Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học

Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học

Câu : Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của các nguyên tố nhóm oxi đều có số electron độc thân là:

 A. 6 B. 2 C. 4 D. 3

Câu : Ở trạng thái kích thích, nguyên tử của các nguyên tố S, Se, Te có thể có số electron độc thân là:

 A. 2, 4 B. 3, 4 C. 2, 3 D. 4, 6

Câu : Câu nào sau đây sai:

 Biết công thức hóa học của một hợp chất của lưu huỳnh ta có thể xác định được các đại lượng sau:

 A. Số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất B. Thành phần phần trăm của các nguyên tố trong hợp chất

 C. Những nguyên tố hóa học tạo nên hợp chất D. Số phan tử của hợp chất

 

doc 9 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 2097Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu : Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VIA là:
	A. 	 B. 	C. 	D. 
Câu : Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của các nguyên tố nhóm oxi đều có số electron độc thân là:
	A. 6	B. 2 	C. 4 	D. 3
Câu : Ở trạng thái kích thích, nguyên tử của các nguyên tố S, Se, Te có thể có số electron độc thân là:
	A. 2, 4 	B. 3, 4 	C. 2, 3 	D. 4, 6
Câu : Câu nào sau đây sai: 
	Biết công thức hóa học của một hợp chất của lưu huỳnh ta có thể xác định được các đại lượng sau:
	A. Số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất 	B. Thành phần phần trăm của các nguyên tố trong hợp chất
	C. Những nguyên tố hóa học tạo nên hợp chất 	D. Số phan tử của hợp chất
Câu : Trong các hợp chất nguyên tố S, Se, Te có các số oxi hóa là:
	A. -2, +2, +4 	B. -2, +3, +4 	C. -2, +4, +6 	D. +2, +4, +6
Câu : Từ oxi đến telu tính oxi hóa biến đổi như thế nào:
	A. Tăng 	B. Không theo quy luật 	C. Giảm 	D. Không đổi
Câu : Điều nào sau đây không đúng khi nói về nhóm VIA (nhóm oxi – lưu huỳnh):
	A. Tính bền của hợp chất với hidro tăng dần	B. Độ âm điện của nguyên tử giảm dần
	C. Bán kính nguyên tử tăng dần 	D. Tính axit của hợp chất hidroxit giảm dần
Câu : Oxi được nhà toán học Thụy Điển tìm ra năm:
	A. 1772 	B. 1782 	C. 1872 	D. 1778
Câu : Cấu hình electron nào sau đây là của Oxi:
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu : Điều nào sau đây sai: dưới áp suất khí quyển:
	A. Oxi là chất lỏng màu xanh ở -1830C 	B. Oxi là chất khí không màu tan nhiều trong nước
	C. Oxi là chất khí nặng hơn không khí	D. Oxi không màu không vị còn gọi là dưỡng khí
Câu : Oxi có tính chất nào sau đây:
	A. Tác dụng với hầu hết kim loại (trừ Au, Pt, Ag nhiệt độ thường)
	B. Tác dụng với hầu hết kim loại (trừ Halogen)
	C. Tác dụng với hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ, sự cháy, sự ghỉ, sự hô hấp
	D. Tất cả đúng
Câu : Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế Oxi bằng cách nào:
	A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng 	B. Điện phân nước
	C. Điện phân dung dịch NaOH	D. Nhiệt phân KClO3 (xt: MnO2)
Câu : Một nguyên tố tồn tại dưới nhiều dạng đơn chất khác nhau gọi là:
	A. Thù hình 	B. Đồng vị 	C. Đồng khối 	D. Đồng phân
Câu : Phát biểu nào sau đây đúng: Oxi và Ozon:
	A. Có cùng số proton nhưng khác nhau về số notron trong nguyên tử
	B. Tạo oxit có màu khác nhau
	C. Có công thức phân tử khác nhau
	D. Có thể tích mol phân tử khác nhau (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)
Câu : Trong các dãy dưới đây, dãy nào chứa các chất chỉ thị 
	A. H2O2, HCl, SO3 	B. O2, Cl2, S 	C. O3, KClO4, H2SO4 	D. FeSO4, KMnO4, SO2
Câu : Khí N2 có lẫn một ít tạp chất oxi (hỗn hợp X). Ta có thể dùng cách nào sau đây để loại bỏ oxi:
	A. Cho X đi qua dung dịch KI trong môi trường axit 	B. Cho X đi qua bột đồng dư, đung nóng 
	C. Cho sắt nóng cháy trong khí X hoặc cho X qua photpho 	D.Tất cả đúng
Câu : Hàm lượng oxi trong vỏ trái đất (theo khối lượng) khoảng:
	A. 29% 	B. 50% 	C. 32% 	D. 20%
Câu : Hàm lượng Oxi trong không khí (theo thể tích) khoảng:
	A. 29% 	B. 50% 	C. 32% 	D. 20%
Câu : Hàm lượng oxi trong nước chiếm tỉ lệ khoảng:
	A. 89% 	B. 50% 	C. 32% 	D. 20%
Câu : Hàm lượng oxi trong cơ thể chiếm khoảng:
	A. 89% 	B. 50% 	C. 60% 	D. 20%
Câu : Trong tự nhiên oxi có mấy đồng vi:
	A. 1 	B. 2 	C. 3 	D. 4
Câu : Oxi không phản ứng trực tiếp với chất nào:
	A. Crom 	B. Flo 	C. Cacbon 	D. Lưu huỳnh
Câu : Oxi có số oxi hóa dương trong hợp chất nào sau đây:
	A. K2O 	B. H2O2 	C. OF2 	D. CO2
Câu : Ozon tác dụng lên giấy có tẩm dung dịch KI và hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh là do:
	A. Sự oxi hóa ozon 	B. Sự oxi hóa kali 	C. Sự oxi hóa iotua 	D. Sự oxi hóa tinh bột
Câu : Trong phản ứng hóa học:
	A. H2O2 không có tính khử , không có tính oxi hóa 	B. H2O2 chỉ có tính oxi hóa 
	C. H2O2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa 	D. H2O2 chỉ có tính khử
Câu : Ozon rất cần cho trái đất vì:
	A. Nó làm cho trái đất ấm hơn 	B. Nó hấp thụ các bức xạ tử ngoại (tia cực tím) 
	C. Nó ngăn ngừa oxi thoát ra khỏi trái đất 	D. Nó phản ứng với tia từ ngoài không gian để tạo khí Freon
Câu : Cặp chất nào dưới đây có thể làm tinh khiết nước máy:
	A. Cl2 và F2 	B. O3 và F2 	C. Cl2 và O3 	D. O2 và F2
Câu : Để đạt cấu hình bền của khí hiếm oxi cần phải:
	A. Nhường 6e 	B. Nhận 2e 	C. Nhường 4e 	D. Nhận 2 proton
Câu : Trong hợp chất với flo, oxi có số oxi hóa +2 vì:
	A. Đó là vì số oxi hóa thường gặp củaoxi 	B. Oxi có tính oxi hóa mạnh hơn flo 
	C. Flo là một phi kim 	D. Flo có độ âm điện mạnh hơn oxi
Câu : Cặp chất nào sau đây không tác dụng với oxi:
	A. Cu, Ag 	B. Au, Ag 	C. C2H5OH, (C6H6O5)n 	D. P, CO2
Câu : Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi vì:
	A. Phân tử ozon có nhiều nguyên tử hơn oxi
	B. Ozon tan nhiều trong nước hon oxi 
	C. Ozon kém bền dễ bị phân hủy thành phân tử oxi và [O] có tính oxi hóa mạnh 
	D. Ozon hấp thụ tia cực tím làm tăng tính oxi hóa
Câu : Sự hình thành tầng ozon trên tầng cao của khí quyển là do:
	A. Tia tử ngoại mặt trời chuyển hóa các phân các phân tử oxi	B. Sự phóng điện sét trong khí quyển 
	C. Sự oxi hóa một số một số hợp chất hữu cơ tren mặt đất 	D. Tất cả đúng
Câu : Nguyên nhân nào sau đây làm cho nước ozon có khả năng bảo quản hoa quả tươi lâu ngày:
	A. Ozon là chất khí độc 	B. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi 
	C. Ozon có tính oxi hóa mạnh và dể tan trong nước 	D. Nguyên nhân khác
Câu : Câu nào sau đây sai khi nói về ứng dụng của ozon:
	A. Không khí có chứa một lượng nhỏ ozon có tác dụng làm cho không khí trong lành
	B. Không khí có chứa một lượng lớn ozon có lợi cho sức khỏe con người
	C. Ozon được dùng để tẩy trắng tinh bột dầu ăn và nhiều chất khác
	D. Ozon được dùng để khử trùng nước, khử mùi, chữa sâu răng, bảo quản hoa quả
Câu : Trong các cặp cho dưới đây cặp nào dưới đây cặp nào không phải là dạng thù hình của nhau:
	A. Ozon và oxi 	B. Lưu huỳnh đơn tà và lưu huỳnh tà phương 
	C. Fe2O3 và Fe3O4 	D. Kim cương và cacbon vô định hình
Câu : Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tầng ozon là do:
	A. Sự thay đổi nhiệt độ theo từng mùa 	B. Chất thải CFC do con người gây ra 
	C. Các hợp chất hữu cơ 	D. A và B đúng
Câu : Cứ 8 gam oxi phãn ứng vừa đủ với 1 gam hidro tạo 9 gam nước. Khi kết họp 3 gam hidro với 16 gam oxi thì lượng nước thu dược là bao nhiêu gam?
