Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

I – Phương pháp tìm hiểu:

1.Nghe báo cáo:

 Ban chỉ đạo thực tập sư phạm trường THPT Tô Hiệu (đại diện : thầy Tống Công Thương – Phó hiệu trưởng nhà trường) trình bày báo cáo về tình hình thực tế giáo dục nhà trường.

2. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu:

 Hồ sơ gồm:

- Sổ cái

- Sổ giáo viên bộ môn

- Sổ giáo viên chủ nhiệm

3. Điều tra thực tế: qua UBND xã Việt Tiến.

4. Thăm gia đình học sinh ở địa phương

 

doc 7 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 12130Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC
Thực tập sư phạm đợt II
(Từ 02/03/2009 đến 11/04/2009)
I – Phương pháp tìm hiểu:
1.Nghe báo cáo: 
 Ban chỉ đạo thực tập sư phạm trường THPT Tô Hiệu (đại diện : thầy Tống Công Thương – Phó hiệu trưởng nhà trường) trình bày báo cáo về tình hình thực tế giáo dục nhà trường.
2. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu: 
 Hồ sơ gồm:
- Sổ cái
- Sổ giáo viên bộ môn
- Sổ giáo viên chủ nhiệm
3. Điều tra thực tế: qua UBND xã Việt Tiến.
4. Thăm gia đình học sinh ở địa phương 
II – Kết quả tìm hiểu:
1.Tình hình giáo dục địa phương huyện Vĩnh Bảo 
 Vĩnh Bảo là một huyện ngoại thành của thành phố Hải Phòng, là địa phương có truyền thống hiếu học, có nhiều người đỗ đạt cao, tiêu biểu nhất là danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.
 Huyện Vĩnh Bảo có 6 trường cấp III, trong đố có 4 trường quốc lập :
	Trường THPT Vĩnh Bảo
	Trường THPT Tô Hiệu
	Trường THPT Nguyễn bỉnh Khiêm
	Trường THPT Cộng Hiền
	Trường bán công gồm 2 phân hiệu 
	Trung tâm giáo dục thường xuyên
 Số lượng HS ngày càng tăng, số HS khá giỏi tăng lên rõ rệt, tỉ lệ HS đỗ tốt nghiệp ngày càng cao. HS thi HS giỏi các cấp năm sau nhiều hơn năm trước, chất lượng cao hơn.
 Số lượng GV ngày càng tăng lên, trình độ GV thường xuyên được nâng cao .
 Cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện, các trường xây thêm nhiều dãy nhà 2-3 tầng. Tất cả các trường đã đưa tin học vào giảng dạy bằng giáo án điện tử. 
2. Đặc điểm tình hình nhà trường 
 * Tên trường: THPT Tô Hiệu 
 Tô Hiệu là tên người chiến sỹ cách mạng dũng cảm ; người Bí thư đầu tiên của thành phố Hải Phòng.
 * Địa bàn:
 Trường THPT Tô Hiệu nằm cạnh quốc lộ 10 thuộc địa phận xã Việt Tiến, huyện Vĩnh Bảo. Học sinh của trường thuộc 5 xã khu Bắc, đường 10 của huyện Vĩnh Bảo và 3 xã của huyện Tiên Lãng.
 * Lịch sự phát triển và trưởng thành : 
 Trường thành lập từ năm 1978, mô hình trường ban đầu là “Vừa học vừa làm”, cơ sở vật chất thiếu thốn. Nhưng những năm gần đây, với sự mở cửa của đất nước, sự quyết tâm vươn lên của thầy và trò nhà trường THPT Tô Hiệu đã được cải thiện và đạt được nhiều thành tích.
 Năm 2008, có 590 học sinh tốt nghiệp THPT. Trong đó, 523 HS đỗ đợt I và 67 học sinh đỗ đợt II.
 Nhiều GV đạt GV giỏi cấp thành phố. HS tham gia thi và đạt thành tích cấp thành phố ngày càng tăng . Đoàn trường luôn được Thành Đoàn khen ngợi và là đơn vị mạnh của thành phố.
a.Đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên:
Tổng số cán bộ giáo viên, công nhân viên tính đến ngày 1/3/2009 là 96 người trong đó:
- Có 4 cán bộ quản lý
- Có 81giáo viên(69 biên chế, 12 hợp đồng); trong đó, đa phần là giáo viên trẻ. Có 17 giáo viên là Đảng viên.
- Công nhân viên có 11 người (6 biên chế, 5 hợp đồng)
b. Cơ sở vật chất, kĩ thuật:
- Thuận lợi:
+ Đã có kế hoạch xây dựng trường chuẩn được thành phố duyệt dự án giai đoạn I (2007- 2011)
+ Diện tích hiện có: 10000m2.
+ Có 24 Phòng học
+ Có 3 Phòng chức năng.
+ Có 6 Phòng hành chính: 1 phòng Hiệu trưởng, 3 phòng Hiệu phó, 1 phòng văn thư, 1 phòng thư viện
- Khó khăn : cơ sở vật chất còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học
c. Số lớp học – số lượng học sinh: 
 Trường có 38 Lớp. Trong đó, có 12 lớp 10, 13 lớp 11, 13 lớp 12.
 Toàn trường có 1809 học sinh (tính đến cuối học kì I năm học 2008-2009). Khối lớp 10 là 626 học sinh ; khối lớp 11 là 576 học sinh ; khối lớp 12 là 607 học sinh.
* Cơ cấu tổ chức của trường: 
- Chi bộ: 2 Đảng viên
- Ban giám hiệu: gồm 4 thầy cô 
+ Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường: thầy Lê Minh Bảo
+ Phó bí thư chi bộ, Phó Hiệu trưởng nhà trường: thầy Vũ Minh Xem
+ Phó Hiệu trưởng nhà trường: cô Tô Thị Thúy Dung
+ Phó Hiệu trưởng nhà trương: thầy Tống Công Thương
- Ban chấp hành Công đoàn: 
