chính xác; thái độ, tình cảm mãnh liệt; nghệ thuật châm biếm đả kích sắc sảo, giàu chất trí tuệ.
* Tuyên ngôn Độc lập: mang ý nghĩa lịch sử trọng đại, là áng văn chính luận mẫu mực.
* Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), * Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966): thể hiện sâu sắc tiếng gọi của non sông đất nước.
è Văn chính luận của HCM được viết bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, tấm lòng yêu ghét nồng nàn, sâu sắc của trái tim vĩ đại, được biểu đạt bằng lời văn chặt chẽ, súc tích.
b) Truyện và kí
- Các tác phẩm: Pa-ri (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Đồng tâm nhất trí (1922), “Vi hành” (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925) è Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo của thực dân và phong kiến tay sai; đề cao tấm gương yêu nước và cách mạng. Bút pháp hiện đại, nghệ thuật trần thuật linh hoạt đã tạo nên tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động và sắc sảo.
- Tác phẩm khác: Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963).
c) Thơ ca
* Nhật kí trong tù (1942-1943): tái hiện bộ mặt tàn bạo của chế độ nhà tù Quốc dân đảng và một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc với ý nghĩa phê phán sâu sắc. Tập thơ phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày. Lí tưởng Cộng sản, lòng yêu nước và niềm lạc quan giúp người chiến sĩ vượt lên mọi khó khăn. Tập thơ chan chứa tình cảm nhân đạo. Đây là tập thơ đặc sắc, đa dạng và linh hoạt về bút pháp, kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật thơ ca Hồ Chí Minh.
* Các bài thơ làm ở Việt Bắc (1941-1945 và thời kháng chiến chống thực dân Pháp): thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên đất nước, tinh thần ung dung lạc quan, kết hợp chất trữ tình cách mạng và cảm hứng anh hùng ca của thời đại.
3. Phong cách nghệ thuật
- Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép, bằng chứng giàu thuyết phục, giàu tính luận chiến, bút pháp đa dạng.
+ Thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh. Giọng văn đa dạng.
- Truyện và kí: phong cách hiện đại, lối kể chân thực, giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thuý, tinh tế.
- Thơ ca: + Thơ chữ Hán: hàm súc, uyên thâm, mang đậm nét cổ điển phương Đông pha lẫn chất trẻ trung hiện đại, kết hợp hài hoà chất thép và chất tình.
+ Thơ tiếng Việt: gần gũi, thân tình, chan chứa tình cảm cách mạng.
III. Kết luận
- Văn thơ HCM là di sản tinh thần vô giá, có tác dụng to lớn đến quá trình phát triển của cách mạng VN, có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học và đời sống tinh thần dân tộc.
- Tác phẩm HCM thể hiện chân thật và sâu sắc tư tưởng, tình cảm và tâm hồn cao cả của Người.
IV. Củng cố: - Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác của HCM. – Nêu đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ HCM.
Luyện tập: Bài tập 1 (tr. 29) Sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại của thơ HCM qua bài “Chiều tối”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUYEN NGON DOC LAP(7).doc