	A. 27g 	B. 19g 	C. 18g 	D. 9g
Câu : Phường trình 2Mg + O2 2MgO cho phép dự đoán:
	A. 2g Mg phản ứng hoàn toàn với 1g oxi tạo 2g MgO 	B. 24,3g Mg phản ứng hoàn toàn với 32g oxi tạo 40,3g MgO C. 48,6g Mg phản ứng hoàn toàn với 32g oxi tạo 80,0g MgO 	D. 2 lít Mg phản ứng hoàn toàn với 1 lít oxi tạo 2 lít MgO
Câu : Có hỗn hợp khí oxi và ozon sau một thời gian ozon phân hủy hết ta được một chất khí duy nhất có thể tăng thêm 2%. Phần thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu là:
	A. 96% và 4% 	B. 95% và 5% 	C. 97% và 3% 	D. Một số khác
Câu : Hỗn hợp X gồm O3 và O2 có tỉ khối hơi đối với H2 là 20. Đễ đốt chày hoàn toàn V lít CH4 cần 2,8 lít hỗn hợp X, biết các khí đó ở dktc. V có giá trị là:
	A. 1,65 lít 	B. 1,55 lít 	C. 1,75 lít 	D. 1,85 lít
Câu : Hỗn hợp X gồm CO2 và O2 có tỉ khối hơi đối với H2 là 19. Phân tử khối trung bình và % O2 trong hỗn hợp:
	A. 38 và 42 	B. 38 và 50 	C. 38 và 36 	D. 38 và 38
Câu : Hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỉ khối đối với H2 là 24. Cần thêm bao nhiêu lít oxi đktc vào 20 lít hỗn hợp ban đầu để được hỗn hợp mới có tỉ khối đối với H2 bằng 22,4:
	A. 5 lít	 B. 4 lít 	C. 3 lít 	D. 2 lít
Câu : Dẫn 2,24 lít hỗn hợp X gồm O3 và O2 đktc qua dung dịch KI thu được 12,7 gam chất rắn màu đen tím. Phần trăm thể tích các khí là:
	A. 50% và 50% 	B. 60% và 40% 	C. 45% và 55% 	D. Một số khác
Câu : hỗn hợp X gồm CO và NO có tì khối hơi đối với H2 là 14,5. 
	A. 48,27% và 51,73% 	B. 60% và 40% 	C. 56,42% và 43,48% 	D. 50% và 50%
Câu : Khi nhiệt phân 10gam mỗi hợp chất: HgO, KClO3, KMnO4, KNO3 trường hợp nào cho nhiều oxi nhất:
	A. HgO 	B. KClO3 	C. KMnO4 	D. KNO3
Câu : Chất khí nào sau đây không cháy trong oxi không khí:
	A. CO	B. CH4 	C. H2 	D. CO2
Câu : Oxi thu được từ nhiệt phân chất nào sau đây:
	A. CaCO3 	B. KClO3 	C. (NH4)2SO4 	D. NaHCO3
Câu : Oxi thu dược từ nhiệt phan chất nào dưới đây:
	A. NaNO3 	B. Cu(NO3)2	C. AgNO3 	D. Tất cả đúng	
Câu : Mộ nguyên tố nhóm VIA có cấu hình electron ở trạng thái kích thích ứng với số oxi hóa là +6 là:
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu : Cấu hính electron của ion là:
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu : Nung 28 gam Fe trong oxi dư thu được 39,2 gam chất rắn gồm Fe2O3 và Fe3O4. Tính phần trăm sắt biến thành Fe2O3:
	A. 30% 	B. 50% 	C. 40% 	D. 60%
Câu : trong thiên nhiên lưu huỳnh tồn tại:
Ở trạng thái tự do trong lòng đất
Trong thành phần của muối sunfat
Trong thành phần của muối sunfua
Trong thành phần của nhiều muối khoáng ở dạng hơi trong khí quyển
Có bao nhiêu phát biểu sai trong các ý trên:
	A. 1 	B. 2 	C. 3 	D. Không có ý sai
Câu : So với nguyên tử S, anion có:
	A. Bán kính nhỏ hơn, ít electron hơn 	B. Bán kính lớn hơn, ít electron hơn 
