Bài giải môn Văn tốt nghiệp 2009

Bài giải môn Văn tốt nghiệp 2009

PHẦN A: CÂU HỎI

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa đã bàn về những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy.

Câu 2 (3,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1778Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giải môn Văn tốt nghiệp 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Giải Môn Văn TN 2009
PHẦN A: CÂU HỎI
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa đã bàn về những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy.
Câu 2 (3,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của  nhà văn Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008).
Câu 3.b. Theo chương trình  Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đệp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục - 2008).
PHẦN B: BÀI GIẢI CHI TIẾT
Phần chung cho tất cả thí sinh (5 điểm)
Câu 1: Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà Lão Hoa đã bàn về những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy?
Bài làm:
-       Họ bàn về việc chiếc bánh bao tẩm máu người chết chém. Người say sưa bàn bạc nhiều về việc này là Cả Khang, tên đao phủ. Cả Khang cho đó là thứ thuốc đặc biệt. Cả Khang huênh hoang: “thế nào cũng khỏi”, thậm chí “cam đoan thế nào cũng khỏi”. Phụ họa theo lời Cả Khang là người có râu hoa râm “ Ừ thằng Thuyên nhà ông may phúc thật! Nhất định khỏi thôi mà”. Ngay đến cả vợ chồng bác Hoa Thuyên cũng ấp ủ niềm tin tội nghiệp, nét mặt “luôn tươi cười cả ngày”.
-       Câu chuyện thứ hai của người trong quán trà bàn tán vẫn liên quan đến chiếc bánh bao tẩm máu người. Đó là chuyện về Hạ Du, người cách mạng bị chết chém. Cả Khang và người trong quán gọi Hạ Du là “thằng quỷ sứ”, “thằng nhãi con”, “thằng khốn nạn”, “Điên! Hắn điên thật rồi”
Chuyện về chiếc bánh bao làm thần dược chứng tỏ sự dốt nát và mê muội của người Trung Quốc
Điều nhà văn muốn nói: Lỗ Tấn viết với thái độ phê phán nhưng cũng không dấu được nỗi lòng phẫn uất đến xót xa. Nhất là sự hiểu biết về người cách mạng Hạ Du của quần chúng. Điều ấy thể hiện cách mạng chưa đi sâu vào lòng dân để dân hiểu, dân tin. Thực sự cách mạng cũng chưa đem lại cho họ hiểu biết gì về tư tưởng tiến bộ, chưa cải thiện được gì về đời sống vật chất và tinh thần. Họ vẫn nghèo, lạc hậu, vẫn sống tăm tối và kết cuộc thằng Thuyên vẫn không thoát được cái chết.
Câu 2: Nghị luận xã hội (3 điểm)
Anh chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách.
Bài làm:
   1. Yêu cầu về kỹ năng:
-       Vận dụng được kiểu bài bình luận để làm sáng tỏ một vấn đề
-       Xây dựng được hệ thống luận điểm, luận cứ hợp lí. Lập luận chặt chẽ và thuyết phục người đọc
-       Bài viết có bố cục hoàn chỉnh, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
   2. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày những suy nghĩ khác nhau nhưng cần nêu được những ý sau đây:
-       Giải thích ý nghĩa câu nói: trong cuộc sống, chúng ta thu nhận sự hiểu biết thường thông qua các con đường như: học tập ở thầy cô, gia đình, ban bè, xã hộimà quan trọng nhất vẫn là thông qua việc đọc sách.
-       Đọc sách vẫn là con đường quan trọng nhất vì: “sách là kho tàng quí báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại”. Sách ghi chép, cô đúc, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu của loài người qua các thời đại.
-       Khẳng định vai trò quan trọng của việc đọc sách:
+ Đọc sách là con đường ngắn nhất quan trọng nhất để tích lũy nâng cao vốn tri thức, giúp con người chuẩn bị cho “cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới”. Không thể thu được những thành tựu mới nếu không biết kế thừa các thành tựu đã qua bằng việc đọc sách.
+ Sách luôn là người bạn tốt, luôn cần thiết cho mọi người dù khoa học kỹ thuật có phát triển cao.
-       Nêu phương pháp đọc sách đúng và có ích:
+ Chọn lựa sách phù hợp với nhu cầu học tập
+ Có phương pháp đọc sách đúng, khoa học.
-       Phê phán những trường hợp chưa thấy tầm quan trọng của việc đọc sách, không chịu đọc sách để giàu vốn tri thức của mình hoặc đọc những loại sách không có ích
-       Chú ý: tất cả các ý trên cần phải dẫn chứng và liên hệ bản thân một cách ngắn gọn.
Phần riêng (5 điểm)
Câu 3a. (Theo chương trình Chuẩn)
Đề: Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục – 2008)
-       A. Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh biết viết một bài văn nghị luận văn học, phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ Chồng A Phủ với những biểu hiện cụ thể.
-       B. Yêu cầu về kiến thức:
1.    Đề tài quen thuộc giàu tính thẩm mỹ của nhà văn Tô Hoài là viết về miền núi Tây Bắc. Một trong những tác phẩm viết về đề tài này là “Vợ chồng A Phủ”. Đây là kết quả của chuyến đi Tây Bắc trong suốt 8 tháng. Tác phẩm là sự trở về với Tây Bắc, sự trả nghĩa cho đồng bào Tây Bắc, về với những con người thủy chung đằm thắm. Ngoài giá trị hiện thực, tác phẩm còn có giá trị nhân đạo rất sâu sắc.
2.    Nhân đạo là một trong những hai nguồn cảm hứng của văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Những nội dung nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ gồm:
-       Tác giả ca ngợi cái tài, cái đẹp của con người:
+ Mị: là một cô gái xinh đẹp hiếu thảo, có tâm hồn phong phú, có tài” thổi khèn lá cũng hay như thổi sáo” là niềm mơ ước của nhiều chàng trai” bao nhiêu người mê Mị.”
+ Mị muốn sống tự do bằng chính sức lao động của mình
+ Mị có tinh thần phản kháng, có tiềm năng phản kháng
+ A Phủ là một chàng trai khỏe mạnh thích tự do, ham lao động, có tài săn bắn, đặc biệt là săn bò tót. A Phủ có tiềm năng, có tinh thần phản kháng
-       Tác giả cảm thông với nỗi khổ cực của con người
-       Tác giả thấy được tinh thần phản kháng và khát vọng tự do của con người. Đặc biệt là thấy được sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị:
+ Mị là nạn nhân của chế độ phong kiến: Nhưng Mị có một sức sống tiềm tàng ẩn chứa bên trong nếu có dịp thì sẽ được khơi dậy.
+ Mị còn rất trẻ và cảm thấy mình trẻ, có tinh thần phản kháng và có khát vọng tự do, có sức sống dẻo dai của người miền núi.
+ Mùa xuân đã khơi dậy sức sống của muôn loài, con người.
+ Hồng Ngài năm ấy ăn tết trong cái rét dữ dội nhưng không ngăn được sắc màu của mùa xuân. Tiếng sáo gọi bạn đã thức dậy một thời tuổi trẻ của Mị. Từ đây dẫn đến hàng loạt các hành động có tính chất dây chuyền.
-       Những đêm tình mùa xuân đã tới: Mị uống rượu, cách uống rượu cũng khác lạ. Mị không khát rượu mà khát sống. Mị lịm đi trong cơn say và sống về ngày trước. Mị bừng tỉnh và nhận thức, tìm lý lẽ để đi chơi, muốn đi chơi nhưng lại đi vào buồng, rồi lại muốn chết. Tâm hồn Mị có sự mâu thuẫn giữa một cô Mị thức tỉnh và một cô Mị cam chịu
-       Mị đốt đèn lên, chuẩn bị đi chơi. Đứng trước A Sử, Mị như không nhìn thấy, không nghe thấy, Mị vẫn thản nhiên và hành động như một người tự do.
