Bài giảng Ngữ văn 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bài giảng Ngữ văn 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

+ Hoàng Phủ Ngọc Tường, sinh năm 1937, tại Huế, quê ở Quảng Trị.

+ Là một trong những nhà văn chuyên về bút kí.

+ Nét đặc sắc trong sáng tác : kết hợp giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều, hành văn hướng nội, súc tích, tài hoa.

+ Tác phẩm : Ai đã đặt tên cho dòng sông ?, Hoa trái quanh tôi, Ngọn núi ảo ảnh,

 

ppt 25 trang Người đăng hien301 Lượt xem 9426Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số lưu ý về giáo án pptĐây là giáo án bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” – Hoàng Phủ Ngọc Tường, với đặc trưng thể tùy bút, chúng tôi hướng học sinh vào những cảm xúc, rung động thực sự trước vẻ đẹp dòng sông hương bằng âm nhạc, hình ảnh và những cảm nhận, ấn tượng văn học.Các clip video và âm nhạc khi sao chép do ko có bản gốc trong máy nên ko xem xem được.Chúng tôi sử dụng 1 số kĩ thuật đặc biệt cần chú ý khi trình chiếu: ví dụ về vẻ đẹp sông Hương ở các đoạn có 1 slide gốc ghi các ý chính và câu hỏi chính. Chỉ cần ấn vào hình sông Hương trên thượng nguồn sẽ chuyển đến phần sông Hương ở thượng nguồn. Muốn quay trở lại slide chính di chuột đến hình ảnh khi chuột chuyển từ mũi tên qua bàn tay là được. Làm như vậy học sinh sẽ nắm được bao quát cụ thể từng nội dung bài học. Chúng tôi không sử dụng hình ảnh sông Hương làm background mà sắp xếp các hình ảnh thành 1 dòng chảy theo trật tự nhất định. Mỗi hình ảnh là 1 góc độ,1 điểm nhìn về sông Hương. Với đoạn trên thượng nguồn các hình ảnh đổ từ trên xuống, ở đồng bằng và thành phố thì hình ảnh dàn trải theo chiều ngangChúng tôi còn lựa chọn phông nền cho chữ chủ yếu là màu tím màu đặc trưng cúa xứ Huế để cho học sinh có ấn tượngPhần đầu chúng tôi sử dụng các hình ảnh màu sắc, phần sau chúng tôi chỉ sử dụng các hoa văn, họa tiết đen trắng để minh họa cho 1 sông Hương trên phương diện văn hóa lịch sửKhi tải về máy có thể 1 số định dạng hoặc hiệu ứng ko sử dụng được.- Thành viên nhóm 5Lâm Thị Oanh (Xác định mục tiêu, yêu cầu và phương tiện dạy học => tốt, tích cực, có ý thức)Trịnh Văn Quỳnh(Nhóm trưởng- tổng hợp bài, làm slide=> tốt, tích cực, có ý thức)Trần Phương Thanh (chuẩn bị hình ảnh và âm thanh=>tốt,tích cực, có ý thức)Phạm Thị Thoa (Chuẩn bị nội dung => đạt yêu cầu)Hồ Thị Thơm (Xác định câu hỏi khái quát cho từng phần, câu hỏi ôn tập, phương pháp và kế hoạch bài dạy=>Tốt, tích cực, có ý thức)Lê Thị Thu (chuẩn bị nội dung tác phẩm=>tốt)Nguyễn Thị Hồng Thu (chuẩn bị nội dung tác phẩm và bài dạy=>tốt)Chu Thị Thuận (chuẩn bị nội dung tác phẩm và bài dạy=>Tốt, tích cực, có ý thức)Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường+ Hoàng Phủ Ngọc Tường, sinh năm 1937, tại Huế, quê ở Quảng Trị.+ Là một trong những nhà văn chuyên về bút kí.+ Nét đặc sắc trong sáng tác : kết hợp giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều, hành văn hướng nội, súc tích, tài hoa.