+ Chủ tịch: Cô Nguyễn Thị Sao (giáo viên Công dân)
+ Phó chủ tịch: Thầy Hoàng Văn Tuấn (giáo viên Thể Dục)
- Đoàn trường: có hơn 10 đồng chí trong BCH; 7 đồng chí trong Ban Thường Vụ
+ Bí thư Đoàn trường: Đ/c Phạm Văn Vụ (chịu trách nhiệm chung)
+ Phó Bí thư: Đ/c Bùi Công Hoan (chịu trách nhiệm về nề nếp HS)
+ Phó bí thư: Đ/c Đoàn Thanh Nga (chịu trách nhiệm về vấn đề thi đua)
- Các lớp chọn:
+ Lớp 12: C11, C12
 (chọn Ban Tự Nhiên) ; C9,C10 (chọn Ban Xã Hội) ; C11 (chọn Ban cơ bản)
+ Lớp 11: 11B1, 11B2 (chọn Ban Cơ bản)
+ Lớp 10: 10A1, 10A2 (chọn Ban Cơ bản)
- Tổ chuyên môn và nhóm trong bộ môn: gồm 5 tổ 
+ Tổ Văn : tổ trưởng cô Bùi Thị Dậu 
+ Tổ Toán : tổ trưởng thầy Nguyễn Thanh Tùng 
+ Tổ Lý – Hóa – Sinh : tổ trưởng thầy Phạm Văn Thiết 
+ Tổ Sử - Địa – Ngoại ngữ : tổ trưởng thầy Đặng Đình Huân ; nhóm trưởng nhóm Anh cô Phạm Thị Thanh
+ Tổ Công dân – Thể dục – Tin - KTCN : tổ trưởng thầy Đào Xuân Thảo
- Hành chính, phục vụ : 11 cô chú 
+ Tổ trưởng : chú Hoàng Văn Đô
+ Văn thư : cô Nguyễn Thị Thơm
+ Bảo vệ : 3 người : chú Mý, chú Vinh, chú Dinh 
4. Nhiệm vụ của giáo viên phổ thông : 
*Trách nhiệm của giáo viên bộ môn 
1. Thực hiện đầy đủ số lần kiểm tra, cho điểm, ghi nhận xét vào bài kiểm tra từ 1 tiết trở lên và trực tiếp ghi điểm vào sổ gọi tên và ghi điểm. 
2. Tính điểm trung bình môn học theo học kỳ, cả năm của học sinh và trực tiếp ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, vào học bạ. 
*Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp 
1. Kiểm tra sổ gọi tên và ghi điểm của lớp; giúp hiệu trưởng theo dõi việc kiểm tra cho
điểm theo quy định của Quy chế này. 
2. Tính điểm trung bình các môn học từng học kỳ, cả năm học; xác nhận việc sửa chữa điểm của giáo viên bộ môn trong sổ gọi tên và ghi điểm, trong học bạ. 
3. Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực từng học kỳ, cả năm học của học sinh. Lập danh sách học sinh đề nghị cho lên lớp, không được lên lớp; học sinh được công nhận là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến; học sinh phải kiểm tra lại các môn học, học sinh phải rèn luyện về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè. 
4. Lập danh sách học sinh đề nghị khen thưởng cuối học kỳ, cuối năm học. 
5. Ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm và vào học bạ các nội dung sau đây: 
a) Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh; 
b) Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp, công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến học kỳ, cả năm học, được lên lớp sau khi kiểm tra lại hoặc rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè; 
c) Nhận xét đánh giá kết quả rèn luyện toàn diện của học sinh. 
	6. Phối hợp với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Ban Đại diện cha mẹ học sinh của lớp để tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh.
5. Các loại hồ sơ học sinh : 
- Học bạ
- Giấy khai sinh
- Sổ điểm
- Giấy chứng nhạn chế độ ưu đãi
6. Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm 
* Căn cứ đánh giá, xếp loại và các loại hạnh kiểm 
1. Đánh giá hạnh kiểm của học sinh phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và hoạt động xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. 
2. Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: tốt (viết tắt: T), khá (viết tắt: K), trung bình (viết tắt: Tb), yếu (viết tắt: Y) sau khi kết thúc học kỳ, năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ 2. 
*Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm 
1. Loại tốt: 
a) Luôn kính trọng người trên, thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với các bạn, được các bạn tin yêu; 
b) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, khiêm tốn; 
c) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập; 
d) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử; 
đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường; 
e) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy định trong Kế hoạch giáo dục, các hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; chăm lo giúp đỡ gia đình. 
2. Loại khá: thực hiện được những quy định tại khoản 1 Điều này nhưng chưa đạt đến mức của loại tốt; đôi khi có thiếu sót nhưng sửa chữa ngay khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý. 
3. Loại trung bình: có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm. 