	C. Bán kính nhỏ hơn, nhiều electron hơn 	D. Bán kính lớn hơn, nhiều electron hơn
Câu : Lưu huỳnh có tính oxi hóa và tính khử vì:
Lưu huỳnh có độ âm diện thấp 
Lưu huỳnh là một phi kim
Lưu huỳnh có 6e lớp ngoài cùng, có thể nhận thêm 2e (thể hiện tính oxi hóa) hoặc nhường tối đa 6e (thể hiện tính khử) đễ đạt cấu hình bền của khí hiếm
Tất cả đúng
Câu : Lưu huỳnh phản ứng NaOH đặt nóng: tỉ lệ số nguyên tử bị khử và bị oxi hóa là:
	A. 1:2 	B. 1:3 	C. 3:1 	D. 2:1
Câu : Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa là:
	A. Cl2,O3, S 	B. Cl2, S,Br2 	C. Na, F2, S 	D. Br2, O2, Ca
Câu : Lưu huỳnh cháy với ngọn lửa:
	A. Màu vàng 	B.Màu xanh mờ 	C.Màu tím 	D. Sáng rực
Câu : Cặp phản ứng nào sau đây cho thấy lưu huỳnh vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa
	A. 	B. 
	C. 	D. 
Câu : Nguồn cung cấp lưu huỳnh trong công nghiệp:
	A. Khai thác lưu huỳnh từ quặng mỏ 	B. Điều chế lưu huỳnh từ quặng mỏ
	C. Tách lưu huỳnh từ quá trình chưng cất 	D. Điều chế S từ muối sunfat và axitsunfuaric
Câu : Thủy ngân là kim loại rất độc có thể thấm qua da. Một ứng dụng khá đặc biệt của S trong phòng thí nghiệm là đem rắt lên nền nhà có thủy ngân rơi vì:
A. Lưu huỳnh là phi kim dễ bảo quản 	B. Hg dễ tác dụng với S ở nhiệt độ thường dễ tan trong nước 
C. Lưu huỳnh rẻ tiền 	D. Hg là kim loại dạng lỏng rất khó tìm thấy và thu gom được
Câu : Hệ số cân bằng: Lưu huỳnh tác dụng với axitsunfuaric theo phương trình phản ứng: 
	A. 1,2,3,4 	B. 2,1,4,3 	C. 1,2,2,3 	D. 1,2,3,2
Câu : Ứng dụng quan trọng nhất của lưu huỳnh là:
	A. Sản xuất H2SO4 	B.Sản xuất diêm 	C. Sản xuất chất tẩy trắng 	D. Lưu hóa cao su
Câu : Câu nào sai: Mg cháy hoàn toàn trong lưu huỳnh theo phương trình phản ứng: 
	A. SO2 oxi hóa Mg thành MgO 	B. Mg khử SO2 thành S 
	C. Mg bị khử thành MgO, SO2 bị oxi hóa thành S 	D.Mg bị oxi hóa thành MgO, SO2 bị khử thành S
Câu : Ion nào sau đây có bán kính lớn nhất:
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu : Cho 10,4 gam hỗn hợp Fe và Mg tác dụng vừa đủ với 9,6 gam S. Phần trăm khối lượng Fe và Mg trong hỗn hợp ban đầu là:
	A. 52,76% và 47,24% 	B. 53,85% và 46,15% 	C. 63,8% và 36,2% 	D. 72% cà 28%
Câu : Tính chất nào sau đây không phải là của S:
	A. Mùi trứng thối, rất độc 	B. Rất ít tan trong nước 
	C. Nặng hơn không khí 	D.Tan trong nước tạo dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ
Câu :  ... âu : H2SO4 có tính chất nào sau đây:
Phản ứng với một số muối
Phản ứng với Cu
Phản ứng với Al
Phản ứng với tất cả oxit
Làm mất màu thuốc thử
Tạo muối axit
	A. 1, 3 ,6 	B. 1, 2, 3, 5 	C. 2, 3, 5, 6 	D. 1, 2, 3, 4, 5
Câu : Điểm khác biệt quan trọng nào sau đây là quan trọng nhất khi so sánh HCl với H2SO4:
	A. HCl là axit một lần axit còn H2SO4 là axit hai lần axit 	B. HCl vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa 
	C. H2SO4 chỉ có tính oxi hóa 	D. B vả C đúng
Câu : Axit H2SO4 đặc nguội không phản ứng với chất nào sau đây:
	A. Al, Cu 	B. Al, Fe 	C. Cu, Fe 	D. Cu, Ag
Câu : Khi pha loãng H2SO4 cần làm nhu sau:
	A. Cho từ từ axit đặc vào nước 	B. Cho từ từ nước vào H2SO4 đặc 
	C. Cho cùng lúc nước và axit vào nhau 	D. Lấy hai phần nước pha với một phần axit
Câu : Câu nào sai trong các nhận xét sau:
	A. H2SO4 loãng có tính oxi hóa mạnh 	B. H2SO4 đặc rất háo nước 
	C. H2SO4 đặc chỉ có tính axit mạnh 	D. H2SO4 đặc có tính axit mạnh và tính oxi hóa mạnh
Câu : Có 3 bình mỗi bình đựng một dung dịch sau: HCl, Na2SO3, Na2SO4. Chọn thuốc thử thích hợp để phân biệt các chất trên:
	A. NaOH 	B. Na2CO3 	C. BaCl2 	D. AgNO3
Câu : Những cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một bình chứa:
	A. SO2 và CO2	B. H2SO4 đặc nguội và Fe 	C. H2SO4 loãng và Al2O3 	D. BaSO4 và HCl
Câu : Những cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong cùng một bình chứa:
	A. SO2 và H2S 	B. O2 và Cl2 	C. HI và Cl2 	D. O2 và H2S
Câu : Cho H2SO4 đặc tác dụng với Fe2CO3 sản phẩm thu được là:
	A. FeSO4 + CO2 + H2O 	B. Fe2(SO4)3 + CO2 + SO2 + H2O 
	C. FeSO4 + CO2 + H2O + SO2 	D. Fe2(SO3)3 + CO2 + H2O
Câu : Trong các phản ứng sau đây, ở phản ứng nào H2SO4 là axit loãng:
	A. H2SO4 + C CO2 +SO2 + H2O 	B. H2SO4 + Fe(OH)2 FeSO4 + H2O 
C. H2SO4 + Fe(OH)2 Fe(SO4)3 +SO2 + H2O 	D. H2SO4 + Fe Fe2(SO4)3 + H2O + SO2
Câu : Trong các phản ứng sau đây phản ứng nào là axit sunfuaric đặc:
	A. H2SO4 + Na2CO3 Na2SO4 + CO2 + H2O 	B. H2SO4 + Cu(OH)2 CuSO4 + H2O 
	C. H2SO4 + Cu CuSO4 + SO2 + H2O 	D. H2SO4 + Al Al2(SO4)3 + H2
Câu : Dể điều chế muối CuSO4 ta có thể dùng các phương pháp sau, phương pháp nào cho CuSO4 nhiều nhất:
	A. Cho H2SO4 tác dụng với dung dịch CuO 	B. Cho H2SO4 tác dụng với dung dịch Cu(OH)2 
	C. Cho H2SO4 tác dụng với dung dịch CuCO3 	D. Cho H2SO4 tác dụng với dung dịch Cu
Câu : Trộn dung dịch chứa 100 ml H2SO4 2M với dung dịch chứa 10 gam NaOH. Cô cạn dung dịch thì chất rắn thu được là:
	A. NaHSO4 	B. Na2SO4 và NaOH dư 	C. NaHSO4 và Na2SO4 	D. Na2SO4
Câu : Câu nào sai, trong phương trình phản ứng: H2SO4 + 8HI 4I2 + H2S + 4H2O
	A. HI bị oxi hóa thành I2, H2SO4 bị khử thành H2S 	B. Axit H2SO4 là chất oxi hóa, HI là chất khử 
	C. HI oxi hóa H2SO4 thành H2S, nó bị khử thành I2 	D. H2SO4 oxi hóa HI thành I2, nó bị khử thành H2S
Câu : Phản ứng nào sau đây đúng:
	A. 2Fe + 3H2SO4 loãng Fe2(SO4)3 + 3H2 	B. 2H2SO4 loãng + CuCuSO4 + SO2 + H2O 
	C. 2H2SO4 đặc + C CO2 + 2SO2 + 2H2O 	D. 2H2SO4 đặc + FeO FeSO4 + H2O
Câu : Tính háo nước là của:
	A. H2SO4 đặc 	B. H2SO4 loãng 	C. Cả H2SO4 loãng và đặc 	D. STất cả sai
