Bất thường di truyền trong vô sinh nam

Bất thường di truyền trong vô sinh nam

Bất thường nhiễm sắc thể.

Bất thường nhiễm sắc thể thường và giới tính ở đàn ông vô sinh cao gấp 6 lần và 15 lần so với dân số trong cộng đồng. Thường gặp nhất là hội chứng Klinefelter chiếm 1/500 bé trai sinh ra từ người cha vô sinh. Rối loạn nhiễm sắc thể giới tính 47,XXY hay một số dạng khác như thể khảm 47,XXY/46,XY; 48XXXY; 48 XXYY. Biểu hiện lâm sàng thường tinh hoàn teo nhỏ, chắc, dáng người giống nữ và vú to. Định lượng nồng độ FSH tăng cao và thường không có tinh trùng. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân thể khảm, tinh hoàn vẫn sinh tinh nhưng thường là thiểu tinh nặng.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bất thường di truyền trong vô sinh nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẤT THƯỜNG DI TRUYỀN TRONG VÔ SINH NAM
Bất thường nhiễm sắc thể.
Bất thường nhiễm sắc thể thường và giới tính ở đàn ông vô sinh cao gấp 6 lần và 15 lần so với dân số trong cộng đồng. Thường gặp nhất là hội chứng Klinefelter chiếm 1/500 bé trai sinh ra từ người cha vô sinh. Rối loạn nhiễm sắc thể giới tính 47,XXY hay một số dạng khác như thể khảm 47,XXY/46,XY; 48XXXY; 48 XXYY. Biểu hiện lâm sàng thường tinh hoàn teo nhỏ, chắc, dáng người giống nữ và vú to. Định lượng nồng độ FSH tăng cao và thường không có tinh trùng. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân thể khảm, tinh hoàn vẫn sinh tinh nhưng thường là thiểu tinh nặng.
Những rối loạn nhiễm sắc thể thường cũng ảnh hưởng tới quá trình giảm phân sinh tinh trùng từ đó dẫn đến giảm sinh tinh, thường gặp là chuyển đoạn tương hỗ, chuyển đoạn Robertson, chuyển đoạn hòa nhập tâm. Rối loạn nhiễm sắc thể thường ở đàn ông vô sinh cao gấp 7 lần trong dân số. Chuyển đoạn Robertson thường gặp là chuyển đoạn giữa nhiễm sắc thể 13 và 14, ở người thiểu tinh hơn là vô tinh. Đảo đoạn cũng thường gặp, thường là đảo đoạn gần tâm nhiễm sắc thể 1, 3, 5, 6 và 10 có thể gây cản trở quá trình giảm phân là giảm khả năng sản xuất tinh trùng và vô sinh.
Một số rối loạn di truyền ảnh hưởng lên hoạt động của Gonadotrophin
Vài rối loạn di truyền ảnh hưởng lên sự chế tiết và hoạt động của gonadotrophin làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới. Thường gặp nhất là hội chứng Kallman, suy hạ đồi và sinh dục, biểu hiện lâm sàng mất khứu giác và cơ quan sinh dục chậm phát triển. Hội chứng di truyền theo nhiễm sắc thể X, do đột biến trên đoạn gen KALIG-1 ở nhánh ngắn (Xp22.3).
Một rối loạn di truyền khác là hội chứng Prader-Willi do tổn thương hoạt động của GnRH. Biểu hiện béo phì, chậm phát triển trí óc, cơ quan sinh dục teo nhỏ, tay chân ngắn. Hội chứng Prader-Willi xảy ra khi mất 1 đoạn gần nhánh dài của NST 15.
Mất đoạn trên nhiễm sắc thể Y.
Năm 1976, Tiepolo và Zuffardi phát hiện 6 trường hợp không có tinh trùng bị mất 1 đoạn lớn ở phần xa của nhánh dài nhiễm sắc thể Y qua phân tích karyotype và đưa ra giả thuyết quan trọng về đoạn AZF (Azoospermia factor). Khi di truyền phân tử phát triển, nhiều nghiên cứu đã phát hiện được những vi mất đoạn trong AZF liên quan đến vô tinh hay thiểu tinh mà trước đây thường được cho