4. Loại yếu: nếu có một trong những khuyết điểm sau đây: 
a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa; 
b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường; 
c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử; 
d) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác; đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; 
đ) Đánh bạc; vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma tuý, vũ khí, chất nổ, chất độc hại; lưu hành văn hoá phẩm độc hại, đồi truỵ hoặc tham gia tệ nạn xã hội. 
7. Đánh giá, xếp loại học lực 
*Căn cứ đánh giá, xếp loại và các loại học lực 
1. Căn cứ đánh giá học lực của học sinh:
a) Hoàn thành chương trình các môn học trong Kế hoạch giáo dục của cấp THCS, cấp THPT;
b) Kết quả đạt được của các bài kiểm tra; 
2. Học lực được xếp thành 5 loại: loại giỏi (viết tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loại trung bình (viết tắt: Tb), loại yếu (viết tắt: Y), loại kém (viết là: Kém). 
*Hình thức đánh giá, các điểm trung bình và thang điểm 
1. Hình thức đánh giá, các loại điểm trung bình:
a) Kiểm tra và cho điểm các bài kiểm tra; 
b) Tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau một học kỳ, một năm học. 
2. Cho điểm theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm này khi ghi kết quả đánh giá, xếp loại. 
*Hình thức kiểm tra, loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra 
1. Hình thức kiểm tra: kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi đáp), kiểm tra viết và kiểm tra thực hành. 
2. Các loại bài kiểm tra: 
a) Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết; 
b) Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk). 
3. Hệ số điểm kiểm tra:
a) Hệ số 1: điểm kiểm tra thường xuyên;
b) Hệ số 2: điểm kiểm tra viết, kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên;
c) Hệ số 3: điểm kiểm tra học kỳ. 
*Số lần kiểm tra và cách cho điểm 
1. Số lần KTđk được quy định trong phân phối chương trình từng môn học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn. 
2. Số lần KTtx: trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KTtx của từng môn học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn, như sau:
a) Môn học có từ 1 tiết trở xuống trong 1 tuần: ít nhất 2 lần; 
b) Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết trong 1 tuần: ít nhất 3 lần; 
c) Môn học có từ 3 tiết trở lên trong 1 tuần: ít nhất 4 lần. 
3. Số lần kiểm tra đối với môn chuyên: ngoài số lần kiểm tra quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, hiệu trưởng trường THPT chuyên có thể quy định thêm một số bài kiểm tra cho môn chuyên. 
4. Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận cho điểm số nguyên; điểm KTtx theo hình thức trắc nghiệm hoặc có phần trắc nghiệm và điểm KTđk được lấy đến một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số. 
5. Những học sinh không có đủ số bài kiểm tra theo quy định thì phải được kiểm tra bù. Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ kiến thức, kỹ năng và thời lượng tương đương với bài kiểm tra bị thiếu. Học sinh không dự kiểm tra bù thì bị điểm 0. Thời điểm tiến hành kiểm tra bù được quy định như sau: 
a) Nếu thiếu bài KTtx môn nào thì giáo viên môn học đó phải bố trí cho học sinh kiểm tra bù kịp thời; 
b) Nếu thiếu bài kiểm tra viết, bài kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên của môn học ở học kỳ nào thì kiểm tra bù trước khi kiểm tra học kỳ môn học đó; 
c) Nếu thiếu bài KThk của học kỳ nào thì tiến hành kiểm tra bù ngay sau khi kiểm tra học kỳ đó. 
*Hệ số điểm môn học khi tham gia tính điểm trung bình các môn học kỳ và cả năm học 
1. Đối với THCS: 
a) Hệ số 2: môn Toán, môn Ngữ Văn
b) Hệ số 1: các môn còn lại.
2. Đối với THPT: 
a) Ban Khoa học tự nhiên (KHTN): 
- Hệ số 2: các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học;
- Hệ số 1: các môn còn lại.
b) Ban Khoa học xã hội và Nhân văn (KHXH-NV):
- Hệ số 2: các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ thứ nhất; 
- Hệ số 1: các môn còn lại. 
c) Ban Cơ bản: 
- Hệ số 2 tính theo quy định dưới đây: 
Nếu học 3 hoặc 2 môn học nâng cao (học theo sách giáo khoa nâng cao hoặc theo sách giáo khoa biên soạn theo chương trình chuẩn cùng với chủ đề tự chọn nâng cao của môn học đó) thì tính cho cả 3 hoặc 2 môn học nâng cao đó; 
