Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 98: Người trong bao A.P.sêkhốp (tiết 2)

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 98: Người trong bao A.P.sêkhốp (tiết 2)

Tiết : 98 Văn:

 NGƯỜI TRONG BAO

 (Tiết 2) A.P.Sêkhốp

A.PHẦN CHUẨN BỊ .

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY :Giúp hs:

- Hiểu được sự phê phán sâu sắc của nhà văn đối với lối sống “thu mình vào trong bao”của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX.

- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình , cách kể chuyện đặc sắc.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 1, Thày : SGK, SGV ,Tài liệu tham khảo , Thiết kế bài học

 2, Trò : SGK, Soạn bài theo câu hỏi SGK

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Kết hợp các hình thức : đọc, tóm tắt văn bản, sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt để hiểu tác phẩm

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 3229Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 98: Người trong bao A.P.sêkhốp (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.../....../2008 Ngày dạy:...../....../ 2008
Tiết : 98 Văn:
 NGƯờI TRONG BAO
 (Tiết 2) A.P.Sêkhốp
A.phần chuẩn bị .
I. Mục tiêu bài dạy :Giúp hs:
- Hiểu được sự phê phán sâu sắc của nhà văn đối với lối sống “thu mình vào trong bao”của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX.
- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình , cách kể chuyện đặc sắc. 
II. Phương tiện thực hiện
 1, Thày : SGK, SGV ,Tài liệu tham khảo , Thiết kế bài học
 2, Trò : SGK, Soạn bài theo câu hỏi SGK
III. Cách thức tiến hành
Kết hợp các hình thức : đọc, tóm tắt văn bản, sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt để hiểu tác phẩm
B. Tiến trình bài học:
 * ổn định tổ chức (1’)
I. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 1.Câu hỏi: ? Cho biết thời gian, bối cảnh sáng tác của tác phẩm. Nhận xét về giá trị
 của tác phẩm
2,Trả lời: - Tác phẩm được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố
 I-an-ta. (3đ’)
 - Bối cảnh : xã hội Nga cuối thế kỉ XIX đang ngạt thở trong bầu không khí 
 chuyên chế nặng nề. (3đ’)
 - Tác phẩm là phát hiện nghệ thuật độc đáo , đặc sắc của nhà văn. Câu 
 chuyện phẩn ánh thực trạng xã hội, đồng thời có ý nghĩa triết lý sâu 
 sắc. (4đ’)
II. Bài mới
 *Lời vào bài (1’) ở tiết học trước các em đã tìm hiểu những nét khái quát về tác giả, tóm tắt văn bản, hiểu được kiểu người trong bao. Vậy để các em hiểu tiếp về nhân vật này có những ảnh hưởng gì đó là ND mà tiết học hôm nay thầy trò ta cùng nhau đi tìm hiểu.. (TR 65)
 *Nội dung bài:
 HĐ của GV và HS
 Yêu cầu cần đạt
? Lối sống của Bê-li-côp đã ảnh hưởng như thế nào đến đồng nghiệp và những người dân thành phố ? Qua đây, tác giả muốn phản ánh, phê phán điều gì
HS thảo luận, trả lời:
? Em hiểu gì về biểu tượng “cái bao”; từ đó khái quát chủ đề, tư tưởng của truyện ngắn.
GV dựa vào câu hỏi 4 và gợi ý trong SGK. chia HS làm 7 nhóm thảo luận từng khía cạnh ,sau đó cử đại diện trình bày
HS:
-GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ, tổng hợp 
-HS phát biểu và đọc ở phần ghi nhớ.
I, Tìm hiểu chung
II, Đọc – hiểu
1.Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp 
a, Giới thiệu kiểu người trong bao
b. ảnh hưởng của kiểu người trong bao (8’)