Câu : Chuỗi phản ứng nào sau đây dùng để điều chế H2SO4:
	A. Na2SO3 SO2 H2SO4 	B. FeS2 SO3H2SO4 
	C. FeS2SO2 SO3 H2SO4 	D. S SO3 H2SO4
Câu : Một hợp chất có thành phần theo khối lượng là: 35,96% S, 62,92% O, 1,12% H. Công thức của hợp chất đó là:
	A. H2SO3 	B. H2SO4 	C. H2S2O7 	D. H2S2O8
Câu : Số oxi hóa của S trong H2S2O7 là:
	A. +2 	B. +4 	C. +6 	D. +8
Câu : Cho biết điều để xảy ra phản ứng sau: 2Fe + 6H2SO4 Fe2(SO4)3 +3SO2 + 6H2O
	A. Dung dịch H2SO4 loãng 	B. H2SO4 loãng, nóng	 C. H2SO4 đặc, nóng 	D. H2SO4 đặc, nguội
Câu : Từ 180 gam FeS2, không khí, H2O và các chất xúc tác cần thiết để có thể điều chế được bao gam dung dịch H2SO4 40% biết H = 90%:
	A. 264.6g 	B. 661,5g 	C. 105,84g 	D. 735g
Câu : Cho hỗn hợp 0,1 mol Zn, 0,3 mol Al, 0,5 mol Ag tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng chỉ sinh ra một khí duy nhất là SO2. Tính thể tính SO2 đktc thu được:
	A. 17,92 lít	B. 12,32 lít 	C. 35,84 lít 	D. 24,64 lít
Câu : Cho hỗn hợp A gồm Cu và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội chỉ thu được 0,2 mol khí SO2. Nếu cho hỗn hợp A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng chỉ thu được 0,1 mol khí. Khối lượng của A là:
	A. 5,6g 	B. 12,8g 	C. 18,4g 	D. 8,8g
Câu : Cho hỗn hợp A gồm Al và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 2M thu được 4,48 lít khí SO2 đktc. Thể tích dung dịch H2SO4 là:
	A. 0,2 lít 	B. 0,1 lít 	C. 0,3 lít 	D. Một số khác
Câu : Cho hỗn hợp A gồm Al và Mg tác dụng với dung dịch H2SO4, dư sau phản ứng khối lượng dung dịch axit tăng 7gam. Khối lượng Al và Mg trong hỗn hợp ban đầu là:
	A. 2,7g và 1,2g 	B. 5,4g và 2,4g 	C. 5,8g và 3,6g 	D. 1,2g và 2,4g
Câu : Cho một mẫu Fe3O4 tác dụng hết với dung dịch X tạo dung dịch Y. Dung dịch Y chứa 2 chất đều tác dụng với BaCl2 tạo kết tủa màu trắng. Y là hỗn hợp nào sau đây:
	A. Fe2(SO4)3, H2SO4 đặc dư 	B. FeSO4, Fe2(SO4)3 	C. FeSO4, H2SO4 loãng dư 	D. A,B đều đúng 
Câu : Thể tích SO2 đktc thu được khi đốt cháy hoàn toàn 12gam pirit sắt là:
	A. 4,48 lít 	B. 2,64 lít 	C. 3,54 lít 	D. 8,12 lít
Câu : Thể tích SO2 thoát ra khi cho 56 gam Fe tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư là:
	A. 18,6 lít 	B. 33,6 lít 	C. 42,8 lít 	D. 36,2 lít
Câu : Khối lượng dung dịch H2SO4 98% và khối lượng nước cần dùng để pha chế 300gam dung dịch H2SO4 36% là:
	A. 98 và 202 gam 	B. 60 và 240 gam 	C. 110,2 và 189,8 gam 	D. 92,5 và 207,5 gam
Câu : Axit sunfuric và muối sunfat có thể nhận biết nhờ:
	A. Chất chỉ thị màu 	B. Dung dịch muối bari 	C. Phản ứng trung hòa 	D. Sợi dây đồng
Câu : Trộn 2 thể tích dung dịch H2SO4 0,2M với 3 thể tích dung dịch H2SO4 0,5M được dung dịch H2SO4 aM. Vậy a là:
	A. 0,4M 	B. 0,25M 	C. 0,38M 	D. 0,15M