-       Bị trói rất dã man nhưng Mị không cảm thấy đau, Mị sống bằng linh hồn chứ không phải sống bằng thể xác, tiếng sáo mỗi lúc một gần hơn, gọi Mị đến với đám chơi, với cuộc chơi. Lần đầu tiên Mị ngẩng cao đầu bước đi quyết liệt.
-       Sức sống tiềm tàng của Mị còn được thể hiện trong đêm đông trên núi cao:
+ Ban đầu nhìn thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên, viết như thế là rất táo bạo vì chỉ đêm mai thôi Mị đã giải thoát cho A Phủ.
+ Khi nhìn thấy hai dòng nước mắt của A Phủ, Mị bỗng nhận ra mình . Từ thương mình đến thương người, và trong trạng thái đày long hận thù, Mị đã đi đến hành động giải thoát cho A Phủ. Đây là một hành động rất quả cảm nhưng hợp với quy luật.
    * Tác giả đã chỉ ra lối thoát cho nhân vật và  quá trình thức tỉnh cách mạng của đồng bào miền núi Tây Bắc
    * Tác giả tố cáo bọn tội ác bọn chúa đất miền núi Tây Bắc. Chúng đã cấu kết với bọn đế quốc để bóc lột và đàn áp nhân dân ta.
Kết luận:
-       Giá trị nhân bản sâu sắc nhất của tác phẩm là không chỉ là sự cảm thông với số phận mà chủ yếu thể hiện phẩm chất sống của họ.
-       Chính giá trị nhân đạo và khát vọng sống đã đưa họ đến với cách mạng làm lại cuộc đời
Câu 3b.
Phần 1:
-       Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn nổi tiếng trong phong trào thơ ca kháng chiến chống Mỹ. Thể loại quen thuộc nhất của tác giả vẫn là tùy bút.
-       Ai đã đặt tên cho dòng sông là tùy bút trữ tình sâu lắng, thể hiện rõ phong cách thể loại của Hoàng Phủ Ngọc Tường, viết tại Huế tháng 1/1981, in trong tập sách cùng tên.
-       Tác phẩm thể hiện sự uyên bác, tài hoa của chủ thể sáng tạo trong cái nhìn liên tưởng cùng với những triết luận sâu sắc về quan hệ giữa dòng sông và lịch sử, với thi ca nhạc họa và con người Huế.
Phần 2:
-       Sông Hương được nhìn dưới con mắt của một con người xứ Huế, yêu Huế, say với cảnh với người xứ Huế.
-       Tên của dòng sông cũng mang một vẻ đẹp mà phải truy tìm.
-       Một dòng sông rất độc đáo: chỉ thuộc về một thành phố vừa có những điểm giống vừa có những điểm khác những dòng sông khác.
-       Dòng sông được nhân hóa hợp lí, từ ngữ phong phú, cảm xúc mãnh liệt, cái nhìn tinh tế
a.	Dòng sông trong cảnh sắc của thiên nhiên, dòng sông vừa có vẻ đẹp man dại như một cô gái digan vừa có vẻ đẹp kinh thành.
-       Trước khi vào thành phố, sông Hương là “người con gái đẹp và chuyển dòng liên tục.
-       Khi về tới thành phố thì có vẻ đẹp dịu dàng, trí tuệ, biến ảo qua hình dáng, qua màu sắc, qua dòng chảy, một vẻ đẹp trầm mặc như triết lý ,như cổ thi, vui tươi, như người tài nữ đánh đàn, là nàng Kiều trở lại với Huế, chàng Kim Trọng để nói một lời thề
b.	Dòng sông lịch sử: là chứng nhân của lịch sử, là dòng sông thiêng, là dòng sông biên thùy soi bóng kinh thành của Nguyễn Huệ, chứng kiến lịch sử bi tráng của các cuộc khởi nghĩa đến cách mạng tháng Tám rồi tết Mậu Thân.
c.	Dòng sông văn hóa: làm nên bề dày của văn hóa Huế, là dòng sông thi ca, là cái nôi của âm nhạc dân gian và cổ điển Huế, là nguồn cảm hứng không bao giờ lặp lại của các thi nhân
d.	Dòng sông  đời thường: sau những biến cố lịch sử dòng sông lại trở về với cuộc sống đời thường, là người con gái dịu dàng của đất nước
Tóm lại, sông Hương được cảm nhận ở nhiều góc độ khác nhau và có vẻ đẹp phong phú đa dạng là báu vật của tạo hóa ban cho thành phố.
Bài giải được cung cấp bởi: Cô Lê Thị Việt và thầy Hồ Kỹ Thuận

Tài liệu đính kèm:

  • docBai Giai Mon Van TN 2009.doc