Nếu chỉ học 1 môn nâng cao là Toán hoặc Ngữ văn thì tính thêm cho môn còn lại trong 2 môn Toán, Ngữ văn; nếu học 1 môn nâng cao mà môn đó không phải là Toán hoặc Ngữ văn thì tính thêm cho 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn; 
Nếu không học môn nâng cao nào thì tính cho 2 môn Toán và Ngữ văn. 
- Hệ số 1: các môn còn lại. 
3. Đối với học sinh THPT chuyên: 
a) Hệ số 3: môn chuyên; 
b) Hệ số 2: nếu học ban KHTN và ban KHXH-NV thì tính cho các môn học nâng cao, trừ môn chuyên; nếu học ban Cơ bản thì thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này, trừ môn chuyên;
c) Hệ số 1: các môn còn lại. 
4. Đối với học sinh THPT kỹ thuật, điểm hệ số 2: các môn Toán, Kỹ thuật nghề; điểm hệ số 1: các môn còn lại. 
*Kiểm tra, cho điểm môn học tự chọn và chủ đề tự chọn thuộc các môn học 
1. Môn học tự chọn: việc kiểm tra, cho điểm, tính điểm trung bình môn học và tham gia tính điểm trung bình các môn học đối với môn học tự chọn thực hiện như môn học khác. 
2. Chủ đề tự chọn thuộc các môn học: 
a) Các loại chủ đề tự chọn của môn nào thì kiểm tra và cho điểm trong quá trình học tập môn đó; 
b) Điểm kiểm tra các loại chủ đề tự chọn của môn học nào thì tham gia tính điểm trung bình của môn học đó. 
*Điểm trung bình môn học 
1. Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm các bài KTtx, KTđk và KThk với các hệ số quy định tại Điều 7 của Quy chế này: 
ĐTBmhk =
ĐKTtx + 2 x ĐKTđk + 3 x ĐKThk 
–––––––––––––––––––––––––––
Tổng các hệ số
2. Điểm trung bình môn học cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của ĐTBmhkI với ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính theo hệ số 2:
ĐTBmcn =
ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII 
––––––––––––––––––––
3
*Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học 
1. Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ của tất cả các môn với hệ số (a, b...) của từng môn học: 
ĐTBhk =
a x ĐTBmhk Toán + b x ĐTBmhk Vật lí +...
–––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tổng các hệ số
2. Điểm trung bình các môn cả năm (ĐTBcn) là trung bình cộng của điểm trung bình cả năm của tất cả các môn học, với hệ số (a, b...) của từng môn học:
ĐTBcn =
a x ĐTBmcn Toán + b x ĐTBmcn Vật lí +...
–––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tổng các hệ số
3. Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi đã làm tròn số. 
4. Đối với các môn chỉ dạy học trong 1 học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đó làm kết qủa đánh giá, xếp loại cả năm học. 
5. Các trường hợp được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật, phần thực hành môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQP-AN):
a) Học sinh trường THPT, trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học được miễn học môn Thể dục, học sinh THCS được miễn học môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật, học sinh THPT được miễn học phần thực hành môn GDQP-AN, nếu thuộc 1 trong các trường hợp: mắc bệnh mạn tính, bị khuyết tật bẩm sinh; bị tai nạn hoặc bị bệnh phải điều trị;
b) Hồ sơ xin miễn học gồm có: đơn xin miễn học của học sinh và bệnh án hoặc giấy chứng nhận thương tật do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp;
c) Việc cho phép miễn học đối với các trường hợp do bị ốm đau hoặc tai nạn chỉ áp dụng trong năm học; các trường hợp bị bệnh mạn tính, khuyết tật bẩm sinh hoặc thương tật lâu dài được áp dụng cho cả năm học hoặc cả cấp học;
d) Hiệu trưởng cho phép học sinh được miễn học môn Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, phần thực hành môn GDQP-AN trong 1 học kỳ hoặc cả năm học. Nếu được miễn học cả năm học thì môn học này không tham gia đánh giá, xếp loại học lực của học kỳ và cả năm học; nếu chỉ được miễn học 1 học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đã học để đánh giá, xếp loại học lực cả năm;
đ) Đối với môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh: nếu học sinh được miễn học phần thực hành thì điểm trung bình môn học được tính căn cứ vào điểm kiểm tra phần lý thuyết.
*Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm 
1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây: 
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 8,0 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; 
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5. 