là không rõ nguyên nhân. Ba vùng trên Y liên quan với sinh tinh trùng là AZFa, AZFb, AZFc. Những vi mất đoạn xảy ra trong 3 vùng này thường dẫn đến những rối loạn trong quá trình sinh tinh như không sản xuất tinh trùng hay sản xuất tinh trùng rất ít.
Hiện nay, kỹ thuật chẩn đoán vi mất đoạn trên nhiễm sắc thể Y đã thực hiện được ở Việt nam. Chỉ định của xét nghiệm này là các trường hợp nguy cơ cao của vi mất đoạn nhiễm sắc thể Y bao gồm: không có tinh trùng hoặc thiểu tinh nặng (mật độ tinh trùng < 5 triệu/ml). Khảo sát bước đầu tại Bệnh viện Từ Dũ cho thấy khoảng 10% bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao cho kết quả dương tính.
 Mất đoạn trên nhiễm sắc thể thường
Nhờ di truyền phân tử, các nhà khoa học hiểu rõ hơn về mối liên quan giữa bệnh xơ nang; bệnh gồm những biểu hiện như bệnh lý phổi tắc nghẽn, thiếu hụt ngoại tiết tuyến tụy, rối loạn dạ dày ruột non ; và bất sản ống dẫn tinh 2 bên. Gen CFTR trên được tìm thấy trên nhánh dài của nhiễm sắc thể thứ 7 có thể gây ra một trong hai rối loạn trên. Do đó nhiều giả thuyết cho rằng bất sản ống dẫn tinh 2 bên có thể là một dạng triệu chứng nhẹ của bệnh
xơ nang hay biểu hiện bệnh xơ nang không hoàn toàn. 
Nguy cơ ICSI với tinh trùng của những bệnh nhân bất thường di truyền.
Bất thường nhiễm sắc thể sẽ gây cản trở trong việc bắt cặp nhiễm sắc thể và sự phân chia ở kỳ giảm phân 1 trong quá trình tạo tinh trùng, thường dẫn đến giảm sinh tinh. Tinh trùng được tạo ra có thể bình thường cũng có thể bất thường. Tinh trùng bình thường hay bất thường về di truyền rất khó xác định trước khi thụ tinh. Mặc dù những trường hợp thụ tinh có bộ nhiễm sắc thể lệch bội thường bị sẩy tự nhiên hay thai lưu nhưng ở những trường hợp ICSI với tinh trùng có bộ nhiễm sắc thể đơn bội chứa một nhiễm sắc bất thường về cấu trúc sẽ có thể truyền sang thế hệ sau có thể dẫn đến những bất thường nặng về kiểu hình, thường dẫn đến sẩy thai sớm.
Những tổn thương vi mất đoạn trên Y cũng có thể truyền từ cha sang con, mà đặc biệt là bé trai sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh cho thế hệ sau. Đối với bệnh nhân vô sinh do bất sản ống dẫn tinh 2
bên (CBAVD) vẫn có thể có con nhờ kỹ thuật PESA hay MESA kết hợp ICSI. Tuy nhiên đứa trẻ sinh ra có thể bị bất sản ống dẫn tinh và bị vô sinh hoặc trong một số ít trường hợp có thể bị bệnh xơ nang (cystic fibrosis).
Kết luận
Bất thườngnhiễm sắc thể cũng như các đột biến gen thường xuất hiện nhiều ở bệnhnhân vô sinh nam. Phương pháp điều trị vô sinh nam hiệu quả nhất chođến hiện tại được thế giới công nhận là ICSI. Việc tầm soát di truyền ởnhững bệnh nhân ICSI, đặc biệt là vô tinh và thiểu tinh nặng hết sứccần thiết. Khảo sát di truyền tế bào và di truyền phân tử không chỉgiúp chẩn đoán xác định nguyên nhân vô sinh mà  còn giúp tư vấn ditruyền cho người bệnh nên hay không nên mang thai cũng như những bệnhlý di truyền có thể gặp ở đứa trẻ sinh ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAT THUONG DI TRUYEN TRONG VO SINH NAM.doc