+ Tác phẩm : Ai đã đặt tên cho dòng sông ?, Hoa trái quanh tôi, Ngọn núi ảo ảnh,2.Tác phẩm :a. Xuất xứ :Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” được viết tại Huế đầu năm 1981, in trong tập cùng tên.b. Vị trí đọan trích :Bài kí gồm 3 phần, đoạn trích trong SGK là phần đầu.c. Nội dung đọan trích :Cảnh quan sông Hương, sự gắn bó của nó với lịch sử, văn hóa và con người xứ Huế. Qua đoạn trích cũng biểu hiện đặc trưng thể loại và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc TườngII.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN :1. Bố cục đọan trích :Phần 1 : “từ đầunỗi lòng” : nói về cảnh quan thiên nhiên của sông Hương.Phần 2 và Phần 3 : từ “Hình nhưđến hết” : nói đến phương diện văn hóa, lịch sử của dòng sông.  Nhìn từ góc độ văn hóa, lịch sử hay trí tưởng tượng đầy tài hoa của tác giả thì sông Hương là con sông thuộc về một thành phố duy nhất.2 . Từng vị trí, vẻ đẹp của sông Hương :2 . Từng vị trí, vẻ đẹp của sông Hương :Ở các vị trí khác nhau, sông Hương được miêu tả như thế nào ? Tác giả dùng những thủ pháp nghệ thuật nào để diễn tả vẻ đẹp ấy của sông Hương ? Dùng nghệ thuật nhân hóa, tác giả sáng tạo ra trong trí tưởng tượng của mình từng vị trí mà sông Hương hiện hữu :a. Sông Hương ở thượng nguồn :+ Nó mang sức sống mãnh liệt, qua ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn.+ Nó đã “ sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái digan phóng khoáng mà man dại”.+ Nhờ rừng già hun đúc cho nó “một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do trong sáng”.Sông Hương ở đồng bằng Khi về đồng bằng tác giả cho thấy dòng chảy sống động qua những địa danh nào ?+ Thay đổi về tính cách : “Sông như chế ngự được bản năng của người con gái”, nó mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, “trở thành một người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. + Nhờ hiểu biết về địa lý đã giúp tác giả miêu tả tỉ mỉ về sông Hương “ chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh, uốn mình theo những đường cong thật mềm” : Từ cánh đồng Châu Hóa qua vùng núi vòng khúc quanh đến Vọng cảnh xuống dãy đồi phía tây nam thành phố, băng qua lăng tẩm, đền đài đến khi gặp tiếng chuông Thiên Mụ.ĐỒI VỌNG CẢNHLĂNG GIA LONGLĂNG MINH MẠNG Cảnh đẹp như bức tranh có đường nét, hình khối với màu sắc triết lí cổ thi.CHÙA THIÊN MỤc. Sông Hương khi chảy vào thành phố :Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế có gì đặc trưng ?Phát hiện của tác giả về nét riêng biệt của sông Hương cho thấy tình cảm gì ở tác giả đối với Huế và sông Hương ?2 . Từng vị trí, vẻ đẹp của sông Hương :+ Gặp thành phố nó như đến với điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi, chậm rãi và êm dịu. + Ngòi bút tác giả thật sự thăng hoa khi vẽ nên hình ảnh đầy ấn tượng : “Chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như một vầng trăng non”. Sông Hương “uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến”, đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu, nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh làm dòng sông thêm lộng lẫy. Con sông ngập ngừng như có “những vấn vương của một nỗi lòng không nỡ rời xa thành phố”. c. Sông Hương khi chảy vào thành phố :“chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như một vầng trăng non”2 . Từng vị trí, vẻ đẹp của sông Hương : d. Vẻ đẹp văn hóa :Sông Hương mang vẻ đẹp lững lờ, êm đềm làm tác giả liên tưởng điệu