2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây: 
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 6,5 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; 
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0. 
3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây: 
a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 5,0 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; 
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5. 
4. Loại yếu: điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên và không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0. 
5. Loại kém: các trường hợp còn lại. 
6. Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức quy định cho từng loại nói tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này, nhưng do ĐTB của 1 môn học thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau: 
a) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K; 
b) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại Y hoặc kém thì được điều chỉnh xếp loại Tb; 
c) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb; 
d) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại Y. 
không được lên lớp, công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến học kỳ, cả năm học, được 
8. Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại 
*Xét cho lên lớp hoặc không được lên lớp 
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:
a) Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;
b) Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
2. Học sinh thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:
a) Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại); 
b) Học lực cả năm loại kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu; 
c) Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình;
d) Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn không được xếp loại lại về hạnh kiểm. 
*Kiểm tra lại các môn học 
Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên nhưng học lực cả năm học loại yếu, được lựa chọn một số trong các môn học có điểm trung bình cả năm học dưới 5,0 để kiểm tra lại. Điểm kiểm tra lại thay cho điểm trung bình cả năm học của môn học đó để tính lại điểm trung bình các môn học cả năm học và xếp loại lại về học lực; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp. 
*Rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè 
Học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, hình thức rèn luyện do hiệu trưởng quy định. Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè được thông báo đến chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi học sinh cư trú. Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được Uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu trưởng cho xếp loại lại về hạnh kiểm; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp. 
*Xét công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến 
1. Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi. 
2. Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên. 
III – Những bài học sư phạm:
 Người giáo viên cần quan tâm, gần gũi với học sinh để động viên, khuyến khích các em trong quá trình rèn luyện, học tập cũng như đạo đức .
 Giáo viên chủ nhiêm đặc biệt quan tâm đến những học sinh cá biệt . Nếu là học sinh cá biệt tích cực cần cổ vũ các em hơn nữa; bồi dưỡng, nâng cao cho học sinh. Nếu là học sinh cá biệt tiêu cực cần tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, tính cách của bản thân học sinh để rút ra biện pháp, phương hướng giáo dục thích hợp.
- Giáo viên chủ nhiệm vừa hướng dẫn, vừa phối hợp với học sinh trong các hoạt động, phong trào của trường, lớp để đẩy mạnh tinh thần, trách nhiệm và sự hăng say của các em .
- Người giáo viên cần phải có lời nói , tác phong,trang phục phù hợp với chuẩn mực sư phạm.
- Giáo viên trong quá trình dạy học phải phát huy khả năng tổ chức,lãnh đạo, điều khiển của mình;đồng thời phát huy vai trò chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh.Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục của các em.
- Giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp với các lực lượng giáo dục khác: nhà trường, gia đình,xã hội.
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:
 	 Ngày 28 tháng 03 năm 2009
 	 Người viết bài thu hoạch

Tài liệu đính kèm:

  • doclien phan so.doc