- Lối sống và con người Bê-li-côp đã ảnh hưởng mạnh mẽ,dai dẳng đến lối sông, tinh thần của đồng nghiệp nơi anh ta làm việc và cả người dân thành phố nơi anh ta sống.Mọi người ghét sợ, tránh xa, có người gây gổ đến mức đánh Bê-li-côp nhưng lại bị ảnh hưởng, khống chế của chính lối sống và tính cách ấy.
-Lối sống ấy đã đầu độc tinh thần của mọi người suốt nhiều năm trời đến tận lúc Bê-li-côp chết đi, người ta đưa ma y và cảm thấy như thoát khỏi gánh nặng; nhưng cuộc sống lại tái diễn như cũ: nặng nề, mệt nhọc, vô vị, tù túng. Điều đó chứng tỏ rằng lối sống, tính cách ấy vẫn tiếp tục xuất hiện, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống hiện tại và tương lai của họ không tài nào thoát ra được.
- Bê-li-côp không đơn thuần là con người lập dị, kì quái mà đó là điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đang tồn tại trong cuộc sống của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Nó chỉ có thể chấm dứt hoặc thay đổi tận gốc cùng với cả xã hội, với một cuộc cách mạng mà thôi
c. ý nghĩa của hình tượng Bê-li-côp (8’)
 Trong tác phẩm, tác giả liên tục nhắc đến hình ảnh cái bao. Nó là một hình ảnh độc đáo sáng tạo được nhà văn xây dựng với nhiều dụng ý nghệ thuật :
- Nêu nghĩa hẹp, nghĩa rộng, nghĩa biểu trưng.
- Chủ đề tư tưởng: Tác giả lên án phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga đồng thời bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống không thể sống tàm thường, vô vị và hủ lậu như thế mãi.
2. Những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. (9’)
- Chọn ngôi kể: Nhân vật trong truyện đồng thời là nhân vật người kể chuyện (Bu-rơ-kin) ở ngôi thứ nhất (xưng tôi). Tác giả vẫn giữ ngôi thứ 3, kể lại câu chuyện của Bu-rơ-kin. như vậy vừa đảm bảo được tính khách quan vừa vẫn thể hiện được tính chủ quan gây cảm giác gần gũi chân thật của câu chuyện.
- Giọng kể: Giọng kể trầm tĩnh, bề ngoài có vẻ khách quan, bình thản nhưng bên trong là giọng bức xúc, trăn trở.
- Xây dựng nhân vật: Với chân dung. tính cách kì dị mà vẫn chân thực, không những thế lại có ý nghĩa tiêu biểu qua lời kể, qua chân dung, ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động mà khái quát thành tính cách lối sống.
- Đối lập, tương phản giữa các kiểu người, tính cách và lối sống trái ngược giữa Bê-li-côp và chị em Va-ren-ca. Bê-li-côp và mọi người.
- Hình ảnh, lời nói: vừa có ý nghĩa cụ thể, vừa có ý nghĩa biểu trưng: cái bao, câu nói “nhỡ lại xảy ra chuyện gì”...
- Kết thúc: trực tiếp phát biểu chủ đề bằng một câu cảm “không thể sống như thế mãi được”.
- Vai trò của chùm 3 chuyện với sự thống nhất và đa dạng về chủ đề, tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
III. Tổng kết (5’)
1, NT : - Xây dựng biểu tượng và nhân vật điển 
 hình , giọng kẻ chậm rãi vừa giễu cợt ,
 châm biếm , mỉa mai, vừa u buồn 
2, ND : - Phê phấn sâu sắc lối sống hèn nhát , 
 bạc nhược , bảo thủ và ích kỉ của 1 bộ
 phận tri thức Nga cuối cuối TK 19
Khẩn thiết thức tỉnh mọi người :
 “ Không thể sống mãi như thế được”
IV, Luyện tập (5’)
GV nêu câu hỏi 5 SGK gợi ý HS thảo luận
Tổ chức, hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3,4 trong SGK trang 70.
C. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập (3’)
1, Bài cũ : - Tiếp tục hoàn chỉnh các bài luyện tập
 - Tìm đọc thêm các sách tham khảo về nhà văn Sê-khôp và nền văn học 
 Nga thế kỷ XIX
2, Bài mới : - Hướng dẫn chuẩn bị bài “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”.
 - Dặn dò: Giờ sau: Học Làm văn

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 98 - CB 11.doc