Câu : Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách cho KMnO4 tác dụng H2O2 theo sơ đồ phản ứng sau: KMnO4 + H2O2 + H2SO4 MnSO4 + O2 + K2SO4 + H2O
	A. 44,8 lít 	B. 54,6 lít 	C. 32,4 lít 	D. 68,7 lít
Câu : Điều nào sau đây đúng:
O2 và O3 đều có tính oxi hóa nhưng O3 có tính oxi hóa mạnh hơn
H2O và H2O2 đều có tính oxi hòa nhưng H2O2 có tính oxi hóa mạnh hơn
Axit H2SO3 và H2SO4 đều có tính oxi hóa nhưng H2SO4 có tính oxi hóa mạnh hơn
Axit H2S và H2SO4 có tính oxi hóa nhưng H2SO4 có tính oxi hóa mạnh hơn
Câu : Khí P cho tác dụng với axit sunfuaric đậm đặc, xảy ra phương trình phản ứng: P + H2SO4 H3PO4 + SO2 + H2O. Thể tích SO2 thu được đktc khi cho 6,2 gam P phản ứng hoàn toàn là:
	A. 15,6 lit 	B. 11,2 lít 	C. 22,4 lít 	D. 10,8 lít
Câu : Xác định khối lượng H2SO4 thu được từ 1,6 tấn quặng chứa 60% FeS2. Biết H = 100%:
	A. 1568 kg 	B. 1,725 tấn 	C. 1,2 tấn 	D. 6360 kg
Câu : Trong thực tế người ta dùng những thùng lớn (xitec) bằng thép để bảo quản và chuyên chở H2SO4 đặc vì:
	A. Người ta cho thêm chất trơ dung vào axit 	B. Người ta quét lớp parafin lên 2 mặt thùng 
	C. Sắt bị thụ động hóa khi tiếp xúc với H2SO4 	D. Axit sunfuaric ko phản ứng với kim loại
Câu : Khác H2SO4 loãng H2SO4 đặc phản ứng với:
	A. BaCl2, Na2CO3, Zn 	B. Cu(OH)2, MgO, CH3COOK 	C. Fe, Al, NH3, NiS	 D. Cu, H2S, C12H22O11
Câu : Axit sunfuric nóng phản ứng với:
	1. Cu 	2. Au 	3. Bazơ 	4. C 	5. BaSO4 	6. Oxit lưỡng tính 
	7. Ag 	8. HCl 	9. Đường glucozơ	 10.CuSO4
Những ý đúng là:
	A. 1, 3, 4, 6, 7, 9 	B. 2, 4, 6, 8, 10 	C. 1, 2, 4, 5, 7, 10 	D. 3, 5, 6, 8, 9, 10
Câu : Độ bền của các liên kết hóa học theo dãy: H2O, H2S, H2Se, H2Te biến đổi:
	A. Tăng dần 	B. Giảm dần 	C. Không theo quy luật 	D. Không đổi
 Câu : Quá trình sản xuất H2SO4 trong công nghiệp gồm một số giai đoạn sau:
Hấp thụ anhhidric sunfuric bằng dung dịch H2SO4 98%
Sự tạo thành oleum
Trao đổi nhiệt 
Đốt quặng piric
Làm sạch SO2
Oxi hóa SO2
Sắp xếp các công đoạn theo thứ tự từ trước đến sau:
	A. 4, 2, 1, 5, 3, 6 	B. 4, 5, 3, 6, 1, 2 	C. 5, 2, 4, 3, 1, 6 	D. 5, 3, 4, 6, 2, 1
Câu : Có 3 bình đựng riêng biệt các chất sau: BaCl2, Na2SO4, H2SO4 có thể phân biệt chúng nhờ:
	A. Quỳ tím 	B. NaOH 	C. Phenolphtalein 	D. AgNO3
Câu : Khí nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit:
	A. Ozon 	B. HCl 	C. SO2 	D. CO2
Câu : Đốt cháy hoàn toàn C3H8. Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất không đổi:
	A. 1 lít O2 phản ứng vừa đủ với 5 lít C3H8 	B. lít oxi tạo 3/5 lít CO2 
	C. 1 lít H2O được tạo ra từ 4/5 lít oxi 	D. 1 lít CO2 được tạo ra từ 3 lít C3H8
Câu : 40ml dung dịch H2SO4 pha loãng thành 160ml. Nồng độ dung dịch thu được sau pha loãng là:
	A. 0,5M 	B. 1M 	C. 1,6M 	D. 2M
Câu 172: Axit sunfuric thương mại có nồng độ là 96% d= 1,84 g/ml. Lấy 25ml axit này pha loãng với nước thành 500ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu dược là:
	A. 0,45 M 	B. 0,9 M 	C. 0,94M 	D. 1,8M
Câu : Trộn một dung dịch chứa 1 mol H2SO4 với một dung dịch chứa 1,5 mol NaOH. Chất rắn thu được sau khi cô cạn dung dịch là:
	A. NaHSO4 	B. Na2SO4 	C. NaOH, Na2SO4 	D. NaHSO4, Na2SO4
Câu : Axit sunfuric đặc được dùng để làm khô các khí ẩm nào sau đây:
	A. CO2, O2 	B. H2S, O2 	C. NH3, CO2 	D. H2S, NH3
Câu 175: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với H2SO4 loãng và đặc nóng đều cho cùng một loại muối:
	A. Fe 	B. Al 	C. Ag 	D. Cu
Câu : Oxit kim loại nào sau đây khi tác dụng với H2SO4 đặc nóng có thể giải phóng khí SO2:
	A. Fe2O3 	B. Al2O3 	C. ZnO 	D. Fe3O4
Câu : Hòa tan hoàn toàn 1,44 gam một kim loại có hóa trị II vào 250ml dung dịch H2SO4, 3M. Để trung hòa lượng axit còn dư trong dung dịch cần dùng 60 ml dung dịch KOH 0,5M. Kim loại đó là:
	A. Ca 	B. Fe 	C. Mg 	D. Zn
Câu : Cho 21 gam hỗn hợp Zn và CuO phản ứng vừa đủ với 600 ml dung dịch H2SO4 0,5M, khối lượng củ Zn trong hỗn hợp ban đầu là:
	A. 57% 	B. 62% 	C. 69% 	D. 73%
Câu : Dùng 300 tấn quặng piric FeS2 có lẫn 20% phần trăm tạp chất để sản xuất H2SO4 có nồng độ 98%. Khi hiệu suất là 90% thì thu được bao nhiêu tấn H2SO4 98%:
	A. 320 tấn 	B. 335 tấn 	C. 350 tấn 	D. 360 tấn
Câu : Dùng quặng piric FeS2 có lẫn 4% tạp chất để sản xuất 100 tấn axit sunfuric có nồng độ 98%. Khi hiệu suất là 90% thì lượng quặng cần dùng là:
	A. 69,44 tấn 	B. 68,44 tấn 	C. 67,44 tấn 	D. 70,44 tấn
Câu : Đem oxi hóa hoàn toàn 11,2 lít SO2 đktc rồi hòa tan toàn bộ sản phẩm vào 210 gam dung dịch H2SO4 10% được dung dịch A có C% là:
	A. 21% 	B. 25% 	C. 28% 	D. 31%
Câu : Đung nóng 8 gam hỗn hợp S và Mg thu được hỗn hợp sản phẩm. Cho toàn bộ sản phẩm vào bình dựng dung dịch HCl dư thì thu được 4,48 lít khí bay ra ở cùng đktc. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là:
	A. 60 và 40 	B. 50 và 50 	C. 40 va 60 	D. Kết quả khác
Câu : Hòa tan 3,38 gam oleum X vào nước, người ta phải dùng 800 ml dung dịch KOH 0,1M để trung hòa dung dịch X. Oleum có CTPT là:
	A. H2SO4.3SO3 	B. H2SO4.2SO3 	C. H2SO4.4SO3 	D. H2SO4.nSO3
Câu : Hòa tan một oxit kim loại có X có hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch muối có nồng độ 11,97%. X là kim loại nào:
	A. Ca 	B. Fe 	C. Ba 	D. Mg
Câu : Hòa tan hoàn toàn một oxit kim loại X có hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 15,8% thu được dung dịch muối có nồng độ 18,21%. X là kim loại nào:
	A. Ca 	B. Be 	C. Ba 	D. Mg
Câu : Hòa tan một oxit kim loại X có hóa trị II bằng một mượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối có nồng độ 22,6%. X là kim loại:
	A. Ca 	B. Cu 	C. Fe 	D. Mg

Tài liệu đính kèm:

  • docLUU VAN LIET.doc