chảy lặng lờ ấy là điệu “slow tình cảm của Huế”, từ đó gợi nhớ trong thơ Kiều một làn điệu nhạc cung đình Huế “tứ đại cảnh”.2 . Từng vị trí, vẻ đẹp của sông Hương :e. Vẻ đẹp mang tầm vóc lịch sử :Vẻ đẹp của sông Hương gắn liền với những sự kiện lịch sử được đề cập như thế nào ?2 . Từng vị trí, vẻ đẹp của sông Hương :e. Vẻ đẹp mang tầm vóc lịch sử :Tên con sông Hương được ghi trong “Dư Địa Chí” của Nguyễn Trãi là sông Linh Giang. Dòng sông ấy là điểm tựa bảo vệ biên cương thời Đại Việt. Đến TK XVIII nó từng soi bóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ, từng chứng kiến bao cuộc khởi nghĩa ở TK XIX và đi vào thời đại CMT8 bằng những chiến công rung chuyển 1945, chiến dịch Mậu Thân 1968.2 . Từng vị trí, vẻ đẹp của sông Hương :e. Vẻ đẹp mang tầm vóc lịch sử :  Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu : “ lịch sử Đảng đã ghi bằng nét son tên của thành phố Huế, thành phố tuy nhỏ nhưng đã cống hiến rất xứng đáng cho tổ quốc”. 3. Ai đã đặt tên cho dòng sông ?Nhận xét về cách kết thúc bài kí, về sức gợi cảm của nhan đề ? 	 3. Ai đã đặt tên cho dòng sông ?“Dòng sông ai đã đặt tên ? Để người đi nhớ Huế không quên?”Kết thúc bài kí bằng cách lí giải về cái tên của dòng sông – sông thơm. Với tiêu đề ấy, nhằm lưu ý người đọc không chỉ cái tên đẹp đẽ của dòng sông mà còn gợi niềm biết ơn đối với những người đã khai phá vùng đất ấy. 4. Trí tưởng tượng tài hoa và đặc sắc văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường : Qua đoạn trích có nhận xét gì về trí tưởng tượng tài hoa của tác giả và hiểu thêm điều gì ở thể loại bút ký ? 4. Trí tưởng tượng tài hoa và đặc sắc văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường :a. Trí tưởng tượng tài hoa : + Chiếc cầu trắng nhìn từ xa mà ví với mảnh trăng non  ở đó có màu sắc, ánh sáng, có nét dịu dàng của cô gái Huế.+ “Như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu”, biểu hiện sự thuận tình mà không nói ra vì e lệ  nét nữ tính của người con gái.+ “Sông Hương là sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc” dù sử thi thường gắn với màu đỏ của chiến công, nhưng đây là màu cỏ lá xanh biếc  Phải chăng bản hùng ca ấy vẫn dịu dàng, trữ tình tươi mát. b. Đặc sắc văn phong :- Ngoài so sánh, trí tưởng tượng của tác giả còn sử dụng nhiều biện pháp nhân hoá, ẩn dụ, lối văn thuyết minh có cảm xúc như một kiểu đòn bẩy nghệ thuật giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.- Nét đặc sắc của văn phong ông còn thể hiện ở tình yêu say đắm, niềm tự hào tha thiết với quê hương xứ sở, với đối tượng miêu tả, khiến dòng sông trở nên lung linh huyền ảo, đa dạng như đời sống, như tâm hồn con người.- Đặc biệt với sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lí, lịch 	sử, văn hóa nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân, người viết đã làm nên thành công cho bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”.Bài tậpVề nhà đọc các tác phẩm kí khác của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Tuân (Sông Đà), Trần Đăng ( Một lần tới thủ đô)....Làm đề kiểm tra GV giao: Em hãy viết những cảm nhận của em về dòng sông quê em?Chuẩn bị bài Ôn tập Văn học

Tài liệu đính kèm:

  • pptai đã đặt tên cho dòng sông.ppt